Phương Pháp Shadowing Tiếng Nhật / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Học Tiếng Nhật Bằng Phương Pháp “Shadowing”

Vậy định nghĩa nào tốt nhất cho phương pháp “Shadowing”? Đây là phương pháp trong rèn luyện kỹ năng dịch cabin – dịch song song với người nói. Tuy nhiên, phương pháp này lại rất hữu ích cho việc luyện nghe và nói. Cách thức luyện tập là các bạn sẽ cố gắng nghe và lặp lại đuổi theo người nói như một cái bóng “shadow” và làm sao nói cho giống phát âm, ngữ điệu của người nói.

Tại Nhật Bản, các du học sinh thay vì phải nghe và lặp lại như trong các video shadowing thì họ sẽ được tiếp xúc trực tiếp với người bản xứ. Thời gian lâu dần họ sẽ thấm dần phong cách nói chuyện, cử chỉ của người nơi đó.

Shadowing là một phương pháp tốt với cả người mới học tiếng Nhật, vậy ưu điểm của phương pháp này là gì?

Ưu điểm:

Bạn sẽ cảm thấy cải thiện rỏ rệt tình trạng giao tiếp (nghe – nói) của mình. Bạn sẽ học được cách phát âm chuẩn và ngữ điệu hết sức tự nhiên. Và dĩ nhiên, nó sẽ trở thành phong cách nói chuyện riêng của bạn.

Khi thực hành nói chuyện qua các mẫu thoại Shadowing, bạn còn có thể hiểu được ngữ cảnh tình huống sử dụng từ vựng. Điều này giúp bạn hiểu từ đó đúng bản chất Nhật nhất. Khi gặp tình huống tương tự trong giao tiếp thực tế, các bạn sẽ tư bật ra phản xạ một cách nhanh nhất.

Phương pháp học tiếng nhật shadowing giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp (nghe – nói).

Học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Dĩ nhiên, bạn cần nghe càng nhiều càng tốt. Nếu chưa quen, bạn cần ngắt từng câu, từng đoạn ngắn để tránh việc nản chí vì dài và khó.

Cố gắng đọc đúng ngữ điệu và phát âm chuẩn. Sau đó, đọc cùng tốc độ với người nói.

Sau cùng là không cần nhìn lời thoại mà có thể nói tự nhiên khi âm thanh bật lên.

Mọi thắc mắc về khóa học tiếng nhật hay du học Nhật Bản hãy liên hệ ngay

☎️ (028) 62 868 898 – 0938 844 469 – 0938 044 469

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HCMCÔNG TY CỔ PHẦN HAJIMENIPPON VIỆT NAMTRUNG TÂM NHẬT NGỮ KIẾN MINHTrụ sở chính: 1.03 Chung cư Linh Trung, 6 – 8, Đường số 16, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM (đối diện bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức)

Cơ sở Bình Thạnh: 268 Nguyễn Gia Trí (D2 nối dài cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh (hoạt động từ thứ 2 đến thứ 6 khung giờ 17:00 – 21:00)

Bí Quyết Học Tiếng Nhật Bằng Phương Pháp Shadowing

Phương pháp Shadowing là gì?

Shadow trong tiếng Anh có nghĩa là các bóng đây là phương pháp học dùng chung cho việc học qua các băng đĩa CD, video học tiếng Nhật hoặc luyện nghe các đoạn hội thoại qua Mp3,….Người học trong quá trình học sẽ được nghe, lặp lại những câu nói theo các đoạn hội thoại được nghe như những cái bóng theo chính tên gọi của phương pháp học này.

Đối với việc học tiếng Nhật thì phương pháp shadowing luôn được nhiều người khuyến khích thực hành để rèn luyện khả năng phát âm, khả năng phản xạ tiếng nhật giúp cho quá trình nghe hiểu tiếng Nhật được trở nên dễ dàng và chính xác nhất.

Ưu điểm đầu tiên của phương pháp học này đó là giúp cho người học có thể luyện tập khả năng nghe, tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Nhật trong qua những đoạn hội thoại, những mẫu câu giao tiếp thông dụng hằng ngày tạo tiền đề cho việc thực hành, giao tiếp tiếng Nhật được dễ dàng nhất.

