Phương Pháp Ngừa Thai Nào Giáo Hội Cho Phép / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Giáo Hội Nói Gì Về Ngừa Thai?

Cách nay không lâu, tôi được yêu cầu chia sẻ, nói chuyện với một hội đoàn về đề tài “ngừa thai và phá thai” trong quan niệm của Giáo Hội Công Giáo.

Thời giờ cho buổi nói chuyện không được nhiều thành ra tôi cũng chỉ nhắc lại một vài nguyên tắc ngắn gọn trong quan niệm của Giáo Hội. Đó là “phá thai” được Giáo Hội liệt kê vào loại việc làm, chống lại điều răn thứ năm của Chúa, nên không cần phải đề cập bàn luận tới. Còn về việc “ngừa thai”, tôi cũng chỉ nhắc lại một cách vắn tắt, đó là Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận cho tín hữu áp dụng những phương pháp ngừa thai trái với tự nhiên.

Trong phần chia sẻ, cũng có vài anh chị em trình bày những ý kiến của mình, cũng có người đồng ý một cách tình nguyện vui vẻ, cũng có những người cảm nhận được những khó khăn khi phải đối đầu với vấn đề, nhất là những anh chị em còn trẻ tuổi đang sống trong những chục năm đầu của đời sống hôn nhân.

Sau buổi nói chuyện, mọi người ra về vui vẻ. Nhưng trong tâm tư, tôi vẫn ái ngại vì chưa nói hết được những gì muốn nói, và nhất là chưa trình bày được một cách cụ thể “Giáo Hội Công Giáo nói gì về Ngừa thai?”

Với những ái ngại này, tôi xin trình bày những điểm chính liên hệ đến vấn đề qua các mục sau:

1. Quan niệm của Giáo hội về hôn nhân. 2. Quan niệm của Giáo Hội về việc sinh sản con cái và “ngừa thai”. 3. Có văn bản nào chính thức của Giáo Hội về ngừa thai không?

Trong “Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay – 1. Quan niệm của Giáo hội về hôn nhân Gaudium et Spes – Vui Mừng và Hy Vọng”, Giáo Hội nhận thấy cần phải tìm hiểu nhiều hơn về xã hội loài người để tới gần nó hơn, tôn trọng nó một cách chính đáng để hòa nhập vào nó, phục vụ nó và trao cho nó sứ điệp Phúc Âm.

Sau khi tìm hiểu cặn kẽ về xã hội, Giáo hội nhìn thấy một số vấn đề khẩn thiết Giáo hội cần phải bày tỏ quan điểm đúng đắn và thích hợp. Một trong những vấn đề khẩn thiết nhất là vấn đề hôn nhân và những sinh hoạt gia đình.

Giáo hội dạy rằng Đấng Tạo hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và tình yêu vợ chồng. Đời sống chung này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận cá nhân trong hôn nhân là một ưng thuận không thể rút lại (số 48). Đối tượng của sự ưng thuận ấy chính là con người, hai con người tự hiến cho nhau và đón nhận nhau (Giáo luật điều 1081,2 – Thông điệp Casti Connubii) . Hai người sẽ trở nên một (Mt 16,6) về mọi phương diện, sinh lý, tâm lý, xã hội và đạo đức.

Tự bản chất, chính định chế hôn nhân và tình yêu lứa đôi qui hướng về việc sinh sản và giáo dục con cái như chóp đỉnh của đời sống hôn nhân. Tình yêu vợ chồng đích thực được kết nhập trong tình yêu Thiên Chúa. Bởi đó, vợ chồng Kitô hữu được củng cố và được thánh hiến bằng một Bí tích riêng để được lãnh nhận các bổn phận và phẩm giá thuộc bậc sống của họ.

Giáo hội đã nhiều lần mời gọi những người sắp kết hôn hãy nuôi dưỡng thời kỳ đính hôn của họ bằng một tình yêu trong sạch và những người đã thành vợ chồng hãy nâng đỡ đời sống lứa đôi bằng một tình yêu không chia sẻ. Sách Sáng Thế ký trình thuật lại việc Chúa tạo dựng con người Qua Thông điệp về Sự Sống Con Người (Stk 1,1 – 2,4) và việc phối hợp nên một – nên một không phải chỉ về thân xác, nhưng nên một trong con người toàn diện – Tình dục trong đời sống gia đình không phải là kết quả của tội tổ tông. Tội tổ tông chỉ gây nên sự rối loạn của một thứ tình dục không còn phục tùng lý trí Tình dục trong đời sống hôn nhân được biểu lộ cách hoàn hảo qua các động tác riêng của hôn nhân. Những hành vi thực hiện sự kết hợp thân mật và thanh khiết của đôi vợ chồng đều cao quí và chính đáng. Được thi hành hợp với nhân tính, những hành vi ấy biểu hiện và khích lệ sự trao hiến hỗ tương, nhờ đó hai người làm cho nhau thêm phong phú trong niềm hoan lạc và biết ơn. Tất cả những cử chỉ âu yếm thân xác, đến chính việc phối hợp mật thiết đều là phương pháp riêng biệt để biểu lộ, thể hiện và cổ võ tình yêu hôn nhân. Những hành động này không có gì là bất xứng. Hôn nhân thường đòi hỏi những những hành động ấy, cốt như phương pháp để thể hiện ơn gọi của Chúa trong đời sống hôn nhân. (Human Vitae), Đức Giáo Hoàng Phaolô VI diễn tả tình yêu vợ chồng như sau: (1) bắt nguồn từ Thiên Chúa, (2) tốt đẹp qua cách sống tự hiến và bổ túc cho nhau, (3) tượng trưng cho việc phối hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, (4) tình yêu nhân bản, vì nó bao gồm vừa cảm giác vừa thiêng liêng. Tình dục phát sinh từ ý chí tự do chứ không chỉ do tình cảm tự nhiên và bản năng, (5) trọn vẹn trong mọi chia sẻ, mưu ích cho bạn mình hơn là cho chính bản thân, (6) chung thủy và duy nhất đến hết đời, (7) kết quả của tình yêu là việc sinh sản và giáo dục con cái. 2. Quan niệm của Giáo Hội về việc sinh sản con cái và “ngừa thai” Hôn nhân là để ai vợ chồng yêu nhau, hiệp nhất với nhau, bổ túc cho nhau, hay là để sinh sản con cái?

Trước Công đồng Vaticano II, giáo lý Công giáo trả lời rằng mục đích thứ nhất của hôn nhân là để sinh sản con cái, còn việc chung đụng thân xác vợ chồng để “xoa dịu tình dục” là vấn đề phụ thuộc. Dĩ nhiên, giáo lý công giáo đã không coi thường tình yêu thể lý vợ chồng, bởi vì hai mục đích ấy đều phải được thực hành trong trong bầu không khí yêu thương. Nói một cách khác, hôn nhân là để hai người yêu nhau, tự hiến cho nhau, nhờ đó họ sinh sản con cái, vì chính tình yêu vợ chồng cũng như hôn nhân đều hướng về sự sinh sản.

Con cái là ơn huệ cao quí nhất của hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc gia đình. Chính Thiên Chúa muốn thông ban cho con người cộng tác một phần đặc biệt vào công cuộc tạo dựng của Ngài. Ngài đã chúc lành cho người nữ rồi nói, “Các ngươi hãy tăng gia sinh sản” (Stk 1,28). Qua đời sống lứa đôi, Thiên Chúa làm cho gia đình Ngài càng ngày càng bành trướng và phong phú hơn.

Bổn phận truyền sinh và giáo dục con cái, do đó, phải được coi là sứ mệnh riêng biệt của đôi vợ chồng. Giữa tình yêu vợ chồng và việc sinh sản con cái không có mâu thuẫn gì cả, trái lại, nếu loại bỏ một trong hai, sẽ không thể hiểu điều kia được. Có mâu thuẫn chăng là khi bảo rằng tự hiến mình cho nhau, nhưng cùng một lúc cố ý loại trừ khả năng cao quí nhất của mình là khả năng làm cha làm mẹ, thì sự tự hiến đó có phải là một tự hiến trọn vẹn không? Trong vai trò làm cha mẹ, hai người sẽ chu toàn bổn phận mình với trách nhiệm của con người và của Kitô hữu. Làm cha mẹ chưa đủ, phải làm cha mẹ có trách nhiệm. Theo nguyên tắc này, vợ chồng nên sinh hạ bao nhiêu con cái? Trước đây có những tín hữu “đạo đức” trả lời, “Chúa muốn bao nhiêu, chúng con sẽ sinh bấy nhiêu”. Thật ra câu này không hợp với giáo lý hiện thời của Giáo hội, hai người cứ việc “thỏa mãn tính dục” trước đã, rồi sự việc ra sao cũng được, bao nhiêu con cũng được! Như vậy chưa phải là những cha mẹ có trách nhiệm. Giáo hội qua Công đồng Vaticanô II ngợi khen những gia đình sẵn sàng có đông con cái, nhưng đồng thời dạy rằng, họ phải quyết định số con cái có thể có theo những nguyên tắc sau: (1) ích lợi về mọi phương diện của hai vợ chồng (thí dụ người mẹ có đủ sức khỏe không?), (2) ích lợi của con cái (thí dụ gia đình có đủ phương tiện để nuôi nấng giáo dục chúng không?), (3) Tùy theo hoàn cảnh thời gian, hoàn cảnh vật chất và tinh thần, (4) tùy theo lợi ích của đại gia đình, của xã hội và của Giáo hội.

Chính vợ chồng phải quyết định số con cái sẽ có. Quyết định này không phải chỉ do người chồng hay chỉ do người vợ hay chỉ do ông bà trong gia tộc. Họ sẽ phải quyết định theo lương tâm của họ, một lương tâm cố gắng hiểu luật Chúa như Giáo hội trình bày. Nói về những phương pháp cụ thể khi vợ chồng hạn chế sinh sản (hay có thể gọi là kế hoạch hóa gia đình) là nói đến các phương pháp ngừa thai. Việc không “gần gũi” nhau hay chỉ “gần gũi nhau” theo chu kỳ của người vợ có thể làm hại cho tình yêu vợ chồng, và do đó, cũng làm hại cho đời sống hôn nhân và ảnh hưởng cả đến con cái nữa.

Vậy khi cần hạn chế số con, phải áp dụng phương pháp nào? Giáo Hội qua Công đồng chỉ trả lời một cách đại cương mà thôi: phải loại trừ các phương pháp xấu xa, như giết người (phá thai), rồi Công đồng hướng dẫn những nguyên tắc phải áp dụng trong việc chọn lựa phương pháp.

Phương pháp áp dụng để ngừa thai bao giờ cũng phải (1) tôn trọng giá trị của sứ mệnh lưu truyền sự sống và tôn trọng phẩm giá con người, (2) không thể trái luật Chúa về việc lưu truyền mạng sống (3) vợ chồng phải có ý ngay lành, nhưng chưa đủ, (4) chính nguyên tắc xử dụng phải xứng hợp với các qui tắc khách quan về luân lý, dựa trên bản tính con người và tác động của con người, (6) những phương pháp không được xâm phạm ý nghĩa tình yêu hôn nhân là tự hiến cho nhau, (7) bởi đó, khiết tịnh hôn nhân là cần thiết, và lòng trung thành với Giáo huấn của Giáo hội.

Ngày 25 tháng 7 năm 1968, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI – nhận sứ mệnh Chúa trao phó – đã ban hành 3. Có văn bản nào chính thức của Giáo Hội về ngừa thai không? Thông Điệp Human Vitae (Sự sống Con người), công bố câu trả lời về vấn đề các phương pháp cụ thể: “Cấm bất cứ hành động nào nhằm ngăn chăn sự sinh sản, dù như một mục đích hay chỉ như phương tiện, dù có hành động như vậy trước việc vợ chồng, hay là khi việc vợ chồng đang tiến tới hậu quả tự nhiên của nó, vì mỗi khi vợ chồng giao hợp với nhau, việc hôn nhân phải được mở ngỏ để có thể lưu truyền sự sống” Các đôi vợ chồng (được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa) hãy kết hợp trong tinh thần tương thân tương ái, đồng tâm hiệp ý và thánh hóa lẫn nhau, để trong khi theo Chúa Kitô là nguyên lý sự sống, họ trở nên chứng nhân của mầu nhiệm tình thương mà Chúa đã tỏ ra cho thế giới qua sự chết và sống lại của Người.

Nguồn: http://daichungvienvinhthanh.com

Giáo Huấn Chính Thức Của Giáo Hội Công Giáo Về Việc Ngừa Thai

(xuanbichvietnam.net) Tháng Tư 1st, 2023.

Lm. Trần Mạnh Hùng, S.T.D

Bài viết sau đây xin được hân hạnh gởi đến quí vị độc giả như là một đóng góp khiêm tốn trong công cuộc không ngừng tìm kiếm những câu trả lời, một cách nào đó gọi là thỏa đáng cho những vấn nạn đầy hóc búa, có tính cách éo le và đầy cam go, đôi lúc dường như cảm thấy tắt nghẽn, không lối thoát … đối với một số Kitô hữu hôm nay. Đề tài mà tôi mạo muội xin được trình bày trong bài viết này, đó chính là vấn đề “ngừa thai”. Ước mơ và hy vọng nhỏ bé của tôi, là qua bài viết này, nó sẽ mang lại lợi ích thực tiễn cho qúy vị, người giáo dân Công Giáo, nhất là đối với những cặp vợ chồng đang gặp phải khó khăn trong vấn đề điều hòa sinh sản, ngõ hầu họ có thể duy trì được số con cái mà cả hai mong muốn cho ra đời, nhờ đó họ sẽ ra sức kiến tạo và xây dựng hạnh phúc gia đình.

Thông thường thì chúng ta vẫn nghĩ rằng, mục đích của hôn nhân thì nó gắn liền với mục đích của tình yêu tình dục. Tuy là như thế nhưng có lẽ, chúng ta cần phải phân biệt sâu xa hơn một tí, vì chưng chúng không nhất thiết lại là đồng nhất với nhau. Đời sống hôn nhân không chỉ có mục đích duy nhất là sinh sản con cái – như vẫn thường được quan niệm trước đây – tỷ dụ như quan điểm của Thánh Augustinô. Nhưng trong thực tế, nó còn có những mục đích khác, chẳng hạn như việc giáo dục con cái hay là sự nâng đỡ mật thiết giữa hai vợ chồng:

Cho nên, chúng ta thấy rằng: một trong những mục đích khác của đời sống hôn nhân là sự tương trợ lẫn nhau trong một cách thức rất cụ thể được thể hiện ngang qua cuộc sống hằng ngày, ví dụ như chăm lo săn sóc cho nhau, đặc biệt khi đau yếu, đây cũng là một hình thức biểu lộ sự yêu thương của tình nghĩa vợ chồng, song song với việc chăn gối. Nói cách khác, đời sống và mục đích của hôn nhân không chỉ hạn hẹp trong việc sinh sản và các hành động hợp giao.

Lẽ đó, ta phải công nhận đã có sự tiến triển trong nhận thức của Giáo Hội về mục đích của việc giao hợp trong cuộc sống vợ chồng. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV, phần lớn do chịu ảnh hưởng liên tục từ các suy tư và quan điểm thần học của thánh Augustinô. Các tư tưởng này khá phổ biến vào những thời điểm trên, cho nên ý kiến của các nhà thần học, lúc bấy giờ, vốn cho rằng cặp vợ chồng khi họ giao hợp mà không có ý truyền sinh, nhưng chỉ vì muốn tìm lạc thú hay sử dụng việc đó như là phương thế để ngăn ngừa sự ngoại tình, thì mắc tội nhẹ. Cũng vậy, việc giao hợp trong thời gian người phụ nữ có kinh hay đang thai nghén đều bị cấm chỉ, xét về mặt luân lý bởi khả năng truyền sinh lúc đó chắc chắn đã bị loại trừ.

Những huấn lệnh như trên, may thay đã được bãi bỏ từ lâu. Trên thực tế, vào giữa thế kỷ XIX, chúng ta có thể xác định ba giai đoạn triển khai lập trường chính thức của Giáo Hội về mục đích riêng biệt của sự giao hợp.

1) Đầu tiên, cặp vợ chồng được khuyến cáo là mình phải có ý định truyền sinh cách tích cực trong việc giao hợp;

2) Sau đó họ được đề nghị rằng những mục tiêu khác mà việc giao hợp nhắm đến đều được luân lý chấp nhận bao lâu họ không tích cực loại trừ ý định truyền sinh, đặc biệt bằng những phương cách tránh né, chận ngang hoặc ngăn ngừa việc thụ thai trong khi giao hợp (1)

3) Sau cùng, giáo huấn nhìn nhận rằng trong một vài trường hợp, cặp vợ chồng được phép giao hợp cách hợp với luân ly, với ý định và ý muốn ngừa thai cách minh nhiên. Nhưng họ không được trực tiếp hay cố ý ngăn chận hoặc can thiệp vào khả năng thụ thai của việc giao hợp. Nói cách khác, trong giai đoạn tiến trình thứ ba này của giáo huấn Hội Thánh, luân lý thừa nhận cách minh nhiên, việc kiêng giao hợp có định kỳ, như ta sẽ tìm hiểu sâu xa hơn, việc này không được thông báo cách chính thức cho tới giữa thế kỷ XX này (2). Tuy nhiên, chuẩn nhận việc kiêng cữ có thời hạn này có nghĩa cho phép vì những lý do chính đáng, vợ chồng có thể chủ động chỉ giao hợp với nhau vào những lúc mà người vợ cảm thấy hay nhận biết mình không thể thụ thai. Việc kiêng cữ giao hợp trong thời kỳ người vợ có thể mang thai được xem như một phương pháp ngừa thai tự nhiên, trong khi dứt khoát loại trừ việc triệt sản, nghĩa là tất cả mọi cố gắng khác nhằm ngăn chận tiến trình truyền sinh trong khi giao hợp vốn bị xem như những hình thức ngừa thai nhân tạo.

I. VIỆC NGỪA THAI TRONG THẾ KỶ XX

Nhằm cố gắng tìm hiểu lập trường hiện nay của Giáo Hội Công Giáo Rôma về vấn đề ngừa thai, tôi xin phép được bắt đầu bằng việc nhìn lại bốn văn kiện chính thức của Giáo hội đề cập đến vấn đề này trong thế kỷ thứ XX. Trước hết, ta cần xác định với nhau là chính việc “ngừa thai” đã được hiểu như bao hàm tất cả mọi phương cách nhằm hạn chế số trẻ sinh ra, ngay cả phá thai hằng được xem như là một phương pháp ngừa thai, nhưng trong thực tế thì không phải như vậy. Ngừa thai, cho dẫu mang hình thức triệt sản bán vĩnh viễn hay tạm thời, đều bao hàm mọi và từng hành vi tiến hành nhằm vào việc ngăn ngừa sự thụ thai, trong khi “phá thai” là hành vi được tiến hành khi người nữ đã thụ thai rồi. Như hai thực tế khác nhau, ngừa thai và phá thai kéo theo những vấn đề và vấn nạn luân lý khác nhau, như chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sau này. Vậy bây giờ, ta thử xem giáo huấn của Giáo Hội Công giáo quan niệm như thế nào về vấn đề ngừa thai.

1. ĐỨC PIÔ XI VÀ THÔNG ĐIỆP CASTI CONNUBII (3)

Dẫu sao còn đó cách minh nhiên, bổn phận luân lý trong việc hạn chế số con sẽ được sinh ra, hầu có thể có đầy đủ khả năng – tinh thần cũng như vật chất – để nuôi nấng và giáo dục con cái cho tốt đẹp. Cho nên cách thức ngừa thai như thế nào thì vẫn cần dựa trên những nguyên tắc luân lý căn bản của đạo Ki-tô Giáo. Phương pháp tiên thiên và hiển nhiên đó là kiêng cữ hoàn toàn việc giao hợp (bao lâu còn thấy cần thiết) trong cuộc sống tự chủ và có kỷ luật được Thần Khí Chúa thúc đẩy. Tuy nhiên, trong những trường hợp cảm thấy cần có bổn phận luân lý phải hạn chế hay tránh mang thai, và khi có lý do chấp nhận được về mặt luân lý nhằm tránh sự kiêng cữ hoàn toàn, Hội đồng Giám mục Anh Giáo cho phép sử dụng những phương pháp khác nữa, miễn sao phù hợp cũng cùng những nguyên tắc của đạo Chúa Ki-tô. Hội đồng đó cũng lên án gắt gao việc sử dụng bất cứ các phương pháp ngừa thai nào, chỉ nhắm đến những mục tiêu vị kỷ, dâm ô, hay tương tự như thế (4).

Để phản ứng lại, hay ít ra cũng phần nào như thế, đối với giáo huấn đã bị xét lại và sửa đổi của bên Anh giáo, Đức Pi-ô XI, vào tháng 12 năm 1930, đã phổ biến thông điệp Casti Connubii, trong đó giáo huấn truyền thống của Giáo hội Công Giáo về việc ngừa thai vẫn được dứt khoát duy trì. Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng (ĐGH) nêu dẫn một số điểm quan trọng: a) ngài bảo vệ thể chế hôn nhân chống lại những lạm dụng của chủ thuyết “tự do luyến ái” vốn đang lan tràn phổ biến trên thế giới; b) ngài phủ nhận quan điểm cho rằng người phụ nữ cần được giải thoát khỏi cái ‘ách nô dịch’ từ phía con cái, trong đó bao hàm cái cảm thức cho rằng có con có cái thì trở thành gánh nặng cho cuộc sống hơn là ý nghĩa được chúc phúc.

Xét đến vấn đề riêng của tính dục hôn nhân, Casti Connubii rõ rệt nêu lên hai mục đích của việc giao hợp, một mục đích chính và một mục đích phụ như sau: “… Hành vi giao hợp tiên thiên theo bản tính phải nhắm đến việc có con… (nhưng) do quyền lợi trong đời sống hôn nhân, cũng còn có những mục đích phụ nữa, như trợ giúp lẫn nhau, chăm sóc tình yêu đôi lứa, và việc làm dịu cơn thèm khát xác thịt mà chồng và vợ không bị cấm đoán xét đến bao lâu họ vẫn tuân thủ mục đích đầu tiên và bao lâu mà bản chất nội tại của hành vi đó vẫn được gìn giữ vẹn toàn”.

Trong mạch văn đó, điểm nêu dẫn trên cho rằng bất cứ lúc nào giao hợp, họ phải tiến hành “sao cho hành vi không được tự ý tránh né khả năng tự nhiên dẫn đến sự sinh sản,” do vậy ta phải đối diện với sự vi phạm đến điều luật của tự nhiên và của Thiên Chúa, “và ai vi phạm thì không thể không mắc tội nặng.”

Trong khi ngăn cấm sự tự ý ngăn ngừa khả năng sinh sản của hoạt động tính giao, thông điệp không chỉ danh rõ rệt những hình thức ngừa thai riêng biệt nào bị ngăn cấm. Dẫu vậy, cách chung, vào lúc đó, theo như Noonan từng nhận xét, thì cách thức mà hầu như các nhà thần học ám chỉ đến, khi đề cập đến ngừa thai, đó là tội Ô-năng (onanism). Tội mà Ô-năng đã phạm là sự từ chối tuân thủ luật hôn nhân của Lê-vi-ra trong Cựu Uớc (x. Đệ Nhi Luật 25, 5-6), theo đó người đàn ông phải buộc lo sao cho người anh của mình có hậu duệ nối dõi tông đường, khi người này chết mà chưa có con cái. Trong trường hợp của Ô-năng, anh ta đã “ăn ơ” với chị dâu của mình tên là Ta-ma, nhưng mỗi lần ăn ở, ‘anh ta đều trút tinh trùng của mình trên đất”, do vậy mà Đức Ya-vê đã khiến anh phải chết (Kn 38,6-10).

Do vậy tội ô-năng nhằm ám chỉ hành vi giao hợp giữa chừng, qua đó dương vật được rút ra khỏi âm hộ trước lúc xuất tinh, nhưng trong lãnh vực từ ngữ thần học trước khi xuất hiện thông điệp Casti Connubii, thì tội này lại có ý nghĩa rộng hơn nữa. Ngoài nghĩa giao hợp giữa chừng theo sau sự xuất tinh, nó còn bao hàm tất cả những hành vi tính giao khác có nhắm đến việc ngăn chận sự truyền sinh bằng những phương tiện tích cực như đặt vòng xoắn, màng bao cổ tử cung, hoặc việc sử dụng hóa chất để tránh mang thai. Và rồi theo suy luận của Noonan, nếu ta đọc kỹ thông điệp thì có lẽ còn cho thấy có việc cấm đoán cả hai hành vi, đó là việc giao hợp giữa chừng và sử dụng “bao cao su” (condom – từ ngữ chuyên môn bằng Anh ngữ được sử dụng là: Prophylactic) (5), trong khi giải thích rộng hơn nữa thì còn phải cấm thêm việc lau rửa sau lúc giao hợp, cũng như cấm đặt các màng chắn và những dụng cụ khác mà sau này được gọi là “những phương pháp ba-ri-e” nhằm ngăn chận sự thụ thai.

2. Đ.G.H. PIÔ XII NGỎ LỜI VỚI HIỆP HỘI NHỮNG CÔ ĐỠ CÔNG GIÁO NGƯỜI Ý.

Năm 1951, Đức Piô XII lần đầu tiên công bố cách chính thức và minh nhiên thừa nhận cho phép thực hành sự kiêng cữ định kỳ, qua đó vợ chồng tránh việc giao hợp với nhau khi người nữ có thể thụ thai và do vậy chỉ giao hợp vào những giai đoạn không thể thụ thai tính theo chu kỳ kinh nguyệt nơi người vợ. Trong buổi nói chuyện với giới cô đỡ người Ý, ĐGH Piô XII minh nhiên cho rằng vợ chồng phải có lý do chính đáng để giới hạn việc giao hợp vào những lúc người ta có thể phỏng đoán việc thụ thai không thể xảy ra. Ngài nêu ra các đánh giá về phương diện y học, ưu sinh học, xã hội và kinh te, như là những cơ sở khả dĩ có thể biện minh luân lý cách xứng hợp cho việc thực hành này nơi các cặp vợ chồng. Ngài cũng nhìn nhận là những dấu chỉ y khoa, ưu sinh, kinh tế-xã hội như trên, dường như thuộc về bản tính tự nhiên bảo đảm cho việc thực hành sự tiết dục định kỳ như vậy trong cuộc sống hôn nhân. Khi nhấn mạnh đến lý do chính đáng để giới hạn việc chỉ giao hợp vào những thời gian không thể thụ thai đó, thì ĐGH Piô XII cũng lên tiếng nêu rõ việc vợ chồng có thể hành xử cách vô trách nhiệm và do vậy bất xứng cách luân lý khi giới hạn sinh hoạt tình dục của họ như vậy.

