Phương Pháp Pdca Là Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Pdca Là Gì? Cách Thực Hiện Pdca Trong Công Việc

PDCA – Một cụm từ thường hay được nhắc đến trong cách tiến hành công việc.Trong các bộ phận Kinh doanh, bộ phận Kế hoạch, bộ phận Sản xuất hay bộ phận Phát triển thì PDCA được xây dựng như một quy trình để giúp cho việc tiến hành các công việc hàng ngày được suôn sẻ, phát huy được năng lực phù hợp nhất trong công việc.

Tuy nhiên, cũng có không ít các doanh nghiệp không thể xây dựng được chuẩn quy trình PDCA trong công việc. Vậy thì tại sao những doanh nghiệp đó lại loay hoay với quy trình PDCA. Ở bài viết này tôi sẽ điểm lại những quan điểm cơ bản về PDCA, đồng thời giải thích một cách dễ hiểu về nguyên nhân không thể xây dựng được quy trình PDCA chuẩn trong công việc và giải pháp để giải quyết tình trạng đó.

PDCA là gì?

PDCA được phổ biến rộng rãi như một phương pháp luận để tiến hành rất nhiều công việc, tuy nhiên thủa sơ khai thì PDCA được bắt nguồi từ quan điểm trong quản lý sản xuất , quản lý chất lượng. Cụ thể là cụm từ PDCA được ghép bởi chữ cái đầu trong 4 quy trình: “PLAN”- Kế hoạch, mục tiêu, “Do”- Thực hiện theo kế hoạch, “Check” – Đánh giá xem có đang thực hiện theo đúng như kế hoạch không,và “Action”- Thực hiện cải tiến nếu cần dựa theo kế hoạch.

Việc xây dựng “Quy trình PDCA” vận hành liên tục 4 quy trình trên thực hiện cần thiết để tiến hành công việc một cách suôn sẻ. Quan điểm của quy trình PDCA được sử dụng trong cả ISO – quy chuẩn quốc tế, và là 1 trong số các quan điểm đã phổ biến trên toàn thế giới.

Do (Thực hiện): Dựa theo kế hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu, chúng ta sẽ chuyển sang thực hiện kế hoạch đó. Cần chú ý đây không chỉ đơn giản là thực hiện mà cần phải có những chỉ tiêu để tính toán định lượng được, để có thể đánh giá được kết quả của việc thực hiện đó.

Check (Đánh giá): Đó là thực hiện đánh giá, kiểm tra xem việc thực hiện theo kế hoạch hành động đã hoàn thành chưa. Việc đánh giá đòi hỏi phải nắm được con số thực tế chẳng hạn như ” Hoàn thành bao nhiêu % so với kế hoạch” chứ không phải là giá trị cảm tính như “Thực hiện tốt”….

Action (Cải thiện): Thực hiện cải tiến dựa theo kết quả đã đạt được theo đánh giá. Nếu đúng như kế hoạch đã đặt ra thì tiếp tục duy trì, đồng thời chuyển sang mục tiêu cao hơn. Nếu không được đúng như kế hoạch thì cần có phương án cải tiến, và chuyển sang hành động.

Lý do không vận hành tốt được quy trình PDCA trong công việc

Quan điểm PDCA có thể ứng dụng được trong rẩt nhiều công việc, và đã có nhiều doanh nghiệp đang áp dụng vào công việc hàng ngày. Ngay cả các bạn chắc chắn cũng đã từng suy nghĩ đến PDCA trong công việc hàng ngày và thực hành nó.

Thứ nhất đó là vấn đề không hiểu được ý nghĩa, quan điểm bản chất của đó. Để xây dựng PDCA như một quy trình, nếu quy trình “P” đầu tiên không được suy nghĩ cẩn thận để lên kế hoạch thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quy trình tiếp theo. Việc sắp xếp , điều chỉnh kế hoạch, quan điểm là việc không thể thiếu để vận hành tốt quy trình PDCA.

Một lý do nữa là nguyên nhân không vận hành được PDCA đó là công cụ, cách thức quản lý để vận hành quy trình PDCA không tập trung, ngược lại dẫn đến trở lên bận rộn và bỏ dở giữa chừng. Cho dù có suy nghĩ chắc chắn, cẩn thận đến như thế nào nhưng càng mất nhiều thời gian cho việc báo cáo, trao đổi sau khi hành động bị dừng lại, cũng như đánh giá không có kết quả thì công việc càng trở lên bận rộn và thất bại.

