Phương Pháp Quản Lý Của Vinamilk / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Quản Trị Con Người Theo Chiến Lược Nhân Sự Của Vinamilk

Vinamilk là Công ty cổ phần sữa tươi Việt Nam. Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm, Vinamilk không chỉ chứng minh mình là một công ty lớn với chất lượng sản phẩm cực tốt mà còn thể hiện chiến lược quản trị nhân sự đúng đắn, dẫn đến những thành công của hiện tại. Chiến lược nhân sự của Vinamilk thực sự là những bài học kinh nghiệm đáng học hỏi.

Giới thiệu về Công ty cổ phần Vinamilk

Vinamilk thành lập ngày 20/8/1976, dựa trên cơ sở 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại. Vinamilk phát triển hệ thống các trang trại chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam. Sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh hợp lý, tiệm cận giá thành sản xuất trung bình của thế giới. Với sự cố gắng và cải tiến không ngừng, Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất, luôn mang lại những trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

Chiến lược quản trị nhân sự của Vinamilk

Sứ mệnh và giá trị cốt lõi là điều không phải bất cứ công ty nào cũng có thể phân định rạch ròi. Khi một công ty xác định được sứ mệnh của họ là gì, hiểu được những điều họ cần phải làm là gì, chắc chắn những kế hoạch định ra sẽ dễ thực hiện hơn. Khi không xác định rõ sứ mệnh và những giá trị cốt lõi, mọi hành động đều mông lung và có thể đi sai hướng.

– Sứ mệnh: Vinamilk mong muốn trở thành biểu tượng niềm tin số 1 về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ đời sống con người. Cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình đối với cuộc sống con người – xã hội.

– Vinamilk mong muốn hướng đến những giá trị đích thực tốt đẹp nhất: Chính trực – Tôn trọng – Công bằng – Đạo đức – Tuân thủ. Đây là 5 giá trị cốt lõi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên có.

– Vinamilk tôn trọng, trân trọng những đóng góp, ý kiến của nhân viên. Vì vậy nhân viên Vinamilk luôn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ. Vinamilk không có lối lãnh đạo áp đặt và ép buộc nhân viên phải đi theo một lối mòn. Nhân viên có thể tự do đưa ra những sáng kiến, đóng góp của mình để công ty trở nên hoàn thiện hơn.

– Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và cởi mở. Điều này sẽ phá vỡ khoảng cách giữa nhân viên với lãnh đạo, nhân viên với nhân viên, người mới với người cũ nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của công ty.

– Tạo sự thoải mái về tinh thần cho nhân viên yên tâm làm việc. Khi họ cảm thấy tinh thần thoải mái, chắc chắn sự gắn bó và niềm đam mê với công việc sẽ được đẩy cao hơn. Từ đó họ sẽ tận tâm, nhiệt huyết và cống hiến nhiều hơn cho công ty.

– Có khen có chê: Đưa ra các mức khen thưởng cho những nhân viên luôn cố gắng chăm chỉ, nỗ lực làm việc vì công ty. Có những mức kỉ luật đối với những nhân viên thiếu nghiêm túc trong công việc, làm ảnh hưởng tới tiến độ của công ty.

– Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường Đại học trong cả nước và đưa đi du học nước ngoài.

– Công ty hỗ trợ 50% học phí cho các khóa học Cán bộ nâng cao trình độ và nghiệp vụ.

– Chương trình đào tạo ngắn hạn cho các Cán bộ công nhân viên trong công ty để nâng cao trình độ và nghiệp vụ.

– Tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các Cán bộ, công nhân viên với nhau để học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới.

Đây là chiến lược nhân sự mà hầu hết các công ty/doanh nghiệp đều áp dụng để tạo sự gắn bó lâu dài với nhân viên:

– Đảm bảo thu nhập, quyền lợi cho người lao động.

– Khen thưởng kịp thời những cá nhân/tập thể có công lao đóng góp cho công ty. Có kỉ luật đối với những cá nhân/tập thể làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của công ty.

Để có một đội ngũ nhân viên xuất sắc, chiến lược tuyển dụng nhân sự của Vinamilk cũng vô cùng thu hút nhân tài:

Nhân viên được đi đào tạo tại nước ngoài

Trẻ hóa nguồn nhân lực để tạo ra động lực đổi mới

Rèn luyện cả về chuyên môn lẫn kĩ năng nghiệp vụ

Phương Pháp Quản Lý Mục Tiêu

Thực tiễn chỉ ra rằng, môi trường kinh doanh ngày nay đã thay đổi và biến đổi không ngừng dưới tác động của nhiều yếu tố. Thế giới ngày nay trở nên “phẳng hơn, đường biên giới giữa các quốc gia ngày càng trở nên mờ hơn”. Trong cuốn “Thế giới phẳng”, Thomas L. Friedman nhấn mạnh: một trong những yếu tố chính làm thế giới phẳng hơn chính là sự phát triển sâu rộng của Internet trên toàn thế giới. Đi cùng với sự phát triển đó, khái niệm “oursource” (thuê ngoài) cũng ra đời để tận dụng lợi thế cạnh tranh, đồng thời tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta có thể thấy, Trung tâm Call Center của các DN Mỹ đặt tại Ấn Độ, thiết kế máy bay Boeing tại Nga hay lắp ráp máy ảnh Canon, gia công giày Nike tại Việt Nam! Thomas L. Friedman đã kết luận rằng: “Toàn cầu hoá 3.0 đã làm đảo lộn sân chơi vốn từ trên xuống dưới thành cạnh nhau. Và lẽ tự nhiên, điều này thúc đẩy và đòi hỏi những tập quán kinh doanh mới, ít mang tính chỉ huy và điều khiển, nhưng lại kết nối và cộng tác theo chiều ngang nhiều hơn”.

Chính trong bối cảnh đó, phương pháp quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives – MBO) đã ra đời và được áp dụng rộng rãi trong các DN nước ngoài. Phương pháp này phản ánh rõ nét quá trình phát triển của quản trị DN, từ quản lý mang tính chỉ huy theo chiều dọc với phương pháp quản lý theo thời gian (Management by Time – MBT) sang quản lý mục tiêu mang tính kết nối và cộng tác theo chiều ngang. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là giúp DN nâng cao năng suất, hiệu quả và tối đa hoá được nguồn lực của DN, nhất là nguồn lực con người, đồng thời cũng phá bỏ về cơ bản khái niệm “worklocation” (nơi làm việc), giải phóng năng lực và trí tuệ làm việc của người lao động.

So sánh về 2 phương pháp quản lý theo thời gian và theo mục tiêu sẽ cung cấp cho DN một cái nhìn toàn diện về phương thức quản lý mới trong thời đại toàn cầu hoá:

Phương pháp quản lý theo thời gian

– Quản lý DN theo chiều dọc mang nặng tính chỉ huy và điều khiển.

– Duy trì ý thức kỷ luật của nhân viên.

– Tạo sức ỳ và tính thụ động của nhân viên.

– Không khai thác hết năng lực làm việc của nhân viên.

– Lãng phí về thời gian và nguồn lực lao động cao, đặc biệt là “hidden lost time” (lãng phí thời gian ẩn), tức là nhân viên vẫn làm việc nhưng làm rất chậm hoặc làm việc theo kiểu đối phó.

– Không thúc đẩy nhân viên làm việc vì mục tiêu chung của DN.

Phương pháp quản lý theo mục tiêu

– Quản lý DN theo chiều ngang mang tính kết nối và cộng tác.

– Năng suất lao động cao.

– Phát huy được trí tuệ và năng lực làm việc của nhân viên.

– Tạo môi trường làm việc mang tính cạnh tranh.

– Thúc đẩy làm việc vì mục tiêu của nhân viên và của DN.

– Tối đa hoá nguồn lực DN và hạn chế lãng phí về thời gian.

