Phương Pháp Vẽ Lại Mạch Điện Lớp 9 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tính Điện Trở Qua Phương Pháp Vẽ Lại Mạch Điện Cực Hay

Tính điện trở qua phương pháp vẽ lại mạch điện cực hay

Phương pháp giải:

Bước 1: Viết sơ đồ mạch điện,vẽ lại mạch điện cho đơn giản và rõ ràng hơn (khi có dây nối tắt, hoặc các điện trở mắc nối tiếp liên tục…)

Bước 2: Xác định điện trở tương đương của mạch điện.

Một số quy tắc chuyển mạch.

a/ Chập các điểm cùng điện thế:

– “Ta có thể chập 2 hay nhiều điểm có cùng điện thế thành một điểm khi biến đổi mạch điện tương đương.”

Các trường hợp cụ thể: Các điểm ở 2 đầu dây nối, khóa K đóng, Am pe kế có điện trở không đáng kể…Được coi là có cùng điện thế. Hai điểm nút ở 2 đầu R5 trong mạch cầu cân bằng…

b/ Bỏ điện trở:

– Ta có thể bỏ các điện trở khác 0 ra khỏi sơ đồ khi biến đổi mạch điện tương đương khi cường độ dòng điện qua các điện trở này bằng 0.

Các trường hợp cụ thể: các vật dẫn nằm trong mạch hở; một điện trở khác 0 mắc song song với một vật dãn có điện trở bằng 0 ( điện trở đã bị nối tắt); vôn kế có điện trở rất lớn (lý tưởng).

* Chú ý: Với mạch điện có khóa K thì cần chú ý 2 trường hợp.

Khóa K mở: dòng điện không đi qua khóa k và các điện trở hay thiết bị điện mắc nối tiếp với khóa K đó.

Khóa K đóng: dòng điện đi qua khóa k và các điện trở hay thiết bị điện mắc nối tiếp với khóa K đó. Nếu khóa K đứng 1 mình trên 1 mạch rẽ và nối trực tiếp với điểm cuối nguồn thì khi khóa K đó đóng, mạch điện được nối tắt.

Bài tập ví dụ minh họa

Bài 1: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết mỗi điện trở có giá trị R.

Tóm tắt:

Sơ đồ như hình vẽ: Các điện trở bằng nhau bằng R.

Hướng dẫn giải:

Vì các điện trở được mắc chung nhau ở cả hai đầu nên có thể vẽ lại mạch, ba điện trở mắc song song

Điện trở tương đương của mạch là R tb = R/3

Tóm tắt:

Hướng dẫn giải:

Ta vẽ lại mạch như sau:

Điện trở tương đương R 12 là

Điện trở tương đương R 124 = R 4 + R 12 = 9,6 + 2,4 = 12 Ω

Điện trở tương đương toàn mạch là

Bài 3: Tính điện trở tương đương của mạch điện sau:

Hướng dẫn giải:

Ta vẽ lại mạch như sau:

Ta có:

Bài tập trắc nghiệm tự luyện

Tóm tắt:

Vôn kế có điện trở vô cùng lớn. Tính điện trở tương đương của mạch.

Hiển thị đáp án

Đáp án: R td = 30 Ω

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R 1 = R 3 = R 4 = R 5 = 10Ω, R 2 = 5Ω. Điện trở của vôn kế rất lớn, bỏ qua điện trở của dây dẫn và điện trở ampe kế. Tính điện trở tương đương của mạch điện.

Tóm tắt:

Hiển thị đáp án

Điện trở tương đương

Đáp án: R td = 15 Ω

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết các điện trở R 0 = 0,5 Ω; R 1 = 1 Ω; R 2 = 2 Ω; R 3 = 6 Ω; R 4 = 0,5 Ω; R 5 = 2,5 Ω. Bỏ qua điện trở của am pe kế và dây nối. Xác định điện trở tương đương của đoạn mạch.

Tóm tắt:

Hiển thị đáp án

Đáp án: R td = 2,75 Ω

Tìm điện trở tương đương của mạch

Hiển thị đáp án

a) Tính R AB

b) R AC

Điện trở tương đương

c) R BC

Đáp án:

Tóm tắt:

Biết R 1 = 3Ω; R 2 = R 3 = R 4 = 4Ω. Tính điện trở tương đương của mạch điện.

Tóm tắt:

Biết R 1 = 12Ω; R 2 = 9Ω; R 3 = 6Ω; R 4 = 6Ω. Tính điện trở tương đương của mạch điện.

Bài 7: Một mạch điện như hình bên. Các điện trở như nhau và giá trị mỗi điện trở là r = 1Ω. Tính điện trở tương đương của mạch.

