Phương Pháp Ngồi Thiền Chữa Bệnh Với Thiền Dưỡng Sinh

Phương pháp ngồi thiền chữa bệnh với Thiền Dưỡng Sinh

10:26 – 10/10/2023

Thiền dưỡng sinh chữa bệnh là phương pháp bổ sung cho y học hiện đại. Tại sao thiền chỉ cần ngồi một chỗ và hít thở mà lại chữa được bệnh? Chúng ta hãy tìm hiểu cơ chế chữa bệnh của thiền dưỡng sinh.

Các nhà khoa học hiện đại cho rằng sự biến đổi của môi trường, địa lý, thức ăn độc hại, hóa chất, virut, vi khuẩn xâm nhập… là tác nhân gây bệnh thứ nhất cho con người. Nhưng tác nhân này chỉ chiếm 10% nguyên nhân gây bệnh. Tác nhân thứ hai chiếm đến 90% nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể chính là từ bên trong mỗi chúng ta.

Thành phần nhỏ nhất của cơ thể con người chúng ta là các tế bào. Từ tế bào tạo thành mô, mô tạo ra cơ phận và các cơ phận tạo thành cơ thể hoàn chỉnh. Cũng như những tấm pin năng lượng, tế bào luôn đòi hỏi được nạp đầy và được cân bằng năng lượng điện áp trên màng tế bào của nó. Khi nguồn năng lượng bị thiếu hụt, tế bào sẽ bị mất cân bằng điện áp gây ra những sự xáo trộn trong hoạt động. Đó chính là các hiện tượng khi lao động chân tay lâu ta bị mỏi mệt và cơ thể đòi hỏi phải được nghỉ ngơi, ăn uống để nạp năng lượng tái tạo cho hoạt động khác của cơ thể. Nếu không được đáp ứng đầy đủ năng lượng trong một thời gian dài, các tế bào mất cân bằng điện tích làm tổn thương đến mô, cuối cùng dần dần gây bệnh cho một bộ phận nào đó trên cơ thể ốm bệnh, kiệt sức.

Đây chính là điểm cốt yếu mà thiền đưa vào vận dụng trong phương pháp tập luyện. Khi ngồi thiền, thu năng lượng giúp cơ thể tự điều chỉnh tái lập sự quân bình cho điện áp màng tế bào thì cơ phận được cân bằng, cơ thể sẽ dần từ yếu bệnh sẽ khỏe mạnh trở lại.

Thiền là phương pháp bổ sung, hỗ trợ rất tích cực cho y học đương đại về lâu dài. Đối với các bệnh cấp tính, đòi hỏi tính khẩn trương kịp thời thì vẫn phải sử dụng đến y học đương đại và sau đó kết hợp với phương pháp thiền để điều chỉnh cơ thể quân bình đến tận gốc tế bào.Người Ấn Độ và Ai Cập cổ đại đã phát hiện trên cơ thể người có hàng ngàn những điểm mà khi châm kim vào có thể chữa được hầu hết các bệnh.

Ngoài những kỳ huyệt và huyệt đặc biệt thì có khoảng 365 huyệt, nằm rải đều trên 12 đường kinh và 2 mạch lớn của cơ thể là mạch Nhâm và mạch Đốc, tạo ra một cấu trúc vận hành lưu thông khí huyết vô cùng tinh vi trong cơ thể con người. Khi các kinh mạch này lưu thông đều đặn, liên tục thì mọi bộ phận trong cơ thể tràn đầy sinh khí và người ta được khỏe mạnh, sống vui vẻ cân bằng.

Sau khi khai mở các luân xa thì hệ thống kinh mạch bị ách tắc của cơ thể được khai thông, dinh dưỡng lại được cung cấp đầy đủ tới các cơ quan bị tổn thương, dần dần tạo lập lại sự quân bình cho toàn bộ cơ thể – đó chính là cơ chế trị bệnh của thiền.

Cách ngồi thiền

Ngồi thiền giúp bạn đưa tâm rong ruổi trở về hợp nhất với thân trong trạng thái tĩnh lặng. Bí mật của ngồi thiền là ngồi thở, ngồi chơi, không suy nghĩ, không tính toán, không mong cầu, không căng thẳng.