– Nếu không có công cụ kiểm soát tốt thì sẽ dễ mất “cả chì lẫn chài” – mục tiêu không đạt được và vẫn lãng phí.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã gia nhập WTO nhưng dường như các DN Việt Nam, nhất là DN vừa và nhỏ chưa tự thích ứng với sân chơi toàn cầu này. Rất ít DN Việt Nam áp dụng một cách toàn diện MBO từ cấp lãnh đạo đến từng nhân viên. Hầu hết DN vẫn chỉ dừng lại ở việc phân tích những kết quả và hạn chế trong hoạt động kinh doanh hàng năm, rồi đề ra mục tiêu cho năm sau. Việc phân bổ mục tiêu đến từng phòng ban, từng nhân viên còn nhiều lúng túng và bỡ ngỡ. Hơn nữa, DN Việt Nam vẫn chỉ chú trọng đến việc triển khai chiến lược về doanh số và lợi nhuận, chứ chưa quan tâm đến việc nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào và tối đa hoá nguồn lực của DN. Nguồn lực của DN thông thường bao gồm 5 yếu tố chính: lao động, nguyên vật liệu, máy móc, năng lượng và hệ thống. Quy trình hệ thống, trong đó MBO và nguồn lực lao động là 2 yếu tố quyết định đến năng suất và giảm chi phí. Thực tế cho thấy, 2 yếu tố này thường ít được chú trọng.

Hầu hết DN Việt Nam vẫn duy trì MBT là chủ yếu, dẫn đến năng suất thấp, lãng phí về thời gian và nguồn lực lao động còn cao. Đội ngũ nhân viên thường không nắm rõ mục tiêu của công ty, mục tiêu của phòng ban và mục tiêu của từng cá nhân là gì. Điều đó tạo một sức ỳ và tính thụ động rất cao trong DN và không khai thác hết khả năng làm việc và trí tuệ của nhân viên.

Bên cạnh đó, một số DN Việt Nam đánh giá năng lực của nhân viên theo kiểu “cào bằng” dựa vào thời gian làm việc, không dựa vào mục tiêu, khối lượng công việc và hiệu quả đạt được của từng nhân viên, từ đó không khuyến khích thúc đẩy nhân viên làm việc vì mục tiêu chung của DN.

Cuối cùng, vấn đề quan trọng trong MBO là việc truyền đạt thông tin về mục tiêu. Thực tế, ngay ở cấp độ quản lý (giám đốc điều hành và giám đốc bộ phận) trong DN Việt Nam vẫn tồn tại mâu thuẫn chủ yếu về mục tiêu ưu tiên phát triển của DN, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc đạt mục tiêu chung của DN.

Một số bước cơ bản của MBO áp dụng cho DN Việt Nam

Bước 1: Xây dựng mục tiêu của DN và phân bổ mục tiêu cho từng phòng ban, bộ phận trong DN

Để làm được điều này, trước tiên phải phân tích về thị trường, bao gồm: nhu cầu của thị trường, đối thủ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành… Trên cơ sở đó, dự báo về doanh thu, sản lượng của DN và cuối cùng là xây dựng mục tiêu của DN. Mục tiêu của DN bao gồm: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu của DN thường có các điểm chính như: doanh số, lợi nhuận, số khách hàng mới, phát triển mạng lưới, chất lượng, dịch vụ, chi phí…

Bước 2: Xây dựng kế hoạch dựa trên mục tiêu của DN

– Xây dựng kế hoạch về yêu cầu nguồn lực tổng thể, đó là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của DN.

– Xây dựng kế hoạch hàng tuần, hàng tháng của các phòng ban dựa trên mục tiêu cụ thể của từng phòng ban.

– Xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể của các phòng ban để đạt mục tiêu trong từng khu vực cụ thể. Đó là kế hoạch phân bổ nguồn lực, khối lượng công việc dự kiến, kế hoạch hướng dẫn và đào tạo nhân viên nhằm đạt được mục tiêu.

Bước 3: Phân bổ mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho từng nhân viên

Xây dựng KPI (Key Performance Indicator – chỉ số thực hiện chính) cho từng nhân viên dựa trên công việc cụ thể của từng nhân viên đó. Ví dụ về KPI của nhân viên bán hàng trong công ty hàng tiêu dùng nhanh (xem bảng).

– Xây dựng cơ chế lương thưởng dựa trên kết quả công việc và KPI.

– Thúc đẩy nhân viên làm việc để đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của DN thông qua các chương trình phúc lợi, cuộc thi trong nội bộ công ty như: người bán hàng giỏi nhất, người đạt năng suất cao nhất…, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và cởi mở.

Bước 4: Theo dõi, giám sát mục tiêu của từng nhân viên, từng phòng ban và toàn DN

– Thực hiện việc truyền đạt thông tin về mục tiêu của DN, của phòng ban và của nhân viên một cách chặt chẽ, đảm bảo việc thông suốt và thấu hiểu của từng thành viên, từ cấp quản lý đến nhân viên. Thực hiện việc trao đổi cởi mở thông tin trong tổ chức.

– Tổ chức các buổi họp hàng tháng, hàng tuần và thậm chí hàng ngày để theo dõi về việc phân bổ nguồn lực của DN, hoạt động quản lý của các phòng ban, hoạt động làm việc hàng ngày.

– Xây dựng hệ thống báo cáo ngày, tuần, tháng, quý, trên cơ sở đó có quyết định kịp thời để đảm bảo DN không đi chệch mục tiêu của mình.

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh mục tiêu của từng nhân viên, phòng ban và DN

– Dùng “phương pháp bảng đánh giá cân bằng” (Balanced Score Card) để đo lường, đánh giá năng lực của nhân viên.

– Dựa trên thông tin phản hồi và kết quả hoạt động thực tế, tổ chức buổi họp đánh giá kết quả hàng tháng, hàng quý đối với từng nhân viên, phòng ban và DN.

– Thực hiện điều chỉnh mục tiêu của DN theo sát với diễn biến thị trường.

– Cung cấp các kỹ năng cần thiết, khoá đào tạo để giúp nhân viên phát triển và đạt được mục tiêu của cá nhân, qua đó giúp DN đạt được mục tiêu chung.

Phương Pháp Quản Lý Vốn Bo

Tổng hợp các phương pháp quản lý vốn trade BO

Quản lý vốn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền, chiến lược đầu tư hay quyết định đầu tư của mỗi trader.

Yếu tố này cực kỳ quan trong khi bạn biết cách phân bổ vốn của mình tốt thì tâm lý của bạn sẽ cực kỳ thoải mái. Bạn sẽ không lo bị cháy tài khoản, khi bạn thua bạn cũng không bị tâm lý, khi bạn thắng bạn cũng không bị lòng tham nổi lên thì bạn cần phải có chiến lược chốt lời và cắt lỗ.

Một ngày bạn ăn được 3%, 5%, 10% vốn/ngày rồi thì bạn phải định ra cái mức chốt lời. Tức là khi bạn ăn được 3% rồi đây là cái mức bạn chốt lời chẳng hạn thì bạn nên gập máy tính lại không chơi nữa, đi chơi và không vào sàn nữa.

Khi bạn lỗ thì bạn định ra cái mức cắt lỗ của bạn là cho phép bao nhiêu % lỗ. Ví dụ tài khoản của bạn cho phép tối đa 5% lỗ chẳng hạn là cắt không chơi nữa. Tắt máy tạm thời nghỉ ngơi đợi tâm lý của mình ổn định hồi phục rồi hoặc đợi thị trường ổn định rồi lúc đó mới nhảy vào thị trường tiếp tục.

Đừng bao giờ chơi tất cả số vồn mình có hoặc đừng bao giờ chơi nhiều số tiền trên một lần giao dịch. Ví dụ: Bạn có 1000 USD bạn lại phang 100$, 200$ trên một lệnh đánh thì đấy là công thức giúp bạn nhanh chóng cháy tài khoản.

Ví dụ bạn đánh thua 3 lệnh liên tiếp nghĩa là bạn thua 3% vốn thì bạn nên dừng lại nghỉ ngơi dùng lại cho tâm lý bạn được thoải mái. Đợi thị trường ổn định bạn vào tiếp.

Chúng ta càng ở lâu trên thị trường này thì chúng ta càng dễ mất tiền. Do đó đủ mục tiêu lãi là chốt và ra khỏi thị trường. Hoặc cắt lỗ đúng kỷ luật không ham gỡ hoặc khát nước.

#1 Phương pháp quản lý vốn “đánh đều tiền”

Đây là cách đánh đi đều số tiền.

Ví dụ tài khoản 100$ đi đều mỗi lệnh 10$. Ưu điểm là bạn sẽ không bị cảm xúc chi phối, dễ vào lệnh linh tinh và vốn cũng linh tinh, tài khoản cũng sẽ không dễ dàng bị cháy. Tuy nhiên để có lợi nhuận với phương pháp này thì tỉ lệ thắng của bạn phải trên 60%.