Tóm tắt:

Các điện trở như nhau và giá trị mỗi điện trở là r = 1Ω. Tính điện trở tương đương của mạch.

Hiển thị đáp án

Điện trở tương đương

Đáp án:

Tính điện trở của đoạn mạch khi

a) K đóng.

b) K mở.

Hiển thị đáp án

Điện trở tương đương

Đáp án:

Điện trở tương đương

Đáp án:

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi

a) K đóng

b) K mở

Bài 10: Cho mạch điện như hình vẽ.

Tính điện trở tương đương R AB.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết – Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.

Phương Pháp Học Tốt Môn Sinh Học Lớp 9

Cập nhật vào 04/01

Nắm được những phương pháp đúng đắn cho đặc điểm của bộ môn này, bạn sẽ không còn lo lắng cho các bài kiểm tra môn Sinh học nữa.

Môn sinh học là một môn tự nhiên rất thú vị vì những điều học được khá gần gũi với thực tế, không quá hóc búa như Toán,không nhiều công thức như Lý, Hóa. Khác với chương trình sinh học các năm về trước, sinh học 9 có cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ trong các thí nghiệm về di truyền. Những điều này có thể sẽ làm khó một số bạn nếu chủ quan chờ đến lúc ôn thi mới học.

1. Chú ý nghe giảng

Với môn sinh học 9, nghe giảng quyết định phần lớn việc bạn có thể học tốt môn này được hay không. Các bài học về phép lai, nhiễm sắc thể, gen,…đều khá trừu tượng, rất khó để một học sinh lớp 9 tự đọc sách mà hiểu được. Chính vì vậy, cần chú ý nghe bài giảng của các thầy cô trên lớp.

Nghe giảng thật kĩ những phân tích của thầy cô trên lớp để hiểu được vấn đề, ghi lại vào vở những phần quan trọng sẽ giúp bạn hiểu được bài và có phần tài liệu chính xác để ôn tập cho các bài kiểm tra.

2. Hỏi lại những gì chưa hiểu

Trong quá trình lắng nghe bài giảng, hãy tư duy và trả lời những câu hỏi mà thầy cô đặt ra. Tư duy khi đang học giúp não bộ ghi nhớ vấn đề đó tốt hơn. Trả lời những câu hỏi cũng giúp kiểm tra xem mình có đang hiểu bài không.

Trong quá trình nghe giảng mà có phần nào đó không hiểu, hãy mạnh dạn đề nghị thầy cô giảng lại hoặc nhờ bạn bên cạnh giảng cho nếu bạn đó hiểu. Phải hiểu bài mới có thể ghi nhớ và vận dụng làm bài được. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc ôn thi môm Hóa bạn có thể tham khảo Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao

3. Làm bài tập

Môn sinh học thường không có nhiều bài tập. Những bài tập chủ yếu để củng cố cho việc hiểu phần lí thuyết. Vì vậy, làm bài tập cũng là một cách để nắm chắc lí thuyết hơn. Hãy tự suy nghĩ và làm các bài tập được giao,trao đổi bài với bạn bè khi làm xong và chú ý khi thầy cô chữa bài sẽ giúp củng cố thêm rất nhiều.

4. Sử dụng sơ đồ tư duy để học lí thuyết

Sơ đồ tư duy là một công cụ quan trọng để bạn có thể hệ thống lại kiến thức đã học một cách chặt chẽ, khoa học. Nên làm sơ đồ tư duy cho từng bài, sau đó thu lại trong từng chương sẽ rất dễ nhớ. Dán sơ đồ tư duy ngay gần chỗ học để thỉnh thoảng vô tình nhìn thấy, bạn sẽ ôn lại một chút và có thể ghi nhớ lâu.

5. Ôn tập

Ôn tập là cách tốt nhất để có thể vận dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra. Ngay sau khi học xong trên lớp, về nhà hãy mở vở và đọc lại 1-2 lần một cách thật tập trung, vẽ sơ đồ tư duy. Nếu đã hiểu bài trên lớp, lúc này bạn đã có kha khá nội dung bài học trong đầu rồi đấy.

