Luật hiến pháp so sánh trong thời đại toàn cầu hóa
BÙI NGỌC SƠN
Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà nội
1. Lược sử
(2) Các quan niệm: ý nghĩa, bản chất của hiến pháp và chủ nghĩa hợp hiến, pháp quyền, dân chủ, chủ quyền, quyền và tự do, hiến pháp và công lý, nhân phẩm và tự chủ cá nhân, giới trong hiến pháp.
(3) Quy trình: quy trình lập hiến và sửa đổi hiến pháp, trưng cầu dân ý, bầu cử, quyền lực thời chiến, tình trạng khẩn cấp.
(4) Cấu trúc: phân quyền ngang, phân quyền dọc, nhà nước liên bang, nhà nước đơn nhất, chế độ tổng thống, chế độ nghị viện.
(5) Ý nghĩa và Văn bản: giải thích hiến pháp, bản sắc hiến pháp, các giá trị và nguyên tắc hiến pháp.
(6) Thể chế: tòa án hiến pháp, tư pháp độc lập, đảng chính trị.
(8) Xu hướng: những xu hướng mới của luật hiến pháp so sánh như quốc tế hóa luật hiến pháp, hiến pháp hóa trật tự quốc tế, chủ nghĩa hợp hiến và công lý chuyển đổi, tôn giáo và trật tự hiến pháp, cấy ghép và vay mượn hiến pháp.
3. Các cách tiếp cận
Theo Giáo sư Vicki C. Jackson ở Trường Luật Harvard, có 5 cách tiếp cận khác nhau trong luật hiến pháp so sánh: phân loại, lịch sử, phổ quát, chức năng và bối cảnh [29]
3.1. Cách tiếp cận phân loại
Trong luật so sánh nói chung, các học giả thường phân loại các hệ thống pháp luật thành các “họ” pháp luật. Trong luật hiến pháp so sánh, các học giả cũng phân biệt các “họ” của luật hiến pháp, như sự phân biệt giữa luật hiến pháp thuộc truyền thống thông luật và luật hiến pháp thuộc truyền thống dân luật [30]
Cách phân loại truyền thống giữa hiến pháp thành văn và hiến pháp bất thành văn vẫn được sử dụng nhưng có những khám phá mới, không đơn giản là để phân biệt giữa Hiến pháp Mỹ và Hiến pháp Anh. Các nghiên cứu mới khám phá hiến pháp bất thành văn ở những nước vốn thường được nhận biết với hiến pháp thành văn. Năm 2012, Giáo sư Akhil Reed Amar ở Trường Luật Yale công bố cuốn sách “Hiến pháp bất thành văn của Mỹ”. Học giả này cho rằng, các quyền riềng tư, quyền mỗi người một phiếu bầu, quyền suy đoán vô tội là những quyền hiến pháp căn bản của công dân, không được quy định trong Hiến pháp thành văn, nhưng được tòa án áp dụng, là một bộ phận quan trọng của hệ thống hiến pháp đang vận hành của Mỹ [31] . Theo phương pháp này, giáo sư Jiang Shigong ở Trường Luật thuộc Đại học Bắc Kinh đã công bố một nghiên cứu về hiến pháp bất thành văn ở Trung Quốc, cho rằng chỉ có thể hiểu được các vấn đề hiến pháp ở Trung Quốc bằng việc xem xét sự tương tác giữa hiến pháp thành văn và bất thành văn ở quốc gia này [32]
Một cách thức phân loại khác tập trung vào chế độ bảo hiến. Các học giả phân loại giữa chế độ bảo hiến phi tập trung hóa, chế độ bảo hiến tập trung hóa, và chế độ bảo hiến hỗn hợp [33] . Đặc biệt, sự phát triển mới của chế độ bảo hiến ở các nước thuộc khối Thịnh vượng chung từ cuối thế kỷ 20 dẫn đến sự phân loại giữa chế độ bảo hiến “mạnh” theo kiểu của Mỹ và chế độ bảo hiến “yếu” theo kiểu của các nước thuộc khối Thịnh vượng chung [34] . Ngoài ra, có những nghiên cứu phân loại cách tiếp cận trong giải thích hiến pháp, như sự phân loại thành chủ nghĩa văn bản, chủ nghĩa nguồn gốc, chủ nghĩa kiến tạo, và chủ nghĩa chức năng [35]
Trên một phương diện khác, các nhà chính trị học quan tâm đến những vấn đề chính trị riêng biệt của hệ thống hiến pháp, và tiến hành các phân loại như chế độ tổng thống, chế độ nghị viện, chế độ liên bang, chế độ đơn nhất.