Kết quả là Quy trình PDCA trở thành lý thuyết sáo rỗng, chỉ để đọc chứ không làm được. Ngược lại, cũng có người nói rằng là công việc hàng ngày vốn đã bận nên không có thời gian để sắp xếp, điều chỉnh lại quan điểm để lên kế hoạch. Kiểu như là” Hiểu hết rồi nhưng mà bận lắm”.

Hai nguyên nhân tôi nêu ở trên là bài toán của tất cả loại hình công việc như bộ phận Sản xuất, bộ phận Kế hoạnh chứ không phải chỉ riêng của bộ phận Kinh doanh.

Điểm mấu chốt để lên kế hoạch chắc chắn đó là “Độ quan trọng”,” Độ cấp bách”

Việc thiết lập đúng mục tiêu rất quan trọng trong việc lên kế hoạch hành động.Chúng ta có thể xác định được mức độ ưu tiên bằng việc thiết lập “Độ quan trọng” hay “Độ cấp bách” trong từng công việc để hướng đến mục tiêu. Để lên kế hoạch thì có một cách hiểu quả đó là thiết lập “Độ quan trọng” và “Độ cấp bách” cho từng task dựa theo mục tiêu.

Nếu chúng ta không quan tâm đến “Độ ưu tiên”, ” Độ cấp bách” thì sẽ không thể sắp xếp được thứ tự ưu tiên của các công việc phát sinh hàng ngày, và luôn phải chạy theo những công việc trước mặt. Hơn thế nữa, việc đáng nhẽ phải làm thì lại bị để lại sau, không thấy hiệu quả đâu mà kết quả thì là không vận hành được PDCA. Cách làm hay được áp dụng với kiểu này đó là tạo 1 list Todo những việc cần làm trong công việc, rồi hoàn thành từng task theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Nhiều doanh nhân giỏi thường phán đoán độ ưu tên, độ cấp bách trong đầu rồi lên kế hoạch tương ứng với mức độ ưu tiên công việc cần thực hiện. Tuy nhiên, có không ít người đáng nhẽ phải ưu tiên làm công việc mà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bản thân, hay thành tích của công ty nhưng lại không phán đoán được điều đó, dù là công việc có 5 phút là hoàn thành được nhưng cũng vẫn ưu tiên theo thứ tự trong list Todo và để lại những việc đó làm sau. Nếu như vậy là người đó đã không sắp xếp được “P”- kế hoạch hành động, dẫn đến kết quả là không vận hành được PDCA.

Trong 1 phương pháp để điều chỉnh quan điểm về task, vấn đề, hướng đến đạt được có quan điểm gọi là “Ma trận quản lý thời gian”. Đây là quan điểm sử dụng “Độ quan trọng”,”Độ cấp bách” để phân loại task ra làm 1 loại rồi gắn thứ tự ưu tiên.

Chúng ta sẽ ưu tiên từ “Công việc có thể nhận được đặt hàng” và lên kế hoạch hành động cho 1 tháng. Công việc có thể nhận được đặt hàng, công việc có thể đề xuất, công việc có thể đàm phám đã được cụ thể rồi nên chắc chắn có thể lên schedule được. Ngoài ra, những ngày hay khoảng thời gian chưa có schedule thì chúng ta nên tìm kiếm những công việc làm tăng giá trị tiềm năng.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề bận rộn do tool, cách quản lý không tập trung gây ra?

Tuy nhiên, dù có giải quyết được vấn đề cách nghĩ như nội dung ở trên thì nếu tool, cách thức quản lý để thực hiện không tập trung thì công việc hàng ngày chỉ toàn trở lên bận rộn mà thôi.

Thực tế đang phát sinh một số vấn đề như sau:

・Vì quản lý kế hoạch bằng nhiều tool chẳng hạn như sổ tay, scheduler của công ty nên không chia sẻ thông tin được đầy đủ.

・Báo cáo hoạt động không được quản lý nhất quát mà bằng nhiều hình thức như là mail, báo cáo viết tay, excel…

・Phát sinh lãng phí chẳng hạn như phải quay lại công ty chỉ để báo cáo.

・Format tài liệu cần cho đánh giá không thống nhất. Phải làm lại một tài liệu khác để phục vụ cho họp.