Tiếp theo, trước khi bước vào tiết học tiếp theo trong tuần, buổi tối hôm trước hãy mở sơ đồ tư duy ra và ôn lại. Sau mỗi chương, ngay cả khi không được yêu cầu bạn cũng nên hệ thống lại kiến thức trong 1 sơ đồ, sau đó ôn lại các bài nhỏ của cả chương ấy. Làm như vậy, bạn sẽ nhớ một cách có hệ thống và ghi nhớ lâu. Để có thể giúp bé ôn thi có hệ thống và bài bản hơn ở tất cả các môm học, mẹ có thể tham khảo các trung tâm gia sư Hà Nội để giúp bé nắm vững kiến thức và học tập tốt hơn tại đường link: https://giasuviet.net.vn/

Môn Sinh học dường như là sự kết hợp của môn tự nhiên và môn xã hội( có công thức của tự nhiên, nhiều chữ như xã hội). Tuy nhiên, bản chất nó là một môn tự nhiên nên cần phải học theo tư duy logic, học một cách có hệ thống. Với một phương pháp học đúng đắn và một chút chăm chỉ, môn Sinh học sẽ không khó chinh phục như bạn tưởng tượng nữa.

Vui lòng đánh giá bài viết

Phương Pháp Học Tốt Môn Hóa Học Lớp 9

Cập nhật vào 04/01

Môn Hóa lớp 9 không khó học như nhiều người vẫn tưởng khi bạn học nghiêm túc và áp dụng đúng các phương pháp.

Khác với những môn học còn lại, môn Hóa chỉ bắt đầu xuất hiện trong chương trình học từ lớp 8. Đến lớp 9 là năm thứ 2 các bạn được tiếp xúc với môn Hóa nên đây là môn ” ác mộng” đối với không ít học sinh. Tuy nhiên, môn học nào cũng có cái hay của nó và phương pháp học riêng. Nếu bạn nắm vững được các phương pháp ấy, bạn sẽ dễ dàng học tốt môn Hóa và vô tình yêu môn học này lúc nào không hay đấy!

1. Nắm vững kiến thức

Những kiến thức đề cập đến trong môn Hóa học lớp 9 đều rất mới lạ và thú vị. Đó là kiến thức về cấu tạo các chất có ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống, về các phản ứng cơ bản giữa các chất. Đây đều là những điều bạn chưa từng thấy ở một môn học nào khác hay ngoài đời trước đây. Vì vậy, môn hóa cần bạn phải có sự tập trung trong từng tiết học.

Mỗi một tiết học bạn sẽ được học về một chất khác nhau nên phải chăm chú nghe giảng, bạn mới có thể theo kịp nội dung bài học. Chăm chú nghe giảng và phải ghi chép bài, bạn mới biết những gì cần nhớ và có tài liệu để học, để xem lại khi ôn.

Hãy cố gắng trả lời câu hỏi các thầy cô đặt ra trên lớp hoặc thắc mắc những gì chưa hiểu trong bài giảng của thầy cô, bạn sẽ hiểu rõ, hiểu sâu về bài hơn. Bạn phải thực sự hiểu bài mới có thể học được môn Hóa. Sự hiểu nửa vời,mơ hồ sẽ càng làm bạn cảm thấy lúng túng hơn với môn học này.

Để học tốt môn hóa, sau khi nắm chắc nội dung mỗi bài học trên lớp, bạn cần ghi nhớ các nội dung đó. Hãy lập một sơ đồ tư duy đơn giản để nhớ dễ dàng hơn. Kiến thức môn hóa không dài, rất ngắn và có cấu trúc nội dung tương đồng giữa các bài nên khá dễ nhớ. Tuy nhiên, cái khó ở đây là do tương đồng nên rất dễ bị nhầm lẫn với nhau, giữa tính chất này của chất này với tính chất kia của chất kia. Vì vậy, cần nắm thật chắc từng nội dung bài học.

Trả lời các câu hỏi lí thuyết dưới mỗi bài học, trong mỗi bài ôn tập chương cũng là một cách hiệu quả để kiểm tra về việc hiểu bài và ghi nhớ kiến thức. Đối với môn Hóa nếu muốn học tốt cần phải có kiến thức nền tảng ngay từ thời điểm đầu, nếu có điều kiện bạn có thể tìm kiếm gia sư giỏi Hà Nội tại đường dẫn: https://giasuviet.net.vn/

2. Làm bài tập

Môn Hóa ở cấp độ nào cũng đều có cả lí thuyết và bài tập. Bài tập môn Hóa 9 vẫn khá đơn giản, chủ yếu là vận dụng các công thức đã học từ lớp 8 và các phương trình hóa học trong lớp 9.

Các công thức tính toán cần dùng đến như công thức biến đổi số mol với thể tích, khối lượng đều rất ngắn, chỉ như công thức toán của cấp 1 thôi. Vì vậy, nếu chưa nhớ bạn hãy mở lại sách và học thuộc. Những công thức này vô cùng quan trọng trong việc giải bài tập hóa học, ở bất kì cấp độ nào nên cần thuộc lòng.

