Phương Pháp Khăn Trải Bàn / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Tư Vấn May Khăn Trải Bàn Phù Hợp

Please enable javascript to view this site.

Khăn trải bàn không chỉ giúp làm đẹp cho không gian phòng ăn mà còn kích thích bạn ăn ngon miệng hơn. Những mẫu khăn trải bàn khác nhau sẽ mang lại cho không gian phòng ăn của nhà bạn một phong cách khác. Điều đó góp phần làm tạo không khí ấm cúng trong gia đình cũng như giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Chính vì vậy, việc lựa chọn đúng khăn trải bàn phù hợp với kiến trúc nhà, với màu sắc của tường, lựa chọn khăn trải bàn theo mùa cũng rất quan trọng.

1.Khăn trải bàn một màu Chiếc khăn trải bàn tinh tế với một tông màu trang nhã được làm từ chất liệu cotton pha polyester với những đường viền vỏ sò thật tinh tế. Chiếc khăn trải bàn này rất phù hợp với những bộ bàn ăn có dáng uốn cong tao nhã. Với chiếc khăn trải bàn này, không gian phòng ăn trở nên ấm và thanh lịch hơn.

2. Khăn trải bàn màu trắng Màu trắng mang lại cho không gian một vẻ sạch sẽ, tinh khiết. Một chiếc khăn trải bạn màu trắng khiến bạn cảm giác đồ ăn rất sạch và vệ sinh. Màu trắng mang lại vẻ hiện đại cho không gian phòng ăn và bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy mọi vết bẩn trên chiếc khăn trắng để có thể giặt tẩy đúng lúc.

3. Khăn trải bàn hoa dây Khăn trải bàn hoa dây mang vẻ tươi mới và tràn đầy sức sống cho không gian căn phòng. Khăn trải bàn này thích hợp sử dụng cho thời tiết của mùa xuân. Những bữa ăn gia đình sẽ thêm đầm ấm và tươi vui với những sắc màu tươi tắn từ hoa văn trên chiếc khăn này. 4. Khăn trải bàn với mẫu hoa văn chìm Những mẫu khăn trải bàn với mẫu hoa văn chìm trong nền vải mang lại sự sang trọng cho phòng ăn của bạn. Bạn nên chọn những chiếc khăn trải bản hơi đậm màu với hoa chìm màu nhạt trang nhã bên dưới. Với sự lựa chọn này. chắc chắn không ai có thể phủ nhận được thẩm mỹ hết sức tinh tế của bạn.

5. Khăn trải bàn hoa rực rỡ Khi bạn là một người cá tính và thích màu sắc rực rỡ, chắc chắn mẫu khăn trải bàn này sẽ là lựa chọn của bạn. Nếu ngôi nhà được thiết kế cùng những mảng màu rực rỡ, có thể một chiếc khăn trải bàn với mẫu hoa văn này sẽ làm nóng bầu không khí ăn trầm lặng trong tiết trời se lạnh của mùa thu đông.

Hai Kĩ Thuật Dạy Học: Khăn Trải Bàn Và Các Mảnh Ghép

1. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”?

Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:

– Kích thích sự tham gia tích cực của HS:

– Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).

Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép” VÒNG 1: Nhóm chuyên gia

Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]

Kỹ thuật “Các mảnh ghép”

VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép

Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)

Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau

Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết

Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả

– Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.

– Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự.

Ví dụ: Bài học tiếng Việt

– Vòng 1

Chủ đề A: Thế nào là câu đơn? Nêu ví dụ minh họa và phân tích .(màu đỏ)

Chủ đề B: Thế nào là câu ghép? Nêu ví dụ minh họa và phân tích . (màu xanh)

Chủ đề C: Thế nào là câu phức? Nêu ví dụ minh họa và phân tích . (màu vàng)

Lớp có 45 học sinh, có 12 bàn học.

Phát phiếu học tập cho học sinh. Trên phiếu học tập theo màu có đánh số từ 1 đến 15. Thông báo cho học sinh thời gian làm việc cá nhân và theo nhóm

– Vòng 2

Giáo viên thông báo chia thành 12 nhóm mới : mỗi nhóm 1 bàn (mỗi nhóm có từ 3 đến 6 học sinh): nhóm 1 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 1,2; nhóm 2 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 3,4; nhóm 3 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 5; nhóm 4 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 6; … nhóm 12 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 14,15. Giáo viên thông báo thời gian làm việc nhóm mới

Các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của nhóm mình ở vòng 1.