#2 Phương pháp quản lý vốn “Đánh đều % tài khoản”

Cũng giống như cách trên nhưng sẽ đi đều theo % tài khoản hiện tại.

Ví dụ tài khoản 100% đi đều 5% mỗi lệnh thì lệnh đầu là 5$. Nếu thắng với xuất chi 80% thì tổng tài khoản hiện tại là 104$ nên lệnh tiếp theo sẽ là 104$ x 5% = 5.2$…

Ưu điểm của cách này đó là Lãi kép. Nếu có chiến thuật lãi ổn định thì lãi kép sẽ kéo tài khoản ngày càng tăng hơn. Đặc biệt nếu lệnh thua thì lệnh sau sẽ đi tiền ít hơn, đảm bảo rủi ro.

#3 Phương pháp quản lý vốn “Đôn tiền tịnh tiến”

Đây là cách đánh khi bạn gặp lúc thị trường đẹp hoặc vào khoảng hẹp, tức là lúc khả năng đúng liên tiếp của bạn cao. Lúc đó bạn sẽ kiếm được rất nhiều.

Ví dụ lệnh 1 của bạn là 10$, xuất chi 80%. Lệnh 1 thắng, bạn được tổng vốn + lãi là 18$. Tiếp tục vào lệnh 2 là 18%, thắng tiếp bạn được 32.4$. Lệnh 3 bạn vào 32.4$, thắng tiếp bạn được 58.3$. Nếu thua 1 trong các lệnh thì bạn chỉ mất 10$.

Cách đánh này tức là bạn xác định 1 chu kỳ của bạn bao nhiêu lệnh thắng liên tiếp. Ví dụ 3 lệnh, thắng liên tiếp 3 lệnh thì dừng. Cách này cũng sử dụng lãi kép. Chỉ cần thắng 3 lệnh liên tiếp bạn sẽ đủ bù cho 5 lần vào sai và bị mất tiền. Tuy nhiên như đã nói, cách này yêu cầu những lúc bạn chắc chắn tỉ lệ thắng của bạn cao như lúc khoảng hẹp.

#4 Phương phháp quản lý vốn “Gấp lệnh (Martingale)”

Cách này dựa vào quy luật toán học. Xét dãy số có số sau gấp đôi số trước:

1, 2, 4, 8, 16, 32….

Bạn hãy để ý: Số bất kỳ trừ tổng các số ở trước sẽ bằng 1.

Ví dụ: 8 – (1+ 2 + 4) = 1

Do đó, nếu bạn chơi Tài Xỉu, bạn vào lệnh 1 là 1$, nếu thua vào lệnh 2 là 2 $, nếu thua nữa vào lệnh 3 là 8$,… cho tới khi nào bạn thắng 1 lệnh thì bạn sẽ gỡ lại toàn bộ và lời 1$.

Tỉ lệ thắng là 50 – 50 nên nếu bạn thua liên tiếp quá nhiều lệnh thì chứng tỏ bạn quá xui.

Tuy nhiên, bạn có thể quản lý vốn theo chu kỳ để tránh công sức bao nhiêu xuống sông xuống bể bởi 1 ngày xui xẻo nào đó, bạn dính 10 lệnh hay nhiều hơn làm bay tài khoản của bạn.

Bạn đi gấp lệnh như vậy chỉ trong 3 lệnh, tạo thành 1 chu kỳ. Trong 3 lệnh đó miễn có 1 lệnh nào thắng thì kết thúc chu kỳ và có lợi nhuận bằng lợi nhuận của 1 lệnh đầu. Thua 3 lệnh liên tiếp thì nghỉ.

Tổng kết & Lời khuyên

Bản thân mình thì giao dịch theo % tài khoản. Mình cũng khuyến khích mọi người nên dùng cách quản lý vốn này, kể cả những người mới giao dịch. Mình luôn tính một lệnh vào bao nhiêu % tài khoản. Hôm nay thắng thua bao nhiêu %, tháng này thắng thua bao nhiêu %…

Vì ban đầu chủ yếu là luyện tập với số vốn nhỏ để tìm ra được phương pháp tốt. Mọi phương pháp khác đều vào theo số tiền, nên nếu về lâu dài nếu bạn giao dịch với tài khoản lớn hơn để kiếm lợi nhuận lớn hơn thì sẽ lại phải tính toán lại số tiền.