Với tình hình như này thì người nhân viên kinh doanh sẽ đi đến hành động là xóa bỏ list Todo các công việc cần làm, và không thể vận hành được quy trình PDCA.

Để giải quyết được những vấn đề này thì cần có cơ chế có thể vận hành quy trình PDCA mà không phải mất quá nhiều thời gian ở thực địa (nhà máy, công xưởng, nhà khách hàng…). Ví dụ như chỉ cần nhập thông tin một lần thì các tài liệu quản lý cần thiết cho các quy trình nhỏ trong quy trình PDCA sẽ tự động được tạo, hay nhưng cơ chế có thể triển khai với nhiều loại thông tin…có lẽ sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn.

Ngoài ra, bằng việc cụ thể hóa các hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể phân tích được chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế, đánh giá, từ đó xem xét, đưa ra các hành động cụ thể tiếp theo cho từng công việc, dự án.

Kết luận

Để có thể vận hành tốt quy trình PDCA, trước hết chúng ta cần sắp xếp cẩn thận các công việc để không thất bại ở giai đoạn lên kế hoạch. Xác định rõ kế hoạch hành động bằng list Todo những task hôm nay cần làm, ngày mai làm, tuần sau làm, áp dụng gắn thứ tự ưu tiên cho các task. Như vậy hiểu suất công việc sẽ tăng lên cao hơn.

Khi đã tạo được thói quen đó, chúng ta sẽ tiến đến các bước chuẩn bị để tạo ra cơ chế mới, giải quyết vấn đề tool, cách thức quản lý không thông nhất – nguyên nhân dẫn đến “sự bận rộn”. Khi đã có cơ chế rồi thì bước đầu ta đã có thể vận hành suôn sẻ quy trình PDCA.

Phương Pháp Biện Chứng Là Gì? Phương Pháp Siêu Hình Là Gì?

Các khái niệm “biện chứng” và “siêu hình” trong lịch sử được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mác-xít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.

Phương pháp biện chứng phản ánh “biện chứng khách quan” trong sự vận động, phát triển của thế giới. Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là “phép biện chứng”.

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

– Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

– Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại. Nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thứcnnó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định.

Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

2.1. Phương pháp biện chứng là phương pháp:

– Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

– Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

2.2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng:

Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.

Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận.

Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.

Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là và người hoàn thiện là Hêghen.

Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng.

Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm.

Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.

Phương Pháp Chiropractic Là Gì

Chiropractic hay còn được biết tới với tên gọi phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống, phương pháp đã được công nhận tại 65 quốc gia với hơn 70.000 trung tâm Chiropractic và hơn 100 triệu người Mỹ cùng các nước châu Âu tin tưởng, lựa chọn như một phương cách chăm sóc sức khỏe.

Chiropractic hay còn được biết tới với tên gọi phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống. Đây là phương pháp được xây dựng và phát triển dựa trên mối liên hệ giữa sức khỏe của con người và cấu trúc hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh, là phương pháp đã được ra đời từ năm 1895 tại Mỹ bởi Daniel David Palmer.

Daniel David Palmer – cha đẻ của phương pháp Chiropractic

Đến nay, sau hơn 120 năm phát triển và hoàn thiện, Chiropractic đã trở thành một phương pháp điều trị phổ biến, được công nhận tại 65 quốc gia với hơn 70.000 trung tâm Chiropractic và hơn 100 triệu người Mỹ cùng các nước châu Âu tin tưởng, lựa chọn như một phương cách chăm sóc sức khỏe.

Để áp dụng tốt nhất phương pháp này, các bác sĩ Chiropractic sẽ sử dụng tay và các thiết bị Chiropractic phù hợp để nắn chỉnh nhằm khôi phục lại chức năng các khớp đồng thời giúp hệ thống thần kinh của người bệnh duy trì trạng thái tốt nhất.

Mọi hoạt động của cơ thể đều chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương. Trong đó, hệ thần kinh cột sống được cho là hệ thần kinh hoàn chỉnh và quan trọng bậc nhất vì nó bao gồm rất nhiều dây thần kinh xuyên suốt cả cơ thể. Hệ thần kinh cột sống bắt đầu từ vị trí đốt sống dưới cổ và kết thúc ở xương cùng của cơ thể. Do đó khi các đốt sống bị sai lệch khỏi vị trí ban đầu sẽ dẫn tới rất nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra, sự sai lệch vị trí các đốt sống sẽ chèn ép lên các dây thần kinh đi ngang qua nó, khiến tín hiệu truyền dẫn qua các dây thần kinh bị rối loạn, từ đó người bệnh có cảm giác đau nhức lâm sàng.