Giao nhiệm vụ mới: Câu đơn, câu phức và câu ghép khác nhau ở điểm nào? Phân tích ví dụ minh hoạ.

2. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

Thế nào là kĩ thuật “Khăn trải bàn”?

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:

– Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

– Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS

– Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS

Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn” Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

– Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)

– Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa

– Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)

– Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn

(Sưu tầm trên bíghhool)

Cách Chọn Khăn Trải Bàn Phù Hợp Với Nội Thất Nhà Ở Căn Hộ

Thông thường, hầu hết mọi người đều chỉ coi trọng tới nội thất chính trong căn nhà như bàn ghế tiếp khách, ghế sofa, tủ, kệ mà bỏ qua mất những yếu tố rất tinh tế khác đó là khăn trải bàn.

Khăn trải bàn tô điểm nội thất thêm sang trọng

Đôi khi một chiếc khăn trải bàn trắng sáng, tinh tươm kèm một lọ hoa sẽ làm nổi bật căn phòng khách và làm tôn thêm gu thẩm mỹ của chủ nhà.

Chất liệu cho khăn trải bàn

Vải Cotton là chất liệu phù hợp nhất cho khăn trải bàn, vì nó vừa dễ giặt, vừa bền và mang lại cảm giác tự nhiên. Bạn có thể bỏ khăn trải bàn vào máy giặt một cách dễ dàng. Sau đó bạn hoàn toàn có thể là phẳng để dùng lại cho những lần sau.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn chất liệu pha cốt-tông như polyester vì chúng vừa có những ưu điểm của cốt-tông, vừa có nhiều mẫu mã đa dạng. Không nên chọn khăn có pha nhiều nilon vì sẽ làm cho quá trình bảo quản, giặt và là phẳng khó khăn.Bạn chắc chắn sẽ không muốn thấy chiếc khăn trải bàn trên bàn khách nhà mình bị nhăn và không được phẳng phiu đúng không. Với chất liệu như lụa hay lanh, bạn cần chăm sóc cẩn thận hơn, tuy nhiên nếu bạn có điều kiện và muốn tạo vẻ sang trọng cho không gian gia đình, bạn hoàn toàn có thể đầu tư.

Đo kích cỡ khăn trải bàn phù hợp

Để chọn một chiếc khăn trải bàn phù hợp, điều đầu tiên và quan trọng nhất là kích cỡ của chiếc khăn đó phải không quá to, và cũng không quá nhỏ. Bạn có thể liên hệ với chuyên gia về trang trí nhà cửa để nghe ý kiến của họ. Hoặc nếu nhà bạn đã có sẵn bàn ăn, bàn tiếp khách, hãy đo kích cỡ chiếc bàn ăn, bàn cà phê mà bạn muốn phủ khăn trải bàn lên, từ đó bạn sẽ chọn được kích cỡ phù hợp cho chiếc khăn trải bàn.

Bạn cần ước lượng độ dài rủ xuống chân bàn nếu bạn dự định mua một tấm khăn lớn phủ bàn. Khăn phủ bàn phù hợp cho không gian rộng rãi, khi bạn muốn tạo không gian sang trọng cho phòng khách, phòng ăn và bữa tiệc. Một lựa chọn khác là bạn có thể dùng một tấm khăn trải trang trí đặt giữa bàn nếu kích cỡ phòng khách và phòng ăn nhà bạn nhỏ.

Tùy vào màu sắc nội thất của căn nhà, cụ thể là phòng bếp, bạn có thể chọn màu khăn trải bàn sao cho phù hợp. Khăn trải bàn màu đỏ, vàng đồng hoặc có họa tiết trang trí các màu trên sẽ thích hợp cho buổi tiệc ấm cúng như tiệc tất niên hay tiệc liên hoan đầu năm.

