Phương Pháp Tính Thuế Của Chi Nhánh / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Chi Nhánh Có Được Áp Dụng Phương Pháp Tính Thuế Của Công Ty ?

Xin hỏi vậy chi nhánh thành lập mới này có bị coi là doanh nghiệp mới thành lập và có bị chi phối bởi thông tư 219/TT-BTC hay không? Chi nhánh này có được kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp như thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: MH

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật thuế của Pháp luật trực tuyến

Luật sư tư vấn pháp luật thuế: Yêu cầu tư vấn Trả lời:

Chào chị, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình đến Pháp luật trực tuyến, căn cứ vào những thông tin mà chị cung cấp xin được tư vấn cho chị như sau:

Cơ sở pháp lý -Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC, thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư 219/2013/TT-BTC, thông tư 08/2013/TT-BTC, thông tư 85/2011/TT-BTC, thông tư 39/2014/TT-BTC và thông tư 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế Nội dung phân tích

Chi nhánh là bộ phận thuộc doanh nghiệp, thay mặt doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh tại địa điểm khác ngoài trụ sở chính. Cho nên, chi nhánh mới thành lập dù không có hóa đơn mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị từ 1 tỷ trở lên cũng không bị coi là doanh nghiệp mới thành lập. Và chi nhánh mới thành lập này cũng không phải chịu sự điều chỉnh của Thông tư 219/2013/TT-BTC về tiêu chuẩn tài sản cố định (Theo hướng dẫn của Bộ tài chính).

Cùng với đó, Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định như sau:

“b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếuTrân trọng./. BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính củadoanh nghiệp.“

Căn cứ theo quy định trên thì chi nhánh được xác định phương pháp tính thuế của chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động.

Kê Khai Và Nộp Thuế Giá Trị Gia Tăng Cho Chi Nhánh, Chi Nhánh Nộp Thuế Gì

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có chức năng thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Do đó chi nhánh vẫn phải nộp thuế GTGT khi phát sinh doanh thu. 

Căn cứ pháp lý

Luật thuế thu nhập cá nhân 2008

Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014

Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013

Thông tư 156/2013/TT-BTC

 Khi nào chi nhánh phải chịu thuế giá trị gia tăng 

– Chi nhánh phải chịu thuế GTGT khi có hoạt động sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT

– Chi nhánh không phải chịu thuế GTGT khi không có hoạt động kinh doanh

 Thời điểm xác định thuế GTGT 

– Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Nơi nộp hồ sơ khai thuế GTGT 

– Nếu chi nhánh kinh doanh cùng địa phương cấp tỉnh với công ty mẹ thì công ty mẹ thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài của chi nhánh cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty mẹ

Nếu chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng

– Nếu chi nhánh kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh với công ty mẹ thì chi nhánh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài của chi nhánh cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh

Nếu chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.

 Hình thức khai thuế GTGT 

– Khai theo tháng

– Khai theo quý (quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống)

– Khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh. Khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh đối với thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.

Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.

– Thuế suất: Có ba mức thuế suất là 0%, 5%, 10%. Tùy vào từng loại hàng hóa dịch vụ mà chi nhánh kinh doanh thì mức thuế suất sẽ khác nhau.

Phương pháp tính thuế

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm: phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng, phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, phương pháp trực tiếp trên doanh thu

+ Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

+ Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Công việc của chúng tôi:

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ

-  Soạn thảo hồ sơ đầy đủ                     

-  Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước

-  Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ trong trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung

-  Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ

-  Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Phương Pháp Tính Thuế Tndn

Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2023Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2023

Theo thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế TNDN và được sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp

=

(Thu nhập tính thuế

Phần trích lập quỹ KH&CN (Nếu có))

x

Thuế suất thuế TNDN

- Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = ( Doanh thu – Chi phí được trừ) +

Các khoản thu nhập khác

Chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

– Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

– Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

– Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.

– Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý thuế.

– Hồ sơ đính kèm khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao gồm:

+ Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;

+ Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế hoặc bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp hoặc bản chụp chứng từ có giá trị tương đương có xác nhận của người nộp thuế.

– Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khoản thu nhập (lãi), khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

3. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

4. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (DN A) kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 2014 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2014) được tính từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/03/2014 (3 tháng), kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm tiếp theo (năm tài chính 2014) được tính từ ngày 01/04/2014 đến hết ngày 31/03/2015.

Ví dụ 2: Cũng trường hợp nêu trên nhưng DN A được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo), năm 2012 bắt đầu được miễn thuế thì DN A sẽ hưởng ưu đãi thuế như sau (miễn thuế các năm 2012, 2013; giảm 50% thuế các năm 2014, 2023, 2023, 2023).

– Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giảm 50% thuế theo kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế TNDN 3 năm tính thuế tiếp theo tính từ năm tài chính 2014 (năm tài chính 2014 từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2023.

– Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn không hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN đối với kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2014 (kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 kê khai nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi) thì doanh nghiệp được giảm 50% thuế TNDN từ năm tài chính 2014 (từ 1/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2023.

5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.

+ Đối với hoạt động khác: 2%.

Ví dụ 3: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng.

6. Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.

Phương Pháp Tính Thuế Xuất Khẩu Thuế Nhập Khẩu

Để xác định được số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, doanh nghiệp cần phải tính thuế. Phương pháp tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu như thế nào? Cùng Lawkey tìm hiểu.

Căn cứ pháp lý: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2023 và Luật Hải quan năm 2014

1. Phương pháp tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm

Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Số thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu được tính như sau:

Số thuế xuất khẩu – nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng loại hàng hóa thực tế xuất khẩu – nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng loại hàng hóa

+ Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:

Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất. Không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) – (Tức là giá FOB).

+ Nếu là hàng hóa Nhập khẩu:

Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

* Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))

Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế

* Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))

Trị giá tính thuế = Giá CIF

– Thuế suất: Từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức thuế suất khác nhau.

Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

– Số thuế áp dụng theo phương pháp này được xác định:

Căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. Và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu và đối tượng chịu thuế

Người nộp thuế xuất khẩu – nhập khẩu theo quy định pháp luật

3. Phương pháp tính thuế hỗn hợp

Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

– Số thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định:

Là tổng số thuế theo tỷ lệ phần trăm và số thuế tuyệt đối.

Quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu – nhập khẩu theo Luật Quản lý ngoại thương

Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp

Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128

Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey