Phương Pháp Pra Là Gì / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Chia Sẻ Hạnh Phúc Thông Qua Phương Pháp Pra

“Người học không mấy khi chú trọng vào nội dung bài học. Thay vào đó, họ tập trung quan sát hành vi của người dạy và xem chúng có phù hợp với những gì mà họ giảng dạy không. Hơn nữa, người học cũng sẽ vận dụng những gì được học vào thực tế nếu họ được khuyến khích bởi chính sự thực hành của người dạy”. (Mr. Uttam Dhakhwa, Diễn Đàn Chia Sẻ Về Đời Sống Tinh Thần và Sự Phát Triển).

Tại sao phải sử dụng phương pháp PRA? Rất nhiều diễn đàn, hội thảo đã đề cập đến vấn đề này. Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi cho rằng có 3 nhân tố chính cấu thành PRA đó là: thái độ và hành vi, nhận thức hay tầm nhìn và quá trình rèn luyện hay kĩ năng. Nhân tố thứ ba là rất rõ ràng và nhấn mạnh đến việc làm thế nào để sử dụng các công cụ PRA. Do đó nhiều người cho rằng phần lớn thời gian tập huấn đều chú trọng vào nhân tố này. Viêc tập huấn bắt đầu bằng lược sử về PRA và kết thúc bằng cách thức áp dụng các công cụ PRA.

Nhân tố thứ nhất đề cập đến vấn đề ai cần sử dụng PRA? Đâu là những phẩm chất của một người thực hành PRA. Nhân tố thứ hai nhấn mạnh tại sao cần sử dụng PRA mà không phải là các phương pháp khác. Những giá trị của PRA là gì? Tương tự như vậy, nhân tố thứ ba tập trung vào làm thế nào để sử dụng hiệu quả các công cụ PRA, quá trình ứng dụng chúng ra sao?

Sự tham gia của cộng đồng phụ thuộc vào chính thái độ của những người thúc đẩy.

Sự Phát Triển Có Nghĩa Là Sự Chia Sẻ Hạnh Phúc

Một đồng nghiệp của tôi có nói với tôi rằng sự phát triển có nghĩa là chia sẻ hạnh phúc và biện luận bằng rất nhiều trường hợp mà anh ta đã gặp. Tôi thực sự thích thú với ý tưởng đó.

Tôi đã có dịp tham quan rất nhiều dự án phát triển, có cái trị giá hàng triệu rupi, có cái chỉ vài nghìn. Một lần tôi đến một làng gần cạnh Pokhara cách Kathmandu khoảng 200 km. Chúng tôi tổ chức cho người dân cùng tham gia đánh giá một dự án cung cấp nước sạch và thực sự có một khoảng thời gian vui vẻ ở đó. Chúng tôi chia sẻ mọi việc cùng với dân làng và họ rất hạnh phúc với sự có mặt của chúng tôi. Về mặt tài chính, đó là một dự án nhỏ. Cơ quan quản lí cấp nước địa phương và một tổ chức của Nhật Bản phối hợp thực hiện dự án. Nó tiêu tốn hết khoảng 35 nghìn rupi. Một người phụ nữ chia sẻ với chúng tôi:

Chị A Didi đến làm việc tại làng tôi. Chúng tôi chẳng thiết tha gì với chị ấy suốt một thời gian dài, thậm chí còn bảo chị ấy nên trở về đi vì chúng tôi đã có những kinh nghiệm cay đắng với những người làm công việc này trước đó. Nhưng cô ấy đã không về mà còn dành rất nhiều đêm để suy nghĩ về những vấn đề nan giải của chúng tôi. Cô ấy thật tốt. Cuối cùng chúng tôi trở nên yêu quý cô ấy và chung sức cùng với cô ấy hoàn thành rất nhiều việc. Bây giờ chúng tôi có những hợp tác xã riêng. Chúng tôi tham gia vào các lớp xóa mù chữ. Chúng tôi rất hạnh phúc vì đã được làm việc cùng với cô ấy, hoàn thành mọi việc một cách vui vẻ. Bây giờ nhớ lại tôi vẫn thấy hào hứng. Chúng tôi yêu quý dự án này và sẽ không bao giờ để nó tàn lụi để ghi nhớ khoảng thời gian tuyệt vời đó.