Phương pháp này có thể nâng cao khả năng phản xạ tiếng Nhật của người học, giúp người học có thể phát âm được chuẩn ngôn ngữ tiếng nhật một cách chính xác nhất và có thể giao tiếp được trong những tình huống phải giao tiếp bằng tiếng Nhật.

Học bằng phương pháp này bạn sẽ quen dần với các ngữ điệu, thanh điệu và các cách nói tiếng Nhật một cách hiệu quả nhất.

Nhược điểm:

Tuy nhiên để học tốt tiếng Nhật bằng phương pháp này đòi hỏi người học phải có một vốn từ vựng tiếng Nhật nhất định để có thể hiểu được ý nghĩa của những nguồn thôn tin mà mình được nghe.

Cần phải có thời gian luyện tập nhất định và tâm huyết với chúng để không bị nản chí trong quá trình học nếu không hiểu. Đòi hỏi người học phải dành nhiều thời gian để luyện tập nghe tiếng Nhật bằng phương pháp này.

Phương pháp này rất dễ kiến người học bị nản chí và bỏ cuộc vì sẽ không hiểu hay không nghe được những nội dung của các đoạn hội thoại khi mới bắt đầu học. Nên đòi hỏi bạn phải có một phương pháp học tập và quyết tâm nhất cho việc học tiếng Nhật của mình.

Các bước học tiếng Nhật hiệu quả nhất bằng phương pháp này

Nắm bắt âm thanh

Đây là phương pháp học mà người học chỉ cần lắng nghe không cần nói theo chúng, bạn chỉ cần tập trung lắng nghe để có thể hiểu được những nội dung phân biệt được các từ có trong đoạn hội thoại được nghe.

Với phương pháp này người học cần phải xác định được các cách nói, lên giọng, xuống giọng của người nói. Đặc biệt cách nắm bắt âm thanh trong phương pháp shadowing thích hợp với các đoạn hội thoại có tốc độ nhanh.

Shadowing theo nhịp điệu

Với phương pháp này bạn hãy học cách đọc theo những đoạn hội thoại mà mình được nghe, và tập bắt kịp theo nhịp điệu của chúng. Từ đó phản xạ tiếng Nhật của bạn được nâng cao rõ rệt và bạn có thể giao tiếp giống như người bản xứ.

Shadowing với ý thức về ngữ cảnh thực tế

Đây là cách bạn kết hợp thực hành hai phương pháp học trên, hãy tưởng tượng những ngữ cảnh, thực hành những già mà mình nghe được và học được vào những tình huống cụ thể nhất. nếu thực hành được với phương pháp này chắc chắn khả năng giao tiếp tiếng Nhật của bạn đã đạt được mức độ có thể giao tiếp tiếng Nhật như người bản xứ được.

Để nâng cao được hiệu quả học tập thì ngoài luyện tập theo phương pháp học shadowing đòi hỏi người học phải kết học các phương pháp học khác như học kết hợp với từ vựng, ngữ pháp để có thể hiểu mọi thông tin mà người nói truyền đạt đến.

Hãy viết lại những câu trong các đoạn hội thoại mà bạn nghe được một cách hoàn chỉnh để kiểm tra lại khả năng nghe của mình, đồng thời tăng vốn từ vựng của mình một cách hiệu quả.

Đối với những từ không nghe được, hãy nghe đi nghe lại nhiều lần và tra nghĩa của chúng để có thể ghi nhớ và hiểu được chúng nếu gặp phải trong các đoạn hội thoại khác.

Đôi khi trong quá trình nghe bạn sẽ không nghe được tất cả những từ có trong đoạn hội thoại chính vì vậy việc có một kiến thức ngữ pháp nhất định cũng giúp bạn học nghe hiệu quả bằng phương pháp này đấy.