Nếu bạn muốn lựa chọn khăn trải bàn với màu sắc nhã nhặn nhưng vẫn làm nổi bật sự sang trọng, tinh tế của gia chủ, hãy chọn khăn nền trắng hoặc kem có thêu họa tiết mà bạn thích. Một chiếc khăn trải bàn màu trắng, kem với họa tiết uốn lượn sẽ thể hiện sự tinh tế trong từng chi tiết nhỏ của chủ nhà.

Ngoài ra, đơn giản hơn, bạn có thể cân nhắc phong cách tông xuyệt tông, tức chọn khăn trải bàn cùng màu với rèm cửa, ghế sofa hay màu nội thất khác trong gia đình.

Giặt giũ và bảo quản khăn trải bàn

Khi mọi người đang vui vẻ ăn uống và trò chuyện, việc làm rớt thức ăn, hay bia, rượu là chuyện khó tránh khỏi.Nếu sử dụng máy giặt, bạn cần đọc nhãn mác giặt là đính kèm trên khăn để điều chỉnh nhiệt độ và chế độ giặt đúng cách. Các vết bẩn như vết nước sốt, vết rượu vang đỏ nên được làm sạch càng sớm càng tốt để tránh gây ố và lưu màu lại lâu gây khó giặt sau này. Một gợi ý khác là bạn có thể chọn chất liệu vải chống thấm nếu không muốn phải vất vả giặt những vết dầu mỡ, thức ăn không may dính vào khăn trải bàn, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ.

Bạn có thể đặt một bình hoa vải, hoa khô hoặc hoa tươi ở giữa bàn ăn để làm nổi bật căn phòng. Lựa chọn ấm chén trà hay giá đựng rượu phù hợp với họa tiết và màu sắc của khăn trải bàn. Nếu khăn đã có tông màu nổi, nên chọn các dụng cụ màu trắng hoặc sáng màu, trang trí đơn giản.Bạn cũng có thể khéo phối hợp họa tiết giữa khăn trải bàn và đồ trang trí xung quanh căn nhà như tranh treo trên tường để tạo một phong cách nhất quán.

Xây Dựng Và Sử Dụng Kĩ Thuật “Khăn Trải Bàn” Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 11

TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI

ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG KĨ THUẬT “KHĂN TRẢI BÀN” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ (LỚP 11)

Họ và tên giáo viên: Vũ Ngọc Trai Tổ: Văn – Sử – GDCD

PHẦN I . MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh, lý do chọn đề tài Trong dạy học lịch sử ở trường THPT, ngồi việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo viên còn phải giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức và tự nhận thức. Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, thì việc học sinh chủ động nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của các em trong học tập lịch sử và nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử. Tuy nhiên, theo nhận định của một số giáo viên (sau đợt bồi dưỡng hè 2010) thì việc áp dụng những kĩ thuật dậy học mới còn mới mẻ đối với việc dạy và học lịch sử ở tỉnh ta. Chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của việc áp dụng những kĩ thuật trong dậy học lịch sử, (thậm chí có người cho rằng áp dụng những kĩ thuật dậy học mới không phù hợp, không hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sinh hiện nay). Vậy áp dụng hay không áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy học lịch sử? Chúng ta sẽ không trả lời có hoặc không mà là phải thông hiểu nó sử dụng nó như thế nào cho phù hợp với từng phần, từng bài học; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sing từng trường, từng vùng. Đây chính là lý do mà tôi quan tâm đến việc “Xây dựng và sử dụng kĩ thuật ” khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử ở trường THPT số 2 TP Lào Cai”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do thực tế và điều kiện thời gian, nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở Xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử ở trường THPT số 2 TP Lào cai, trên đối tượng học sinh khối 11. 3. Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân mong muốn tìm cách áp dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” vào thực tiễn dạy học; nghiên cứu hiệu quả, khả năng ứng dụng kĩ thuật vào dạy học lịch sử, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường. Nghiên cứu vấn đề này giúp nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân tôi, đồng thời để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Trình bày lại quá trình và kết quả nghiên cứu, tôi rất mong được quý đồng nghiệp trao đổi, góp ý nhằm tìm ra cách thức xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử một cách có hiệu quả nhất. 4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ, các bước nghiên cứu như sau: Trước hết, tôi nghiên cứu kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn”, và tìm hiểu, tham khảo ở một số tỉnh khác, làm cơ sở cho việc vạch ra cách thức xây dựng và sử dụng kĩ thuật. Bước tiếp theo, tôi thực hành nghiên cứu, soạn một số giáo án và thực nghiệm sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” vào dạy học lịch sử ở một số bài. Qua thực nghiệm, nhìn lại quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học sau này. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

Đáp ứng được một phần nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong các nhà trường phổ thông. Phù hợp với nguyện vọng của học sinh và sự phát triển của xã hội yêu cầu khả năng tự nhận thức lĩnh hội, năng động, sáng tạo làm chủ bản thân. ************************

PHẦN 2. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận – Mục tiêu giáo dục:

Là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2- Luật Giáo dục). Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác trước tiên là công tác giảng dạy bộ môn lịch sử nhất là việc xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn”. – Mục tiêu bộ môn: Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh, cởi mở như làm việc sách giáo khoa, với nhóm bạn, với thầy cô giáo, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử… Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp. Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. – Mục tiêu kĩ thuật Kĩ thuật “khăn trải bàn” Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. 2. Thực trạng việc xây dựng và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử

3. Xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử (lớp 11). 3.1. Giáo viên phải nắm vững kĩ thuật, hướng dẫn học sinh thông hiểu kĩ thuật. – Kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn là gì” ? Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. – Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”

+ Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm) Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. Tập trung vào câu hỏi (chủ đề…).

– Chọn một phần: sơ kết bài hoặc những kiến thức, những sự kiện cần phát huy trí tuệ của nhiều học sinh ví dụ: + Bài 1. Nhật Bản: ĐVĐ. Em hãy tìm hiểu, khi chuyển sang giai đoạn ĐQCN vào cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản có những điểm nào giống với đế quốc Anh, Pháp (ở thời điểm này). + Bài 3. Trung Quốc: ĐVĐ. Em hãy tìm ra những điểm khác nhau cơ bản của những phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.(khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc, phong trào Duy tân, khởi nghĩa Nghĩa Hồ đồn, Cách mạng Tân Hợi). + Bài 6. chiếùn tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918): ĐVĐ. Chiếùn tranh thế giới thứ nhất được coi là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, em hãy giải thích ngắn gọn vì sao? + Bài 7. Những thành tựu văn hố thời cận đại: ĐVĐ. Về văn học, từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX thế giới đã sản sinh ra nhiều nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm bất hủ. Em hãy nêu ra những nhà văn và những tác phẩm lớn ở Việt Nam cùng thời đại. + Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga…: ĐVĐ. Từ năm 1917 đến 1920, nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich đã hồn thành những nhiệm vụ cơ bản nào? + Bài 10. Liên Xô xây dựng CNXH ( 1921 -1941 ): ĐVĐ. Những thành tựu nổi bật mà Liên Xô đạt được trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, đối ngoại. + Bài 11. Bài tình hình các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939): ĐVĐ. Em hãy giải thích ngắn gọn, tại sao xuất hiện hai nhóm nước lựa chọn hai con đường khác nhau để thốt khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933).

+ Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939): ĐVĐ. Em hãy tìm ra những điểm tích cực và hạn chế trong chính sách mới của tổng thống Mĩ Rudơven. + Bài 15. Phong trào cách mạng ở trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939): ĐVĐ. Em hãy nêu ra đặc điểm con đường đấu tranh ở Trung Quốc và Ấn Độ. Giải thích ngắn gọn vì sao mỗi nước có con đường đấu tranh khác nhau. + Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945): ĐVĐ. Em hãy nêu lên nguyên nhân, vì sao trong giai đoạn từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941, phe phát xít thắng lớn và ít tổn thất? ( tiết 1). ĐVĐ. Nêu những sự kiện đánh dấu sự xoay chuyển cục diện chiến tranh thế giới. Nêu suy nghĩ của em về việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6&9/8/1945 (tiết 2). + Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ 1858 đến trước1873): ĐVĐ. Nêu những hoạt động quân sự chính của thực dân Pháp từ tháng 9/1858 đến tháng 6/1862. ĐVĐ. Giải thích ngắn gọn, vì sao lúc đấu triều đình Nguyễn có tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, song đến tháng 6/1862 lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng bộ thực dân Pháp. + Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng: ĐVĐ. Vì sao nói việc triều đình Nguyến kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã bỏ qua cơ hội đánh bại quân Pháp ở Bắc kì khi chúng tiến hành cuộc xâm lược lần một. ĐVĐ. Hành động của Pháp sau thất bại ở Cầu Giấy lần một và lần hai, khác nhau như thế nào?. Thủ đoạn xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 đến 1884. ĐVĐ. Cuộc kháng chiến do nhà Nguyễn tổ chức thất bại, nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp, nước ta rơi vào tay Pháp. Hay giải thích nguyên nhân vì sao?.

