MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT I. Khái niệm 1. Khái niệm phương pháp quan sát 2. Điểm khác nhau giữa quan sát là một phương pháp nghiên cứu với quan sát thông thường II. Các phương pháp quan sát sử dụng trong nghiên cứu khoa học 1. Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp 2. Quan sát chuẩn mực và quan sát tự do 3. Quan sát tham dự và quan sát không tham dự 4. Quan sát công khai và quan sát bí mật 5. Quan sát ngẫu nhiên và quan sát hệ thống III. Các bước thực hiện quan sát trong nghiên cứu khoa học CHƯƠNG II : NGUYÊN TẮC, KỸ THUẬT, ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT I. Nguyên tắc và kỹ thuật quan sát 1. Nguyên tắc quan sát 2. Kỹ thuật quan sát II. Các trường hợp sử dụng phương pháp quan sát 1. Một số chú ý khi sử dụng phương pháp quan sát 2. Vấn đề sử dụng phương pháp quan sát III. Ưu điểm, nhược điểm chung của phương pháp quan sát 1. Ưu điểm của phương pháp quan sát 2. Nhược điểm của phương pháp quan sát IV. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp quan sát KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài Theo các nhà thống kê, sự phát triển của xã hội loài người nửa cuối thế kỷ 20 bằng tổng sự phát triển của loài người trước đó. Điều đó cho 2
thấy tri thức đã là một trong những động lực quan trọng mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội trở thành “một xã hội của tri thức” làm cho việc nghiên cứu khoa học, tập dượt nghiên cứu khoa học thành một hoạt động cần thiết cho sinh viên, học viên trong các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu,… Quá trình nghiên cứu khoa học có đạt hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách thức nghiên cứu, các phương tiện kỹ thuật nghiên cứu. Do đó việc tìm hiểu về các phương pháp nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Có rất nhiều tiêu chí để phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học, tùy theo nội dung nghiên cứu mà người nghiên cứu có thể sử dụng những phương pháp khác nhau. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, tùy vào mục đích, yêu cầu của công việc đòi hỏi chúng phải lựa chọn phương pháp tối ưu nhất nhằm đem lại kết quả tin cậy nhất. Nhằm hiểu sâu hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học em chọn đề tài ” phương pháp quan sát – những vấn đề lý luận và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu khoa học công tác xã hội” để xác định rõ cơ sở lý luận, quan điểm thực tiễn của phương pháp quan sát và hiểu rõ hơn về phương pháp này. Phương pháp quan sát là phương pháp phổ biến, dễ sử dụng, phục vụ nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau, phục vụ cho quá trình học tập, quan sát bài giảng, ghi chép tài liệu khoa học, giúp trong tương lai nắm vững đối tượng tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề trong công tác xã hội. 2. Đối tượng quan sát Có thể là một người, một nhóm người, một đơn vị cơ sở, một sự kiện xã hội. 3. Mục đích quan sát
3
NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT I.
Khái niệm:
1. Khái niệm phương pháp quan sát 4
Quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan cùng với chữ viết, ký hiệu và các phương tiện kỹ thuật (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim, …) một cách có chủ định, có kế hoạch, để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Phương pháp quan sát có ưu điểm là khá đơn giản, dễ tiến hành, có thể nghiên cứu đối tượng một cách toàn diện và khá chính xác nếu biết phối hợp tốt nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên nếu chỉ quan sát cá nhân đơn giản, không có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật thì kết quả thu được dễ bị sai lệch. Mặt khác kết quả quan sát còn phụ thuộc vào những kinh nghiệm và đặc điểm nhân cách của người quan sát. Vì người quan sát một thực thể có tình cảm và những ràng buộc xã hội…nên khi cảm thụ và lý giải những hiện tượng thực tế, thường khó tránh khỏi những cảm tính chủ quan. 2. Điểm khác nhau giữa quan sát là một phương pháp nghiên cứu với quan sát thông thường Nhà xã hội học nổi tiếng người Nga Radov phân biệt quan sát với tư cách là một phương pháp nghiên cứu khoa học với quan sát thông thường ở những khía cạnh sau: 5
– Quan sát xã hội học phải tuân theo những mục tiêu nhất định. – Những thông tin thu nhận được từ quan sát cần được ghi vào tờ kê khai chuẩn bị trước, vào nhật kí và theo một cách thức nhất định. – Thông tin từ quan sát cần được kiểm tra về tính ổn định và tính hiệu lực. II. Các phương pháp quan sát sử dụng trong nghiên cứu khoa học Rất nhiều loại quan sát đã được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi lựa chọn một phương pháp quan sát nào đó, người nghiên cứu cần biết điểm mạnh, điểm yếu của chúng mà áp dụng cho phù hợp. Quan sát có thể được phân loại theo cách thức quan sát, phương thức quan sát, số lượng người tham quan sát, phương tiện quan sát… 1. Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp 1.1 Quan sát trực tiếp Người quan sát tiếp cận đối tượng một cách trực tiếp. Phương pháp này áp dụng tốt với các đối tượng vô tri vô giác; còn với các đối tượng khác thì sự hiện diện của người quan sát có thể làm thay đổi các biểu hiện của các đối tượng nghiên cứu. 1.2 Quan sát gián tiếp Người quan sát tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách gián tiếp qua camera.. 2. Quan sát chuẩn mực và quan sát tự do 2.1Quan sát chuẩn mực (quan sát cơ cấu hóa)
a. Khái niệm: Là hình thức quan sát mà ở đó người nghiên cứu xác định trước: + Thứ nhất: những yếu tố nào của đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa nhất cho việc nghiên cứu.
6
+ Thứ hai: Tình huống nào trong các tình huống có tầm quan trọng nhất cho kết quả nghiên cứu, để tập trung sự chú ý của mình vào đó. + Thứ ba: Lập kế hoạch tỉ mỉ cho khâu quan sát từ khâu xác định khách thể, đối tượng quan sát đến nội dung chi tiết cho việc ghi chép. b. Ưu điểm Phương pháp này sẽ giúp cho quan sát viên có thể quan sát được chi tiết đầy đủ và khả năng bao quát vấn đề lớn hơn vì kế khách thể, đối tượng quan sát đến nội dung chi tiết cho việc ghi chép. Vậy nên dễ tập trung vào các tình huống có tầm quan trọng. c. Nhược điểm + Thiếu tính linh hoạt + Để thực hiện được loại quan sát này, yêu cầu phải có sự am hiểu nhất định về đối tượng và khách thể nghiên cứu, vì khi lập kế hoạch quan sát, chuẩn bị các thủ tục quan sát, người nghiên cứu phải xác định được hệ thống phân loại các hiện tượng tạo nên tình huống quan sát. d. Sử dụng Thường được sử dụng cho việc kiểm tra kết quả nhận được của các phương pháp khác hoặc bổ sung và chính xác hóa hơn cho kết quả này. Ngoài ra nó còn được sử dụng cho những nghiên cứu với mục tiêu mô tả đối tượng nghiên cứu hay kiểm tra các giả thiết trong nghiên cứu khoa học. 2.1Quan sát tự do (quan sát phi cơ cấu hóa) a. Khái niệm Là dạng quan sát mà trong đó người nghiên cứu còn chưa xác định được những yếu tố nào sẽ là chủ yếu cho nghiên cứu để định hướng sự chú ý. 7
8
c. Nhược điểm + Không phải lúc nào nhà nghiên cứu cũng có khả năng tham dự vào hoạt động được quan sát. Để tham dự được vào các hoạt động của người được quan sát, điều tra viên phải nắm bắt được ở một mức độ nào đó những nghề nghiệp phù hợp hay am hiểu những hành động của người được quan sát. + Sự tham gia yêu cầu một thời gian dài quan sát hơn để điều tra viên thích ứng hơn với môi trường mới. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, thời gian để thích ứng làm quen với môi trường mới của điều tra viên cũng kéo dài hàng tuần, hàng tháng, tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào tính cách của người đi quan sát cùng với đặc trưng về giới tính tuổi tác của anh ta. Ngoài ra cũng còn phụ thuộc vào bầu không khí tâm lý, đạo đức. + Đôi khi sự tham dự quá tích cực, lâu dài của người quan sát vào đời sống của nhóm người được quan sát sẽ dẫn đến kết quả là người quan sát quen với thái độ, hành động của các thành viên trong nhóm đến mức coi tất cả những cái đó như là hiển nhiên và không để ý đến chúng nữa. + Sự tham dự quá tích cực, lâu dài trong hoạt động, tiếp xúc hàng ngày, người đi quan sát không giữ được thái độ trung lập, bày tỏ công khai thái độ của mình, sự ưa thích của mình hoặc đứng về phía ai đó hay phê phán một ý kiến, hành vi nào đó…đều là sự nguy hại đến kết quả quan sát. 3.2 Quan sát không tham dự a. Khái niệm Là dạng quan sát mà người quan sát hoàn toàn ở ngoài hoạt động được quan sát. Họ đứng ngoài quan sát các tình huống và đơn thuần ghi lại những diễn biến đang xảy ra . b. Ưu điểm
10
+ So với phương pháp quan sát tham dự, phương pháp này mang tính khách quan hơn vì quan sát viên chỉ là người ngoài cuộc quan sát để nhìn nhận một vấn đề nào đó nên dễ dàng giữ được thái độ trung lập. + Ngoài ra trong quá trình quan sát việc ghi chép sẽ thuận lợi hơn vì không phải tham gia vào các hoạt động được quan sát mà chủ yếu xem xét và ghi chép lại nên sẽ đầy đủ và bao quát hơn. + Phương pháp này không tốn nhiều thời gian vì người quan sát không phải hòa nhập vào hoạt động được quan sát mà chỉ quan sát một cách thông thường. + So với quan sát tham dự thì phương pháp này đòi hỏi trình độ hiểu biết không quá cao, đòi hỏi khả năng hòa nhập, khả năng xử lý tình huống không cao lắm. c. Nhược điểm Khi sử dụng phương pháp này một khó khăn của quan sát viên là không thể đi sâu tìm hiểu bản chất cốt lõi của vấn đề mà dễ chủ quan, duy ý chí. Vậy nên tạo nên cái nhìn thụ động về vấn đề được quan sát nên chất lượng quan sát không cao. d. Sử dụng Việc quan sát không tham dự được sử dụng để quan sát những biến cố có tính chất hàng loạt nhằm thấy được toàn bộ tiến trình xảy ra .Thông thường được sử dụng để mô tả bầu không khí xã hội có xảy ra biến cố mà xã hội học quan tâm. 4. Quan sát công khai và quan sát bí mật 4.1Quan sát công khai a. Khái niệm Là khi người được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. b. Ưu điểm 11
Phương pháp quan sát này có ưu điểm không vi phạm vấn đề đạo đức con người, tất cả mọi người đều được biết về việc quan sát. c. Nhược điểm Gây ra cho người được quan sát sự căng thẳng nào đó. Họ sẽ không hoạt động như bình thường mà luôn tỏ ra tốt hơn, cố gắng hơn. Sự có mặt của người quan sát luôn tác động đến người được quan sát ngay cả khi người được quan sát không muốn đặt ra mục tiêu cần thực hiện tốt hơn hoạt động của mình. 4.2 Quan sát bí mật a. Khái niệm Là quan sát trong đó cá nhân được quan sát không biết mình đang bị quan sát. b. Ưu điểm Tạo ra khả năng nhận thức tốt. Quan sát bí mật sẽ cho hiệu quả cao hơn khi nó được kết hợp với quan sát có tham gia. Khi đó tình huống xảy ra hoàn toàn tự nhiên, hành vi của người được quan sát, thể hiện đúng thực chất của nó hơn. c. Nhược điểm : + Khi sử dụng phương pháp này người quan sát đòi hỏi phải là nguời có kinh nghiệm, có trình độ và nhất là sự cẩn thận khéo léo vì quan sát bí mật rất khó khăn và thậm chí là nguy hiểm. + Việc giữ bí mật trong phương pháp này là một điều cực kì quan trọng, vì nó quyết định đến kết quả của việc quan sát. + Trong quá trình quan sát cần phải đưa ra những lý do có tính tự nhiên, thuyết phục để không gây nên sự nghi vấn nào của người được quan sát đối với quan sát viên. 12
5. Quan sát ngẫu nhiên và quan sát hệ thống 5.1 Quan sát ngẫu nhiên a. Khái niệm Là loại quan sát được thực hiện đúng một lần trên cùng một khách thể và cùng một đối tượng nghiên cứu. b. Ưu điểm + Chỉ phải quan sát một lần nên không tốn nhiều thời gian, chi phí. c.Nhược điểm : + Vì chỉ quan sát được một lần nên tính xác thực không cao. 5.2 Quan sát hệ thống a. Khái niệm Là dạng quan sát được thực hiện lặp lại trên cùng một khách thể và về cùng vấn đề nghiên cứu. Ví dụ : Quan sát về mức độ hành nghề của gái mại dâm qua từng giai đoạn nhất định. Ở đây khách thể được quan sát chính là những cô gái hành nghề mại dâm, vấn đề nghiên cứu là mức độ hành nghề của các cô gái.
b. Ưu điểm + Tạo ra khả năng nhận thức về vấn đề nghiên cứu tốt hơn hẳn, bởi vì nó xóa bỏ đi được hoặc ít nhất cũng làm giảm đi khả năng để tuyệt đối hóa sự thể hiện không bản chất ngẫu nhiên của đối tượng được quan sát.
13
+ Ở đây cá nhân được quan sát có thể có sự thể hiện đa dạng của nó, mà trong đó nhấn mạnh được cái chung, cái đặc trưng và cái ổn định. + Quan sát nhiều lần có thể thực hiện hàng ngày. c. Nhược điểm : + Do phải quan sát nhiều lần nên cần một đội ngũ quan sát viên lớn, bởi vậy chi phí cho quan sát nhiều lần là khá lớn so với quan sát một lần. + Ngoài ra đôi khi quan sát nhiều lần bị quy định bởi chính sự tồn tại của các mùa vụ hoặc tính chu kỳ nào đó trong hoạt động của con người. III.
Các bước thực hiện quan sát trong nghiên cứu khoa học Để thực hiện được thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu đề tài, mỗi
quan sát từ khâu chuẩn bị tới thực hiện có thể tiến hành theo các bước sau. * Bước thứ nhất : phải xác định được một cách sơ bộ khách thể của quan sát, cần chỉ ra những đặc trưng, các tình huống và những điều kiện hoạt động của đối tượng quan sát và những biến đổi của chúng. Cụ thể : + Cần phân chia khách thể quan sát thành những yếu tố theo những quy tắc logic nhất định, mà nhờ đó có thể tái tạo lại khách thể từ các yếu tố đó. + Phải tạo lập hệ thống phân loại những sự kiện, những hiện tượng hợp thành tình huống quan sát phù hợp với mục nghiên cứu. + Trước khi bắt đầu quan sát cần phải xác định rõ ràng đối tượng quan sát, nghĩa là cần phải trả lời chắc chắn câu hỏi: Quan sát ai? Quan sát cái gì?
14
+ Cần phải phân chia khách thể quan sát mà mỗi người đi quan sát chịu trách nhiệm. * Bước thứ hai: phải xác định được thời gian quan sát, địa điểm và thời
điểm để thực hiện quan sát, thời gian và cách thức tiếp cận với đối tượng. Tùy theo mục tiêu của từng đối tượng nghiên cứu, khả năng của nhà nghiên cứu cũng như đối tượng được quan sát xác định trong mẫu mà
ấn định thời gian, thời điểm quan sát cho phù hợp. Thời điểm quan sát vào ngày giờ nào và địa điểm quan sát ở đâu cũng cần phải xác định cụ thể để quan sát đạt hiệu quả cao nhất. Việc xác định đúng thời điểm quan sát và địa điểm thực hiện quan sát cũng có ý nghĩa nhất định với chất lượng thông tin thu được, vì hành vi của con người có thể được thực hiện theo từng cách khác nhau ở những thời điểm,
địa điểm khác nhau. Cần chọn được thời điểm và địa điểm thực hiện quan sát mà ở đó đối tượng được quan sát có những hành vi thể hiện được đầy đủ những đặc trưng, những khía cạnh, những giá trị phù hợp nhất với mục tiêu
nghiên cứu của đề tài. Xác định thời gian quan sát cũng cần căn cứ vào cách thức quan sát. Nếu là quan sát lặp thì khung thời gian cho quan sát cũng cần được chỉ ra xem đó là quan sát lặp lại đầy đặn theo chu kỳ thường xuyên hay đó là quan sát theo thời gian không đều đặn và chỉ gắn liền với những sự kiện đặc biệt nào đó. * Bước thứ ba: lựa chọn cách thức quan sát. Căn cứ vào nội dung quan sát được thể hiện trong chương trình nghiên cứu, căn cứ vào từng đối tượng quan sát cụ thể và từng loại quan sát mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp để thu thập thông tin. 15
Ghi chép công khai những người được quan sát
Ghi chép theo hồi tưởng.