Một tổ chức đa phương dành hẳn 1.5 triệu rupi cho một dự án cấp nước cho một làng ở huyện Nuwakot, vùng phía bắc Kathmandu. Nhưng một ủy ban phát triển của làng đó (chịu trách nhiệm khoảng 800 hộ gia đình) chỉ nhận được 5 trăm nghìn rupi ngân sách năm. Mâu thuẫn giữa dân làng và dự án nổ ra. Người dân không vui vẻ gì với dự án đó dù vấn đề cấp nước cho những vùng xa đã được giải quyết. Khi đánh giá dự án, họ nói rằng:

Dự án sắp hoàn thành nhưng chúng tôi hầu như không thể nhận biết người của dự án này. Họ thay đổi nhân viên dự án liên tục, chúng tôi không bao giờ nhìn thấy họ lần thứ hai. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng đây là dự án của chúng tôi. Chúng tôi có nghe nói họ đã thành lập một đoàn công tác nhưng chẳng biết được đó là những ai, chắc phải nằm trong số quan chức lãnh đạo. Những nhân viên dự án cũng không có nơi làm việc hay nơi ở thường trú. Phần đông số họ trở về trụ sở ở Kathmandu hay Trishuli sau khi tham quan dự án. Một nhà thầu ở vùng lân cận đứng ra xây dựng dự án. Chúng tôi cũng đã nói chuyện với nhân viên dự án và họ không mấy vui vẻ.

Đã nhiều năm dân làng được cấp nước từ một dòng suối gần đó và mọi việc cứ tiếp tục như thế. Họ không hề được hỏi về những mong muốn hay những suy nghĩ thực sự của họ. Tất cả được lên kế hoạch và thực hiện bởi những “người ngoài”, những người chưa bao giờ đối mặt với các vấn đề như thiếu nước hay phải sử dụng nước bẩn. Chúng tôi nhận thấy dự án này không thể là công cụ để chia sẻ hạnh phúc. Khoảng cách giữa người dân và dự án đã được nới rộng ngay từ khi nó được đưa ra. Những nhân viên dự án chỉ coi đây là một phần công việc họ phải làm. Họ nghĩ rằng họ đã đối xử tốt với những người dân làng khi đã mang lại dự án này. Họ không sẵn sàng nói chuyện với người dân, và như thế làm sao họ có thể chia sẻ hạnh phúc với dân làng.

Kinh nghiệm đã cho chúng tôi thấy rất nhiều câu chuyện mà người dân tự giác tham gia xây dựng các công trình như đền miếu, đường xá, trường học. Họ làm tất cả những việc đó cứ như đang tổ chức một lễ kỉ niệm vậy. Phân tích kĩ một chút bạn sẽ thấy động lực của họ chính là nhu cầu chia sẻ hạnh phúc. Họ hát cùng nhau, làm việc cùng nhau, tổ chức các bữa tiệc ăn uống cùng nhau, cùng nhau vui cười khi hoàn thành công việc. Họ hạnh phúc khi cho đi hay nhận được cái gì đó hay khi chia sẻ với nhau.

Một tổ chức lớn đề nghị bạn tôi làm việc với họ. Cô ấy suy nghĩ rất nhiều, tham khảo ý kiến người khác và cuối cùng từ chối đề nghị đó. Cô ấy nói:

Tôi không chắc là mình sẽ hạnh phúc ở một môi trường mới. Tôi đang rất vui khi được làm việc với các bạn tôi ở đây, được chia sẻ cùng họ. Tôi yêu thích công việc hiện tại. Họ đã đề nghị tôi mức lương gấp đôi và cung cấp cho tôi mọi tiện nghi. Nhưng tôi nghĩ mình sẽ mất đi hạnh phúc đang có.

Chia Sẻ Hạnh Phúc Bằng Phương Pháp PRA

Chúng tôi chưa bao giờ thấy việc tập huấn PRA là tẻ nhạt. Gần đây tôi có xem lại 60 bản báo cáo tập huấn PRA. Tôi tham khảo phần đánh giá của người được tập huấn, phần thường được làm vào cuối buổi. Tôi không thấy dù chỉ là một bản nói rằng PRA là tẻ nhạt. Tôi thường thấy họ nhận xét rằng: “mười ngày tập huấn mà chỉ như mười phút vậy”, “việc này giống như một trò chơi”, “chúng tôi không hề thấy tẻ nhạt”, “chúng tôi cười rất nhiều”, “chúng tôi chia sẻ rất nhiều” hay đại loại như thế. Những gì bạn học được từ PRA, bạn cũng có thể học được từ các phương pháp khác. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi, một trong những giá trị cơ bản của PRA đó là tạo ra một môi trường để chia sẻ niềm vui. Người học sẽ không cảm thấy ở đây có sự phân chia thứ bậc hay sự khác biệt xã hội nào về điều kiện kinh tế, giới tính hay đẳng cấp. Tất cả họ cùng cười, học và chia sẻ. Sự chia sẻ đó phát triển mối liên hệ tình cảm giữa họ và đó là điều mà PRA làm được cả trong khi tập huấn và cả ở ngoài đời sống cộng đồng.

PRA nếu không có “chia sẻ niềm vui” thì sẽ rất tẻ nhạt và khô khan, thậm chí là nguy hiểm. Có một vị chủ tịch ủy ban phát triển cộng đồng của huyện Dhading, gần kề Kathmandu chia sẻ kinh nghiệm của mình về PRA như sau:

“Một nhóm hoạt động PRA đến làng chúng tôi dẫn đầu bởi 4 hay 5 người mang vác nào là lều trại lương thực thực phẩm. Ngay khi đến, một vài trong số họ thì đi tìm bắt gà còn một vài đi chặt cành cây để chuẩn bị cắm trại vào buổi tối. Một số thanh niên thì đến khu vực cấp nước chọc ghẹo các cô gái trong làng. Buổi tối họ tổ chức một buổi tiệc lớn. Họ hát hò, nhảy múa và la hét tận đến khi 2 gã trong số đó gây gổ với nhau vì uống say. Sáng hôm sau họ tập hợp chừng 7 hay 8 người gì đó (gồm 3 người trong ngôi nhà mà họ đã ở) và bắt đầu thực hành PRA.

Kiểu thực hành PRA không có sự tham gia của đông đảo cộng đồng như thế không phải là chia sẻ niềm vui mà là cướp đi niềm vui của họ. Những hành động vì lợi ích cá nhân như thế còn làm hủy hoại giá trị của phương pháp PRA.

Những gì mà chúng ta đạt được nhờ PRA thì cũng có thể đạt được nhờ những phương pháp khác. Có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Chúng ta cũng có thể khuyến khích những người không biết chữ hay những người bị đẩy ra ngoài rìa xã hội tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng bằng các cách khác nhau. Nhưng vai trò của PRA là rất lớn và chỉ có PRA mới tạo ra được một môi trường cho họ chia sẻ niềm vui.

Trong một cuộc phân cấp giàu nghèo ở một làng của huyện Sindhupalchowk phía đông bắc Kathmandu được tiến hành bởi chính những người dân làng, họ đã xếp một ông lão nọ vào danh sách người nghèo nhưng ông nhất định phản đối. Việc tranh cãi diễn ra khá lâu. Mọi người cố đưa ra những bằng chứng chứng minh cho sự nghèo của ông. Họ muốn giúp ông bởi mục tiêu của dự án này là các chương trình hỗ trợ người nghèo. Ông lão thực sự rất nghèo, chẳng có gì cả thậm chí ngày không đủ 2 bữa cơm. Nhưng ông nói: “Tôi không có đủ thức ăn nhưng tôi hạnh phúc. Tôi là người hạnh phúc nhất trong làng này. Mọi người đã bao giờ thấy tôi buồn phiền bao giờ chưa? Như thế thì làm sao cho tôi là nghèo được?”. Thế là mọi người đành xếp ông vào hạng trung bình. Ông lão đó cũng chính là người đầu tiên tham gia vào thậm chí là điều hành bất cứ công việc tập thể nào của làng.

Chúng tôi đã nói chuyện với ông ấy rất lâu và nhận ra rằng ông có một nguồn hạnh phúc tự trong lòng. Tất cả dân làng đều cảm thấy thiếu vắng nếu ông đi đâu đó vài ngày. Những người làm PRA ở đây có thể cho rằng việc được đáp ứng những nhu cầu cơ bản là quyền của con người và sự nghèo đói có thể sẽ là cản trở lớn cho nỗ lực chia sẻ hạnh phúc. Tuy nhiên sự giàu có về vật chất không thể so sánh được với sự giàu có về tinh thần và tình cảm.

