Phương Pháp Thực Hành Trải Nghiệm Cho Trẻ Mầm Non / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Học Tập Theo Phương Pháp Trải Nghiệm Cho Trẻ Mầm Non

“Cục cục cục tác…”, cô Hương, giáo viên trường mầm non Thu Phong đang bắt chước tiếng gà kêu trong trò chơi khám phá khoa học cho học sinh lớp ba, bốn tuổi.

“Tôi thích con chó nhất. Các bạn chó thường chào tôi khi tôi trở về nhà. Các bạn chó sủa gâu gâu,” Long, một cậu bé bốn tuổi vui vẻ nói.

Cô Hương cho biết: “Khung chương trình của Bộ Giáo dục là sự đan xen các môn học mới khác nhau như khám phá khoa học, phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội hay phát triển ngôn ngữ. Lúc đầu, chúng tôi chưa biết cách lập kế hoạch chi tiết để dạy các môn học này một cách hiệu quả. Nhờ sự hỗ trợ của ChildFund, chúng tôi đã áp dụng phương pháp học tập trải nghiệm vào các môn học này. Kết quả tốt hơn nhiều so với những gì chúng tôi mong đợi”.

“Trải nghiệm các hoạt động thực tế như chơi trò chơi khuyến khích tính cạnh tranh của học sinh trong học tập hoặc tham gia các hoạt động giáo dục. Được cô giáo và bạn bè khen ngợi, các em vừa tích cực phát triển kỹ năng giao tiếp, vừa tiếp thu kiến ​​thức mới”, cô giáo Thảo – giáo viên trường mầm non Bắc Phong chia sẻ.

“Học sinh mầm non thích những giờ học nhiều hành động. Các em thích tham gia các trò chơi hơn là ngồi tại chỗ. Các em rất hào hứng khi được trải nghiệm các hoạt động thực tế và tự nhiên nhớ bài rất nhanh”, cô nói thêm.

Bắt đầu triển khai dự án giáo dục tại huyện Cao Phong từ năm 2002, ChildFund đã đưa phương pháp học tập trải nghiệm vào các trường mầm non nhằm giúp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các đợt tập huấn.

Cô Hương cho biết: “Kể từ khi tham gia các khóa đào tạo của ChildFund vào năm 2013, các giáo viên đã nhiệt tình hơn và trở nên năng động và sáng tạo hơn trong việc chuẩn bị các kế hoạch giảng dạy và các hoạt động của chúng tôi”.

“Với sự hỗ trợ của ChildFund, các trường đã có cơ hội nêu ra các vấn đề của riêng mình và tìm ra các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề. Vì vậy, họ muốn làm gì thì làm với đầy đủ trách nhiệm và cam kết để nâng cao chất lượng giáo dục”, cô Phượng, chuyên viên phòng giáo dục huyện Cao Phong cho biết.

Cô Phượng cho biết: “Các hướng dẫn mà ChildFund hỗ trợ được coi là tài liệu quý giá của chúng tôi để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.”

Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Trẻ Mầm Non

I. Khái niệm trải nghiệm: là tham gia các hoạt động thực tế sau đó phản ánh, tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển

II. Hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non: là quá trình trẻ hành động thực tiễn trong cuộc sống thực với các sự vật, hiện tượng, con người trong tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực của não, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có được những nhận thức (cảm nhận) và cảm xúc chính xác về các thuộc tính, tính chất của các sự vật, hiện tượng, con người trong môi trường sống, theo đó hình thành và phát triển vốn sống kinh nghiệm vật lí, xã hội, đồng thời hé lộ những khả năng, năng lực tiềm ẩn ở mỗi đứa trẻ

Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với giáo dục trẻ mẫu giáo

Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiềm nước trên thế giới. Các nhà giáo dục coi giáo dục trải nhiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân

– Hoạt động trải nghiệm khiểm trẻ sử dụng tồng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận lâu hơn

– Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của trẻ

– Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin

– Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn đối với người dạy.

– Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỉ luật.

– Trẻ có thể học các kĩ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kĩ năng đó vào thực tế.

Áp dụng chuyên đề “Hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non”. Các nhóm lớp tích cực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Trẻ tích cực, hứng thú, tự tin… tiết học trở nên hấp dẫn hơn với trẻ.

Hoạt động: Bé tự chuẩn bị bữa ăn ngon miệng (MG 3 tuổi)

Phan Thị Phúc @ 23:27 11/11/2023 Số lượt xem: 19426

Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Giáo Dục Cho Trẻ Mầm Non

Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân.

Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.

Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.

Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.

Quan sát “Cất vó” của Trường Mầm non Long Hưng A, H. Lấp Vò

Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.

Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, tại các trường mầm non trong tỉnh, các cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu,…

Xin giới thiệu một số hình ảnh về hoạt động trải nghiệm do các trường mầm non tỉnh Đồng Tháp tổ chức:

Cô và trò Trường Mầm non Tổ Ong vàng, TP. Cao Lãnh cùng “đi siêu thị”

Cô và trò Trường Mầm non Hồng Gấm, TP. Cao Lãnh cùng “Gói bánh tét”

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như:

Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.

Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm – môi trường là cuộc sống thực của trẻ.

Nhất thiết giáo viên mầm non phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.

Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt ra các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn cùng độ tuổi, trang lứa để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau.

Các đồ chơi, công cụ, vật liệu… trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.

Làm thế nào để kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, phấn khởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.

Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.

Trẻ Mầm Non Với Hoạt Động Trải Nghiệm

Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có của trẻ. Hoạt động trải nghiệm của trẻ sử dụng tất cả các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ giúp giáo viên chủ động sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.

Các trường mầm non của tỉnh Lâm Đồng áp dụng hoạt động trải nghiệm với hình thức lấy trẻ làm trung tâm đã tạo bước phát triển mới của bậc học mầm non tỉnh nhà. Tại trường mầm non trẻ có nhiều cơ hội khám phá với các góc chơi mở, môi trường học không còn gò bó trong lớp học mà mở rộng hoạt động học tại khu vườn trường, khu vận động và cả những khu tham quan, du lịch trong hoạt động thực tế của trường…

Hoạt động trải nghiệm dựa trên hình thức lấy trẻ làm trung tâm thực hiện tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Lâm đồng giúp trẻ em ngày càng năng động hơn, hình thành nét tư duy mới, kỹ năng mới đó là kỹ năng lĩnh hội và sáng tạo bản thân giúp trẻ mạnh dạn, tự tin phát triển phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế trong thời đại hiện nay của nền giáo dục Việt Nam tiên tiến.

Bé khám phá trải nghiệm với giấy vụn – MN Hiển Linh, TP Đà Lạt Trẻ trường MN Phù Mỹ- Cát Tiên tìm hiểu các di tích khảo cổ tại vường Quốc gia

Phương Pháp Giáo Dục Steam Cho Trẻ Mầm Non

Qua nhiều giai đoạn của giáo dục, STEAM dần khẳng định được sự tối ưu trong dạy và học. Điều đó được thể hiện qua sự có mặt của STEAM trên hầu khắp các nước chứ không chỉ riêng các nước phát triển. Thêm nữa, STEAM cũng đã được áp dụng vào cả khối mầm non. Vậy phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non như thế nào? Trẻ mầm non dùng cách nào để tiếp thu được những kiến thức “tích hợp liên môn” mà STEAM đem lại?

1. Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non toàn diện

Trước đây, chúng ta thường quen với thuật ngữ STEM hơn là STEAM, vậy thực chất 2 phương pháp giáo dục này có phải là một không?

STEM và STEAM đều là phương pháp giáo dục tích hợp liên môn (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học). STEAM chính là STEM có thêm bộ môn Nghệ thuật (Art).

Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Tại sao STEAM cần nghệ thuật và nghệ thuật giúp gì cho phương pháp giáo dục STEAM mầm non?

? STEM giúp cho học sinh hiểu được bản chất của các nguyên lý, định luật, thuật toán, công nghệ,…qua những bài học tích hợp được xây dựng một cách hài hòa và khoa học chứ không hề rườm rà và dài dòng như ở phương pháp học tập truyền thống. Có thêm yếu tố Nghệ thuật (Art), STEM trở thành STEAM với sự hoàn thiện và toàn diện hơn. STEAM bổ sung mảnh ghép còn thiếu của STEM, đó là sự sáng tạo, linh hoạt trong cách áp dụng những kiến thực được học vào giải quyết bài toán thực tế qua Nghệ thuật. Yếu tố này càng quan trọng hơn khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non. Bởi các bé còn non nớt trong nhận thức, sự tiếp thu kiến thức có giới hạn. Trẻ mầm non không học qua kiến thức lý thuyết, qua những định lý, nguyên tắc mà các bé học qua trải nghiệm. Chính vì vậy nên yếu tố sáng tạo, tưởng tượng bay bổng càng quan trọng hơn. Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non thúc đẩy trẻ quan sát, cảm nhận, tư duy và sáng tạo.

2. Lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Như đã nói ở trên, trẻ mầm non tiếp thu kiến thức qua trải nghiệm chứ không phải qua kiến thức sách vở. Chính vì vậy, áp dụng phương phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non cực kỳ hiệu quả. Qua những buổi thực hành, thí nghiệm, các bé mầm non được quan sát, được “động chạm” vào sự vật, hiện tượng, quan trọng nhất là bé được giải đáp sự tò mò của mình.

Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Giáo dục STEAM cũng có thể mắc phải những khó khăn nhất định nếu các nhà giáo dục không thực sự hiểu rõ về bản chất của phương pháp này, cũng như không nắm được cách tiếp thu của những đứa trẻ mầm non để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất. Nhiều đơn vị mầm non đã tận dụng được lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non mang lại và từng bước khai phá tiềm năng của nó một cách triệt để, hứa hẹn một bước phát triển mới trong cách giáo dục trẻ mầm non.