Luyện Nói Tiếng Anh Bằng Phương Pháp Shadowing ” Anh Ngữ Zim

Kỹ thuật Shadowing (hay còn gọi là kỹ thuật nói nhại) xuất hiện lần đầu tiên với cái tên Shadowing Speech vào cuối những năm 1950, đây là một thí nghiệm trong nghiên cứu về nhận thức ngôn ngữ và nói ngọng dẫn đầu bởi Ludmilla Andreevna Chistovich. Trong đó, người tham gia lặp lại lời nói ngay sau khi nghe (thường sử dụng tai nghe để tránh nhiễu âm và tiếng ồn).

Khái quát về kỹ thuật luyện nói tiếng Anh Shadowing

Trong kỹ thuật Shadowing, thời gian phản ứng từ lúc nghe một từ đến khi phát âm từ đó có thể chỉ kéo dài trong 254 mili giây thậm chí ngắn còn 150 mili giây. Khi một người lặp lại những từ nghe được, họ cũng đồng thời tự động phân tích cú pháp và ngữ nghĩa của những từ đó. Không chỉ là việc đơn thuần đọc to một số từ ngữ, quá trình lặp lại trong kỹ thuật nói nhại đòi hỏi người nói phải phân tích, xử lý thông tin và bắt chước lối diễn đạt của những nội dung nghe được.

Quá trình học tiếng Anh bằng Shadowing Technique diễn ra theo những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chọn tư liệu nghe (có thể là podcast, video, đoạn hội thoại…)

Bước 2: Thực hiện kỹ thuật shadowing: mở tư liệu nghe đồng thời lặp lại và bắt chước những thông tin nghe được (cố gắng giảm thiểu thời gian phản ứng từ khi nghe đến khi phát âm; đọc to, rõ ràng nhất có thể).

Bước 3: Giáo viên/người hướng dẫn nghe đoạn nói của học viên và đưa ra nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Học viên cải thiện, sửa lỗi thông qua nhận xét của giáo viên và tiếp tục lặp lại quá trình trên.

Có thể thấy, quá trình tương tự xảy ra ở trẻ em khi chúng bắt đầu phát triển khả năng ngôn ngữ. Những người lớn xung quanh trẻ tạo ra một môi trường giao tiếp mà trẻ tiếp xúc liên tục với tiếng mẹ đẻ. Sau đó, chúng bắt chước những gì nghe được và bắt đầu phát triển khả năng nói của mình. Imitation – sự bắt chước, lặp lại là từ khóa quan trọng trong quá trình nói của trẻ em, và người lớn cũng có thể sử dụng phương pháp này để học một ngôn ngữ mới.

Áp dụng hiệu quả kỹ thuật Shadowing trong luyện nói tiếng Anh

Về cơ bản những bước áp dụng kỹ thuật shadowing đã được trình bày ở trên, tuy nhiên, một số bước vẫn cần diễn giải chi tiết hơn và một số bước khác có thể được thiết kế phù hợp với quá trình tự học của người học ngoại ngữ. Vì vậy, trong phần hai phương pháp luyện nói tiếng Anh bằng kỹ thuật Shadowing sẽ được trình bày chi tiết để người đọc có thể áp dụng cho mình.

Bước một: Chọn tư liệu nghe

Trong kỹ thuật shadowing, việc chọn tư liệu nghe để người học nhại theo là cực kỳ quan trọng. Để lựa được nguồn tư liệu nghe phù hợp, người học cần xem xét đến nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ khó của một bài nói. Các yếu tố đó được trình bày như sau:

Thứ nhất, độ dài của bài nói (Length): Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhận thông tin của người học, thời gian bài nói càng kéo dài, lượng thông tin mà người học phải tiếp nhận càng lớn và đòi hỏi não bộ phải hoạt động nhiều hơn.

Thứ ba, độ khó của các từ xuất hiện trong bài nói (Difficulty of words used): Yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu của người học khi nghe mà còn tác động đến tốc độ nói và sự trôi chảy khi họ bắt chước những thông tin đã nghe trong bài. Nếu bài nói có nhiều từ vựng quen thuộc, người nghe sẽ hiểu được thông tin và nói theo dễ dàng hơn nhiều. Ngược lại, trong một đoạn có nhiều từ ngữ chuyên ngành, ít xuất hiện, họ chỉ biết lặp lại một cách vô thức mà không hiểu nội dung mình đang nghe/nói.