Thêm nữa, khi bạn vào theo % tài khoản, nếu mới đầu bạn chưa có phương pháp ổn định, tài khoản của bạn giảm so với bạn đầu thì lệnh của bạn cũng sẽ ít tiền lại, tránh thua lỗ nhiều hơn. Còn về sau này nếu bạn chứng minh được lãi ổn định theo tháng, thì tài khoản của bạn sẽ tăng % theo lãi kép, chứ không phải tháng nào cũng đều đều 1 số tiền. Và cho dù lúc đầu bạn luyện tập với tài khoản 1000$ và chứng minh được lợi nhuận ổn định, thì bạn có cầm tài khoản 10.000$, 100.000$… cũng không nao núng, vì bạn đã quen với việc tính lãi lỗ theo % tài khoản chứ không phải theo số tiền rồi.

#5 Tâm lý giao dịch

Tâm lý nó quyết định cái hành vi của một Tader. Khi trong một cuộc giao dịch bạn để tâm lý của mình bị chi phối. Cảm xúc của bạn đi lên hoặc bạn sợ quá bạn không giám vào lệnh hoặc bạn tham quá bạn đánh nhiều tiền. Bạn ăn được rồi bạn cứ đánh nhiều tiền hơn nữa dẫn đến cháy tài khoản.

LÒNG THAM: có nghĩa là khi bạn ăn được rồi đáng nhẽ bạn phải chốt lời rồi thì bạn lại tham quá ban lại cứ tiếp tục đánh. THAM ở đây có nghĩa là bạn không tuân thủ nguyên tắc quản lý vốn. Đáng nhẽ bạn chỉ đánh 1%/vốn thôi thì bạn lại phang hẳn 10%/vốn thậm chí ALL IN luôn nên dẫn đến cháy tài khoản.

TÂM LÝ CON BẠC: đó là khi bạn thua bạn lại ham gỡ, khi bạn thắng bạn lại ham lời. Khi bạn ở trạng thái tâm lý con bạc thì bạn sẽ rất ham gỡ. Càng thua càng ham gỡ càng mất tiền. và đây là lúc tài khoản của bạn cháy, thị trường sẽ nuốt chửng bạn.

Cho nên cuộc chơi ở đây là cuộc chơi của Tâm lý của Cảm xúc của quản lý vốn. Ai quản lý Cảm xúc tốt người đó thắng, ai quản lý vốn tốt người đó thắng.

Vì sao lại thua trong thị trường này:

Không có kiến thức gì về thị trường này

Tham gia với tâm lý không tốt (vui, buồn lẫn lộn..)

Bạn tham gia với muốn ăn tươi nuốt sống trong cái thị trường này

Tâm lý con bạc: Thắng ham ăn – Thua ham gỡ, đánh kiểu khát nước.

Để kiếm được tiền trong thị trường BO

Chúng ta cần giao dịch trong một cái tâm thế tự tin thoải mái

Chọn cho mình một không gian yên tĩnh

Đầu tư cho mình một mạng 3G/4G, Wifi đủ mạnh để bạn yên tâm giao dịch.

Kỷ luật bản thân – Tránh tâm lý con bạc

Chốt lời khi đạt đủ mục tiêu – Cắt lỗ khi thua 3 lệnh liên tiếp

Điều kiện để thành công trong thị trường BO

Chơi trong tâm thế của người chiến thắng

Chiến thắng lòng tham

Vượt lên nỗi sợ hãi

Kiên nhẫn mai phục chờ đợi thời cơ

Phương Pháp Quản Lý Tồn Kho

Khó khăn khi quản lý kho

Công việc quản lý tồn kho rất phức tạp, yêu cầu người quản lý có kỹ thuật tốt và cách tổ chức, sắp xếp các việc phù hợp để các hoạt động trong kho mới diễn ra suôn sẻ. Quản lý tồn ko bằng phương pháp thủ công gặp những khó khăn như:

Không nắm được chính xác số lượng hàng tồn kho

Việc xuất – nhập hàng hóa bằng phương pháp thủ công sẽ tốn nhiều thời gian tổng hợp, kiểm tra và luôn tiềm năng những sai sót kép (sai sót trong quá trình đếm hàng hóa xuất nhập, sai sót khi cộng trừ các hóa đơn). Vì vậy, số lượng hàng tồn kho có thể nhiều hơn hoặc thấp hơn số lượng thực tế, dẫn đến việc lập kế hoạch giải quyết không phù hợp.