Ngồi thiền phải làm sao để toàn thân thật thoải mái, không đau nhức, không khó thở hay mệt mỏi. Thế ngồi thiền vững nhất là thế kiết già (hoa sen): Hai bàn chân chéo vào nhau, chân phải đặt trên bắp chân trái và chân trái trên bắp chân phải. Nếu cảm thấy không thoải mái với thế ngồi này, nên chuyển sang thế ngồi bán kiết già: Chỉ chân này chéo qua chân kia. Trong trường hợp không ngồi được cả 2 tư thế trên thì có thể ngồi tư thế thật thoải mái, giữ lưng thẳng, thả lỏng toàn thân, hai tay đặt ngửa trên đầu gối trong tư thế thiền.

Trong khi ngồi thiền, không được động đậy. Ngồi thiền là để tâm trí được thảnh thơi, an lạc và hạnh phúc. Nếu một bộ phận nào đó của cơ thể cảm thấy khó chịu, đau nhức, quá sức chịu đựng thì có thể xả thiền để thay đổi tư thế. Tốt nhất nên xả thiền đứng dậy, đi lại từng bước chậm rãi.

Ngồi thiền, có người ví như ngồi chơi bên bờ sông và tâm thức giống như một dòng sông. Ngồi thiền đúng cách giúp tâm sáng suốt nên có thể thấy rõ mọi hoạt động trong tâm ý. Tâm ý tự đến, dù hạnh phúc hay buồn khổ, dù an lạc hay bất an cũng không xua đuổi, không bám víu. Bạn giữ cho tâm ý yên như hồ nước lặng, để cảm nhận rõ nhất con người mình.

Theo các nhà tâm lý, việc ngồi thiền có thể giúp con người kiềm chế cảm xúc và lạc quan hơn. Các công trình nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh: Thiền mang lại nhiều tác động tích cực, giúp giảm stress, bình ổn huyết áp, giảm cholesterol và hoạt chất cortisol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng sáng tạo…

Như vậy, thiền là một cách tập luyện giúp cho tâm trí được thanh tịnh hơn. Khi cuộc sống có quá nhiều những lo lắng, căng thẳng dẫn đến tâm bệnh thì thiền sẽ giúp cho chúng ta bớt suy nghĩ hơn. Thiền bù đắp những năng lượng đã bị thiếu hụt. Trong quá trình chúng ta ngồi thiền, tâm trí và thể lực đều được tác động. Nhưng không phải ai ngồi thiền cũng có thể chữa được bệnh, để thiền chữa được bệnh, thì cần phải thoát được khỏi những suy nghĩ lo toan, tiêu cực, mà điều này không hề đơn giản.

Để có thể thực hiện được thiền chúng ta cần có một không gian thực sự yên tĩnh, không có bất cứ một hoạt động nào, nơi có ít người qua lại như vậy sẽ không bị ảnh hưởng trong quá trình ngồi.

Mỗi ngày chúng ta nên ngồi khoảng một giờ, kết hợp với chế độ ăn hạn chế các chất độc hại. Xen kẽ các bữa ăn thanh tịnh không thịt, dầu mỡ để cơ thể được thanh lọc.

Khi đã bắt đầu vào ngồi thiền, tuyệt đối không nên nghĩ ngợi bất cứ một điều gì. Mọi suy nghĩ đều phải loại bỏ ra khỏi tâm trí như vậy thì hiệu quả đạt được mới cao.

Bộ môn Thiền Dưỡng Sinh của Trung tâm UNESCO nghiên cứu Văn hoá các Dòng họ Việt Nam.

http://g.page/thienduongsinh

Chữa Bệnh Bằng Phương Pháp Ngồi Thiền Dưỡng Sinh Chữa Bệnh

Thiền dưỡng sinh chữa bệnh là phương pháp thiền định hấp thu năng lượng vào trong cơ thể, nó khác với nhiều trường phái khác như Yoga hay khí công. Phương pháp này người học khi mới bắt đầu học sẽ được các giảng viên hỗ trợ tác động để hấp thu năng lượng vào cơ thể, dần dần khai thông các vùng năng lượng trong cơ thể.

Thiền dưỡng sinh chữa bệnh đã giúp nhiều người khỏi bệnh”Thưa chuyên gia, tôi đã biết thiền dưỡng sinh chữa bệnh từ lâu, đặc biệt từ khi mẹ tôi tham gia tập luyện tại trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt, giúp tôi có cái nhìn rõ hơn về trường phái này. Lúc đầu tôi luôn nghĩ rằng thiền là “môn phái” hay “tôn giáo” nhưng khi tận mắt chứng kiến sức khỏe của mẹ tôi khỏe mạnh dần từ khi học ngồi thiền, đã giúp tôi có những kiến thức mới về bộ môn thiền dưỡng sinh chữa bệnh không dùng thuốc.

Từ khi đề kháng cơ thể kém đi do việc sử dụng thuốc tây tôi đã luôn luôn tìm kiếm cho mình một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Tôi rất quan tâm đến phương pháp này, chỉ có điều đó là khi mẹ tôi tập lại cần có sự hướng dẫn chỉ bảo của các giảng viên. Mẹ tôi rất hay nói đến luân xa, nói đến năng lượng, nói đến sự diệu kỳ khi khai mở luân xa. Cũng nhờ ngồi thiền mà mẹ tôi đã đẩy lùi được căn bệnh mất ngủ hành hạ bà suốt bao năm nay. Mẹ tôi cũng đã bớt nóng nảy, không suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt mẹ tôi còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện hơn.

Tôi là một giáo viên và tôi bị thoái hóa cột sống , liệu rằng phương pháp này có đúng là chữa được bệnh không, hay có thể thuyên giảm triệu chứng bệnh? Mong chuyên gia giải đáp.”

-Tuấn Anh

Chào bạn Tuấn Anh,

Để giải đáp câu hỏi của bạn, chúng ta cùng tìm hiểu bệnh sinh ra từ đâu dưới góc nhìn của khoa học để hiểu rõ hơn.

Tại sao con người ốm, mắc bệnh từ góc độ khoa học

Đây là câu học chung của tất cả các học viên mới tham gia học. Việc chỉ ngồi thiền một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh nghe thật vô lý, lẽ nào dùng phép thuật thần thông chăng? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng sự thật thì vô cùng đơn giản nếu chúng ta hiểu rõ về sự kỳ diệu của cơ thể.

Cơ thể chúng ta là một tập hợp vô số tế bào, tế bào tạo thành mô, mô tạo ra cơ quan bộ phận và các cơ quan bộ phận chính hình thành nên cơ thể hoàn chỉnh của chúng ta. Các tế bào luôn cần năng lượng để nuôi dưỡng các tế bào và sản sinh ra các tế bào mới, các tế bào này luôn cần năng lượng để cân bằng, để cho cơ thể tiếp tục hoạt động. Tế bào thiếu hụt năng lượng hay chết đi nhiều sẽ dẫn đến mất cân bằng điện tích làm tổn thương đến mô, cuối cùng dần dần gây bệnh đến các bộ phận trên cơ thể.

Vậy nên để cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật, chúng ta cần cân bằng năng lượng vào tế bào hay có nghĩa là cân bằng năng lượng trong cơ thể.

Cơ thể mắc bệnh chúng ta chữa trị bằng cách uống thuốc Đông y hoặc Tây y, hay áp dụng một số phương pháp khác như bấm huyệt, cấy gen… Mục đích chính là tái lập sự quân bình năng lượng cho tế bào, hay như cách gọi khác đó chính là quân bình năng lượng âm dương trong cơ thể.

-Các nhà kha học qua nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh môi trường, địa lý, thức ăn độc hại, vi rút xâm nhập là tác nhân thứ nhất gây bệnh cho con người. Tác nhân thứ hai đó chính là phản ứng sinh hóa trong cơ thể chúng ta. Đầu thế kỷ XXI, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, bên trong cơ thể, mỗi giây có thể xảy ra đến hàng trăm ngàn phản ứng sinh hóa.

Tất cả những phản ứng sinh hóa này đến từ các phản ứng như vui, buồn, giận hờn, đau khổ, no, đói. Ví dụ như một lời nói của người khác mà về nhà cũng bị ốm liệt giường, thổ huyết do quá tức giận hay như khi ta nghe tin mình bị mắc bệnh ung thư thì ta chưa chết mà tinh thần đã chết rồi.

Đó chính là ví dụ cho câu “bệnh từ tâm mà ra” là như vậy, đó là lý tại sao các nhà khoa học lại khuyên ta sống luôn luôn tích cực là như vậy.

“Nội thương bệnh chứng phát sinh

Thường do xúc động, thất tình (7 thứ tình hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục ) gây nên….

Hằng ngày luyện khí chớ quên,

Hít vào thanh khí, độc liền thở ra.

Làm cho khí huyết điều hòa,

Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm.”

-Hải Thượng Lãn Ông

Những dẫn chứng trên là minh chứng rõ ràng tại sao thiền dưỡng sinh lại được áp dụng rộng rãi trong thời kỳ hiện đại, thời kỳ mà công nghệ phát triển vượt bậc kéo theo một loạt bệnh phát sinh nhiều lên. Khi chúng ta ngồi thiền, chúng ta hấp thu năng lượng trong tự nhiên, điều hòa năng lượng trong cơ thể, tái lập sự quân bình năng lượng, đưa năng lượng đến những vùng bị bệnh và khôi phục lại năng lượng tại những tế bào bị bệnh. Từ đó cơ thể chúng ta sẽ dần dần khỏe lại, và đó chính là tác dụng của phương pháp ngồi thiền dưỡng sinh chữa bệnh.

Phương pháp ngồi thiền dưỡng sinh chữa bệnh

Thiền dưỡng sinh là phương pháp bổ sung, hỗ trợ phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực. Tuy nhiên đối với các bệnh cấp tính, đòi hỏi chữa trị kịp thời, thì chúng ta vẫn phải áp dụng y học hiện đại để chữa trị và kết hợp với thiền dưỡng sinh để điều hòa cơ thể cân bằng tại các tế bào.

Lớp học thiền tại Trung tâm dưỡng sinh Thiền ViệtTrung tâm dưỡng sinh Thiền Việt đã dẫn giải rằng:” Thiền dưỡng sinh là phương pháp đơn giản, dễ học, dễ áp dụng, không tốn tiền hay thuốc men mà lại đem lại hiệu quả đối với sức khỏe chỉ cần học viên chăm chỉ luyện tập tự nhiên sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.”

Học thiền dưỡng sinh ngay từ đầu người học cần được giảng viên hỗ trợ từ lý thuyết đến thực hành, nắm rõ được nguyên lý hoạt động của năng lượng và phương pháp hấp thu năng lượng. Từ từ học viên sẽ nắm được phương pháp điều hòa năng lượng trong cơ thể, nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật.

Năng lượng được hấp thu như thế nào?

Năng lượng được hấp thu qua các luân xa trên cơ thể, những luân xa này được coi là những huyệt đạo lớn nắm giữ cửa ngõ năng lượng trong cơ thể. Các nhà khoa học sau nhiều năm nghiên cứu kiểm chứng phát hiện ra chúng là các đám rồi thần kinh nơi tập trung nhiều tế bào nhất trong cơ thể. Đó là lý do mà phương pháp châm kim bấm huyệt của Trung Quốc đã phát triển rực rỡ do nắm được nguyên lý vận hành năng lượng như vậy.

Thiền định khai mở luân xa hấp thu năng lượng cho cơ thể

Các huyệt đạo nằm rải rác trong cơ thể và nơi năng lượng ra vào nhiều nhất tại 7 huyệt đạo lớn hay còn gọi là luân xa. Khi các huyệt đạo này lưu thông, cơ thể chúng ta sẽ tự động hấp thu năng lượng và bài tiết năng lượng xấu ra khỏi cơ thể.

Trong thời kỳ hiện đại như ngày nay xã hội phát triển kéo theo áp lực từ mọi mặt từ ăn uống sinh hoạt, đặc biệt ô nhiễm môi trườn giờ trở thành tác nhân chính sinh ra bệnh, công nghệ hiện đại sinh ra các bệnh về thần kinh xương khớp. Trong thời gian dài những tác nhân này từ từ ảnh hưởng và phát tác cho đến khi các hệ thống kinh mạch bị ách tắc. Đó là lý do tại sao xã hội càng hiện đại con người càng yếu đuối do chúng ta xa rời tự nhiên.

Việc nhận thức được tình trạng cơ thể chính là bí quyết để chúng ta phòng bệnh, khi có bệnh mới chữa trị thì hậu quả để lại vẫn tổn thương đến cơ thể. Đó chính là lý do tại sao thiền dưỡng sinh chữa bệnh lại được áp dụng rộng rãi như vậy. Rất vui vì được chia sẻ với bạn cùng mọi người, cám ơn các bạn!

Phương Pháp Ngồi Thiền Hiệu Quả

Ngồi thiền tư thế kiết già không phải là đơn giản đối với người mới bắt đầu. Nhưng thực tế, bạn có thể thiền định ở bất cứ tư thế nào miễn là bạn cảm thấy thoải mái. Có một số hướng dẫn quan trọng khi bạn đang tìm kiếm một tư thế ngồi cho thiền định.

Ngồi thiền tư thế kiết già không phải là đơn giản đối với người mới bắt đầu. Nhưng thực tế, bạn có thể thiền định ở bất cứ tư thế nào miễn là bạn cảm thấy thoải mái. Có một số hướng dẫn quan trọng khi bạn đang tìm kiếm một tư thế ngồi cho thiền định.

Điều đầu tiên chỉ đơn giản là ngồi lên thẳng trên sàn nhà, trên một đệm thiền ngồi hoặc trên ghế, Cột sống thẳng sẽ giúp bạn tỉnh táo trong thiền định của bạn. Bạn sẽ cảm thấy đầy sức sống và tràn đầy năng lượng trong khi bạn thiền cả về thể chất và tinh thần, và ngồi ở một tư thế ngay thẳng luôn được khuyến khích đó trạng thái cảnh giác của sự sống.

Hãy thử ngồi thẳng để bạn có thể trải nghiệm sự khác biệt. Bạn rất sẽ tìm thấy nó thực sự dễ dàng hơn nhiều để ngồi trong thời gian dài hơn khi cột sống của bạn được xếp chồng lên nhau đúng cách.

Ngược lại khi bạn ngồi cong người hay gập lại, tư thế này không chỉ tạo cảm giác mệt mỏi, thật khó để duy trì cho thời gian thiền dài hơn và bạn có thể làm mình bị tổn thương, gây đau ở lưng và cổ do trọng lực kéo bạn xuống.

Nếu bạn ngồi trong bất kỳ tư thế nào mà bị khó chịu hay đau thì hãy tìm kiếm một công cụ hỗ trợ để giúp các đốt sống của bạn được xếp chồng lên nhau. Hãy nhớ nguyên tắc số 1 trong thiền định là thoải mái

Nếu hông của bạn bị đau hoặc đầu gối của bạn cảm thấy đau nhức khi bạn ngồi trên sàn nhà, bạn nên chọn ngồi thiền trên ghế là một nơi tuyệt vời để bắt đầu hành thiền. Chú ý nếu chỗ ngồi yêu thích của bạn khiến bạn buồn ngủ thì bạn nên chọn tư hỗ trợ tốt hơn đó là tư thế thẳng đứng. Theo thời gian, bạn có thể thấy rằng bạn trở nên linh hoạt hơn và có thể muốn khám phá các tư thế khác.

Nằm xuống không phải là lựa chọn tốt nhất cho thiền định, nhưng nếu bạn bị đau hoặc có một số lý do mà bạn không thể ngồi thoải mái, nó hoàn toàn tốt để nằm xuống. Có một số thiền định cho phép nằm xuống, chẳng hạn như thiền quán cơ thể. Nhưng thông thường, đây không phải là tư thế mà bạn sẽ sử dụng cho thực hành phù hợp của bạn.

Hãy xem xét tư thế thiền ngồi. Tư thế này bắt đầu với sự thay đổi từ đơn giản nhất và dần dần trở nên khó khăn hơn. Hãy nhớ rằng mọi người đều có một cơ thể khác nhau, bạn có thể thấy rõ qua đôi chân của bạn trong hơn năm phút ngồi ống chân bắt đầu có cảm giác tê cứng. có nhiều cách giúp bạn có được tư thế ngồi thẳng, hãy tìm hiểu thông tin sau để bạn có thể tìm được một tư thế ngồi thiền thích hợp với mình.

Ngồi thiền là cách tốt nhất giúp các đốt sống của bạn được xếp chồng lên nhau. Bạn nên ngồi một cạnh của đệm ngồi, điều này sẽ hỗ trợ nâng nhẹ vùng hông giúp giảm áp lực lên đầu gối và cho phép xương chậu nghiêng về phía trước. Định vị theo cách này sẽ nhấn mạnh đến độ cong tự nhiên ở cột sống thắt lưng của bạn, mang lại sự ổn định để hỗ trợ cột sống được thẳng trong thời gian dài. Thêm vào đó, đệm cũng làm cho tư thế ngồi của bạn thoải mái hơn, đó là nguyên tắc số 1.

Ngồi trên ghế dễ dàng hơn cho hầu hết mọi người ngồi yên trong thời gian dài, đặc biệt là những người có vấn đề về đầu gối. Nếu bạn chọn ngồi trong một chiếc ghế, chắc chắn cả hai bàn chân thật vững trên sàn. Nếu bàn chân của bạn không đặt vững trên sàn, bạn có thể sử dụng một tấm chăn hoặc một khối dưới chân, để lưng cảm thấy được hỗ trợ. Bạn có thể ngồi thẳng về phía cạnh ghế, hoặc sử dụng một đệm lót lưng nếu bạn thấy cần thiết. Trong cả hai trường hợp, chú ý đến sự liên kết của cột sống của bạn, và lưu ý rằng nó có thể dễ dàng hơn khi ngồi thẳng mà không cần dựa vào lưng ghế. Với một đệm hay gối phía dưới mông bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, và giúp cho hông của bạn được nâng lên giảm áp lực lên đầu gối và các đốt sống xếp chồng lên nhau và hỗ trợ.

Bạn có thể sử dụng các bức tường hoặc một phần của đồ nội thất mạnh mẽ để giúp bạn ngồi thẳng lên. Chéo chân hoặc mở rộng chúng ra trước mặt bạn, bất cứ điều gì cảm thấy thoải mái nhất. Một đệm ngồi thiền ( bồ đoàn)hoặc tấm chăn mỏng gấp lại có thể đem lại sự thoải mái hơn

Quỳ với đệm ngồi thiền

Bạn không cần phải sử dụng một chỗ dựa giữa hai đầu gối khi bạn đang quỳ, để giúp giảm áp lực giảm đầu gối và mắt cá chân của bạn, bạn có thể sử dụng một chiếc gối, một đệm thiền (bồ đoàn) ngồi trên đó, một tấm chăn cuộn lại, hoặc đòn yoga, và đặt nó ngay giữa đầu gối và dưới mông.

Tư thế bắt chéo chân đơn giản, nơi đầu gối của bạn rộng ra, cẳng chân của bạn co lại, và mỗi bàn chân của bạn là dưới đầu gối đối diện. Bạn có thể thích ngồi như thế này khi bạn là một đứa trẻ.

Tôi không khuyên bạn nên ngồi tư thế dễ dàng này cho thiền định trong một vài phút, vì đó không phải là một tư thế ngồi cực kỳ ổn định, và dễ làm cho cột sống bị cong xuống. Thêm vào đó, chân dễ bị tê cứng hơn bất kỳ tư thế thiền định khác.

Nếu bạn muốn thử nó cho việc ngồi thiền trong thời gian ngắn, và nên sử dụng thêm một đệm hỗ trợ để nâng cao hông lên một chút giúp giảm áp lực lên hai đầu gối và cột sống

Miến Điện

Đây là một biến thể của việc ngồi bắt chéo chân. Nếu bạn chỉ là bắt đầu, sử dụng một chiếc gối thiền, hoặc gối. Ngồi trên một nửa phía trước của đệm hay gối, uốn cong đầu gối của bạn ở phía trước của bạn, sau đó xoay đầu gối của bạn ra để hai bên, ngồi ở một vị trí bắt chéo chân. Mang theo gót chân trái của bạn vào bên trong đùi phải của bạn, và gót chân phải của bạn chạm nhẹ vào đầu bàn chân, mắt cá chân, hoặc bắp chân bên trái, vì vậy nó nằm hơi ở phía trước của bạn. Các mặt của đầu gối của bạn có thể chạm vào mặt đất và nếu chúng không chạm được bạn có thể sử dụng gối hoặc chăn dưới đầu gối của bạn để hỗ trợ thêm.

Tư thế kiết già

Sử dụng một đệm ngồi thiền (bồ đoàn) hoặc gối cho tư là rất tốt, tư Thế này, và đặt mình lên trong cùng một cách như mô tả cho vị trí Miến Điện, ngồi ở cạnh trước của đệm của bạn, cho phép hông của bạn để mở và chân để vượt qua trước mặt bạn. Giữ chân trái của bạn trên sàn vào bên trong hoặc bên dưới đùi phải của bạn, và chân phải của bạn để phần còn lại trên bắp chân trái.

Tư thế bán già

Vị trí tương đương như kiết già, ngoại trừ bạn đặt chân phải của bạn để phần còn lại trên đầu đùi trái.