+ Bài 21. Phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX: ĐVĐ. Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp?. Em hãy nêu lên tính chất của phong trào khởi nghĩa Cần Vương và rút ra những điểm hạn chế của phong trào. + Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp: ĐVĐ. Em hãy xác định tầng lớp xã hội có khả năng nhất, lãnh đạo phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. + Bài 23. ĐVĐ. Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đên 1914: Em hãy tìm ra điểm khác nhau trong chủ trương, phương pháp hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. ĐVĐ. Điểm khác nhau căn bản nhất giữa Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX với Phong trào yêu nước Cần Vương cuối thế kỉ XIX. + Bài 24. ĐVĐ. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918): Điểm mới trong phong trào đấu tranh trong những năm trong chiến tranh (1914-1918) so với phong trào đấu tranh trong những năm trước chiến tranh (1897-1914). * Lưu ý: đối với từng lớp (trình độ khác nhau) thì đưa ra vấn đề khác nhau, không phải đưa ra tất cả các yêu cầu đó với một lớp. Trong chương trình còn nhiều sự kiện, nội dung có thể sử dụng kĩ thuật ” khăn trải bàn”. 3.3. Thực nghiệm sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử lớp 11. Để đánh giá khả năng, hiệu quả, ý nghĩa của việc sử dụng kĩ thuật

dụng tích cực trong việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh. Mang lại hiệu quả rõ ràng nâng cao chất lượng trong dạy lịch sử. Tuy nhiên, còn có những cá nhân học sinh chưa thực sự tích cực thực hiện theo yêu cầu của kĩ thuật mới, nên chưa có sự chuyển biến trong hoạt động nhận thức và kết quả học tập.

PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm Sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp tích cực đối với việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng bộ môn. Với ý nghĩa tích cực như vậy, bài tập nhận thức rất cần được đưa vào thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

đúng mức, việc xây dựng và sử dụng kĩ thuật trong dạy học lịch sử sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. 4. Những kiến nghị, đề xuất Để tạo thuận lợi cho giáo viên, thiết nghĩ rất cần có những công trình nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về vấn đề xây dựng và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” làm cơ sở để giáo viên tham khảo. Cần có nhiều diễn đàn để giáo viên trao đổi, bàn bạc, tìm giải pháp có hiệu quả cho vấn đề này. *******************************

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học lịch sử (Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị-chủ biên), 1999 NXB Giáo dục, 296 trang. 2. Lịch sử 11,2006, NXB Giáo dục, Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên). 3. Một số vấn đề cơ bản về phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm (Nhiều tác giả) ******************************

PHỤ LỤC

MỤC LỤC PHẦN I . MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh, lý do chọn đề tài 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

PHẦN 2. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận

2. Thực trạng việc xây dựng và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử 3. Xây dựng và sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử (lớp 11). 3.1. Giáo viên phải nắm vững kĩ thuật, hướng dẫn học sinh thông hiểu về kĩ thuật. 3.2. Chọn bài, phần, sự kiện phù hợp để xây dựng và sử dụng kĩ thuật. 3.3. Thực nghiệm sử dụng kĩ thuật dậy học “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử lớp 11. 3.4. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng kĩ thuật : “khăn trải bàn”

PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm 2. Nhận định về sáng kiến kinh nghiệm 3. Khả năng ứng dụng và triển khai 4. Những kiến nghị, đề xuất

******************

Kinh Nghiệm Áp Dụng Kĩ Thuật Khăn Trải Bàn Và Kĩ Thuật Các Mảnh Ghép Vào Dạy Học Hóa Học

 Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.

 Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.

 Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.

 Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin, cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.

i cụ thể: thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành,...chính nhờ những thao tác kỹ năng thực hiện đó đã giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú. Đó chính là bản sắc riêng của từng thầy cô giáo, tựu chung lại là giúp cho học sinh nắm kiến thức nhanh nhất, sâu sắc nhất, chủ động nhất. Bộ môn hóa học là bộ môn được coi là bộ môn khó đối với học sinh, nhưng nếu tạo cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp ...thì việc học môn hóa học lại trở nên nhẹ nhàng bằng cách cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, sát với thực tế đời sống, sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhu cầu lao động sản xuất và tiếp tục học lên cao của học sinh. Vì vậy người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chất lượng giảng dạy nói chung, trong giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng. Từ khi thay sách cho đến nay các nhà nghiên cứu cùng với tất cả các thầy có giáo đang trực tiếp tham gia giảng dạy tích cực nghiên cứu tìm ra các phương pháp, các kĩ thuật dạy học mới nhằm giúp học sinh lĩnh hội được một cách tốt nhất các kiến thức trong chương trình, với mục tiêu sau khi học thì học sinh phải có kĩ năng hành dụng, chính vì vậy mà các phương pháp và kĩ thuật dạy học đóng một vai trò rất quan trọng, nó giúp khai thác kiến thức một cách triệt để, giúp người học lĩnh hội nhanh nhất và nhớ lâu nhất những những kiến thức đã học. Bên cạnh đó thì các kĩ thuật dạy học cũng giúp nâng cao hứng thú học tập cho người học. Trong suốt mấy năm qua các phương pháp dạy học và các kĩ thuật dạy học đã được triển khai rộng rãi, tuy nhiên việc áp dụng thành thạo, thành công các kĩ thuật dạy học là một việc còn nhiều hạn chế do điều kiện vùng miền, do sự chênh lệch về nhận thức của học sinh....chính vì vậy mà một số kĩ thuật dạy học sau khi triển khai thì không được các thầy cô áp dụng trong dạy học. Từ những lí do trên tôi mạnh dạn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm : " Kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học hóa học". II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1/ Mục đích nghiên cứu : Phát hiện và tìm ra những bài học có thể áp dụng các kĩ thuật dạy học để khai thác kiến thức của bài. Tìm cách áp dụng các kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào bài học một cách hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện vùng miền và mức độ nhận thức của học sinh. 2/ Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài qui định 3 nhiệm vụ lớn đối với người nghiên cứu: Xác định về mặt cơ sở lí luận của vấn đề. Ứng dụng cụ thể trong thực trạng nghiên cứu. Đề ra giải pháp cụ thể cho vấn đề nghiên cứu. III/ ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu : học sinh trường PTDTBT THCS Nậm Tha khối 8 và khối 9. Phạm vi nghiên cứu: chương trình hóa học khối 8 và khối 9 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ giáo dục. Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 09 năm 2011 đến kết thúc học kì I năm học 2011 - 2012 . B- NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Căn cứ vào mục tiêu giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS theo chương trình chuẩn kiến thức, kĩ năng. 1. Về kiến thức. * Học sinh có một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, ban đầu về hóa học bao gồm: 1.1 Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản. 1.2 Các kiến thức cơ bản về một số hợp chất vô cơ, hữu cơ quan trọng. * Học sinh có được một số kiến thức cơ bản, kỹ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và bảo vệ môi trường. 2. Về kỹ năng. * Học sinh có được một số kỹ năng phổ thông, cơ bản, thói quen làm việc khoa học đó là: 2.1 Kỹ năng cơ bản, tối thiểu làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm. 2.2 Biết cách làm việc khoa học, biết tổ chức hoạt động để chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật. 2.3 Có kỹ năng giải các bài tập định tính, định lượng. 