Dẫu vậy, dựa trên sự phán đoán hữu lý và công bằng, nếu không có những lý do cá nhân đủ nghiêm chỉnh, hoặc những lý do đủ thuyết phục xuất phát từ những hoàn cảnh ngoại tại, thì ý định thường xuyên tránh né kết quả đẹp đẽ của việc hiệp nhất (tính giao), trong khi đồng thời tiếp tục hoàn toàn thỏa mãn tình tư dục (6), là một hành động không thể chấp nhận. Hành vi như thế chỉ có thể phát xuất từ sự đánh giá sai lầm về cuộc sống (hôn nhân) và từ những lý lẽ chống lại những tiêu chuẩn đích thực của hành vi luân lý. (Đức Piô XII ngỏ lời với giới cô đỡ người Ý năm 1951).

Nhận định sau cùng về bài nói chuyện trên của ĐGH Piô XII là một khi phương pháp tiết dục định kỳ hoặc ngừa thai theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, hoặc việc kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên được thừa nhận hợp pháp cách luân lý như vậy, ta cũng phải xác quyết rằng vợ chồng có thể được phép cách luân lý giao hợp với nhau mà không cần phải có ý định hay ý muốn cách minh nhiên là phải có con với nhau. Cho rằng vợ chồng có đủ lý do chính đáng để không muốn truyền sinh, mỗi khi họ giao hợp với nhau, do vậy bật ra câu hỏi khơi gợi chú ý: liệu việc tiết dục định kỳ chỉ là phương thế luân lý duy nhất cho vợ chồng để tránh thai thôi sao? Như chúng ta sẽ thấy, tranh luận xoay quanh câu hỏi này, theo ý nghĩa nào đó, đã đạt tới cao điểm của thập niên 60 vừa qua.

3. CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II & HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.

Như một “cộng đồng tình yêu (#47), cộng đồng thân thiết thông chia cuộc sống và tình yêu” (#48). Hôn nhân cùng phản ánh lẫn thông dự vào giao ước tình yêu nối kết Đức Kitô với Giáo Hội của Ngài. Vẻ tốt đẹp đầy ý nghĩa của cuộc sống gia đình Kitô hữu nằm trong mối kỳ vọng là “qua tình yêu san sẻ giữa vợ chồng dẫn đến sự quảng đại và sinh hoa kết trái nơi họ. Cũng như qua sự hiệp nhất và chung thủy với nhau và qua cuộc sống yêu thương mà mọi thành viên trong gia đình đối xử với nhau”, thì Đức Kitô vốn hằng hiện diện sống động nơi dương gian này có thể tỏ hiện rõ nét cho mọi người (#48).

Việc ăn ở với nhau nhằm diễn tả tình yêu phu-phụ (vợ chồng) được xem như một giá trị thiết yếu nhưng lại độc lập với việc sinh con. Những hành vi yêu thương này được đánh giá là “cao thượng” và “xứng hợp”, và trong cách diễn tả thuần túy nhân loại, những hành vi này “đem lại ý nghĩa và thăng tiến cho sự tự hiến hỗ tương, khiến cho vợ chồng làm giàu cho nhau bằng một ý chí tươi vui và cảm tạ” (#49).

Tuy nhiên đồng thời, tình yêu vợ chồng không tách rời khỏi bổn phận truyền sinh cũng như việc giáo dục con cái. Chính cuộc hôn nhân cũng như tình yêu vợ chồng, cả hai “đều được phối hợp cho sự truyền sinh và giáo dục con cái, và tìm thấy qua những phận vụ này triều thiên cao cả nhất của mình” (#48). Hơn nữa, con cái là ân huệ cao quý nhất của hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha mẹ” (#50).

Theo các chuyên gia giám sát và theo dõi diễn tiến Công đồng Vaticanô II về mặt soạn thảo văn kiện cho biết: đã có nhiều đề nghị tu chính bản văn, đòi tái đem vào ý tưởng về “cấp trật mục đích” cốt để phân biệt những mục đích, mục tiêu chính và phụ. Tuy nhiên những đề nghị sửa đổi này đều bị bác bỏ, trong đó có đề nghi rõ rệt như sau “tình yêu phu-phụ được sắp đặt cho mục tiêu chính của hôn nhân, đó là việc sinh con nối dõi dòng họ”. Do vậy, hôn nhân và tính dục vợ chồng được xem là có hai mục đích, nhưng các nghị phụ Công đồng từ chối đánh giá về tầm quan trọng của các mục tiêu này, tránh cho cái nào là chính cái nào là phụ.

Vợ chồng mang trọng trách sinh sản và giáo dục con cái “với đầy đủ trách nhiệm trong tư cách con người và Ki-tô hữu”. Trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, vợ chồng cần quan tâm đúng mức đến hạnh phúc của riêng họ cũng như của con cái, những đứa đã được sinh ra và cả những đứa sắp sinh. “Bậc làm cha mẹ có trách nhiệm – có nghĩa vợ chồng” cần dự trù các điều kiện cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần về số con cũng như hoàn cảnh sống của chúng”. Tóm lại vợ chồng “phải tham khảo những lợi ích của cộng đồng gia đình, xã hội hiện nay và của chính Giáo Hội nữa.” Cha mẹ nào phải chăm sóc một gia đình tương đối đông đúc cần được quan tâm đặc biệt, họ được nhắc bảo đến bổn phận phải nuôi dạy con cái của họ “cho xứng hợp,” do vậy khi quyết định có đông con, họ nên khôn ngoan bàn thảo với nhau trước” (#50).

1) họ cần hành xử mở ngõ cho việc sinh sản;

2) cần chăm sóc đúng mức con cái đã được sinh ra, và sau cùng,

3) khi thấy cần thiết, vợ chồng cần phải hạn chế cách xứng hợp khả năng sinh sản của mình. Tuy nhiên, cách nào để hạn chế sinh sản thì vẫn còn là đề tài bỏ ngõ cho tranh luận.

Về việc quyết định số con sinh ra, “chính cha mẹ phải là người phải quyết định sau cùng, mang trách nhiệm trước mặt Chúa,” nhưng họ cần nhận thức là “họ không được tiến hành cách tùy tiện được.” Hơn nữa, vợ chồng Kitô hữu cần quyết định có ý thức trách nhiệm, nghĩa là “họ luôn được lương tâm hướng dẫn, một lương tâm phù hợp với chính lề luật Thiên Chúa, và họ cần tuân phục huấn quyền Hội thánh hằng giải thích một cách chân thật lề luật này dưới ánh sáng Tin Mừng” (#50).

Sau cùng, nên thừa nhận việc vợ chồng thường phải “rơi vào những cảnh huống này là, ít ra tạm thời, họ cần giới hạn số người trong gia đình của họ.” Do vậy làm cha mẹ có trách nhiệm phải tránh thai lại xung đột với ý muốn biểu lộ tình yêu vợ chồng của họ về mặt sinh lý. Bị đẩy vào trạng huống này, vợ chồng phải đối mặt với hai thực tế: trách nhiệm đều ràng buộc họ phải tránh việc thụ thai và đồng thời phải duy trì cho bằng được “tình yêu chung thủy của họ qua cuộc sống lứa đôi thân mật.” Thất bại trong việc duy trì “sự thân mật lứa đôi” là mối đe dọa rõ rệt cho tình yêu chung thủy hỗ tương của vợ chồng, cũng như có nguy cơ phá vỡ hạnh phúc của những đứa con đã sinh ra và làm giảm sút sự can trường và quảng đại của cha mẹ trong việc đón nhận những đứa con mới. (#51).

Tiêu chuẩn luân lý tính được xem như có gốc gác nhiều hơn nơi bản tính của nhân vị, chứ không phải nơi mục tiêu riêng rẽ của từng hành vi riêng biệt. Tỷ dụ như ta không thể đánh giá một con người tốt hay xấu ngang qua những hành vi riêng biệt của kẻ ấy. Ta thử lấy một ví dụ, có thể hôm nay anh ta vì vui chén với bạn bè, nên đã say rượu và có lời ăn tiếng nói không hay, nhưng qua hôm sau khi anh ta hết say rượu, thì thái độ và cách cử xử của anh ta sẽ khác.

Các nghị phụ Công đồng kết thúc phần tranh luận của mình về cuộc sống hôn nhân và gia đình bằng cách khuyến khích vợ chồng thực tập đức trong sạch hôn nhân, vốn phần nào đó có nghĩa là trong khi nhằm hạn chế sinh sản, vợ chồng cần tránh các phương pháp “bị Huấn quyền Giáo hội cho là sai trái vì không phù hợp với lề luật Thiên Chúa” (#51). Không thể hướng dẫn người ta được gì thêm bằng cách phân biệt giữa những hình thức ngừa thai được hoặc không được chấp nhận, nhưng trong phần chú thích văn kiện, các nghị phụ giải thích lý do sự im lặng của các ngài như sau: “Vài vấn đề cần được xem xét kỹ càng hơn nữa thì theo lệnh Đức Giáo Hoàng, chúng đã được chuyển giao lại cho tiểu ban nghiên cứu về dân số, gia đình, và sinh suất, để rồi sau khi hoàn tất sẽ được ĐGH chuẩn y. Do quá đặt nặng lý thuyết về huấn quyền đến như vậy mà Thượng Hội đồng giám mục lúc đó, đã không có ý đưa ra ngay lập tức những giải pháp cụ thể.

4. HUMANAE VITAE VÀ BỐI CẢNH CỦA NÓ

Tiểu ban đặc biệt giáo hoàng nhằm nghiên cứu vấn đề ngừa thai đã được ĐGH Gioan XXIII thiết lập năm 1963; một năm sau đó Đức Phaolô VI bổ nhiệm thêm nhiều nhân vật nữa vào tổ chức này. Cả giáo dân lẫn giáo sĩ đếm được từ 60 đến 70 vị, bao gồm giới nghành y, các nhà khoa học xã hội, các cặp vợ chồng, linh mục, giám mục, hồng y. Sau khi tiểu ban biểu quyết vào tháng 6 năm 1966, hai bản tường trình khác nhau được đệ trình lên ĐGH Phaolô VI; trong bản tường trình của nhóm ý kiến thiểu số, có bốn nhà thần học ký tên thì những cấm đoán truyền thống về mọi hình thức ngừa thai nhân tạo đều được giữ lại; còn bản tường trình theo ý kiến số đông bao gồm hầu như toàn bộ những thành viên còn lại của tiểu ban thì khuyến cáo Giáo Hội nên có thay đổi trong huấn quyền chính thức về các phương pháp ngừa thai.

Huấn quyền Giáo Hội không thể đưa ra những chuẩn mực luân lý mà không bảo đảm là mình đang diễn tả ý Chúa. Để đạt tới chân lý này, Giáo hội cần phải xem xét tất cả những vấn đề do từ mọi góc nẻo trần gian đặt ra. Đôi khi những công việc đó đòi hỏi nhiều thời gian và không phải dễ dàng gì (8).

Tâm tình được giãi bày như trên của ĐGH Phaolô VI cho thấy bối cảnh, một khi những khuyến cáo từ bản phúc trình của nhóm ý kiến đa số trong tiểu ban giáo hoàng được công bố cho công chúng, người ta rất hy vọng chờ mong từ giữa lòng Giáo hội Công giáo quyết định thay đổi sự cấm đoán sử dụng những phương pháp ngừa thai gọi là nhân tạo. Liệu ĐGH sẽ đáp ứng ra sao đối với những gợi ý của tiểu ban? Sự đáp ứng này chỉ xảy ra hai năm sau đó khi ngài công bố thông điệp Humanae Vitae (HV: Sự sống con người), tháng 7 năm 1968.

Thông điệp đưa ra luận chứng cơ bản như sau: “Mọi và từng hành vi trong việc giao hợp phải mở ngõ cho sự truyền sinh (HV, #11), vì Thiên Chúa đã muốn “sự nối kết không thể phân chia… giữa hai ý nghĩa của hành vi phu-phụ (nghĩa là giữa vợ chồng với nhau): ý nghĩa phối hợp yêu thương và ý nghĩa sinh sản.” Nhờ sự kết giao thân mật, “hành vi phu-phụ trong khi hiệp nhất chặt chẽ vợ chồng với nhau, khiến họ có khả năng thông ban sự sống mới, thể theo những định luật được ghi khắc trong tận hữu thể của người đàn ông và đàn bà” (HV, #12). Do vậy, được coi là hành vi “xấu ngay tự bản chất” (HV, #14), và “không bao giờ hợp pháp” (HV, #16) cho vợ chồng khi giao hợp với nhau mà đồng thời lại toan tính cách tích cực có chủ ý ngăn cản khả năng truyền sinh của hành vi này. Nghĩa là vợ chồng không được phép dùng phương pháp ngừa thai nhân tạo.