Thứ tư, trọng âm và ngữ điệu trong câu (Stress and Intonation): Khi người học lặp lại thông tin đã nghe, đây là một trong những yếu tố khó bắt chước nhất. Nguyên nhân của điều này là do hệ thống trọng âm, ngữ điệu của ngôn ngữ mẹ đẻ đã thiết lập vững chắc trong não bộ của người học khiến họ không dễ dàng chỉnh sửa thậm chí áp dụng những âm đó vào ngoại ngữ mình đang học.

Vì vậy, những bài nói mà người học chọn để luyện tập kỹ thuật shadowing cần đáp ứng những tiêu chí sau:

Độ dài vừa phải, khi mới bắt đầu đoạn nói không nên kéo dài quá 2-3 phút.

Video/audio phải có transcript để giúp người học theo kịp thông tin được nói trong bài

Nên là những video do người bản xứ nói (ví dụ như phim, chương trình thực tế, bài diễn thuyết…)

Bước hai: Nghiên cứu transcript

Khi thực hành kỹ thuật Shadowing, người học không nói nhại ngay lập tức mà phải có sự chuẩn bị để hiểu được những nội dung trong bài nói của người bản ngữ, đây chính là bước nghiên cứu transcript (tức là những nội dung nói trong video/audio đều được trình bày dưới dạng chữ để thuận tiện cho quá trình theo dõi). Khi nghiên cứu transcript, nhiệm vụ của người học là tra từ điển, ghi chép và ghi nhớ tất cả các từ /cách diễn đạt mới lạ xuất hiện trong bài. Người đọc càng hiểu nội dung nói bao nhiêu, quá trình nghe – lặp lại càng dễ dàng bấy nhiêu.

Bước ba: Nghe trước một số lần

Bước này giống như quá trình khởi động trước khi bắt đầu shadowing, giúp cho người học làm quen với âm điệu, phong cách, sự nhấn nhá của người nói trong video/audio. Việc nghe nhiều lần sẽ giúp họ bớt bỡ ngỡ và dễ dàng theo kịp tốc độ của người bản ngữ.

Đây là lúc người học chính thức thực hiện việc Shadowing. Ở một vài lần thực hiện đầu tiên, hãy nhìn vào phần phụ đề hoặc transcript của video. Người nói trong video nói đến đâu, người học cần quan sát phụ đề và nói theo đến đó. Trong quá trình nói cần cố gắng điều chỉnh âm lượng to, rõ ràng và bắt chước giống nhất có thể. Lưu ý, bạn nên đeo tai nghe và đồng thời mở một máy ghi âm bên cạnh để thu âm lại phần shadowing của bản thân nhằm mục đích đánh giá sau đó.

Sau khi nói thực hiện việc Shadowing xong, bạn mở lại phần ghi âm ở bước trên và nghe xem, phần nói của bản thân đã giống với người nói chưa, chú ý đến phát âm của các từ đơn, nối âm, âm đuôi, trọng âm, ngữ điệu…

Sau khi so sánh đối chiếu với người nói trong video hoặc audio, nếu có sự khác biệt trong cách phát âm, bạn cần gạch chân lại các phần đó và luyện tập cho đến khi cảm thấy hoàn toàn tự tin là đã giống với người bản ngữ. Người học có thể nhờ một người khác lắng nghe xem phần nói của mình đã tự nhiên và trôi chảy chưa.

Những ưu điểm của kỹ thuật Shadowing trong luyện nói tiếng Anh

Thứ nhất, không đòi hỏi người học phải đạt được một trình độ đầu vào nhất định: Phương pháp luyện nói tiếng Anh này có thể được áp dụng ở hầu hết mọi đối tượng người học, ngay cả khi họ chỉ mới bắt đầu học hoặc đã đạt đến trình độ khá. Khác biệt duy nhất chính là nguồn tư liệu nghe mà người học chọn lựa sao cho phù hợp với khả năng của mình (Xem phần Các yếu tố ảnh hưởng đến độ khó của một speech trình bày ở phần hai)

Thứ hai, luyện tập phản xạ nghe nói tiếng Anh: Kỹ thuật Shadowing giúp người học hình thành chuỗi phản xạ nghe – nói tức thì. Một vấn đề mà hầu như người học nào cũng mắc phải chính là tốn quá nhiều thời gian để xử lý thông tin khi nói, quá trình đó diễn ra theo con đường:

Lên ý tưởng trong đầu → Dịch/chuyển ngữ Việt-Anh → Nói.