“Tất nhiên chúng ta muốn sự công bằng chứ không phải sự bất công, chúng ta không muốn sự bóc lột mà chúng ta muốn mang lại quyền lợi cho những người bị tước đoạt. Vì thế chúng ta cần khuyến khích những người bị xa lánh kì thị, những người bị tước đoạt đó tham gia vào quá trình phát triển nâng cao đời sống cho chính họ. Chúng ta cần lắng nghe những ý kiến tâm tư và nguyện vọng của họ. Chúng ta phải là những người bạn đồng hành với họ trong suốt quá trình trao quyền cho họ. Chúng ta cần làm thế không chỉ bởi vì đó là nghĩa vụ mà còn vì điều đó sẽ giúp chúng ta hạnh phúc. Chúng ta muốn chất lượng cuộc sống của họ tăng lên để giảm đi sự bất công. Chúng ta cần tỏ rõ cho họ thấy chúng ta hạnh phúc khi được là những người bạn của họ. Đó là cách mà chúng ta chia sẻ hạnh phúc với họ. Một khi họ đã hiểu được những mong muốn của chúng ta, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ niềm vui của họ với chúng ta. Rõ ràng PRA có thể làm được rất nhiều trong việc chia sẻ hạnh phúc với những nhóm người bị xô đẩy ra bên lề xã hội ấy. PRA xóa bỏ mọi nghi thức xã hội và giúp chúng ta suy nghĩ nhìn nhận vấn đề theo cách thức của họ.

Một trong số những vị chủ tịch các ủy ban phát triển đã bày tỏ kinh nghiệm của mình trong sử dụng PRA cho việc lên kế hoạch.

” Trước khi có PRA, chúng tôi thường tập hợp nhu cầu của các thành viên trong xóm. Những chiếc bàn của chúng tôi phải chịu đựng rất nhiều vì ai cũng nuốn nhấn mạnh nhu cầu của mình bằng cách đập tay xuống bàn. Tuy nhiên nhờ có việc xếp loại những nhu cầu đó mà chiếc bàn không phải hứng chịu các cú đập đó nữa. Chúng tôi cùng làm việc với nhau rất vui vẻ.

Theo kinh nghiệm mà tôi có được, PRA giúp ta chia sẻ niềm vui với cộng đồng và ngược lại, nhất là đối với những người bị tổn thương hay bị đẩy ra rìa xã hội. Tôi tin rằng nếu chúng ta nghĩ đến những mặt tích cực, thì chúng ta càng tiến gần đến sự phát triển. Nếu chỉ nghĩ đến mặt tiêu cực, chúng ta sẽ bị kìm hãm. Không thể có phát triển nếu chỉ nghĩ đến những mặt tiêu cực mà thôi.

Kamal PhuyalNepal Bài xã luận trình lên hội thảo IDS “Những Con Đường Dẫn Tới Sự Tham Gia”

–“”–

Phương Pháp Biện Chứng Là Gì? Phương Pháp Siêu Hình Là Gì?

Các khái niệm “biện chứng” và “siêu hình” trong lịch sử được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mác-xít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.

Phương pháp biện chứng phản ánh “biện chứng khách quan” trong sự vận động, phát triển của thế giới. Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là “phép biện chứng”.

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

– Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

– Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại. Nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thứcnnó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định.

Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

2.1. Phương pháp biện chứng là phương pháp:

– Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

– Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

2.2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng:

Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.

Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận.

Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.

Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là và người hoàn thiện là Hêghen.

Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng.

Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm.

Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.

Tìm Hiểu Phương Pháp 5S Là Gì? Phương Pháp Kaizen Là Gì?

Nhật Bản là đất nước nổi tiếng vốn được biết đến xứ sở của những người làm việc nghiêm túc và mang lại năng suất cao. Họ rất tự hào khi có hàng nghìn phương pháp làm việc được đánh giá là cực kì hiệu quả. Trong số đó phương pháp Kaizen và phương pháp 5s. Vậy phương pháp 5s là gì? Phương pháp Kaizen là gì? Áp dụng thế nào là đúng?

1. Phương pháp Kaizen là gì? Các phương pháp triển khai Kaizen hiệu quả 1.1 Phương pháp Kaizen là gì?

Kaizen là gì? Thuật ngữ Kaizen được ra đời sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong tiếng Nhật, Kaizen được ghép từ hai chữ “kai” tạm dịch là thay đổi và “zen” được hiểu là tốt hơn. Vậy phương pháp Kaizen được hiểu là “thay đổi để mà tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”.

Trong từng lĩnh vực, trong từng ngữ cảnh, phương pháp Kaizen được hiểu theo từng ý nghĩa cụ thể khác nhau. Trong kinh doanh, phương pháp Kaizen là gì? Nó là sự tích lũy từ tiểu thành đại. Trong sản xuất, Kaizen được hiểu là sự cải tiến làm việc của từng thành viên trong dây chuyền sản xuất để tăng năng suất và phát triển hơn.

Vậy tạm hiểu phương pháp Kaizen là gì? Là trong tất cả các lĩnh vực, mọi thành viên dù ở đâu hay làm gì cũng đều phải nỗ lực để cải tiến liên tục để đạt được kết quả tốt nhất.

1.2 Làm thế nào để thực hiện phương pháp Kaizen?

Theo Kaizen, sự sáng tạo của con người được xem là vô hạn. Và sau khi thấm nhuần được phương pháp Kaizen là gì này, có 3 phương pháp chính để có thể ứng dụng Kaizen.

Quy tắc 5s: Giúp môi trường làm việc sạch sẽ, khoa học và hiệu quả.

Phương pháp JIT: Đầy đủ là Just In Time. Được hiểu là xây dựng thói quen đúng hạn trong khâu kiểm soát hàng tồn kho và sản xuất tránh tình trạng lãng phí diễn ra. Toyota là ví dụ tiên phong của phương pháp này.

PDAC: nghĩa là Plan, Doing, Check và Act, giúp xây dựng quy trình làm việc tối ưu và hiệu quả hơn.

2. Tiêu chuẩn 5s là gì? Ý nghĩa phương pháp 5s và triển khai quy trình 5s như thế nào? 2.1 Tiêu chuẩn 5s hay quy tắc 5s là gì?

Quy tắc 5s hay tiêu chuẩn 5s là một phương pháp tiêu biểu nhất của triết lý Kaizen. Quy tắc 5s được xây dựng trên nguyên tắc nếu bạn được làm việc trong một môi trường sạch sẽ, gọn gàng, lành mạnh thì năng suất, hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

5s ra đời từ 5 chữ cái “s” đầu tiên của các từ trong tiếng Nhật là Seiri ( Sàng lọc), Seiton ( Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu ( Săn sóc), Shitsuke ( Sẵn sàng).

Sau khi loại bỏ thứ không cần thiết, những vật dụng còn lại cần được sắp xếp một cách có khoa học để có thể dễ dàng tìm thấy, dễ dàng lấy đi và trả lại chỗ cũ. Quá trình này cần nghiêm túc thực hiện và duy trì.

Được hiểu là giữ vệ sinh không gian làm việc thật sạch sẽ để tạo ra môi trường gọn gàng, thoáng đãng nhất. Quy trình sạch sẽ cần được thực hiện định kì.

Săn sóc ở đây là việc luôn đảm bảo duy trì 3s ở trên luôn được thực hiện. S4 ra đời để hoàn thiện các quy tắc khác và đảm bảo hiệu quả năng suất công việc luôn được giữ vững.

Đây là sự kỉ luật. Những quy tắc trên được đưa vô thành nế nếp, như một thói quen tự giác và nghiêm túc thực hiện để đảm bảo mọi thứ luôn sẵn sáng bắt đầu.

2.2 Ý nghĩa của phương pháp 5s

Phương pháp 5s hay quy tắc 5s không phải dễ dàng mà hình thành khi không hiểu được ý nghĩa to lớn mà nó mang lại. Có thể việc được rèn luyện, được thường xuyên áp dụng đã mang lại những đức tính tốt đẹp của nhiều người dân Nhật. Một trong số đó phải kể đến tỉ mỉ, sạch sẽ, kiên trì.

Cùng xem những ý nghĩa của phương pháp 5s

Thông qua việc tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ, thông thoáng cho nhân viên có thể thấy phương pháp 5s giúp cho sức khỏe luôn được đảm bảo, luôn được quan tâm. Đồng thời quy trình làm việc luôn được kiểm soát, đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro.

Việc kiểm soát được chỉ những vật dụng cần thiết xuất hiện trong môi trường làm việc giúp tránh được tình trạng lãng phí. Bên cạnh đó phương pháp 5s còn giúp giảm thiểu các chi phí hoạt động, giảm số lượng người làm việc không cần thiết giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Sự gọn gàng, ngăn nắp trong môi trường làm việc rất quan trọng. Con người có thể dễ dàng rút ngắn thời gian làm việc cũng như thời gian vận chuyển để đạt hiệu quả công việc cao hơn với quy tắc hay phương pháp 5s.