Khi phê bình những xác quyết cơ bản của thông điệp, cố thần học gia luân lý, Richard McCormick, S.J . nêu nhận xét như sau: nội dung chủ yếu của thông điệp là: sự giao hợp giới tính “chỉ là hành vi đơn độc với hai khía cạnh hay hai ý nghĩa nội tại: hiệp nhất và truyền sinh “; hơn nữa, hai ý nghĩa này lại “bất khả phân ly theo sự hoạch định của Thiên Chúa”, do vậy bất cứ ai chủ ý làm cho hành vi giao hợp không thể thụ thai cũng đều “tấn công vào chính ý nghĩa của hành vi vốn là sự biểu lộ của tình tự hiến cho nhau.” (9) McCormick ghi nhận là phân tích như trên là điều không mới mẻ gì, nhiều nhà luân lý đã từng phát biểu từ lâu những dòng chữ đó, và McCormick thừa nhận rằng: chính ông ta trước đây cũng đã từng đưa ra các luận điệu tương tự như thế “qua việc loại trừ khả năng cưu mang một thai nhi, vốn là dấu hiệu thường trực của tình yêu được diễn tả trong sự giao hợp, người ta đã chủ động ngừa thai trong hành vi tính giao, và do vậy đã tước bỏ dấu hiệu đó khỏi hành vi vốn làm cho tình yêu hiệp nhất cách khách quan.” Nhưng sau này, McCormick đã không còn giữ lập trường này nữa. Đồng ý rằng, con cái là hoa quả tình yêu giữa hai vợ chồng, được biểu lộ qua hành vi ái ân. Tuy nhiên, nếu chúng ta chấp nhận quan điểm này, thì phải nói rằng, có lẽ không biết bao nhiêu triệu con người đang có mặt trong thế giới ngày hôm nay đã không là kết quả của tình yêu tự hiến (giữa vợ chồng ) trong đời sống hôn nhân, nhưng chẳng qua đó chỉ là kết trái của một cuộc tri hoan nhằm thỏa mãn tính dục và đứa con là kết quả của một sự việc ngoài ý muốn. Không biết Giáo Hội nghĩ sao về vấn đề này?

Theo cách thức suy tư hiển lộ trong Humanae Vitae, các ý nghĩa thông hiệp và truyền sinh của hành vi tính giao nối kết chặt chẽ với nhau đến độ không thể bị phân lìa. Điều này có nghĩa bất cứ sự can thiệp thể lý có chủ ý nào trên một trong hai ý nghĩa, thì đều tất yếu kéo theo ảnh hưởng phân rẽ hay phân hủy đối với ý nghĩa kia, đến độ ý nghĩa luân lý của hành vi tính dục xét như là một tổng thể đã bị phá hủy. Do vậy tính bất khả phân ly của những chiều kích thông hiệp và truyền sinh của tình yêu phu-phụ nằm ở cội rễ của việc Giáo Hội cấm đoán bất cứ sự giao hợp nào có kèm theo chủ ý tích cực ngăn cản sự truyền sinh; đồng thời, cần ghi nhận là cùng một luận chứng về tính bất khả phân chia của hai chiều kích trong tình yêu phu-phụ, cũng giải thích phần lớn việc Giáo Hội chống lại bất cứ sự toan tính nào của vợ chồng nhằm có con mà không thông qua con đường biểu lộ tình yêu thân mật hỗ tương qua sự giao hợp. Do vậy, Giáo Hội giữ vững lập trường cố hữu chống lại chẳng những phương pháp cấy tinh nhân tạo dùng tinh trùng của người khác, được gọi là Artificial Insemination using a Donor’s sperm (viết tắt là AID), mà ngay cả phương pháp cấy tinh nhân tạo nhờ tinh trùng của chồng, được gọi là Artificial Insemination using the Husband’s sperm (viết tắt là AIH), và phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF (In Vitro Fertilization), theo đó cả trứng lẫn tinh trùng đều thuộc của vợ chồng.

1. LIỆU NHỮNG Ý NGHĨA CỦA TÍNH DỤC PHU-PHỤ: TRUYỀN SINH VÀ THÔNG HIỆP CÓ THỂ TÁCH LÌA NHAU?

Như đã đề cập, Humanae Vitae cho rằng Thiên Chúa đã muốn sự nối kết bất khả phân ly giữa hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng (HV, #12). Nhưng chính trên luận điểm này, McCormick nêu ra là dường như thông điệp đã mâu thuẫn với những gì đã được xác quyết trước đó: chẳng hạn hành vi tính giao “vẫn hợp luật, nếu do nguyên nhân độc lập với ý muốn của vợ chồng, như bị chứng vô sinh chẳng hạn, thì chúng vẫn được sắp đặt để diễn tả và tăng cường sự hiệp nhất yêu thương của vợ chồng” (HV, #11). Chính chỗ này mà McCormick cho thấy thông điệp thừa nhận những sự giao hợp đơn thuần chỉ còn một ý nghĩa: diễn tả và làm tăng cường tình yêu vợ chồng. Nhưng bản văn dường như rõ rệt cho phép hiểu ngầm ở đây là “việc mở ngõ cho truyền sinh” chấm dứt và vắng mặt chính mỗi khi vợ chồng giao hợp trong những thời kỳ người vợ không có khả năng thụ thai, nghĩa là lúc bấy giờ trứng chưa rụng. Nếu sự giao hợp mất đi tính mở ngõ hướng đến sự truyền sinh vào những thời gian vô sinh tự nhiên, vậy thì rõ rệt tính chất sự mở ngõ này có thể xem như tách biệt khỏi sự biểu lộ tình yêu vợ chồng trong hành vi tính giao, lẽ đó McCormick đã đi đến kết luận:

Trong những hành vi tính giao vô sinh này những khía cạnh hiệp nhất và truyền sinh tách lìa nhau. Điều này có nghĩa rằng có chỗ (HV, #11) dường như không chủ ý hiểu ngầm một sự tách lìa hiển nhiên của hai khía cạnh thông hiệp và truyền sinh của hành vi giao hợp trong thời kỳ vô sinh. Ở chỗ khác (HV#12) giáo thuyết lại cho rằng từng hành vi tính giao phải mở ngõ cho sự sống mới, có nghĩa là nói đến sự nối kết bất khả phân ly giữa ý nghĩa truyền sinh và hiệp nhất yêu thương… vốn hiện diện chung với nhau trong hành vi vợ chồng. (11)

Cần ghi nhận là trong chính đoạn mà chúng ta đang tìm hiểu (HV#11), bản văn viết như sau “Thiên Chúa đã đặt định cách khôn ngoan những định luật và chu kỳ thụ thai tự nhiên khiến từ đó (con người) có thể tách lìa những lần sinh nở liên tiếp.” Chúng ta có thể lập luận hữu lý, theo tôi nghĩ, là trung thành với chiều hướng suy luận đã có trước đoạn văn này một chút trong bức thông điệp, câu trích dẫn như trên có thể hiểu chính xác như sau: “Thiên Chúa đã đặt định cách khôn ngoan những định luật và chu kỳ thụ thai tự nhiên khiến từ đó có thể có sự tách lìa về hai ý nghĩa truyền sinh và hiệp nhất của hành vi vợ chồng .” Thiên Chúa, dường như qua những định luật thuộc bản tính thể lý biểu lộ qua những chu kỳ thông thường nơi thân thể người nữ, đã cho phép chúng ta hiểu rằng: hai ý nghĩa của tính dục hôn nhân (truyền sinh và hiệp nhất) không những có thể tách lìa nhau, mà trong thực tế chúng đã tách lìa nhau vào những thời điểm mà người phụ nữ không thể thụ thai. Do vậy, rõ ràng là không phải mọi và từng hành vi giao hợp đều mở ngõ cho sự truyền sinh. Chính đây mới sinh chuyện, vì lý lẽ Giáo Hội đưa ra để chống lại việc ngừa thai nhân tạo, chủ yếu dựa trên tiền đề là “Thiên Chúa đã muốn sự nối kết bất khả phân ly giữa hai ý nghĩa của hành vi tính giao” (HV, #12), xem ra là lý chứng gây nhiều tranh cãi.

Cho nên tôi thiết nghĩ, lý chứng để phản đối việc ngừa thai nhân tạo cần được tìm ở chỗ khác. Việc này không thể cấm đoán đơn thuần chỉ dựa vào “tính chất bất khả phân ly” hằng được rêu rao giữa những khía cạnh hiệp nhất yêu thương và truyền sinh của tính dục, trong khi trên thực tế, có lúc Thiên Chúa đã phân rẽ rõ rệt. Thôi, giờ ta hãy sang câu hỏi khác, vấn đề được đặt ra theo kiểu khác: giả sử ta cứ coi như là Thiên Chúa, theo những định luật tự nhiên, đã cho phép có sự phân rẽ giữa ý nghĩa truyền sinh và hiệp nhất, liệu nhân loại có dám toan tính bảo đảm đẩy xa một sự phân lìa như thế theo sáng kiến của họ không? Giáo Hội có thể trả lời câu hỏi này bằng thể phủ định, nhưng Giáo Hội không thể hữu lý làm thế, khi đơn thuần chỉ dựa theo kiểu giải thích lập trường của mình rằng: Thiên Chúa đã muốn sự nối kết bất khả phân ly giữa hai chiều kích truyền sinh và thông hiệp của tình yêu vợ chồng trong từng hành vi giao hợp.

Để phản ứng: một là phủ nhận ý tưởng về sự bất khả phân rẽ của ý nghĩa truyền sinh và hiệp nhất của hành vi vợ chồng, và hai là phủ nhận xác quyết của Giáo Hội “mọi và từng hành vi hôn nhân phải mở ngõ cho sự truyền sinh”, một kiểu lý sự hay ho đã xuất hiện trên tuần báo bên Anh Quốc. Giáo sư Adrian Hastings cho rằng giao hợp, trên thực tế, không luôn luôn thuộc bản chất của nó là “mở ngõ cho sự sống”. Vì theo ta biết, sự thụ thai không phải lúc nào cũng luôn luôn xảy ra sau mỗi lần vợ chồng giao hợp với nhau. Nói một cách rõ hơn, không phải bất kỳ lúc nào vợ chồng giao hợp với nhau thì đều thụ thai cả. Từ đó, ta suy ra để đi đến một nhận định rằng: tự nhiên đã được Thiên Chúa trù liệu sao cho sự thụ thai không thể luôn luôn xảy ra theo sau mổi lần vợ chồng giao hợp với nhau (12). Thiên nhiên, do vậy đã sắp xếp có hai loại giao hợp: một loại theo sinh học “mở ngõ cho truyền sinh”, loại khác thì không. Hastings nói tiếp: cả hai loại giao hợp trên đều có chức năng tích cực theo những mục tiêu của thiên nhiên; trên thực tế, cả hai loại đều “có mục tiêu sinh học: một loại có thể thụ thai và xảy ra họa hiếm hơn, đem thai nhi vào đời; loại kia, không thụ thai và diễn ra thường xuyên, lại cung cấp cho cháu bé – sắp sửa chào đời – một mái nhà êm ấm và sự nuôi dạy ổn định.” Chứ nếu không thì quả thực rất kẹt, vì nếu cứ sanh như “thỏ” thì lấy đâu ra mà nuôi cho suể, nhất là trong bối cảnh nghèo túng.

Cho rằng cả hai loại giao hợp đều có liên hệ tích cực đến con cái, một cho sự thông truyền sự sống cho chúng và cái kia cho sự giáo dục trọn vẹn và hạnh phúc của chúng, Hastings gợi ý là có thể được phép để bảo đảm, duy trì và ngay cả cổ võ cho sự phân rẽ giữa hai kiểu giao hợp, hầu đảm bảo rằng “kiểu này không thể thế chỗ cho kiểu kia trong lúc cần.” Do vậy, cũng như vợ chồng có lý do chính đáng để sử dụng những viên kích thích tố trong nỗ lực tăng cường sự thụ thai và làm cho ‘hành vi lẽ ra không thụ thai trở thành có thể đậu thai’, thì liệu bộ họ không thể được biện minh khi họ sử dụng thuốc viên ngừa thai hầu đảm bảo rằng “hành vi giao hợp riêng biệt như thế cần có mà vẫn xác tín là nó thuộc loại ngừa thai tự nhiên khi nào thấy thích hợp.” Hastings kết luận bằng cách cho rằng lý luận trên không thể phi bác được. Tuy nhiên, điều chưa rõ ràng đối với tôi ở chính điểm Hastings muốn chứng minh. Theo ông ta, vợ chồng được tự do để cho rằng hành vi giao hợp trên thực tế, thuộc loại không thụ thai tự nhiên khi nào cảm thấy thích hợp, nhưng phải cần được hỏi lại chính xác khi nào là thích hợp để bảo đảm là một hành vi giao hợp thuộc về loại không được ngừa thai.

Đơn giản là tôi không chắc Hastings muốn đẩy sự biện minh về hành động ngừa thai nhân tạo đến mức độ nào. Tôi tự hỏi liệu luận chứng của ông có phù hợp cho những cặp vợ chồng không có con, và cũng nếu bảo đảm, từ những lý lẽ rõ rệt cha mẹ có thể nại đến để sử dụng sự ngừa thai nhân tạo cách vô giới hạn. Theo tôi, dường như đúng hơn, tính hữu lý của suy nghĩ của ông hệ tại ở điểm: có những lúc – khi sự rụng trứng xảy ra -Thiên Chúa và thiên nhiên muốn sự giao hợp là để truyền sinh; để phù hợp với lời kêu gọi làm cha mẹ có trách nhiệm, để có thể hoàn thành mục tiêu này, vợ chồng có thể nhờ cậy vào những kích thích tố để tăng cường sự thụ thai; còn vào những lúc khác, Thiên Chúa và thiên nhiên xác định giao hợp không hướng đến sự truyền sinh, vợ chồng phải hiểu, qua việc dùng những phương thế ngừa thai, là giao hợp lúc đó có ý nghĩa không thụ thai. Tôi nghĩ, nói khác đi, Hastings muốn nêu ra một trường hợp về việc sử dụng hợp luân lý những kiểu ngừa thai nhân tạo, nhưng chỉ trong những trường hợp mà, nhận ra những đòi hỏi của việc làm cha mẹ có trách nhiệm. Vợ chồng có thể sử dụng những phương tiện ngừa thai nhân tạo, trong cố gắng bảo đảm tính chất không thụ thai của những hành động giao hợp một cách hợp pháp, chính đáng trong những thời gian đoán được hay kỳ vọng là vô sinh. Có thể cho là hợp luân lý khi vợ chồng sử dụng phương pháp ngừa thai nhân tạo đương thời kỳ trứng chưa rụng.