Cách tiếp cận lịch sử nhìn nhận sự phát triển của hiến pháp theo thời gian. Theo cách thức này, người ta tìm hiểu xem hai hệ thống hiến pháp có cùng “họ” đã phát triển với những sự giống nhau và khác nhau như thế nào. Người ta cũng nghiên cứu một quan niệm hiến pháp tồn tại trong một hệ thống hiến pháp nhất định đã được di chuyển sang một hệ thống khác như thế nào. Các nghiên cứu ảnh hưởng của Hiến pháp Mỹ và Hiến pháp Đức ở nước ngoài thuộc loại này [38] . Các nghiên cứu khác tiếp cận theo góc độ lịch sử vĩ mô, xem xét tác động của các yếu tố chiến tranh, thuộc địa đối việc du nhập các quan niệm và thể chế hiến pháp nước ngoài trong quá trình phát triển hiến pháp của quốc gia [39]
3.3. Cách tiếp cận phổ quát
Cách tiếp cận phổ quát dựa trên giả thuyết về sự tồn tại của các nguyên lý hay giá trị phổ quát trong lĩnh vực luật hiến pháp. Theo cách tiếp cận này, mục tiêu của việc phân tích so sánh hiến pháp là để tìm kiếm các nguyên lý phổ quát – vượt không gian và thời gian – các nguyên lý về điều tốt hay công lý – trong lý thuyết hay thể chế hiến pháp. Cách tiếp cận này giả sử rằng, tồn tại các quy chuẩn phổ quát được chia sẻ trong cộng đồng nhân loại, như các quy chuẩn về công bằng, dân chủ và nhân phẩm. Chủ nghĩa phổ quát trong hiến pháp cũng cho rằng, các xã hội khác nhau đối mặt với các vấn đề hiến pháp giống nhau và có những giải pháp hiến pháp tương tự cho các vấn đề đó. Phân tích so sánh hiến pháp là để tìm ra các vấn đề chung và các giải pháp chung đó. Dựa trên chủ nghĩa phổ quát, một số học giả phát triển các lý thuyết hiến pháp tổng quát về công lý và bản chất của hiến pháp, quan hệ giữa chủ nghĩa hợp hiến và dân chủ, pháp quyền và dân chủ. Ngoài ra, các lý thuyết khác phát triển các luận điểm phổ quát dựa trên nghiên cứu những vấn đề hiến pháp cụ thể như các quyền cụ thể của con người [40]
3.4. Cách tiếp cận chức năng
Cách tiếp cận chức năng là cách tiếp cận phổ biến nhất trong luật hiến pháp so sánh. Theo cách tiếp cận này, các học giả phân tích các chức năng khác nhau hoặc giống nhau của bản hiến pháp, các thể chế hiến pháp, và học thuyết hiến pháp trong các xã hội khác nhau [41] . Cách tiếp cận này dựa trên một thực tế là: một thể chế hiến pháp giống nhau về hình thức và cấu trúc có thể có những chức năng thực tế khác nhau trong các xã hội khác nhau; hiến pháp của các quốc gia có thể giống nhau về hình thức (ví dụ, thành văn hay bất thành văn) và cấu trúc, nhưng trên thực tế lại có những chức năng khác nhau trong các xã hội khác nhau; một số quan niệm học thuyết hiến pháp – như pháp quyền hay nhân quyền – cũng có những ý nghĩa và những chức năng khác nhau trong các quốc gia khác nhau.
3.5. Cách tiếp cận bối cảnh
Trong luật hiến pháp so sánh, chủ nghĩa bối cảnh là một phương pháp luận đối lập với chủ nghĩa phổ quát. Trong khi chủ nghĩa phổ quát tìm kiếm những nguyên lý và giá trị phổ quát của luật hiến pháp và khả năng áp dụng chung cho các xã hội khác nhau, chủ nghĩa bối cảnh quan tâm đến điều kiện đặc thù của bản địa. Chủ nghĩa bối cảnh dựa trên giả thuyết rằng, luật pháp, đặt biệt là luật hiến pháp, luôn phụ thuộc vào điều kiện lịch sử và văn hóa cụ thể của một xã hội. Do vậy, trong các tiếp cận này, mục tiêu của luật hiến pháp so sánh không phải là tìm kiếm các giá trị phổ quát có thể áp dụng chung, mà là giải thích xem một hệ thống hiến pháp nhất định đã vận hành tương thích với điều kiện, nhu cầu, khát vọng, tập tục của một xã hội nhất định như thế nào, ngược lại với mục tiêu của chủ nghĩa phổ quát là xem xét xem một hệ thống hiến pháp đã vận hành tương thích với các nguyên lý phổ quát như thế nào [42] . Hai cách tiếp cận nói trên cũng dẫn đến những kết quả nhận thức khác nhau: trong khi kiến thức được sinh ra từ chủ nghĩa phổ quát đóng góp vào nhận thức chung về hiến pháp, kiến thức được sinh ra từ chủ nghĩa bối cảnh đóng góp vào nhận thức về từng hệ thống hiến pháp nhất định.
4. Thách thức
5. Luật hiến pháp so sánh và luật hiến pháp quốc gia
Sự mở rộng toàn cầu của học thuật luật hiến pháp so sánh có thể dẫn đến khả năng học thuật luật hiến pháp quốc gia đặt các vấn đề hiến pháp bản địa trong một bối cảnh so sánh có tính khu vực hoặc quốc tế. Phân tích so sánh chức năng có thể giúp hiến pháp học quốc gia hiểu rõ hơn chức năng của hiến pháp, các thể chế hiến pháp và các quan niệm hiến pháp trong điều kiện bản địa. Chủ nghĩa phổ quát quốc tế nếu được cộng hưởng với chủ nghĩa duy cảm bản địa có thể dẫn đến những viễn cảnh lý tưởng. Ngược lại, chủ nghĩa bối cảnh có thể là nền tảng của hiện trạng. Nhưng ngay cả những người phản đối chủ nghĩa phổ quát hăng hái nhất cũng không thể phủ nhận thực tế đã diễn ra là sự di chuyển khỏi nơi khởi sinh của các thể chế hiến pháp và quan niệm hiến pháp sang một bối cảnh mới. Một cách tiếp cận trung tính có thể là: các thể chế hiến pháp và quan niệm hiến pháp có khả năng di chuyển và hiệu quả trong một bối cảnh mới, nến quá trình này diễn ra cùng với sự điều biến, tương tác, tích hợp của chúng với các thể chế và quan niệm có tính chất bản địa. Với cách thức như vậy, di chuyển hiến pháp diễn ra song song với một quá trình bản địa hóa. Điều này, về mặt học thuật, đòi hỏi sự gắn kết của hiến pháp học quốc gia với hiến pháp học so sánh