2.4 Biết vận dụng kiến thức. 3. Về thái độ, tình cảm. 3.1 Giáo dục học sinh lòng say mê bộ môn hóa học. 3.2 Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi vật chất, đả phá sự mê tín dị đoan, thấy được sức mạnh của tri thức con người, đó chính là sức mạnh tiềm tàng của con người. 3.3 Học sinh có ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ khoa học trong đời sống hàng ngày. 3.4 Học sinh có những phẩm chất, thái độ cần thiết trong cuộc sống. Trên cơ sở mục tiêu cụ thể của bộ môn hóa học cấp THCS đã xác định ở trên, kết hợp tình hình thực tế giảng dạy bộ môn hóa học cấp THCS trong giai đoạn cải cách chương trình và thay sách giaó khoa, cùng với thực tế giảng dạy ở cơ sở trường học, các điều kiện thiết yếu phục vụ công tác giảng dạy (Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học,...) và trình độ dân trí của địa phương trường đóng, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy phải linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kết hợp hài hòa giữa các nhóm phương pháp giảng dạy để hoàn thành bài giảng một cách hiệu quả nhất. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng : Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tại Văn Bàn nhiều năm tôi nhận thấy chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, các phương pháp dạy học, các kĩ thuật day học được áp dụng khá rỗng rãi. Tuy nhiên có một số kĩ thuật dạy học chưa được các thầy cô giáo thường xuyên sử dụng do gặp khó khăn về vùng miền, về mức độ nhận thức của học sinh, đặc biệt là kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học hóa học. Trong các giờ học hóa học ở bậc THCS các thầy cô giáo đã tích cực hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tìm tòi các kiến thức mới qua các phương pháp hoạt động nhóm, làm thí nghiệm....Tuy nhiên việc kết hợp các phương pháp dạy học với các kĩ thuật dạy học thường chưa nhuần nhuyễn và hiệu quả chưa đạt ở mức cao nhất, dẫn tới thời gian để củng cố lí thuyết cho học sinh qua việc làm bài tập còn ít do mất nhiều thời gian cho phần lí thuyết. CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP Trước hết giáo viên phải hiểu sâu một số vấn đề : Kĩ thuật khăn trải bàn được tiến hành như thế nào? Kĩ thuật các mảnh ghép được tiến hành như thế nào? Những bài học nào có thế áp dụng các kĩ thuật trên để có hiệu quả? 1. Kĩ thuật dạy học "khăn trải bàn" Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. 1 Viết ý kiến cá nhân 4 Viết ý kiến cá nhân 2 Viết ý kiến cá nhân 3 Viết ý kiến cá nhân a. Cách tiến hành kĩ thuật "khăn trải bàn" * Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm). * Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và những điều bạn không thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. * Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn. * Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề nghiên cứu. b. Các nhiệm vụ trong nhóm * Người quản gia: * Bạn sẽ tìm hiểu xem nhóm cần những tài liệu gì và bạn có thể tìm những tài liệu đó ở đâu. * Bạn cần thu thập các tài liệu một cách nhanh chóng để nhóm có thể làm việc * Trong quá trình nhóm làm việc, nếu cần tham khảo hoặc sử dụng thêm tài liệu nào, bạn là người duy nhất được phép đi lấy nó. * Khi nhiệm vụ của nhóm đã hoàn thành, bạn sẽ nộp bài tập nhóm cho giáo viên và trả các tài liệu đã lấy vào đúng chỗ ban đầu. * Người cổ vũ: * Khi một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, bạn sẽ khuyến khích họ, ví dụ như "Hãy cố gắng lên, tôi biết bạn có thể làm được". * Người giữ trật tự: * Nếu các thành viên trong nhóm tranh luận gay gắt, bạn có thể yêu cầu họ nói một cách nhẹ nhàng hơn. * Nếu nhóm của bạn bị các nhóm khác làm ảnh hưởng, bạn có thể là đại diện yêu cầu nhóm đó bình tĩnh và trật tự hơn. * Người giám sát về thời gian: * Bạn sẽ phụ trách việc theo dõi đồng hồ để biết thời gian làm việc của nhóm. * Ngay từ khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ thông báo với các thành viên thời gian cho phép. * Khi nhóm dành quá nhiều thời gian cho một bài