Lập luận của Hastings cho phép vợ chồng nhờ cậy vào thiên nhiên để duy trì cả hai loại giao hợp có thể thụ thai và không thụ thai, nhưng tôi nghi ngờ rằng, liệu cái lý do chính của cách lập luận của ông có thể biện minh cho việc sử dụng thuốc ngừa thai trong thời gian người vợ đang rụng trứng cách tự nhiên không? Lời nhận xét của Hastings có thể gợi ý cho sự kiện như sau: khi vợ chồng được biện minh cách luân lý trong việc tự hạn chế việc giao hợp vào những giai đoạn “an toàn” hoặc không thể thụ thai, họ có thể sử dụng hợp luân lý những phương thức ngừa thai để bảo đảm rằng những hành vi tính giao không thể thụ thai vẫn duy trì như thế trên thực tế. Vợ chồng có thể cảm thấy dễ chịu và an tâm trong sự thực hành như vậy, nhưng vẫn còn nguyên đó sự kiện đòi hỏi rằng – theo định kỳ và đều đặn – họ cần tránh biểu lộ tình yêu vợ chồng vào thời gian người vợ có thể thụ thai. Do vậy câu hỏi vẫn còn đó: liệu vợ chồng có thể sử dụng thuốc ngừa thai vào những thời gian có thể nghĩ là người vợ có thể thụ thai?

2. LIỆU TIẾT DỤC ĐỊNH KỲ CÓ TỰ NHIÊN KHÔNG?

Ngoài những chứng cứ chống đối về cách lập luận nội tại của nó, thông điệp còn bị những chỉ trích khác. Trong số đó, một số các nhà thần học luân lý đưa ra nhận xét như sau: liệu việc phân biệt giữa các hình thức ngừa thai tự nhiên và nhân tạo xét về phương diện luân lý có phù hợp và được coi là hợp lệ không? Thông điệp vang vọng giáo huấn của ĐGH Piô XII, dẫn đến hiệu quả, là khi có những động lực nghiêm trọng xuất phát từ “những điều kiện tâm sinh lý của chồng hay vợ, hay từ những điều kiện ngoại lai,” thì lúc đó hợp luật cho vợ chồng “được xem xét đến những chu kỳ tự nhiên đã có sẵn trong những chức năng truyền sinh” và giới hạn việc giao hợp chỉ trong những lúc không thể thụ thai mà thôi. Lối thực hành này, được phân biệt khỏi cách giao hợp trong những giai đoạn có thể thụ thai. Và được coi là một trong những phương thế tự nhiên để ngừa thai. Thật ra, như thông điệp đề cập, có những khác biệt tất yếu giữa hai trường hợp: trường hợp trước, vợ chồng sử dụng hợp luật, sự xếp đặt tự nhiên; trong khi ở trường hợp sau, họ ngăn cản sự phát triển của những tiến trình tự nhiên.” (HV, #16)

Nói cách khác, sự khác nhau giữa tiết dục theo chu kỳ kinh nguyện hay còn gọi là tiết dục định kỳ, và tất cả những hình thức ngừa thai khác, hệ tại ở điểm này: là tiết dục định kỳ đóng vai trò quan trọng hay là được ưu tiên hơn vào những thời kỳ vô sinh trong chu kỳ kinh nguyệt của người nữ và chỉ được giao hợp trong những thời điểm này; những hình thức ngừa thai khác cho phép giao hợp bất cứ lúc nào, nhưng có việc can thiệp cách nào đó vào hiệu quả của hành vi, như nhằm vô hiệu hóa bất cứ sự thụ thai nào. Hơn nữa, vợ chồng hợp luật khi thực hiện sự tiết dục định kỳ và không giao hợp trong những thời kỳ có thể thụ thai thì được xem như họ chứng tỏ mình tuân thủ “một tình yêu chân thật và rất chân chính” (HV, #16). Do vậy, dường như rõ rệt, là ít ra phần giải thích của Giáo Hội Công Giáo về việc thừa nhận đặc biệt, phương thế tiết dục định kỳ – xuất phát từ sự kiện là việc thực hành này bảo đảm và đòi buộc vợ chồng duy trì thói quen có kỷ luật bản thân – và biết tự chủ trong mối tương giao vợ chồng.

Về điểm sau cùng vừa nói trên, hồ chắc là một người thiếu suy nghĩ thì mới coi nhẹ vai trò của kỷ luật, vốn đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành cá nhân và đời sống vợ chồng. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, trong đời sống vợ chồng, họ cũng còn biết bao nhiêu việc khác phải lo toan, và đôi khi những công việc này vượt quá sự hy sinh hãm mình hằng ngày của họ, khiến họ rất khó khăn và vất vả để có thể chu toàn tất cả mọi trách nhiệm trong tư cách là vợ hoặc chồng, là cha hoặc mẹ. Bởi vậy, tôi thiết nghĩ, những người đang sống trong bậc sống gia đình, họ cần được sự cảm thông và đối xử một cách quảng đại hơn. Vì có lúc sự tiết dục định kỳ đi đến độ gây nên sự căng thẳng tâm lý và tâm thần cộng dồn trên vợ chồng, đặc biệt nơi người vợ, và tạo nên mối đe dọa cho tình chung thủy hôn nhân và do vậy, sau cùng gây nguy hại cho hạnh phúc của con cái. Một số người đã gợi ý mong Giáo Hội nên xét lại chủ trương cứng nhắc, cho là chỉ có phương pháp ngừa thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt là phương cách hợp lệ mà vợ chồng có thể áp dụng để kế hoạch hóa gia đình.

Chắc chắn việc phân biệt giữa ngừa thai tự nhiên và nhân tạo đã bị liên tục thách đố. James T. Burtchaell đã khéo léo cho thấy những khó khăn thường gặp khi áp dụng tiết dục định kỳ vốn được xem là hình thức ngừa thai “tự nhiên”. Ông nói chỉ có “một nền thần học không ra gì mới muốn cho sự giao hợp phải hòa hợp với chu kỳ nội tiết không thể kiểm soát được của hiện tượng rụng trứng và kinh nguyệt, trong khi lại bỏ mặc những đợt triều dâng và dòng chảy tâm linh và tâm thần lớn lao hơn, vốn cũng cai quản sự phối hợp sinh lý” (13). Quan điểm của Burtchaell không phải chối bỏ những chu kỳ sinh học vốn là thành phần của tính dục phụ nữ; đúng hơn, ông muốn xác nhận sự kiện tính dục con người là một thực tế bao quát hơn là một thực tế sinh học đơn thuần.

Nơi con người, tính dục phản ánh những chiều kích tình cảm, cảm xúc và tâm lý của họ, chứ không phải chỉ những chiều kích thể lý hay sinh học mà thôi. Hơn nữa, người ta đã có thể chứng minh được, là đa số phụ nữ cảm thấy rất ham muốn trong vấn đề ái ân, và càng lúc càng nhậy cảm và thấy đòi hỏi về mặt sinh lý, vào thời gian trứng rụng và vào thời gian ngay trước và sau kinh kỳ. Năm 1965, Tiến sĩ John R. Cavanagh , tâm lý gia Công giáo, đã soạn thảo và phân phát bản câu hỏi trắc nghiệm đến các cặp vợ chồng có sử dụng phương thức ngừa thai theo chu kỳ kinh nguyệt, để xin họ điền câu trả lời, mong họ chia sẻ những kết quả thành đạt (14). Kết quả thu được không như ông mong đợi. Nhiều người đã trả lời và cho biết rằng: phương pháp này đã không đáp ứng thỏa đáng cho công cuộc kế hoạch hóa gia đình. Cavanagh, sau đó đã viết một bản tường trình, là người nữ thường cảm thấy bị dồn nén bởi họ không được giao hợp vào thời gian rụng trứng, tức là lúc mà họ có đòi hỏi sinh lý mạnh mẽ nhất. Cần ghi nhận là lúc đầu, Cavanagh cổ võ nhiệt tình cho phương pháp ngừa thai theo chu kỳ kinh nguyệt, nhưng từ những câu trả lời cho bản câu hỏi của ông, và từ việc ông là thành viên trong tiểu ban giáo hoàng đặc biệt về ngừa thai, ông đã trở thành người đứng lên kêu gọi Giáo Hội nên xét lại lập trường cấm đoán các hình thức ngừa thai khác.

Cái khó khăn khi vợ chồng áp dụng phương pháp ngừa thai theo tiết dục định kỳ là chính ở những thời điểm rụng trứng, thì vợ chồng cần phải tránh giao hợp, nếu họ muốn áp dụng hình thức ngừa thai hoặc kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên được Giáo Hội thừa nhận. Burtchaell lại thấy chẳng có gì là tự nhiên ở đây. Trái lại, so sánh với những hình thức ngừa thai khác, ông lấy làm tiếc mà cho rằng “phương pháp theo chu kỳ kinh nguyệt là bất tự nhiên nhất trong những phương pháp ngừa thai, bởi nó không những ngăn ngừa sự thụ thai, mà còn ngăn ngừa luôn sự biểu lộ tình cảm yêu thương giữa vợ chồng nữa qua hành vi tính dục.” (15) Vì trong giai đoạn này – thời kỳ rụng trứng – vợ chồng không thể gần gũi với nhau trong vấn đề chăn gối, nếu họ muốn áp dụng phương pháp ngừa thai tự nhiên.

Burtchaell tiếp tục nêu ra là không có “việc áp đặt sự khác biệt đạo đức nội tại” giữa tiết dục định kỳ và những phương thế ngừa thai khác. Ông trách cứ: tác giả thông điệp Humanae Vitae đã khéo “chơi chữ” để làm giảm giá những phương pháp ngừa thai khác, thay vì thách đố “những động lực viễn vông khiến cho nhiều gia đình áp dụng sự ngừa thai.” Theo Burtchaell, sự xấu thật sự cần tránh trong đời sống hôn nhân không phải là việc ứng dụng những phương pháp ngừa thai nhân tạo, nhưng điều đáng sợ đúng hơn là sự đầu hàng trước tính ích kỷ, vốn xảy ra trong xứ sở giàu có này (tức nước Mỹ), “có lẽ là lý do thông thường nhất để người ta ngừa thai.” Các cặp vợ chồng thường xuyên trong mối nguy cơ đầu hàng trước “não trạng ngừa thai” khiến họ che mắt làm ngơ giá trị của con cái, vốn thường bị xếp hạng rất thấp trong bảng liệt kê những mối ưu tiên của vợ chồng; do vậy đã có quá nhiều thứ được xem là quan trọng hơn con cái: hai công việc, hai mái nhà, hai xe hơi, bất động sản mới, những trang thiết bị tối tân mới ra, du lịch giải trí và sinh hoạt xã hội liên lỷ. Từ viễn tượng này, con cái bị xem như gánh nặng, chứ không phải là quà tặng chúc phúc do Chúa ban.

Burtchaell xác tín rằng: vợ chồng Kitô giáo cần nhận thức là trong cuộc sống hôn nhân sẻ chia của họ, họ cần biết đối diện trước những bất ngờ đòi hỏi nơi họ – biết yêu thương quảng đại trong những tình huống họ không thể tính toán hay kiểm soát được. Chắc chắn, vợ chồng cần động viên nhau, biết đánh giá và thừa nhận sự hiện diện của con cái có thể là thách đố cho cuộc sống thoải mái cố hữu của họ, làm chính họ phải ngỡ ngàng, nhưng cùng lúc điều ấy cũng sẽ giúp họ trở nên người cha và người mẹ cao cả hơn như họ dự tưởng” (16). Chính khi có thái độ này, khi con cái được yêu mến, được dự trù trước, cách quảng đại và được yêu thương khi chào đời, và khi đó, việc áp dụng bất cứ phương pháp ngừa thai nào, chỉ như là đòi hỏi của thiên chức làm cha làm mẹ có trách nhiệm buộc phải có, và rồi như vậy, vợ chồng mới không hoài công quyết định xem cách thức nào để ngừa thai giữa sự tiết dục định kỳ hay các phương pháp khác. Chỉ từ nhận thức này mới có thể hữu lý để ứng dụng các phương pháp ngừa thai gọi là nhân tạo, và do vậy những phương pháp đó không hẳn thiết yếu là điều xấu theo luân lý và không phải luôn luôn bất hợp pháp.

Lm Trần Mạnh Hùng, S.T.D

L.J. Goody Bioethics Centre

39 Jugan Street, Glendalough, WA. 6016

CHÚ THÍCH:

1 Những vấn đề này tôi sẽ cố gắng giải thích và trình bày một cách tỏ tường trong bài viết kế tiếp, khi chúng ta bàn về những phương pháp ngừa thai nhân tạo và tự nhiên, xem chúng khác nhau ở điểm nào.