Không phân biệt cấp bậc cao thấp, tất cả cùng đồng lòng thực hiện phương pháp 5s giúp cho họ gần gũi nhau hơn. Cùng nhau hướng tới một mục tiêu là lợi ích của tổ chức, của công ty khiến tính đoàn kết gắn bó ngày càng vững mạnh.

2.3 Quy trình triển khai phương pháp 5s

Không cần quan tâm mô hình lớn nhỏ của tổ chức, công ty như thế nào, nếu đã hiểu được ý nghĩa của phương pháp 5s mang lại hãy cố gắng áp dụng sớm nhất có thể.

Phổ biến chi tiết quy tắc phương pháp 5s trong toàn thể cán bộ nhân viên để nắm rõ và có thể thực hiện.

Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết tiến hành sắp xếp bố trí sao cho thuận tiện nhất quá trình làm việc. Trên nguyên tắc là cái gì hay dùng nên để gần và ít dùng thì để dần ra xa. Hãy phác thảo cách bố trí để thỏa thuận và cùng ghi nhớ. Điều này giúp cho quá trình luôn được duy trì.

Không nên đợi dơ bẩn thì mới vệ sinh. Điều này chỉ khiến mất thời gian lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Tất cả mọi người trong tổ chức có thể thống nhất thời gian dành ra mỗi ngày để tiến hành vệ sinh nơi làm việc.

Tạo dựng quy trình này như một thói quen đồng thời đưa ra chế độ thưởng phạt để hình thành kỉ luật trong tổ chức. Thường xuyên tổ chức đánh giá định kì để chắc chắn tổ chức vẫn đang duy trì tốt quy tắc 5s này.

Việc hiểu rõ phương pháp 5s là gì? Kaizen là gì? Cũng như ý nghĩa và phương pháp thực hiện giúp bạn có thể ứng dụng nhiều điều vào cuộc sống. Phương pháp Kaizen, quy tắc 5s hay tiêu chuẩn 5s không chỉ áp dụng riêng cho tổ chức công ty. Ngay cả trong đời sống hằng ngày nếu bạn tạo dựng được thói quen tốt này sẽ hình thành những đức tính tốt đẹp cho bản thân.

Phương Pháp Aas Là Gì?

AAS là phép đo phổ hấp thụ nguyên tử.

Muốn thực hiện phép đo AAS cần phải theo các quá trình sau:

– Chọn các điều kiện và một loại trang bị phù hợp để chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu thành trạng thái hơi của các nguyên tử tự do. Gọi là quá trình nguyên tử hoá mẫu.

– Chiếu chùm tia sáng phát xạ của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa điều chế trên. Phần cường độ của chùm tia sáng bị một loại nguyên tử hấp thụ là phụ thuộc vào nồng độ của nó trong môi trường hấp thụ.

– Máy đo quang phổ thu, phân ly và chọn vạch phổ của nó. Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ hấp thụ.

Máy đo phổ hấp thụ nguyên tử phải bao gồm các phần cơ bản sau:

– Phần 1: Nguồn phát bức xạ cộng hưởng của nguyên tố cần phân tích. Đó là đèn catốt rỗng (HCL), các đèn phóng điện không điện cực (EDL), hay nguồn phát xạ liên tục đã được biến điệu.

– Phần 2: Hệ thống nguyên tử hoá mẫu phân tích. Có thể theo kỹ thuật nguyên tử hoá bằng ngọn lửa (F-AAS) hoặc nguyên tử hoá không ngọn lửa (ETA-AAS).

Liên hệ người viết :

++facebook của tôi : http://bit.ly/2gbTWGk +++blog : http://bit.ly/2iEwW3Y ++ pinterest của tôi : http://bit.ly/2yXVriG +++kênh học tập : http://bit.ly/2zM0S1v ++ instagram của tôi : https://www.instagram.com/nguyencongtrinh113/ +++ Tumblr : http://bit.ly/2zUrIp3 ++ reddit : http://bit.ly/2zKuA7h

+ Kỹ thuật nguyên tử hoá bằng ngọn lửa gồm:

* Bộ phận dẫn mẫu vào buồng aerosol hoá và thực hiện quá trình aerosol hoá mẫu

* Đèn để nguyên tử hoá mẫu khi đốt cháy hỗn hợp khí có chứa mẫu ở thể huyền phù khí

+ Kỹ thuật nguyên tử hoá mẫu không ngọn lửa: Dùng lò nung nhỏ bằng graphit (cuvet graphit) để nguyên tử hoá mẫu nhờ nguồn năng lượng điện có thế thấp (< 2V) nhưng dòng rất cao (50-500A).