Tư thế kiết già

Kiết già là tư thế ổn định nhất và cân bằng của tư thế thiền định, nhưng chỉ khi cơ xương của bạn linh hoạt và đem lại sự thoải mái cho bạn. Nếu bạn buộc mình vào tư thế kiết già, bạn có thể làm tổn thương đầu gối của bạn. Để ngồi thiền trong tư thế kiết già, bắt đầu trong cùng một cách bạn tập ngồi tư thế bán già trước, nhưng bạn sẽ đặt bàn chân trái của bạn để nghỉ ngơi trên đùi phải và luân phiên chân phải của bạn để phần còn lại trên đùi trái của bạn cho đến khi cơ xương của bạn linh hoạt để gồi kiết gìa và điều này cần có thời gian.

Nếu bạn thiền định trong bán gìa hoặc kiết già, hãy chắc chắn bạn ngồi với một cột sống thẳng và với đầu gối của bạn gần sàn.

Hãy thử tất cả chúng trước khi quyết định tư thế tốt nhất cho bạn.

Kích thước: Đường kính 35cm, cao 12cm

Vỏ bọc bên ngoài làm bằng vải Kaki cotton, được may chắc chắn.

Ruột được điền đầy 100% vỏ hạt đậu xanh đã được làm sạch và sấy khô công nghiệp, không sử dụng hóa chất.

Có khóa kéo bên hông giúp vệ sinh sản phẩm dễ dàng.

Có thể điều chỉnh độ cao và mật độ bồ đoàn theo ý muốn.

Dễ dàng di chuyển do có quai xách bên hông.

Phù hợp với nhiều tư thế ngồi.

Với những lý do trên thì đầu tư một đệm thiền vỏ đậu SUNNY là một đầu tư nhỏ đem lại

HÃY XEM VIDEO BÊN DƯỚI ĐỂ BIẾT RÕ HƠN VỀ SẢN PHẨM

Để biết biết thêm thông tin vui lòng nhấp vào đây

GỌI NGAY 0984.599.599 hoặc 0962.572.506 để được tư vấn và mua hàng SUNNY VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN

Phương Pháp Ngồi Thiền Năng Lượng

Thiền là một phương pháp chữa bệnh luyện tập đơn giản và dễ dàng theo học. Ai ai cũng có thể tự học cách ngồi thiền. Người bệnh hay người khỏe mạnh đều có thể học , nếu không bệnh thì tập thiền sẽ giúp bạn khai thông trí tuệ, đánh thức các khả năng kỳ diệu và từ đó sẽ biết giúp đỡ những người khác nhanh hơn. Người học thiền thường sẽ thay đổi rất nhanh khi biết cách xin năng lượng. Điều này làm thư giãn tâm trí, giảm căng thẳng và stress, đầu óc bạn sẽ trở nên thông minh và sáng suốt hơn cũng như mang lại sự nhẹ nhàng trong tâm hồn.

Cách lấy năng lượng từ phương pháp thiền như thế nào?

Phương pháp lấy năng lượng từ vũ trụ

Trong thời đại ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều áp lực và tâm lý đến từ cuộc sống đầy thách thức, cũng như môi trường luôn thay đổi với nhịp sống ồn ào, bận rộn. Chính những yếu tố gây stress đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Stress có thể làm rối loạn tiêu hóa, tim mạch, sinh dục, rối loạn nội tiết, làm suy giảm khả năng miễn dịch và dẫn đến nhiều chứng bệnh nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, tác dụng ngồi thiền chính là một liệu pháp đối trị trực tiếp và hữu hiệu xin năng lượng từ vũ trụ. Phương pháp này không những có thể giải tỏa những cảm xúc và cải thiện hành vi mà còn giúp tăng cường nội khí, đồng thời nâng cao sức đề kháng, sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường.

Ý nghĩa của phương pháp thiền – lấy năng lượng từ vũ trụ

Dưới cái nhìn thực tiễn và duy lý thì thiền định nhanh chóng được tiếp nhận và quảng bá rộng rãi như là một hình thức giáo dục đạo đức và tâm linh. Vượt qua khỏi ranh giới của tôn giáo, sự hợp nhất giữa thân và tâm của phương pháp thiền giúp giải quyết những vấn đề do tâm lý gây ra và là phương pháp chữa trị cho nhiều chứng bệnh của xã hội hiện đại để mang lại hạnh phúc cũng như sức khoẻ cho con người. Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã đánh giá lại ý nghĩa của từ sức khỏe – “Sức khoẻ là sự thoải mái hoàn toàn vể các mặt thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không bệnh tật”. Thông qua các hoạt động xin năng lượng từ vũ trụ của thiền định mà mọi người đều có thể hành thiền. Bởi vì không gì quan trọng bằng sức khỏe, không gì bù đắp được tâm hồn.