2 Đề cập vắn gọn tiến trình giáo huấn này, xem Richard A.McCormick, S.J., Health and Medicine in the Catholich Tradition. New York. 1984, tr.90-. Từ năm 1853, Thánh bộ Xá giải Rô-ma, trong khi giải đáp những thắc mắc của nhiều giám mục, đã chấp thuận cho các cặp vợ chồng được phép giao hợp trong những thời gian không thể thụ thai, nhưng như Noonan nhận xét, việc thực hành như thế đã từng bị gán ghép mắc tội O-nan (hành vi vợ chồng đang giao hợp mà bị chận ngang, cho tinh trùng xuất ra ngoài). Đã không có việc xác nhận hoặc thừa nhận cách công khai việc cho phé sử dụng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ như là một cách thế ngừa thai tự nhiên hoặc coi đó như là một phương pháp kiểm soát việc sinh đẻ, cho tới khi Đức Thánh Cha Piô XII ngỏ lời với các hiền mẫu người Ý vào năm 1951.

3 Những người phối ngẫu thanh sạch

4 Nghị quyết số 15, x. Noonan, sđd, tra 486-87

7 Tỷ dụ như ăn ở với người phối ngẫu mình, trong gian đoạn có thể thụ thai, nhưng lại đi ăn nằm với người khác.

15 James T. Burtchaell, Sđd, tr.139-140.

16 Sđd., tr. 139-147.

Ngừa Thai Bằng Phương Pháp Rào Chắn Dành Cho Nữ

Hai loại mũ chụp cổ tử cung được FDA phê duyệt sử dụng và đang có mặt tại Hoa Kỳ: FenCap và Lea’s Shield. Cả hai loại này được làm bằng cao su silicone ( không có latex), bao bọc hoàn toàn cổ tử cung và tạo sức hút giữa cổ tử cung và mũ chụp cổ tử cung.

Màng ngăn Ortho All-Flex được làm bằng silicone, một thiết bị hình vòm đặt bao phủ cổ tử cung và được giữ cố định vị trí trong âm đạo. Hiện nay, màng phải được đặt bởi một bác sĩ. Cả hai loại mũ chụp cổ tử cung và màng chắn đều được tái sử dụng, nhưng cần phải được thay thế khi có bất kỳ dấu hiệu hao mìn, rách, hư hỏng.

Bao cao su dành cho nữ; dúng 1 lần, làm bằng polyurethane ( FC) hoặc nitrile ( FC2) được đặt bao phủ trong âm đạo.

Khi được sử dụng như một phương pháp ngừa thai chính, các phương pháp rào cản phải đi đôi với tư vấn về việc có sẵn thuốc ngừa thai khẩn cấp tại nhà.

Tỷ lệ thất bại của FemCap được ghi trong tờ hướng dẫn là 29%

Một nghiên cứu nhỏ của các phụ nữ sử dụng mũ chụp cổ tử cung Lea’s Shield đã cho thâý một tỷ lệ thất bại khi sử dụng thực tế là 8,7% sau hơn 6 tháng

Một tổng quan Cochrane gần đây được tiến hành bởi FHI tìm thấy tỷ lệ mang thai sau một năm sử dụng từ 11%-13% đối với màng ngăn âm đạo.

Màng ngăn: Tỷ lệ thất bại khi sử dụng đúng tuyệt đối trong năm đầu tiên: 6%

Tỷ lệ thất bại khi sử dụng thực tế trong năm đầu tiên: 12%

BCS dành cho nữ: : Tỷ lệ thất bại khi sử dụng đúng tuyệt đối trong năm đầu tiên: 5%

Tỷ lệ thất bại khi sử dụng thực tế trong năm đầu tiên: 21%

Tác dụng vừa như là một rào cản cơ học để ngăn tinh trùng di chuyển vào kênh cổ tử cung và đồng thời là một chất hóa học diệt tinh trùng bôi trực tiếp trên cổ tử cung.

Kinh nguyệt:  không bị ảnh hưởng

Tình dục/tâm lý:

Cảm thấy hài lòng hơn trong giao hợp vì không có cảm giác lo sợ mang thai

Chủ động bởi người phụ nữ

Có thể đặt một vài giờ trước khi quan hệ tình dục để tạo sự tự nhiên.

Có thể vẫn giữ nguyên vị trí cho nhiều lần giao hợp trong suốt 24 giờ ( màng ngăn âm đạo) hoặc 48 giờ ( mũ chụp cổ tử cung) từ thời điểm đặt ( trừ bao cao su nữ).

Khác

Có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cổ tử cung, bao gỗm bệnh lậu, chlamydia và viêm vùng chậu, nhưng không bảo vệ tránh lây nhiễm HIV.

Hiệu quả ngay lập tức sau khi đặt

Có thể sử dụng trong quá trình cho con bú.

Kinh nguyệt: không ảnh hưởng

Tình dục/tâm lý:

Cần phải đặt trước khi quan hệ tình dục, có thể làm giảm tính tự nhiên cảu quan hệ tình dục.

Một số phụ nữ không thích đặt ngón tay hoặc một vật lạ vào âm đạo.

Khác:

Không bảo vệ chống HIV và một số BLTQĐTD. Phải sử dụng BCS nếu có nguy cơ.

Tỷ lệ thất bại cao hơn so với các biện pháp tránh thai chứa nội tiết tố

Có thể có mùi khó chịu nếu để quá lâu hoặc không vệ sinh sạch sẽ ( nếu tái sử dụng).

Béo phì nặng hoặc viêm khớp có thể gây khó khăn cho việc đặt vào hoặc lấy ra.

Có thể tăng nhiễm trùng đường niệu

Loét bề mặt cổ tử cung có thể đưa ra huyết âm đạo ít và/ hoặc khó chịu cổ tử cung dẫn đến ngưng sử dụng.

Không có trường hợp có hội chứng sốc độc tố nào được báo cáo, nhưng về mặt lý thuyết, các nguy cơ này có thể tăng lên nếu các phương pháp này bị để quá lâu trong âm đạo hoặc sử dụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Phụ nữ Không có nguy cơ cao nhiễm HIV

Khách hàng muốn sử dụng và có khả năng đặt và tháo dụng cư trước hoặc sau khi giao hợp.

Khách hàng rất năng động, sẵn sàng sử dụng mỗi lần quan hệ tình dục.

Khách hàng bị giãn vùng chậu thích hợp cho việc sử dụng mũ chụp cổ tử cung hơn là màng ngăn âm đạo.

Khách hàng nhạy cảm với việc sử dụng nội tiết.

Khách hàng và bạn tình là những người không nhạy cảm với chất diệt tinh trùng.

Trẻ vị thành niên: thích hợp, nhưng đòi hỏi nghiêm khắc và cần chuẩn bị sẳn sàng để sử dụng nhất quán và chính xác. Nếu có nguy cơ BLTQĐTD, sử dụng thêm BCS.

Với tỷ lệ thết bại cao cho các phương pháp này, điều quan trọng là cung cấp sẵn thuốc ngừa thai khẩn cấp để sử dụng khi cần hoặc khuyến cáo mua sẵn thuốc không cần toa tại nhà thuốc.

Khám bằng mỏ vịt và khám bằng hai tay được khuyến cáo trước khi bắt đầu sử dụng. Không nên sử dụng khi có nhiễm trùng âm đạo, trầy xước âm đạo hoặc cổ tử cung.

Vời mội loại dụng cụ, hướng dẫn cho khách hàng biết cách đặt và lấy dụng cụ ra. Chỉ ra vị trí đặt và lấy tronh khi khám bệnh và cho phép khách hàng tự xác định vị trí và lấy ra trước khi rời phòng khám.

Không cần thiết thêm thuốc diệt tinh trùng nếu có giao hợp thêm.

Khuyến khích dùng phương pháp hỗ trợ cho vài lần sử dụng đầu tiên cho đến khi khách hàng tự tin sử dụng một cách chính xác. Sử dụng BCS nam kèm theo phương pháp này sẽ làm giảm nguy cơ mang thai và các BLTQĐTD.

Nếu đặt dụng cụ sai vị trí, nên sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp càng sớm càng tốt.

Đối với các dụng cụ có thể tái sử dụng, hướng dẫn khách hàng rửa bằng xà bông nhẹ và nước sau mỗi lần sử dụng, để khô và đặt trong hộp bảo quản cho lần sử dụng tiếp theo. Các miếng bọt biển và BCS nữ nên được vứt bỏ sau khi lấy ra.

Việc mới sử dụng gel cùng với màng chắn như Replens, không ảnh hưởng đến xét nghiệm HPV, xét nghiệm lậu cầu, chlamydia hoặc chất lượng xét nghiệm tế bào học cổ tử cung.

Chị hoặc bạn tình có cảm thấy bất kỳ sự khó chịu nào trong lúc quan hệ?

Chị có ngửi thấy một mùi khó chịu khi chị lấy dụng cụ ra?

Chị có nóng rát khi đi tiểu, kích thích âm đạo hoặc ngứa?

Chị có sử dụng dụng cụ ở mỗi lần quan hệ tình dục?

Đối với mũ chụp cổ tử cung hoặc màng chắn âm đạo, chị có luôn sử dụng chất diệt tinh trùng trước khi đặt dụng cụ?

Chị có sẵn thuốc ngừa thai khẩn cấp ở nhà?

Xuất huyết âm đạo ít/ khó chịu cổ tử cung hoặc âm đạo/ lở loét: loại trừ nhiễm trùng ngừng sử dụng để điều trị bệnh, xem xét dùng dụng cụ có kích thước khác hoặc dùng phương pháp thay thế.

Nhiễm trùng đường tiểu: đi tiểu sau giao hợp để giảm nguy cơ viêm bàng quang do vi khuẩn âm đạo.Kiểm tra sự phù hợp để chắc chắn không có áp lực lên niệu đạo quá mức.

Có mùi khi lấy dụng cụ ra: loại trừ nhiễm trùng. Hãy thử dúng Listerine nếu tái sử dụng, rút ngắn thời gian đặt trong âm đạo hoặc thay thế cái khác.

Dụng cụ bật ra trong lúc quan hệ( đảm bảo kích thước phù hợp) hay các dạng thất bại khác dù sử dụng đúng.Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Cung cấp sẵn thuốc tránh thai khẩn cấp để dùng ngay khi cần. Hãy xem xét phương pháp tránh thai thay thế.

Ngay lập tức quay lại khả năng sinh sản cơ bản.

“FC” là 1 vỏ bọc polyurethane. Các FC2, có từ năm 2008, là 1 vỏ bọc nitrile rẻ để sản xuất và mua.

Có trên kệ tại các nhà thuốc, mua FC không cần toa.

Hướng dẫn sử dụng:

Có thể đặt 8 giờ trước khi quan hệ giúp sự tự nhiên trong quan hệ tình dục

Ngồi xổm, đưa chân lên, duỗi hoặc ngả ra sau ở trong tư thế sản khoa, ép vòng trong và đưa hướng vào sâu trong âm đạo cho đến khi vòng ngoài tựa vào thành âm hộ.Xoay vòng trong để cố định thiết bị trong vòng âm đạo.

Đặt dương vật vào trong bao bằng tay

Ma sát quá mức giữa dương vật và dụng cụ có thể gây vỡ hoặc lộn ngược dụng cụ.

Tháo BCS ngay sau khi giao hợp, Xoắn vòng ngoài để giữ các chất trong bao, sau đó kéo ra khỏi âm đạo. Kiểm tra sự toàn vẹn của BCS, sau đó loại bỏ.

Nếu BCS nam được sử dụng cùng lúc với BCS nữ, về lý thuyết có thể tăng nguy cơ vỡ một trong hai hoặc cả hai BCS.

Lea’s Shield:

– Lea’s Shield được giữ vị trí nhờ thành âm đạo và cơ, vì vậy một kích thước phù hợp cho tất cả mọi người.

–  Yêu cầu kê toa khi sử dụng.

FemCap:

Có 3 kích thước. Khoảng 85% phụ nữ có thể được chọn FemCap với kích thước chính xác dựa vào tiền sử sản khoa: phụ nữ chưa sinh lần nào sử dụng kích thước nhỏ ( 22mm), phụ nữ đã có con nhưng chưa sinh ngả âm đạo có thể sử dụng kích thước trung bình ( 26mm) và phụ nữ đã sinh ngả âm đạo có thể sử dụng kích thước lớn nhất ( 30mm).

Kích thước dụng cụ phù hợp có thể được xác định tại phòng khám bằng cách kiểm tra: hướng dẫn đặt dụng cụ được tuân thủ, cổ tử cung được bao phủ

FemCap có thể được mua qua internet tại chúng tôi với khuyến cáo là bác sĩ lâm sàng kiểm tra kích thước của dụng cụ có phù hợp không.

Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn tương tự cho cả hai loại mũ chụp cổ tử cung. Hướng dẫn chi tiết cụ thể cho từng loại được tìm thấy trực tuyến ở http://www.leasshield.com hoặc www.femcao.com

Có thể được đặt bất cứ lúc nào trước khi quan hệ tình dục.

Thoa một lớp thuốc diệt tinh trùng vào bên trong mũ và vành mũ. Thoa một lượng nhỏ thuốc diệt tinh trùng dọc theo phần ngoài của mũ.

Với tư thế ngồi xổm, chân đưa lên hoặc duỗi, ép vành mỗi cạnh của mũ với nhau và giữ cho đỉnh của mũ hướng xuống phía dưới.

Đầu tiên, đặt phần dài và dày của mũ vào càng sâu trong âm đạo càng tốt. Đẩy dụng cụ lên trên cổ tử cung của khách hàng cho đến khi nó bao phủ hoàn toàn cổ tử chúng tôi đó bóp từ dưới lên trên để tạo sức hút giữa mũ chụp cổ tử cung và cổ tử cung. Khách hàng có thể cảm thấy không khí đẩy ra như lực hút được tạo ra giữa nắp mũ và cổ tử cung.