Phương pháp điều trị cơ xương khớp cột sống – Chiropractic

Dựa trên nguyên lý hoạt động của cấu trúc cột sống và hệ thống dây thần kinh, các bác sĩ Chiropractic sau khi đã chẩn đoán được chính xác các vị trí sai lệch sẽ thực hiện nắn chỉnh bằng lực của đôi tay giúp các đốt sống trở lại đúng vị trí và giải phóng các dây thần kinh đang bị chèn ép. Từ đó giúp người bệnh triệt tiêu các cơn đau nhức, cơ thể quay trở lại trạng thái cân bằng nội môi, tự điều chỉnh, tự chữa lành các tổn thương ở các cơ quan khác mà không cần dùng thuốc.

Chiropractic là phương pháp điều trị bằng cách can thiệp từ gốc rễ của bệnh, quá trình điều trị bằng Chiropractic là quá trình điều trị ngắt quãng để cơ thể có thời gian khởi động cơ chế tự chữa lành đồng thời kích thích các tiềm năng sức khỏe tối ưu.

Lợi ích khi điều trị bằng phương pháp Chiropractic

Các nghiên cứu chuyên sâu tại quê hương của phương pháp Chiropractic và nhiều nước châu Âu khác đều chỉ ra rằng Chiropractic phù hợp với mọi lứa tuổi kể cả phụ nữ có thai, là phương pháp điều trị cơ xương khớp an toàn, hiệu quả và không gây đau đớn. Vì vậy, bất cứ khó chịu hay đau nhức bất thường nào xuất hiện trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Hiện nay, Chiropractic đã và đang được áp dụng hiệu quả cho các bệnh lý cơ xương khớp cột sống như:

-Đau thần kinh tọa -Thoái hóa đốt sống lưng -Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng -Cong vẹo cột sống

Chiropractic điều trị các bệnh cột sống lưng

-Thoát vị đĩa đệm cổ -Đau mỏi cổ, vai, gáy -Đau đầu, đau nửa đầu

Nhóm bệnh cột sống cổ được điều trị hiệu quả bằng phương pháp Chiropractic

-Thoái hóa xương khớp -Viêm khớp -Viêm đa khớp dạng thấp -Tê bì chân tay -Dị tật bàn chân bẹt -Chấn thương thể thao

Chiropractic điều trị cơ xương khớp hiệu quả

Với mỗi nhóm bệnh và bệnh lý khác nhau, các bác sĩ luôn dựa trên tình trạng bệnh thực tế của người bệnh tại thời điểm thăm khám cũng như sức khỏe toàn trạng của người bệnh để xây dựng phác đồ riêng, phù hợp nhất và mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Đứng trước thực tế ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý, vấn đề cơ xương khớp cột sống thì mong muốn có một địa chỉ áp dụng phương pháp Chiropractic uy tín, có thể điều trị tận gốc chứng bệnh của mình là mong muốn của đại đa số người bệnh.

Nhưng đâu là địa chỉ hội tụ các bác sĩ giỏi nhất, tâm huyết với nghề nhất và chi phí điều trị hợp lý nhất?

Viện điều trị cơ xương khớp cột sống USAC Chiropractic

Với đội ngũ bác sĩ Chiropractic là các bác sĩ chuyên ngành đến từ Mỹ và các nước châu Âu, mang trong mình sứ mệnh chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người Việt, USAC Chiropractic là phòng khám cơ xương khớp chuẩn Mỹ giúp người Việt không cần bay sang Mỹ hay bất kỳ nước phát triển nào khác mà vẫn được chăm sóc y tế với mô hình chuẩn Quốc Tế. Đó là lý do mà ngày càng nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn Viện điều trị cơ xương khớp cột sống chuẩn Mỹ – USAC Chiropractic.

Hiện nay, phương pháp chiropractic đã có mặt tại Việt Nam, với mức chi phí phù hợp với kinh tế của người Việt, bệnh nhân không cần phải mất nhiều thời gian và chi phí để qua nước ngoài điều trị.

Tùy vào tình trạng bệnh lý mà sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và số buổi điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Chi phí cho 1 buổi nắn chỉnh với bác sĩ nằm trong khoảng 850.000đ – 1.500.000đ và bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi qua từng buổi trị liệu.

