Mục đích đặt ra cho bài này:
Những loại lấy mẫu nào trong nghiên cứu định tính.
Bàn về các loại lấy mẫu xác suất và phi xác suất.
Áp dung chiêu đơn giản cho luận văn cao học UEH hướng nghề nghiệp.
Phương pháp lấy mẫu là một câu hỏi hay bị hỏi trong buổi bảo vệ và bạn cũng thể hiện nó trong luận văn cao học. Về lý thuyết phương pháp lấy mẫu trong định tính có 3 loại sau:
Lấy mẫu có mục đích (Purposive)
Lấy mẫu hạn ngạch (Quota)
Lẫy mẫu Snowball
1/ Lấy mẫu có mục đích (Purposive Sampling):
Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất, việc lấy mẫu có mục đích là mẫu đảm bảo một tập tiêu chí nhất định.
Ví dụ: Các bạn nữ xinh đẹp ở độ tuổi 20-30 ở quận 10.
Điểm đặc biệt là kích cỡ mẫu không biết trước để thu thập dữ liệu, kích thước mẫu bị phụ thuộc vào tài nguyên, thời gian còn lại và đạt được mục tiêu dự án. Kích thước mẫu thường được quyết định trên lý thuyết rằng “không còn dữ liệu mới nữa”
2/ Lấy mẫu hạn ngạch (Quota Sampling)
Đôi khi lấy mẫu hạn ngạch là một loại của lấy mẫu có mục đích. Trong lấy mẫu hạn ngạch (Quota Sampling) ta xác định số người tham gia với các đặc trưng nhất định. Những đặc trưng này thường là tuổi, giới tính, quốc gia, khu vực, trạng thái hôn nhân…
Ví dụ: Check phỏng vấn 69 bạn gái tuổi từ 20-30 ở khu vực Q10 TpHCM. Chú ý số 69 là con số xác định hạn ngạch bạn phải phỏng vấn ít nhất là 69.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa lấy mẫu hạn ngạch và lấy mẫu có mục đích là lấy mẫu hạn ngạch đề cập đến vấn đề kích thước của mẫu cần bao nhiêu. Kích thước này đôi khi cũng là tỷ lệ: Ví dụ lấy mẫu khảo sát về xu hướng thời trang trẻ và mẫu cần là các bạn từ 20-30 tuổi với tỷ lệ nam nữ là 1:1
3/ Lấy mẫu snowball
Đây là kiểu lấy mẫu có lẽ không phổ biến lắm, áp dụng trong những tình huống nhất định. Ví dụ Kevin hỏi bạn “Em ơi, em có biết xếp hình không?” bạn không biết và bạn nói “Em không biết xếp hình, anh thử hỏi con Bưởi thử xem.”
Là kiểu dạng phỏng vấn 1 người, xong rồi người đó giới thiệu tiếp 1 người, bạn phỏng vấn tiếp người đó.
Ví dụ hình dung dễ hơn giống như hỏi đường đi đấy. Bạn hỏi người này, rồi không biết ngta chỉ lụi vào người khác 😀
Quay trở lại vấn đề chính là phản biện trong luận văn cao học UEH hướng nghề nghiệp khi ra hội đồng
Bạn phải xác định lấy mẫu của bạn là mục đích, hạn ngạch hay snowball.
Lấy mẫu xác suất (Probability Samples) một số tài liệu còn được gọi là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có nghĩa là các mẫu chọn vào tổng thể có xác suất như nhau. Lẫy mẫu xác suất gồm các loại sau:
Lấy mẫu ngẫu nhiên giản đơn (Simple Random): Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự nào đó lập theo vần của tên, hoặc theo quy mô, hoặc theo địa chỉ…, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách; rồi rút thăm, quay số, dùng bảng số ngẫu nhiên, hoặc dùng máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu. Thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung không phân bố quá rộng về mặt địa lý, các đơn vị khá đồng đều nhau về đặc điểm đang nghiên cứu. Thường áp dụng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các dây chuyền sản xuất hàng loạt.
Systematic Random (Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống): Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự quy ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều k đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu. Ví dụ : Dựa vào danh sách bầu cử tại 1 thành phố, ta có danh sách theo thứ tự vần của tên chủ hộ, bao gồm 240.000 hộ. Ta muốn chọn ra một mẫu có 2000 hộ. Vậy khoảng cách chọn là : k= 240000/2000 = 120, có nghĩa là cứ cách 120 hộ thì ta chọn một hộ vào mẫu.
Cluster Sampling (Chọn mẫu cả khối): Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như làng, xã, phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng thời gian…). Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn. Thường dùng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu. Ví dụ : Tổng thể chung là sinh viên của một trường đại học. Khi đó ta sẽ lập danh sách các lớp chứ không lập danh sách sinh viên, sau đó chọn ra các lớp để điều tra.
Multi Stage Sampling (Chọn mẫu nhiều giai đoạn): Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có quy mô quá lớn và địa bàn nghiên cứu quá rộng. Việc chọn mẫu phải trải qua nhiều giai đoạn (nhiều cấp). Trước tiên phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I. Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II…Trong mỗi cấp có thể áp dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối để chọn ra các đơn vị mẫu. Ví dụ :Muốn chọn ngẫu nhiên 50 hộ từ một thành phố có 10 khu phố, mỗi khu phố có 50 hộ. Cách tiến hành như sau : Trước tiên đánh số thứ tự các khu phố từ 1 đến 10, chọn ngẫu nhiên trong đó 5 khu phố. Đánh số thứ tự các hộ trong từng khu phố được chọn. Chọn ngẫu nhiên ra 10 hộ trong mỗi khu phố ta sẽ có đủ mẫu cần thiết.
Lấy mẫu phi xác suất (Non-Probability Samples) hay còn gọi là chọn mẫu không ngẫu nhiên: các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn : Ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó ; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn. Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung. Lấy mẫu phi xác suất gồm những loại sau:
Convenience (Lẫy mẫu thuận tiện): Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.
Snowball Sampling (Đã nói ở trên)
Quota Sampling (Đã nói ở trên, quá dễ 😀 )
Judgêmnent Sampling (Lấy mẫu phán đoán): Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.
Kevin
[email protected]