Dụng cụ này nên được để nguyên vị trí ít nhất 6-8 giờ sau lần quan hệ cuối cùng và tối đa đến 48 giờ.

Để lấy ra, sử dụng 2 ngón tay để kẹp vòng , xoắn hoặc đẩy trên nắp để phá vỡ lực hút( nghe một tiếng “ bụp”) và rút dụng cụ ra khỏi âm đạo.

Từ năm 1980, màng chắn Ortho All-Flex được làm bằng silicone (không chưa latex).Phiên bản guống công thức không có ở Hoa Kỳ.

Chỉ được cung cấp thông qua nhà sản xuất. Hiện nay kích thước màng ngăn âm đạo cần phải được chọn bởi một bác sĩ lâm sàng. Phiên bản mới nhất có 4 kích thước.

Khi khám bằng 2 tay, xác định mức độ gập của tử cung. Màng ngăn không phải là phương pháp tốt cho tử cung gập trước hay gập sau quá mức. Hướng ngón tay giữa của bạn vào cùng đồ sau và nghiêng cổ tay của bạn theo hướng lên để đánh dấu nơi mà ngón tay trỏ/ bàn tay tiếp xúc với xương mu. Sử dụng cách đo lường đó như một hướng dẫn và đặt màng ngăn phù hợp vào trong âm đạo.

Cho người phụ nữ đi bộ quanh phòng bạn để kiểm tra sự thoải mái của nó.

Kiểm tra lại sự phù hợp của màng ngăn mỗi năm khi khám định kỳ hàng năm và bất cứ khi nào có sự thay đổi trọng lượng 20% và hoặc khi mang thai.

Hướng dẫn sử dụng

Có thể được đặt 6 giờ trước khi quan hệ tình dục.

Cho 2 muỗng cà phê thuốc diệt tinh trùng vào 2/3 bên trong màng ngăn.

Tư thế ngồi xổm, nâng chân cao hay duỗi chân, ép vành trên mỗi bên của màng ngăn với nhau và giữ các đỉnh màng ngăn hướng xuống dưới.

Đặt dụng cụ với đỉnh hướng xuống dưới vào càng sâu trong âm đạo càng tốt. Đẩy màng ngăn bao phủ trên cổ tử cung, do đó nó sẽ che phủ hoàn toàn cổ tử cung. Trước mỗi khi giao hợp, xác nhận lại dụng cụ có đúng vị trí không. Đối với lần quan hệ tình dục thứ hai và mỗi lần tiếp theo ngay sau đó, không cần lấy màng ngăn âm đạo ra nhưng sử dụng hỗ trợ thêm bằng cao su.

Kiểm tra để đảm bảo màng ngăn phía sau xương mu và bao phủ cổ tử cung hoàn toàn.

Ngồi xuống và kiểm tra bằng tay để đảm bảo rằng màng ngăn không di chuyển ra xa ngành mu.

Màng ngăn nên được giữ nguyên vị trí ít nhất 6 giờ sau lần giao hơp cuối cùng lên đến 24 giờ từ lúc đặt.

Các miếng xốp được chứa sẵn chất diệt tinh trùng liên tục phóng thích thuốc vào âm đạo trong khi sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng

Giữ miếng bọt biển với “ chỗ lõm” hướng lên trên và nhúng ướt miếng bọt biển hoàn toàn vào nước trước khi đặt vào. Bóp miếng bọt biển để tạo bọt.

Ngồi xổm, chân hướng lên trên hay duỗi chân, bấm vành trên môi trên của miếng bọt biển với chỗ lõm hướng lên trên.

Chèn phần chỗ lõm vào trong âm đạo trước tiên phải đặt phần vòng vào càng sâu trong âm đạo càng tốt. Đẩy miếng bọt biển để phần lớn bao phủ hoàn toàn cổ tử cung. Để kiểm tra vị trí, ngồi xổm để đảm bảo nó không di chuyển.

Miếng bọt biển Today nên được giữ nguyên vị trí cho ít nhất 6 giờ sau lần quan hệ cuối cùng lên đến 24 giờ.

Để loại bỏ, sử dụng ngón tay để kẹp vòng và lấy dụng cụ từ âm đạo. Vứt bỏ các miếng bọt biển sau khi sử dụng

Leave a reply →

Ngừa Thai Theo Phương Pháp Vô Kinh Bằng Cho Con Bú

Phương pháp vô kinh trong thời kỳ cho con bú chỉ hiệu quả với các điều kiện đặc biệt sau;

Người phụ nữ cho con bú hoàn toàn, cả ngày lẫn đêm ( ít nhất 90% dinh dưỡng của trẻ là từ nguồn sữa mẹ).

Người phụ nữ vô kinh ( ra huyết âm đạo thấm khô trong 56 ngày đầu sau sinh không được coi là có kinh).

Con của khách hàng dưới 6 tháng tuổi.

Tại Hoa Kỳ, thời gian nuôi con bằng sữa mẹ trung bình là 3 tháng. Phải hướng dẫn cho khách hàng một phương pháp ngừa thai khác nếu không thỏa đủ các tiêu chuẩn trên.

Hiện tượng rụng trứng có khả năng xảy ra trước khi có kinh lần đầu ở người phụ nữ đang cho con bú tăng từ 33-45% trong 3 tháng đầu lên tới 64-71% từ tháng 4 đến tháng 12 và 87% sau 12 tháng.

Trong số phụ nữ cho con bú, 66% có quan hệ tình dục trong tháng đầu sau sinh và 88% có quan hệ tình dục trong tháng thứ 2 sau sinh.

Các nghiên cứu có nhóm chứng:

Tỷ lệ mang thai ở thời điểm 6 tháng sau sinh theo bảng: 0,45 và 2,45% trong 2 nghiên cứu.

Nghiên cứu không nhóm chứng: thay đổi từ 0 đến 7,5% ( Tổng quan tài liệu Cocharne-2008).

Vào bất kỳ thời điểm nào nghi ngờ không an toàn, người phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thêm phương pháp ngừa thai khẩn cấp.

Bú mẹ gây gia tăng prolactin trong máu, ức chế rụng trứng. Trong trường hợp có rụng trứng và có thụ tinh, thì hiệu quả ngừa thai trong thời kỳ cho con bú có thể một phần do sự ức chế làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Không tốn kém.

Kinh nguyệt: sự co hồi tử cung xảy ra nhanh, ức chế chu kì kinh.

Tình dục/ tâm lí:cho con bú là niềm vui của nhiều người phụ nữ.

Thúc đẩy sự gắn kết tình mẹ con ( nếu không có căng thẳng).

Ung thư/ khối u: giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung.

Khác:

Cung cấp một loại thức ăn tự nhiên nhất và tốt nhất cho trẻ.

Bảo vệ trẻ chống lại tiêu chảy, hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên và viêm tai giữa.

Thúc đẩy giảm cân sau sinh.

Giảm bớt chi phí và thời gian chuẩn bị bình sữa và cho bú.

Kinh nguyệt: không thể dự đoán trước thời điểm có kinh trở lại.

Tình dục/tâm lý:

Người mẹ cho con bú có thể e ngại trong cộng đồng hoặc trong giao hợp

Giảm estrogen trong thời gian cho con bú có thể gây ra giao hợp đau và khó

Vú căng có thể làm giảm khoái cảm

Ung thư/ khối u: không

Khác:

nguy cơ viêm vú, thụ thai trở lại trước khi có kinh.

Phụ nữ vô kinh dưới 6 tháng sau sinh nhờ cho con bú hoàn toàn.

Phụ nữ không có nhiễm trùng máu khi sinh – loai bệnh nhiễm trùng có thể gây cho con.

Phụ nữ không sử dụng các loại thuốc mà có thể gây hại cho bé.

Nếu trả lời ” Có” cho bất kỳ câu trả lời nào, nên theo sự hướng dẫn. Đôi khi có cách khác kết hợp phương pháp vô kinh trong thời gian cho con bú trong kế hoạch ngừa thai, một số trường hợp đặc biệt, phương pháp vô kinh trong thời kỳ cho con bú là chống chỉ định.

Không.. Có.. Nếu trả lời có, hãy giúp cô ta chọn 1 phương pháp ngừa thai khác nhằm tăng hiệu quả ngừa thai của phương pháp vô kinh trong thời kỳ cho con bú. Một vài chuyên gia khuyến cáo, 20% bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có rụng trứng vào thời điểm 3 tháng sau sinh.

Chị đã có kinh nguyêtj trở lại chưa? ( ra huyết âm đạo trong 8 tuần đầu sau sinh không coi là kinh)

Không.. Có.. Sau 8 tuần hậu sản, nếu có 2 ngày liên tiếp có kinh, hoặc có vòng kinh trở lại, cô ta không còn thích hợp áp dụng phương pháp vô kinh trong thời kỳ cho con bú như một phương pháp ngừa thai. Hãy giúp cô ta chọn phương pháp khác phù hợp với người đang cho con bú.

Chị có bắt đầu cho con bú ít đi không? Chị có thường xuyên cho bé ăn thêm thức ăn khác hay loại dịch khác ( ngoài nước) không?.

Không .. Có.. Nếu cách thức nuôi bé vừa thay đổi, hãy giải thích cho khách hàng phải cho con bú hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn để có thể có tác dụng ngừa thai. Nếu không phương pháp vô kinh trong thời kỳ cho con bú là không hiệu quả. Hãy giúp cô ta chọn phương pháp khác phù hợp với người đang cho con bú.

Có nhân viên chăm sóc sức khỏe nào khuyên chị không cho con bú không?

Không.. Có.. Nếu không cho con bú, cco ta không thẻ dùng phương pháp vô kinh trong thời kỳ cho con bú. Hãy giúp cô ta chọn phương pháp khác. Không nên cho con bú neus cô ta sử dụng thuốc kích thích làm thay đổi tính cách, Reserpine, Egrotamine, kháng chuyển hóa, Cyclosporine, Bromocriptine, Tretracyline, chất phóng xạ, Lithium hoặc vài chất chống đông ( heparine và coumadin thì an toàn). Cũng không nen cho bú nếu con của cô ta bị bệnh rối chuyển hóa đặc biệt hoặc cô ta đang nhiễm viêm gan siêu vi hay nhiễm HIV. Tất cả các trường hợp khác có thể và nên cho con bú vì các lợi ích khi cho bé bú mẹ.

Chị có bị nhiễm HIV, một siêu vi khuẩn gây bệnh AIDS?

Không.. Có Thông thường người mẹ khuyến khích cho con bú mẹ để tránh các bệnh nhiễm trùng khác gây tử vong ở nhiều trẻ.Tuy nhiên HIV có thể truyền qua sữa mẹ.Khi trẻ có nguy cơ thếp mắc các bệnh nhiễm trùng, chi phí cho sữa công thức là chấp nhận được, nên tư vấn cho khách hàng nuôi con mình bằng các loại sữa công thức khác. Giúp cô ta chọn một phương pháp ngừa thai khác hơn là phương pháp vô kinh trong thời kỳ cho con bú. Một phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng tiến cứu đã ước tính nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ bú mẹ là 14% nếu người mẹ bị nhiễm trước khi sinh, nhưng tỷ lệ này là 29% nếu người phụ nữ mới nhiễm HIV trong thời kỳ hậu sản.

Chị có biết kế hoạch cho con bú mẹ trong bao lâu trước khi chị bắt đầu bổ sung cho bé thức ăn ngoài?

Không.. Có.. Tại Hoa Kỳ, thời gian trung bình nuôi con bằng sữa mẹ là 3 tháng. Người mẹ thường không biết khi nào có kinh trở lại trong thời gian cho con bú mẹ, không biết khi nào họ sẽ bắt đầu cho con ăn dặm thêm thức ăn khác hay không biết chính xác khi nào họ sẽ ngưng cho con bú. Tốt nhất nên hướng dẫn cho người mẹ một phương pháp ngừa thai khi họ trả lời ” có” một trong các câu hỏi trên và một phương pháp hỗ trợ, thậm chí là phương pháp ngừa thai khẩn cấp trong giai đoạn cho con bú dù phương pháp vô kinh trong thời kỳ cho con bú đang có hiệu quả.

Khách hàng nên bắt đầu cho con bú hoàn toàn ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt sau sinh.

Khuyến khích dùng phương pháp ngừa thai thứ 2 nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về hiệu quả của phương pháp vô kinh trong thời kỳ cho con bú.

Chuyển khách hàng đến bộ phận nuôi con bằng sữa mẹ.

Cho bú hoàn toàn, đầy đủ và chính xác để có hiệu quả tối đa.

Sữa mẹ chiếm ít nhất 90% dinh dưỡng của trẻ.

Nên bổ sung một phương pháp ngừa thai khác khi có kinh trở lại hoặc từ 6 tháng sau sinh.

Không đủ sữa Đau núm vú Đau vú Khác

Căng thẳng, sợ hãi, thiếu tự tin, thiếu động cơ thúc đẩy để cho con bú thành công , thiếu sự hỗ trợ của chồng hay xã hội và/ hoặc dinh dưỡng kém có thể gây ra khó khăn.

Chức năng sinh sản cơ bản của khách hàng (khả năng có thai) không tay đổi một khi họ ngưng cho con bú.