Khi so sánh, có thể thấy rõ mức giá khi trị liệu bằng Chiropractic thấp hơn so với phương pháp phẫu thuật hay thuốc thuốc trong một khoảng thời gian dài.

Đến với USAC Chiropractic, người bệnh sẽ được trải nghiệm mô hình chăm sóc y tế hiện đại, thân thiện, tất cả vì sức khỏe người bệnh.

Quy trình thăm khám tại USAC Chiropractic

Sau khi chuyên viên tư vấn thực hiện lấy thông tin cũng như tình trạng bệnh lý của người bệnh, bệnh nhân sẽ được trực tiếp gặp bác sĩ điều trị để thăm khám thực thể và trao đổi lại một lần nữa về tình trạng bệnh hiện tại của mình.

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh trước khi điều trị

Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết để có thể kết luận chính xác tình trạng bệnh của người bệnh. Sau khi có kết quả chụp chiếu, các bác sĩ sẽ hội chẩn để cùng tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh lý.

Giai đoạn quan trọng nhất, bệnh nhân được nắn chỉnh xương khớp bằng phương pháp Chiropractic giúp giải tỏa các cơn đau mỏi và thúc đẩy khả năng tự chữa lành của cơ thể, giúp người bệnh đạt hiệu quả điều trị lâu dài.

Điều trị các vấn đề cơ xương khớp bằng phương pháp Chiropractic

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại để hỗ trợ quá trình điều trị giúp người bệnh phục hồi nhanh nhất, an toàn nhất.

Nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề cơ xương khớp nào thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline 1900 585 800 để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Phương Pháp Học Clil Là Gì?

CLIL (Content and Language Integrated Learning) là phương pháp học tích hợp nội dung và ngôn ngữ. Người học sẽ học kiến thức thông qua một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, do đó việc học giúp tiếp thu cả kiến thức môn học và ngôn ngữ một cách tự nhiên.

CLIL được phát minh bởi Tiến sĩ David Marsh và Anne Maljers năm 1994, CLIL hiện nay được Cộng đồng Chung Châu Âu EU áp dụng thành công và xem như phương pháp chính thống để dạy và học ngoại ngữ tại tất cả các nước thành viên không nói tiếng Anh trong hơn 20 năm qua.

Nội dung bài học CLIL rất phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực như văn hóa, xã hội, khoa học, toán học, địa lý… Trong quá trình học kiến thức thông qua video, hình ảnh hay hoạt động vui chơi học viên sẽ được tiếp thu ngôn ngữ một cách thụ động và ghi nhớ một cách tự nhiên nhất. Đối với trẻ em, những bài học CLIL có ý nghĩa, có tính thách thức sẽ khiến các em suy nghĩ sâu và chủ động hơn.

Để ứng dụng phương pháp CLIL trong giảng dạy tiếng Anh trẻ em một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo bài viết này.

Lợi ích của việc học tiếng Anh theo phương pháp CLIL

– Cởi mở và tự tin: Việc tiếp xúc với những nền văn hóa quốc tế sẽ giúp trẻ mở rộng thế giới quan của bản thân, tư duy đa chiều khi gặp một vấn đề giúp trẻ dễ hòa nhập trong những môi trường mới.

– Phát triển tư duy logic, sự sáng tạo và tư duy phản biện: Việc lồng ghép các trò chơi trí tuệ, kiến thức toán học, các tình huống, vấn đề trong cuộc sống vào bài học giúp trẻ hình thành tư duy logic; thúc đẩy tính sáng tạo đồng thời phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ.

– Phát triển kỹ năng mềm: Phối hợp làm việc nhóm cùng các bạn, thuyết trình trước lớp giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quan trọng cho sự thành công trong tương lai.

– Nâng cao khả năng phản xạ ngôn ngữ: Việc học kiến thức môn học bằng tiếng Anh giúp trẻ phản xạ nhanh và tự nhiên hơn khi cần trao đổi vấn đề, không cần phải dịch sang tiếng mẹ đẻ trong đầu.

Tại Trung tâm Anh ngữ Focas, chương trình giảng dạy tiếng Anh trẻ em tại Hải Phòng được áp dụng phương pháp CLIL một cách toàn diện giúp hiệu quả dạy và học được nâng cao.