Với phương pháp Shadowing khoảng thời gian dịch/chuyển ngữ bị giảm đi đáng kể. Qua thời gian, khi người học đã quen với việc phản xạ với tiếng Anh khi nói, họ có thể tăng tốc độ nói cũng như cải thiện được sự trôi chảy, mạch lạc trong những nội dung truyền đạt.

Thứ ba, chỉnh sửa phát âm, ngữ điệu giống người bản ngữ: Thực hành kỹ năng nói trong kỹ thuật shadowing không chỉ đơn thuần là việc đọc một từ/cụm từ/câu. Điểm khác biệt ở đây, chính là tất cả những yếu tố cấu thành nên một bài nói nêu trên (câu, từ …) đều được đặt trong một bối cảnh cụ thể và có sự tương tác nhất định với nhau. Chẳng hạn như hiện tượng nối âm giữa các từ hoặc sự biến âm của mỗi từ dưới tác động của trọng âm và ngữ điệu. Bắt chước những gì người bản ngữ nói trong audio cho phép người học làm quen được những hiện tượng trên trong tiếng Anh và rèn luyện được khả năng phát âm tự nhiên. Bên cạnh đó sau khi nói bằng Shadowing, ở phần đánh giá, người học có thể đối chiếu và so sánh phần nói của bản thân với audio để có những điều chỉnh phù hợp.

Thứ nhất, đây không phải là phương pháp cải thiện tiếng Anh cho hiệu quả tức thì. Hãy nhớ lại ví dụ về trẻ tập nói, chúng không nói trong ngày một ngày hai mà phải trải qua một quá trình dài đến hàng năm: mất 4-6 tháng để trẻ bập bẹ những âm tiết đầu tiên và mãi đến khoảng 25-36 tháng mới nói được những câu đơn giản. Tương tự, kỹ thuật Shadowing cũng đòi hỏi người học phải kiên nhẫn luyện tập trong một khoảng thời gian nhất định mới thu được thành quả. Thời gian để nhìn thấy tiến bộ với kỹ thuật Shadowing không cố định mà thay đổi tùy thuộc vào mỗi người học nhưng một điều chắc chắn là họ phải luyện tập đều đặn, thường xuyên trong khoảng thời gian 1-3 tháng.

Thứ hai, thời gian đầu dễ gây chán nản cho người học. Có nhiều yếu tố khiến kỹ thuật này có thể gây nhàm chán cho người học. Đầu tiên, người học đã được lập trình trong đầu một ngôn ngữ hoàn toàn khác với tiếng Anh, từ tư duy ngôn ngữ đến với cấu tạo khẩu hình đều có sự khác biệt. Do đó trong quá trình nói nhại, việc bị xoắn lưỡi khi phát âm những từ khó, không theo kịp tốc độ nói của audio hay không thể nghe và xử lý thông tin là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, để luyện tập kỹ thuật Shadowing một cách hoàn hảo cần phải đi qua khá nhiều bước chẳng hạn như chuẩn bị tư liệu nghe, lọc từ vựng, nói nhại, nghe lại – đánh giá – điều chỉnh. Vì vậy, một lần nữa sự quyết tâm là cần thiết khi học ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.

Một số nguồn nghe hiệu quả để áp dụng kỹ thuật Shadowing

Kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCOHVic4NVNvTk2THvUUfhqQ

Trang web học tiếng Anh của British Council: https://learnenglish.britishcouncil.org/skills/listening

Ted Talk: https://www.youtube.com/user/TEDtalksDirector

Ted-Ed: https://www.youtube.com/user/TEDEducation

Một số series phim: How I met your mother, Friends…

Kinh nghiệm phòng thi rất quan trọng và thi thử là cách rất tốt để tích lũy kinh nghiệm. Đề thi IELTS tại ZIM rất sát đề thi thật, đánh giá trình độ chính xác, nhận kết quả ngay sau khi thi, và phần thưởng 1.000.000đ cho giải nhất ….