Ngoài ra, để chuyển đổi giữa số mol và khối lượng cần thuộc chính xác khối lượng mol của từng nguyên tố. Số lượng nguyên tố hóa học không ít, tuy nhiên các nguyên tố thường xuất hiện trong các bài tập, bài thi chỉ có khoảng 20 nguyên tố nên việc thuộc chúng cũng không hề khó.

Làm nhiều bài tập, bạn sẽ tự quen dần với các công thức và việc chuyển đổi trên. Ban đầu không nhớ có thể mở lại vở để tra nhưng cứ làm nhiều, vận dụng nhiều thì những gì cần nhớ sẽ tự động được ghi lại trong bộ não.

Yếu tố tiếp theo để làm được bài tập hóa là thuộc được các phương trình hóa học. Cũng tương tự như các nguyên tố, các phương trình cũng chỉ có giới hạn ở những dạng thường thấy trong mỗi chương. Nắm vững kiến thức sẽ giúp bạn dễ dàng viết được phương trình hóa học cho từng bài.

Phương Pháp Học Môn Toán Lớp 9 Hiệu Quả

Phần lớn các phụ huynh thường muốn hướng con mình theo các môn học tự nhiên, vì nó sẽ giúp trẻ mở rộng sự tư duy và liên kết logic. Toán học là môn học được chú trọng nhiều nhất và cũng đòi hỏi sự kiên trì, cần mẫn rất nhiều.

Chắc chắn rằng kiến thức toán lớp 9 sẽ có nhiều khó khăn mà các em học sinh phải đối mặt, và nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa thấu hiểu được những thách thức đặt ra cho con mình khi làm quen với toán lớp 9.

Lớp 9 là năm cuối cấp để đánh giá trình độ của các em sau 4 năm học cấp 2. Vì thế ngoài các môn chính khối tự nhiên và khối xã hội thì các em cũng phải hoàn thành chương trình của các môn phụ. Nếu chỉ chú tâm vào một môn riêng biệt thì chất lượng sẽ không được đảm bảo toàn diện. Điều này cũng gây áp lực lớn đến các em, vậy nên thời gian để phân bố cho môn toán sẽ bị hạn chế và đòi hỏi sự nỗ lực từ các em rất nhiều.

Thời gian cũng là vấn đề có tác động đến việc học toán của các con. Ở trên lớp không phải tiết học nào cũng là môn toán, vì còn nhiều môn cũng đòi hỏi thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu. Để tìm ra lời giải cho môn toán, người học cũng cần rất nhiều thời gian để tư duy và suy nghĩ. Nếu các em không nỗ lực và quyết tâm cao thì sẽ là khó khăn lớn để các em trau dồi thêm kiến thức cho mình.

Mỗi năm kiến thức sẽ có những cải cách và đổi mới, đòi hỏi các con phải chịu khó đọc, hiểu, tìm tòi và rèn luyện nhiều hơn. Phụ huynh không thể lúc nào cũng bám sát được hết chương trình của con, và nắm bắt được toàn bộ kiến thức. Nội dung môn toán lớp 9 cũng bao gồm 2 phần quan trọng là đại số, và hình học. Trong mỗi phần sẽ bao quát những nội dung nhỏ mà các em phải đi sâu và hiểu kỹ càng.

Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

Hàm số và phương trình bậc hai một ẩn.

Hệ thức lượng trong tam giác vuông.

Góc và đường tròn.

Hình trụ, hình nón, hình cầu.

Các bí quyết để học tốt toán lớp 9

Phần lý thuyết

Các định nghĩa, khái niệm, công thức: các con cần nắm chắc, cố gắng học thuộc một cách chính xác để áp dụng vào phần bài tập được dễ dàng hơn.

Phần bài tập

Các con cần đọc kĩ đề bài và tóm tắt chúng, bước này khá quan trọng để giúp các con tìm ra những dữ kiện cần thiết, và quan trọng trong bài. Bên cạnh đó, các con cần phải làm đầy đủ bài tập để vận dụng các công thức, định nghĩa vào việc chứng minh và tìm ra đáp án chính xác. Ưu tiên cho các bài tập dễ trước để làm thuần thục, sau đó chú trọng vào các bài tập khó. Như vậy sẽ khiến cho đầu óc không bị loạn.

Sau mỗi chương, mỗi phần, các con cần tóm tắt lại nội dung đã học. Điều này khá cần thiết, nó cũng giống như kiểm tra lại kiến thức và kỹ năng mà các con đã học được. Ngoài ra các con sẽ ghi nhớ và nắm bắt chương trình học một cách hệ thống và logic.