Trẻ em nên được nhận được tất cả những thuận lợi về chăm sóc sức khỏe:

Có chính sách nuôi con bằng sữa mẹ và được phổ biến tại tất cả trung cả trung tâm chăm sóc sức khỏe.

Huấn luyện nhân viên y tế về các kỹ năng để thi hành chính sách này.

Cung cấp thông tin cho các thai phụ về những lợi ích và cách cho con bú.

Hãy giúp bà mẹ cho con bú trong lần đầu tiên cho bú vào 30 phút đầu sau sinh.

Hãy chỉ cho bà mẹ làm thế nào cho con bú và làm thề nào để duy trì sữa mẹ, thậm chí nếu họ bị tách ra khỏi đứa con vì lí do y khoa.

Đừng cho trẻ uồng nước hoặc sữa nếu không phải sữa mẹ, trừ khi có chỉ định y khoa.

Hãy cho mẹ và con nằm gần nhau trong 24/24 giờ sau sinh.

Khuyến khích mẹ cho bé bú theo nhu cầu.

Không cho hoặc không khuyến khích dùng núm vú cao su cho trẻ bú.

Thúc đẩy sự hình thành các nhóm hỗ trợ cho con bú và khuyến khích bà mẹ liên hệ với các nhóm này khi xuất viện

Leave a reply →

Phương Pháp Ngừa Thai Tự Nhiên

1. Ngừa thai tự nhiên là gì ?

Các phương pháp ngừa thai tự nhiên là những phương thức để biết và hiểu hoạt động của cơ thể phụ nữ trong những gì có liên hệ tới sự thụ thai. Khi quan sát một số dấu hiệu và triệu chứng của cơ thể mình mỗi ngày, phụ nữ hiểu cơ phận sinh dục của mình hoạt động như thế nào; điều này giúp đôi vợ chồng hiểu khi nào họ có thể có con ( thời kỳ có thể thụ thai ) và khi nào họ không thể có con ( thời kỳ không thể thụ thai ). Các phương pháp ngừa thai tự nhiên giúp đôi vợ chồng biết nhau và cả hai cùng chọn lựa tạo điều kiện dễ dàng cho sự thụ thai để sinh con hoặc hoãn lại vào một thời điểm khác. Có nhiều phương pháp ngừa thai tự nhiên, nhưng tất cả đều có chung hai yếu tố căn bản: ( a ) quan sát chu kỳ kinh nguyệt và sự có thể thụ thai của phụ nữ; ( b ) kiêng giao hợp trong thời kỳ phụ nữ có thể thụ thai, trừ khi đôi vợ chồng muốn có con.

2. Dựa vào đâu để ngừa thai tự nhiên ?

Các phương pháp ngừa thai tự nhiên dựa trên sự nhận diện các triệu chứng có thể có thai trong diễn tiến hằng ngày của cơ thể phụ nữ. Những triệu chứng ấy cho thấy thời kỳ có thể thụ thai, độc lập với khoảng cách dài ngắn hay sự điều hòa của chu kỳ kinh nguyệt. Sự rụng trứng nơi mỗi phụ nữ được biểu lộ với những dấu hiệu chính xác và có thể xác định được. Có ba dấu hiệu chính cho thấy những ngày có thể thụ thai: thân nhiệt, màng nhầy ở cổ tử cung và những biến đổi nơi cổ tử cung. Những dấu hiệu và triệu chứng ấy là kết quả do kích thích tố gây nên.

3. Hiệu nghiệm của các phương pháp ngừa thai tự nhiên:

Nói chung, nếu sử dụng đúng đắn, các phương pháp ngừa thai tự nhiên tân thời có tỷ lệ thành công lớn hơn các phương pháp ngừa thai nhân tạo hiệu năng nhất. Thực vậy, ngày nay chúng ta biết dựa trên các con số thống kê đáng tin cậy ( Advances in contraception 10 ( 3 ): 195, 1994; Contraception 53: 69-74, 1996; Advances in contra-ception, 15: 69 – 83, 1999 ) rằng nếu tuân hành các quy tắc của các phương pháp ngừa thai tự nhiên và nếu các đôi vợ chồng sử dụng đúng đắn các phương pháp này ( perfect use ), thì tỷ lệ thành công là 98% và hơn nữa. Một sự đánh giá nghiêm túc về hiệu năng của các phương pháp ngừa thai tự nhiên không thể chỉ dựa trên tỷ lệ thai nghén xảy ra trong tương quan với con số chu kỳ / tháng sử dụng, đối với 100 phụ nữ sử dụng phương pháp này trong một năm ( Tỷ số của Pearl, 1933 ), nhưng phải để ý đến nhiều yếu tố thay đổi khác có liên hệ. Điều hiển nhiên là cả các yếu tố khác cũng góp phần vào sự thành công của phương pháp ngừa thai tự nhiên: phẩm chất việc giảng dạy huấn luyện, sự học hành đúng đắn, động lực thúc đẩy cặp vợ chồng, sau khi xác định thời kỳ không thể thụ thai, họ quyết định có giao hợp tính dục hay không, dựa theo sự nghiêm túc của các động lực thúc đẩy họ tránh hoặc hoãn lại sự thụ thai.

4. Tại sao dùng phương pháp ngừa thai tự nhiên ?

Vì phương pháp này thật đơn sơ dễ học, hiệu nghiệm trong việc sử dụng, không có các công hiệu phụ, và nhất là tôn trọng phái tính của đôi vợ chồng. Đối với các tín hữu Công Giáo, việc sử dụng phương pháp ngừa thai tự nhiên là điều phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh. 5. Những khác biệt giữa các phương pháp ngừa thai tự nhiên và ngừa thai nhân tạo: – Ngừa thai tự nhiên là một sự chọn lựa do đôi vợ chồng cùng quyết định hằng ngày với nhau. – Các phương pháp này giúp biết mình và người bạn đường, và vì thế nó giúp đối thoại và tăng trưởng với nhau trong đôi vợ chồng. – Nó giúp sử dụng một cách thông minh thực tại sinh lý của phụ nữ, nhận biết và tôn trọng thực tại ấy, nghĩa là theo các nhịp độ và chu kỳ của người nữ. – Ngừa thai tự nhiên không kèm theo những yếu tố rủi ro gây hại. – Có thể sử dụng suốt trong thời kỳ đôi vợ chồng có thể thụ thai và không cần phải có sự kiểm soát của bác sĩ. Trái lại, trong các phương thức ngừa thai nhân tạo: – Một trong hai người dùng phương thức ngừa thai, người kia có thể không biết hoặc không đồng ý. – Các phương pháp ngừa thai nhân tạo không giúp biết mình và trái lại, một số phương thức này can thiệp vào hoạt động của cơ phận hoặc các bộ máy không liên hệ với tiệc thụ thai. – Các phương pháp ngừa thai nhân tạo làm cho người ta coi sự có thể thụ thai như một chức năng cần phải ngăn chặn, hoặc khởi động lại, tùy theo ý mình, và người con bị coi như một sản phẩn của chức năng ấy. – Đối với một số người, các phương pháp ngừa thai nhân tạo có những yếu tố rủi ro khiến không nên sử dụng. – Một số phương pháp ngừa thai nhân tạo không thể sử dụng suốt trong thời kỳ có thể thụ thai của đôi vợ chồng. – Một số phương pháp ngừa thai nhân tạo phải được sử dụng dưới sự kiểm soát của bác sĩ vì chúng có thể có những công hiệu phụ. – Tất cả các phương pháp ngừa thai nhân tạo phải ngưng để tạo điều kiện cho sự sinh con.

6. Phải chăng các phương pháp ngừa thai tự nhiên bao hàm thời kỳ dài không được quan hệ tính dục với nhau ? PHƯƠNG PHÁP BILLINGS

Phương pháp này cũng gọi là phương pháp xác định ngày trứng rụng ( Ovulation ). Đây là phương pháp ngừa thai tự nhiên được coi là rất nổi tiếng và uy tín hiện nay. Nó có thể được bất kỳ phụ nữ nào sử dụng, dù họ có chu kỳ kinh nguyệt điều hòa, dài ngắn thế nào đi nữa và trong bất kỳ giai đoạn nào, như đang nuôi con bằng sữa mẹ, ngưng dùng thuốc ngừa thai, tiền tắt kinh, lúc căng thẳng, tất cả những tình trạng thường bao gồm thời kỳ lâu dài không thể có thai. Sau cùng cả những phụ nữ đã từng sử dụng thuốc ngừa thai, cũng có thể dùng phương pháp Billings hiệu nghiệm. Phương pháp này do ông bà bác sĩ John và Evelyn Billings người Úc phát minh. Cả hai đều tốt nghiệp y khoa đại học Melbourne. Họ đề ra phương pháp “Ngày trứng rụng” từ năm 1964 qua cuốn “Ovulation Method” và liên tục kiện toàn sau đó. ( http://www.billings-centre.ab.ca ) Sau khi quan sát và nghiên cứu lâu dài, Ông Bà Billings đi đến kết luận rằng: Hễ màng nhầy trong âm hộ phụ nữ có chất nhờn dầy đặc, là dấu chỉ đáng tin cậy cho những thay đổi nội tiết khi xảy ra hiện tượng rụng trứng. Nếu không có chất nhờn ấy, tinh trùng sẽ chết trong vòng hơn kém 1 giờ. Vì thế, triệu chứng chất nhờn dầy ấy cho biết phụ nữ bắt đầu giai đoạn có thể thụ thai. Sự xem xét ngày trứng rụng để xác định thời gian có thể thụ thai dựa trên mấy dữ kiện như sau: Khi bắt đầu có kinh là khởi đầu cho một chu kỳ mới, được xem là lúc có thể thụ thai. Lý do là vì người nữ có thể có một chu kỳ kinh nguyệt không điều hòa hoặc quá ngắn ngủi, đến độ tiến trình rụng trứng đã bắt đầu ngay trước lúc chấm dứt ra kinh. Người đó có thể không nhận ra rõ rệt tiến trình này bởi vì đang hành kinh, làm cho người ấy khó quan sát sự xuất hiện của chất nhờn. Vì thế, theo sự khôn ngoan, ta nên cẩn mật và đề phòng xem giai đoạn đang có kinh, là thời gian có thể thụ thai. Sau kinh kỳ, người nữ cảm nhận một sự khô ráo rõ rệt. Trong thời gian này, người nữ không thể thụ thai. Sau thời kỳ khô ráo, nơi cửa mình, người phụ nữ cảm thấy sự xuất hiện của một thứ chất nhờn dinh dính, trong suốt, tựa như lòng trắng trứng. Chất nhờn ra nhiều nhất, đạt tới “tột điểm” là ngày cuối cùng của thời gian rụng trứng. Dầu vậy, người ta thường xác định thời gian dễ thụ thai, được bắt đầu vào ngày thứ nhất khi chất nhờn mới xuất hiện và kéo dài thêm ba ngày sau, là lúc mà chất nhờn ra nhiều nhất. Và sau cùng, kể từ ngày thứ tư sau ngày ra chất nhờn nhiều nhất cho tới kỳ kinh nguyệt sau, lại là thời kỳ không thể thụ thai. Tóm lại, hiểu biết ý nghĩa những thay đổi của nội tiết âm đạo, người nữ tự khám phá ra những khác biệt trước lúc rụng trứng, ngay lúc trứng rụng và sau khi rụng trứng nơi chính vị trí cửa tử cung của mình. Quen quan sát và tường tận để ý, người nữ sẽ nắm vững thông tin về thời khắc dễ thụ thai của mình. Để học phương pháp Billings một cách đúng đắn, không thể chỉ tự học, hoặc tin cậy vào việc đọc một cuốn cẩm nang, nhưng cần phải được sự hướng dẫn của một nữ giáo chức có bằng và được một trong những trung tâm chuyên môn chứng nhận khả năng, trung tâm này là chi nhánh của tổ chức WOOMB quốc tế ( World Organization Ovulation Method Billings ). Tất cả các trung tâm này bảo đảm sự giảng dạy đúng đắn phương pháp này nhờ sự nghiêm túc khoa học và luân lý, và sự huấn luyện và cập nhật liên tục cho các giáo chức. Sự giảng dạy như một công việc thiện nguyện, hoàn toàn miễn phí. Huấn luyện viên phương pháp này luôn luôn là một phụ nữ, do kinh nghiệm bản thân về hiện tượng chất nhờn ở cổ tử cung, là tiêu chuẩn duy nhất phương pháp này dựa trên đó. Để đạt tới sự tự lập trong việc sử dụng phương pháp Billings, cần gặp huấn luyện viên thường xuyên cho đến khi đạt tới sự tự lập, để học cách nhận ra đúng đắn hiện tượng chất nhờn ( đặc, khí cảnh và cảm giác do chất nhờn tạo ra ) và có thể xác định giai đoạn có thể thụ thai hoặc không thụ thai, theo chu kỳ kinh nguyệt của mình. Sự chú ý tập trung vào một hiện tượng duy nhất làm cho phụ nữ nhận thức được rõ ràng, đơn sơ, đúng thời và chính xác thời kỳ mình có thể thụ thai hay không, bảo đảm một sự học đúng phương pháp Billings. Huấn luyện viên luôn sẵn sàng giúp đỡ người học, làm sáng tỏ những điều cần thiết trong việc sử dụng phương pháp này. Nhiều Giáo Phận ở các nước Âu Mỹ thường cho mở nhiều khóa học, hoặc có những người đặc trách hướng dẫn, hoặc cung cấp những tin tức, chỉ dẫn giúp các tín hữu muốn áp dụng phương pháp này. ( Nguồn : sưu tầm )