Phương pháp ngồi thiền lấy năng lượng từ mặt trời?

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận, có sẵn trong tự nhiên và có rất nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe con người. Con người sẽ chẳng thể sống nếu thiếu ánh sáng mặt trời. Chính vì thế, chúng ta đã biết “xin năng lượng mặt trời” bằng những phương pháp vô cùng khoa học và hiệu quả – ngồi thiền.

Thiền định để lấy năng lượng mặt trời là một nguồn lực sống còn, nguồn lực này kích thích sự phát triển và duy trì sự sống dưới mọi hình thức. Năng lượng mặt trời hay vũ trụ có ở khắp nơi trong tự nhiên. Thực vậy, tất cả muôn loài vạn vật đều cần đến năng lượng để duy trì chức năng sinh tồn của mình. Việc thiếu hụt hay mất cân bằng nguồn năng lượng sống quan trọng này trong cơ thể có thể dẫn tới vấn đề căng thẳng thần kinh hay trạng thái bực bội, lo lắng. Tuy nhiên, khi biết cách xin năng lượng mặt trời chúng ta có thể tiến xa hơn những biểu hiện bề ngoài, giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Năng lượng mặt trời hoạt động ở khắp các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Khi nó luân chuyển trong cơ thể chúng ta, chúng ta gọi đó là năng lượng ở luân xa. Sự luân chuyển này giúp cho hệ thống năng lượng giúp giữ cân bằng tự nhiên của nó, vì thế mà nâng cao được sức khỏe một cách toàn diện, trong trạng thái hòa hợp giữa thể xác, tâm trí và linh hồn.

Các phương pháp trên chính là những phương pháp ngồi thiền cơ bản đem lại nhiều tác dụng đặc biệt với cơ thể. Việc áp dụng các phương pháp đạt hiệu quả cao đòi hỏi người tập phải nỗ lực nhưng cũng cần sự hướng dẫn của giảng viên để nắm rõ các nguyên lý khi luyện tập. Tránh cho người tập luyện sai đường ảnh hưởng sức khỏe mà tốn thời gian và công sức.

Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.

Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm:

Tư thế bán kiết già là đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.

Xương sống hoàn toàn thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn. Lưỡi chạm hàm trên, miệng ngậm, mắt hé mở. Đây là tư thế toạ thiền đúng cách, vững chãi và hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của tọa thiền là tâm toạ.

Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.

Sau cùng là cách ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế. Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên.

Nên chú ý bất cứ kiểu ngồi thiền nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.

Chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tay đối xứng hai bả vai, mắt mở 1/3 nhìn không quá 5 tấc với một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị toán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.

Thở Vào Ra Trong Lúc Toạ Thiền: Hít sâu bằng mũi đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng.

Điều quan trọng của toạ thiền là tâm tọa tức là làm thế nào để tâm không còn đi dong duổi ta bà, hết nơi này đến chốn khác. Nhưng muốn tâm toạ chúng ta phải làm thế nào? Trên nguyên tắc, chúng ta phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu, mới bắt đầu từ nhiều niệm về ít niệm rồi về một niệm và sau cùng là không còn một niệm nào. Từ từ, tâm chúng ta được trong sáng hơn và từ sự vắng bặt niệm, tự nhiên bộc phát sự hiểu biết sáng suốt. Không một niệm trong đầu chính là đối tượng của thiền. Bước đầu tiên là phải đếm hơi thở để trú tâm nơi hơi thở. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là bước căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập .

Do vì mỗi người có một tâm khác nhau nên cũng khó nói có một pháp tu nào áp dụng chung cho tất cả mọi người được, vì vậy đức Phật đã chỉ dạy nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ áp dụng . Một số những pháp môn này như sau:

Hành giả nên chọn một pháp môn thích hợp với căn cơ của mình, và khi thực hành thì nên theo tông chỉ của pháp môn đó mới có kết quả. Và dù thực hành theo pháp môn nào cũng nên có một vị thầy hướng dẫn. Bài này chỉ có mục đích hướng dẫn cách ngồi thiền cơ bản cho những ai mới bắt đầu học thiền.