Ghi chép vắn tắt theo kiểu theo “dấu vết nóng hổi” tùy theo điều kiện cụ thể cho phép ở mức độ nào.
Ghi chép theo các phiếu dùng để ghi thông tin có quan hệ đến đối tượng được quan sát.
Ghi theo biên bản như là một loại phiếu mở rộng (bảng hỏi).
Ghi theo dạng nhật ký những kết quả quan sát một cách có hệ thống tất cả những thông tin cần thiết.
Ghi bằng các phương tiện phim ảnh ghi âm..
* Bước thứ sáu: tiến hành kiểm tra.
Có thể có một số biện pháp kiểm tra việc quan sát như sau Trò chuyện, trao đổi với những người có trong tình huống quan sát, hay người là chủ thể của những hành vi được quan sát. 16
Bằng sự quan sát lại của những người quan sát khác có trình độ cao hơn
Bằng hình thức quan sát lại.
CHƯƠNG II : NGUYÊN TẮC, KỸ THUẬT, ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT I. NGUYÊN TẮC VÀ KỸ THUẬT QUAN SÁT: 1. Nguyên tắc quan sát: * Theo quan điểm của August Comte: 1. Quan sát phải có mục đích: nhằm định hướng cho hoạt động quan sát và nâng cao hiệu quả của hoạt động quan sát (thu thập thông tin có mục đích). 2. Quan sát phải gắn liền với lý thuyết trên cơ sở nắm bắt quy luật của các hiện tượng trong đời sống xã hội. 3.Quan sát không giáo điều, không lý thuyết suông. * Theo quan điểm của Durkheim: 1. Một sự kiện bình thường với một kiểu xã hội nhất định, được xem xét ở một giai đoạn nhất định trong sự phát triển của nó. Khi nó xảy ra trong một xã hội trung bình của các xã hội thuộc loại đó, được xét ở giai đoạn tương ứng của sự tiến hóa. 2.
Kiểm nghiệm các kết quả của phương pháp trên bằng cách cho
thấy tính chất chung của sự kiện xuất phát từ các điều kiện chung của đời sống tập thể trong kiểu xã hội được xem xét. Sự kiện ấy là cần thiết,
17
19
+ Quan sát còn được sử dụng như một phương pháp độc lập có kết quả trong nghiên cứu trường hợp, trong nghiên cứu điền dã. Đó là những nghiên cứu không đòi hỏi nhiều về tính đại diện của thông tin tổng thể + Trong các nghiên cứu phát hiện, thăm dò, khi tác giả nghiên cứu còn chưa hiểu rõ về các vấn đề, các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu, thì quan sát kết hợp với nghiên cứu tài liệu, phân tích logic sẽ rất hiệu quả để chỉ ra được hệ các vấn đề, các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu. + Ngoài ra phương pháp quan sát cũng thường được sử dụng trong các phương pháp nghiên cứu, mô tả nhằm kiểm tra các thông tin đã được thu thập bằng các phương pháp khác, hay để mô tả các đặc trưng, cấu trúc của đối tượng trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu, khi cần có những hiểu biết sơ bộ về đối tượng được nghiên cứu. III. 1.
Ưu điểm, nhược điểm chung của phương pháp quan sát
Ưu điểm của phương pháp quan sát:
* Ưu điểm lớn nhất của phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học là: Phương pháp này tạo ra những ấn tượng trực tiếp về các sự kiện, quá trình và hành vi xã hội. + Tính trực tiếp là một lợi thế mà các phương pháp khác ít có được. Trong quan sát, người quan sát cảm nhận trực tiếp những hành vi, những sự kiên và các quá trình. Thực tiễn xã hội cũng được thể hiện trong sự đa dạng với tính hiện thực trực tiếp của mình. + Quan sát cho phép ghi lại những biến đổi khác nhau của đối tượng được nghiên cứu vào lúc nó xuất hiện.
20