– Phần 3: Máy quang phổ, là bộ đơn sắc có nhiệm vụ thu và phân li và chọn tia sáng cần đo hướng vào nhân quang điện để phát hiện tín hiệu hấp thụ AAS.

– Phần 4: Hệ thống chỉ thị tín hiệu hấp thụ của vạch phổ. Nó có thể là một điện kế hay một máy tự ghi pic của vạch phổ hoặc bộ hiện số hoặc máy in. Các máy hiện đại còn có thêm Microcomputer hay Microprocesor. Nhiệm vụ của nó là xử lý các kết quả đo và lập trình điều khiển tất cả 4 phần trên.

Phương Pháp Chiropractic Là Gì

Chiropractic hay còn được biết tới với tên gọi phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống, phương pháp đã được công nhận tại 65 quốc gia với hơn 70.000 trung tâm Chiropractic và hơn 100 triệu người Mỹ cùng các nước châu Âu tin tưởng, lựa chọn như một phương cách chăm sóc sức khỏe.

Chiropractic hay còn được biết tới với tên gọi phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống. Đây là phương pháp được xây dựng và phát triển dựa trên mối liên hệ giữa sức khỏe của con người và cấu trúc hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh, là phương pháp đã được ra đời từ năm 1895 tại Mỹ bởi Daniel David Palmer.

Daniel David Palmer – cha đẻ của phương pháp Chiropractic

Đến nay, sau hơn 120 năm phát triển và hoàn thiện, Chiropractic đã trở thành một phương pháp điều trị phổ biến, được công nhận tại 65 quốc gia với hơn 70.000 trung tâm Chiropractic và hơn 100 triệu người Mỹ cùng các nước châu Âu tin tưởng, lựa chọn như một phương cách chăm sóc sức khỏe.

Để áp dụng tốt nhất phương pháp này, các bác sĩ Chiropractic sẽ sử dụng tay và các thiết bị Chiropractic phù hợp để nắn chỉnh nhằm khôi phục lại chức năng các khớp đồng thời giúp hệ thống thần kinh của người bệnh duy trì trạng thái tốt nhất.

Mọi hoạt động của cơ thể đều chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương. Trong đó, hệ thần kinh cột sống được cho là hệ thần kinh hoàn chỉnh và quan trọng bậc nhất vì nó bao gồm rất nhiều dây thần kinh xuyên suốt cả cơ thể. Hệ thần kinh cột sống bắt đầu từ vị trí đốt sống dưới cổ và kết thúc ở xương cùng của cơ thể. Do đó khi các đốt sống bị sai lệch khỏi vị trí ban đầu sẽ dẫn tới rất nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra, sự sai lệch vị trí các đốt sống sẽ chèn ép lên các dây thần kinh đi ngang qua nó, khiến tín hiệu truyền dẫn qua các dây thần kinh bị rối loạn, từ đó người bệnh có cảm giác đau nhức lâm sàng.

Phương pháp điều trị cơ xương khớp cột sống – Chiropractic

Dựa trên nguyên lý hoạt động của cấu trúc cột sống và hệ thống dây thần kinh, các bác sĩ Chiropractic sau khi đã chẩn đoán được chính xác các vị trí sai lệch sẽ thực hiện nắn chỉnh bằng lực của đôi tay giúp các đốt sống trở lại đúng vị trí và giải phóng các dây thần kinh đang bị chèn ép. Từ đó giúp người bệnh triệt tiêu các cơn đau nhức, cơ thể quay trở lại trạng thái cân bằng nội môi, tự điều chỉnh, tự chữa lành các tổn thương ở các cơ quan khác mà không cần dùng thuốc.

Chiropractic là phương pháp điều trị bằng cách can thiệp từ gốc rễ của bệnh, quá trình điều trị bằng Chiropractic là quá trình điều trị ngắt quãng để cơ thể có thời gian khởi động cơ chế tự chữa lành đồng thời kích thích các tiềm năng sức khỏe tối ưu.