Trên thực tế, đây là phương pháp được nhiều người áp dụng trong quá trình học ngoại ngữ của họ, thậm chí được nhiều quốc gia đưa vào sử dụng trong việc giảng dạy ngoại ngữ (chẳng hạn như Nhật Bản). Như bất kỳ cách học nào khác, kỹ thuật này có cả những mặt thuận lợi và khó khăn đối với người học. Tuy nhiên, tính kỷ luật và kiên trì sẽ giúp người học tận dụng được Shadowing Technique và đạt được những tiến bộ nhất định trong giao tiếp tiếng Anh.

Thùy Chu – Giảng viên tại ZIM

Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Nhật

Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Nhật trình bày các phương pháp giúp học viên học từ vựng hiệu quả hơn.Từ vựng là nền tảng đầu tiên và rất quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Nếu bạn có vốn từ vựng tiếng Nhật phong phú thì dù cho ngữ pháp bạn không đủ giỏi bạn vẫn có thể nói lên ý tưởng của riêng mình. Vì vậy, việc học tốt từ vựng tiếng Nhật sẽ tạo ra nền móng quan trọng cho việc học tiếng Nhật của bạn.

Có một số bạn mới học tiếng Nhật cũng như đã học từ lâu rồi có chia sẻ với mình rằng học từ vựng tiếng Nhật sao khó nhớ quá, học cũng lâu rồi mà nhớ được rất ít từ vựng mới, nhiều lúc học trước quên sau.

Mình nghĩ lí do có thể đến từ việc học từ vựng tiếng Nhật của bạn còn khô khan nên dễ nhàm chán và nản không muốn học hoặc là học quá nhiều từ trong một ngày dẫn đến quá tải. Mặt khác, có lẽ là do các bạn chưa tìm ra phương pháp học từ vựng tiếng Nhật sao cho hiệu quả. Hiểu được khó khăn này của các bạn, mình sẽ chia sẻ 9 phương pháp học từ vựng tiếng nhật hiệu quả.

9 PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG TIẾNG NHẬT HIỆU QUẢ

1. Đọc

Đây là hoạt động vô cùng cần thiết để học từ vựng tiếng Nhật tốt vì đọc là cách tốt nhất giúp chúng ta tiếp cận với kho từ vựng phong phú.

Nên nhớ rằng: bạn có thể đọc bất cứ thứ gì mà bạn muốn! Bạn có thể đọc sách văn học nếu đó là thể loại bạn ưa thích, nếu không, hãy thử đọc truyện tranh hoặc tạp chí. Bạn có thể mua một quyển sách dạy nấu ăn để đọc, họặc đọc truyện cho lũ trẻ nhà bạn. Có hàng nghìn bài báo onlines, các website chứa nhiều thông tin hữu ích … sự lựa chọn cho bạn là vô hạn. Vì vậy, hãy tìm đọc những thứ mà bạn cảm thấy hứng thú. Bạn cũng có thể đọc báo trên các trang NHK, Yahoo, Mainichi…

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nên đọc văn bản phù hợp với trình độ của mình rồi sau đó hẵng nâng lên từ từ. Bởi vì nếu bạn tiếp cận với các văn bản quá khó từ đầu sẽ làm bạn căng thẳng cũng như chán khi phải tra từ quá nhiều. Sau khi đọc bạn cũng nên sử dụng thêm phương pháp ” Note-ghi chú” lại những từ mới có trong văn bản.

2. Hiểu ngữ cảnh

Tuyệt vời! Vậy là bạn đã học được rất nhiều từ mới, nhưng nếu bạn không hiểu phải sử dụng chúng như thế nào và khi nào, thì bạn vẫn chưa hoàn toàn được coi là đã học được từ đó đâu.

Đây là lý do vì sao việc đọc vô cùng quan trọng bởi khi đó các từ được đặt trong một văn cảnh giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của chúng.

Ngữ cảnh giúp chúng ta hiểu được một từ được sử dụng trong văn phong trang trọng hay đời thường, từ ngữ đó có thể sử dụng khi nói chuyện với bạn bè, hay là thường được dùng trong văn viết thay vì văn nói.