Không nắm được thông tin về hàng hóa

Hàng tồn kho luôn là nỗi lo của mọi doanh nghiệp, cửa hàng, đặc biệt là với các hàng hóa có hạn sử dụng (thực phẩm), dễ bị hao mòn, hỏng hóc theo thời gian (hàng điện tử) và các hàng hóa theo mùa vụ, xu hướng (quần áo). Vì trong kho số lượng hàng hóa quá nhiều, mặt hàng đa dạng nên đôi khi lượng hàng hóa lớn đã hết hạn, gần sát ngày hết hạn mới được phát hiện.

Phương pháp quản lý kho

Cùng với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại thì giải pháp tối ưu nhất để xử lý vấn đề này là ứng dụng phần mềm vào quản lý hàng tồn kho.

Quản lý hàng hóa trong kho theo nhiều đơn vị tính

Với đặc tính tùy chỉnh linh hoạt, chúng tôi có thể cấu hình phần mềm sao cho nhà quản lý có thể quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính. Đơn vị khối lượng như: tấn, tạ, yên, kg,… Đơn vị độ dài như: mm, cm, m, km,… Đơn vị khác như: bao, thùng, gói, chai,…

Thông báo chính xác số lượng hàng hóa theo định mức

Nhờ có thể quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính, nhà quản lý có thể quản lý hàng hóa theo định mức chi tiết. Ví dụ: Trong kho có 70 thùng nước mắm, mỗi mỗi thùng có 20 chai, nhân viên xuất ra 20 thùng và 13 chai nước mắm. Nếu các phần mềm thông thường chỉ có thể quản lý theo thùng, với Faceworks, phần mềm sẽ cập nhật trên hệ thống số lượng mặt hàng nước mắm còn lại trong kho là 50 thùng và 7 chai nước mắm.

Quản lý vị trí hàng hóa trong kho

Với số lượng hàng hóa khổng lồ, diện tích kho rộng lớn, nhà quản lý cần biết vị trí chính xác hàng hóa trong kho đặt ở kệ nào, khu vực nào trong kho để nhanh chóng xuất/nhập kho. Phần mềm quản lý kho Faceworks giúp quản lý các vị trí của hàng hóa theo tên kho, dãy, lô, ô kệ, tầng, hàng, ngăn,…

Đưa ra những cảnh báo về thông tin của hàng hóa

Các nhân viên trong kho không phải đầu tư thời gian kiểm tra từng loại hàng, từng hộp hàng. Phần mềm quản lý kho loại bỏ hoàn toàn tình huống bỏ sót một số hàng hóa. Nó đưa ra những cảnh báo về hạn sử dụng, số lượng hàng, thời gian kiểm tra hàng hóa định kỳ cho từng loại,…

Các bản báo cáo được tổ chức trực quan bằng biểu đồ, có con số và thời gian cụ thể,… giúp nhà quản lý nhân biết được sự thay đổi về số lượng hàng tồn, những mặt hàng gia nhập hoặc ra khỏi danh sách tồn kho qua mỗi tháng. Đặc biệt phần mềm quản lý kho Faceworks xác định được mức độ tồn kho tối đa và tối thiểu với mỗi mặt hàng. Dữ liệu này đóng vai trò quan trọng vào việc hình thành và phát triển các kế hoạch mới.

Với khối lượng công việc lớn và phức tạp về hàng tồn kho như hiện nay, phần mềm quản lý kho Facework s là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các thủ kho.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

Hà Nội: 27 – Tô Vĩnh Diện – Thanh Xuân – Hà NộiHCM: 31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, chúng tôi thoại: 04 7306 1636

Áp Dụng Phương Pháp Của Người Nhật Vào Quản Lý Doanh Nghiệp

Vận dụng triết lý “Cải tiến kinh doanh không ngừng” cũng như áp dụng các phần mềm quản lý là những yếu tố quyết định sự phát triển và thành công của mô hình quản lý doanh nghiệp tại Nhật Bản.