Lợi ích khi điều trị bằng phương pháp Chiropractic

Các nghiên cứu chuyên sâu tại quê hương của phương pháp Chiropractic và nhiều nước châu Âu khác đều chỉ ra rằng Chiropractic phù hợp với mọi lứa tuổi kể cả phụ nữ có thai, là phương pháp điều trị cơ xương khớp an toàn, hiệu quả và không gây đau đớn. Vì vậy, bất cứ khó chịu hay đau nhức bất thường nào xuất hiện trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Hiện nay, Chiropractic đã và đang được áp dụng hiệu quả cho các bệnh lý cơ xương khớp cột sống như:

-Đau thần kinh tọa -Thoái hóa đốt sống lưng -Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng -Cong vẹo cột sống

Chiropractic điều trị các bệnh cột sống lưng

-Thoát vị đĩa đệm cổ -Đau mỏi cổ, vai, gáy -Đau đầu, đau nửa đầu

Nhóm bệnh cột sống cổ được điều trị hiệu quả bằng phương pháp Chiropractic

-Thoái hóa xương khớp -Viêm khớp -Viêm đa khớp dạng thấp -Tê bì chân tay -Dị tật bàn chân bẹt -Chấn thương thể thao

Chiropractic điều trị cơ xương khớp hiệu quả

Với mỗi nhóm bệnh và bệnh lý khác nhau, các bác sĩ luôn dựa trên tình trạng bệnh thực tế của người bệnh tại thời điểm thăm khám cũng như sức khỏe toàn trạng của người bệnh để xây dựng phác đồ riêng, phù hợp nhất và mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Đứng trước thực tế ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý, vấn đề cơ xương khớp cột sống thì mong muốn có một địa chỉ áp dụng phương pháp Chiropractic uy tín, có thể điều trị tận gốc chứng bệnh của mình là mong muốn của đại đa số người bệnh.

Nhưng đâu là địa chỉ hội tụ các bác sĩ giỏi nhất, tâm huyết với nghề nhất và chi phí điều trị hợp lý nhất?

Viện điều trị cơ xương khớp cột sống USAC Chiropractic

Với đội ngũ bác sĩ Chiropractic là các bác sĩ chuyên ngành đến từ Mỹ và các nước châu Âu, mang trong mình sứ mệnh chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người Việt, USAC Chiropractic là phòng khám cơ xương khớp chuẩn Mỹ giúp người Việt không cần bay sang Mỹ hay bất kỳ nước phát triển nào khác mà vẫn được chăm sóc y tế với mô hình chuẩn Quốc Tế. Đó là lý do mà ngày càng nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn Viện điều trị cơ xương khớp cột sống chuẩn Mỹ – USAC Chiropractic.

Hiện nay, phương pháp chiropractic đã có mặt tại Việt Nam, với mức chi phí phù hợp với kinh tế của người Việt, bệnh nhân không cần phải mất nhiều thời gian và chi phí để qua nước ngoài điều trị.

Tùy vào tình trạng bệnh lý mà sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và số buổi điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Chi phí cho 1 buổi nắn chỉnh với bác sĩ nằm trong khoảng 850.000đ – 1.500.000đ và bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi qua từng buổi trị liệu.

Khi so sánh, có thể thấy rõ mức giá khi trị liệu bằng Chiropractic thấp hơn so với phương pháp phẫu thuật hay thuốc thuốc trong một khoảng thời gian dài.

Đến với USAC Chiropractic, người bệnh sẽ được trải nghiệm mô hình chăm sóc y tế hiện đại, thân thiện, tất cả vì sức khỏe người bệnh.

Quy trình thăm khám tại USAC Chiropractic

Sau khi chuyên viên tư vấn thực hiện lấy thông tin cũng như tình trạng bệnh lý của người bệnh, bệnh nhân sẽ được trực tiếp gặp bác sĩ điều trị để thăm khám thực thể và trao đổi lại một lần nữa về tình trạng bệnh hiện tại của mình.

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh trước khi điều trị

Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết để có thể kết luận chính xác tình trạng bệnh của người bệnh. Sau khi có kết quả chụp chiếu, các bác sĩ sẽ hội chẩn để cùng tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh lý.

Giai đoạn quan trọng nhất, bệnh nhân được nắn chỉnh xương khớp bằng phương pháp Chiropractic giúp giải tỏa các cơn đau mỏi và thúc đẩy khả năng tự chữa lành của cơ thể, giúp người bệnh đạt hiệu quả điều trị lâu dài.

Điều trị các vấn đề cơ xương khớp bằng phương pháp Chiropractic

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại để hỗ trợ quá trình điều trị giúp người bệnh phục hồi nhanh nhất, an toàn nhất.

Nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề cơ xương khớp nào thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline 1900 585 800 để được tư vấn và điều trị kịp thời.