4. Đặt câu-Lấy ví dụ

Đặt câu là cách giúp chúng ta biến những thứ chúng ta đã học thành hành động. Bởi vì tuy bạn đã học và hiểu được cách sử dụng một từ mới, nhưng để cho não bộ có thể ghi nhớ được từ đó lâu dài trong tương lai thì cách tốt nhất là sử dụng ngay.

Hãy đặt nhiều câu, sử dụng các nghĩa khác nhau của từ mà bạn muốn học, hoặc nếu như đó là một động từ, bạn có thể dùng các thì khác nhau. Nếu có thể nên đặt câu gần gũi với mình sẽ dễ nhớ và cũng thú vị hơn nhá.

Ví dụ: nếu bạn muốn nhớ 取る

2日間の暇を取る Có 2 ngày rảnh

年を取る Có tuổi (già)

写真を取る Chụp hình

5. Ghi âm

Bằng cách nghe lại giọng của chính mình khi đọc to một từ và hình dung ra sự cử động của miệng khi phát âm, bạn đang tạo ra sự kết nối với não bộ.

Nếu bạn đã từng học tiếng Nhật trong quá khứ nhưng không sử dụng trong một thời gian dài, bạn có thể biết các từ nhưng sẽ cảm thấy rất khó để nhớ chúng. Vì vậy, khi bạn nói, nó khiến cho việc nhớ ra các từ dễ dàng hơn.

Hãy dùng một chiếc camera, điện thoại thông minh hoặc webcam để ghi lại việc bạn luyện tập từ vựng và đặt câu.

6. Làm flashcards

Flashcards là cách phổ biến để học từ mới, phương pháp này được rất nhiều bạn học ngôn ngữ áp dụng và đạt được hiệu quả tốt. Bạn có thể dùng các tờ giấy nhớ và dán chúng ở những nơi mà bạn thường xuyên nhìn, hoặc vẽ một hình đơn giản mô tả định nghĩa của từ nếu bạn thuộc tuýp học bằng trực quan.

7. Ghi chú-Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Nhật hiệu quả được nhiều người dùng

Một bí quyết nữa là luôn mang theo bên mình một cuốn sổ và bút. Khi bạn nghe thấy một từ hoặc một câu trong một bộ phim hoặc một bài hát mà bạn cảm thấy thích, bạn có thể viết nó vào sổ. Khi trở về nhà, bạn có thể tra cứu về từ đó và thêm nó vào trong danh sách các từ mà bạn đã học. Làm đều đặn Bạn sẽ giỏi lên theo thời gian.

Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là không có hệ thống được một cách logic cấp độ từ vựng mà bạn tiếp cận. Nó đòi hỏi bạn phải có cách sắp xếp hợp lí để bản thân có thể hệ thống được từ vựng mình học chứ không phải học tràn lan. Tuy nhiên, nếu biết cách sắp xếp thì đây lại là cách mở rộng vốn từ của bạn nhiều nhất bởi vì nó được ghi lại từ nhiều nguồn. Nếu bạn chọn phương pháp này thì hãy lưu ý điều này và hãy luôn ôn tập lại những từ vựng bạn đã học nhá.

8. Chơi trò chơi

Khi bạn cảm thấy vui vẻ bạn sẽ học một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, chơi một số trò chơi như xếp chữ, giải ô chữ sẽ giúp kiểm tra khả năng sáng tạo của bạn và kích thích các suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ. Ngoài ra đối với các bạn có khả năng học từ vựng bằng cách ” tri giác hình ảnh” tốt thì có thể học từ vựng thông qua các game nối từ vựng và hình ảnh tương ứng, cách này học Kanji cũng hiệu quả nữa, một công đôi việc phải không nào.

Giới thiệu các bạn một số game học từ vựng tiếng Nhật hay như: Bucha(N5-N1), Pokemon(sơ cấp), game hành động học tiếng Nhật Samurai(N5-N1).

Tham khảo giáo trình học từ vựng bằng hình ảnh

Bài viết hữu ích:

Phương pháp học đọc hiểu

Phương pháp học nghe hiểu