Như chúng ta đã biết Nhật Bản là một đất nước phát triển không dựa vào tài nguyên thiên nhiên như phần đa các quốc gia khác mà họ tận dụng triệt đệ nguồn nhân lực trình độ cao và khoa học kỹ thuật vượt trội. Phần lớn các doanh nghiệp tại Nhật đều có những chiến lược cụ thể và có những bước phát triển vượt bậc. Để đạt được điều đó những nhà quản lý doanh nghiệp tại nước xứ sở hoa anh đào đã phải có những chiến thuật đặc biệt.

Kaizen- Cải tiến không ngừng

Đây là một phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả được công ty xe hơi tại Nhật Bản khởi sướng. Kaizen dịch đơn giản theo tiếng Nhật là cải tiến không ngừng.

Nội dung của Kaizen được tóm gọn bằng tiêu chuẩn 5s: seiri-sàng lọc, seiton-sắp xếp, seiso-sạch sẽ, seiketsu-săn sóc, shisuke-sẵn sàng. Nội dung này như một quy tắc làm việc bất cứ người công nhân nào trong quá trình làm việc đều phải thực hiện nghiêm túc 5 nội dung này để tạo ra sự thuận tiện trong công việc của chính mình cũng như những đồng nghiệp khác.

5 nội dung này sau khi được áp dụng trong một thời gian nhất định dần sẽ tạo thành thói quen, tinh thần tự giác của người làm động. Hoàn thành công việc một cách có trách nhiệm, nhanh gọn và cẩn trọng. Từ đó tạo ra những sản phẩm mang chất lượng tốt nhất.

Phương pháp Kaizen được phần đông các nhà quản lý doanh nghiệp tại Nhật sử dụng để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tăng cạnh tranh và giảm các chi phí dư thừa: sản phẩm dư thừa, sản phẩm hỏng hóc, lương trả cho thời gian chết.

Áp dụng công nghệ vào các công tác quản lý doanh nghiệp

Các phần mềm quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố mấu chốt làm nên sự thành công của công tác quản lý doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản. Toàn bộ thông tin về tài sản của doanh nghiệp đều được quản lý bằng một hệ thống duy nhất và việc giám sát, phân tích hoạt động của nhà máy, phân xưởng cũng được diễn ra ở bất cứ thời điểm nào một cách cập nhật, chính xác nhất.

Việc quản lý doanh nghiệp hiệu quả giúp cho các công ty ở Nhật Bản tối thiếu hóa các rủi ro cũng như chi phí vận hành.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc kiểm soát các nhà máy, phân xưởng sẽ giúp cho các nhà quản trị có những bước cải tiến sản phẩm hiệu quả. Đồng thời giúp ban lãnh đạo có những đánh giá về mức độ hiệu quả, lãi suất của một sản phẩm để có phương án điều chỉnh kịp thời.

Việc áp dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp không những giúp doanh nghiệp khai thác triệt để năng suất, vốn đầu tư, nguồn lực của mình mà còn đảm bảo được tính công bằng, minh bạch trong công tác kiểm soát người lao động. Giúp cho người lao động cảm thấy thoải mái tập trung vào công việc từ đó công tác quản lý doanh nghiệp sản xuất thêm hiệu quả.

Hiện nay tại Việt Nam cũng đã có một số doanh nghiệp đang học hỏi và đưa vào thực hiện những phương pháp quản lý này của Nhật Bản. Tuy nhiên chuyển đổi từ phương pháp quản lý truyền thống sang một phương pháp hiện đại, mới lạ chi phí lớn, công nghệ cao cũng đặt ra cho doanh nghiệp nước ta không ít thách thức. Đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải biết vận dụng một cách linh hoạt tìm ra con đường đúng, phù hợp với mình, tạo ra một phương pháp quản lí doanh nghiệp hiệu quả mới từ chính phương pháp của nước Nhật Bản.