tập, bạn cần thông báo với các thành viên trong nhóm, ví dụ như "Chúng ta phải chuyển sang câu hỏi khác thôi, nếu không toàn bộ bài tập sẽ không thể hoàn thành được". * Khi thời gian cho phép gần hết, bạn cần thông báo với nhóm để hoàn thành bài tập. * Thư ký: * Bạn sẽ chuẩn bị bút và giấy trong quá trình làm việc. * Ghi lại những câu trả lời đã được thống nhất trong nhóm một cách cẩn thận và rõ ràng. * Người phụ trách chung: * Bạn cần theo dõi để các thành viên đều ở tập trung làm việc trong nhóm. * Bạn cũng cần đảm bảo rằng khi một người trong nhóm trình bày thì các thành viên còn lại chú ý lắng nghe. * Bạn tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong nhóm đều được trình bày và tham gia. * Khi nhóm mất đi sự tập trung, bạn cần động viên họ tiếp tục c. Một số bài học có thể áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn: c1: Hóa học 8: - Bài 22: Tính theo phương trình hóa học - Bài 42 ; nồng độ dung dịch. - Bài 24: Tính chất của oxi - Bài 31: Tính chất, ứng dụng của hidro. - Bài 36: Nước............. c2: Hóa học 9: - Bài 1: Tính chất hóa học của oxit - Bài 3 : Tính chất hóa học của axit. - Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ. - Bài 9 : Tính chất hóa học của muối. - Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại...... 2. Kĩ thuật dạy học " Các mảnh ghép" Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Cách tiến hành: Vòng 1: Nhóm chuyên gia Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ: + Nhóm 1: Nhiệm vụ A + Nhóm 2: Nhiệm vụ B + Nhóm 3: Nhiệm vụ C Vòng 2: Nhóm mảnh ghép Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3), gọi là nhóm mảnh ghép. Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1) Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép: Ø Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2. Ø Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2. Ø Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau. Ø Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này. Nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, tạo ra đội ngũ giáo viên trong tương lai độc lập, sáng tạo. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp: * Một số bài học có thể áp dụng kĩ thuật các mảnh ghép. - Các bài về tính chất của các chất cụ thể - Bài 9: Tính chất hóa học cảu muối. - Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. GIÁO ÁN MINH HOẠ Tiết 23 .BÀI 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI Ngày soạn : 06/11/2011 Ngày giảng :10/11/2011 I/. Mục tiêu 1/. Kiến thức - HS viết được dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại. 2/. Kỹ năng - Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dd axit, với nước và với dd muối. 3/. Thái độ - Cẩn thận, tiết kiệm. II/. Đồ dùng dạy học 1/. GV: + Dụng cụ : ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh. + Hoá chất: dd CuSO4, FeSO4, AgNO3, HCl, H2O Đinh sắt, dây đồng, lá đồng, Na. 2/. HS : Ôn tập tính chất hoá học của kim loại III/. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp làm thí nghiệm. - Phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật các mảnh ghép. IV/. Tổ chức dạy học 1/. ổn định tổ chức 2/. Kiểm tra ( 2 điểm) : ? Trình bày các tính chất vật lí của kim loại? Viết PTHH minh hoạ? 3/. Bài mới: - Giới thiệu bài ( 1 phút): SGK - tr.52 Hoạt động 1(28 phút) TÌM HIỂU DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI - Mục tiêu: HS hiểu được nguyên tắc của dãy hoạt động hóa học của kim loại. Trình bày được dãy hoạt động hóa học của kim loại. GV HS Ghi bảng - GV chia lớp làm 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm tiến hành một thí nghiệm: + Nhóm 1: thực hiện phản ứng giữa Fe và CuSO4. + Nhóm 2: thực hiện phản ứng giữa Cu và AgNO3 +Nhóm 3: thực hiện phản ứng giữa Fe và Cu với H2. + Nhóm 4: thực hiện phản ứng giữa Na và Fe với nước. - Yêu cầu các nhóm xây dựng một dãy hoạt động hoá học của kim loại với những kim loại vừa làm thí nghiệm. - GV nhận xét, chốt lại kiến thức. ? Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng theo nguyên tắc nào? ? Căn cứ vào dãy hãy so sánh mức động hoạt động của Al và Zn, Pb và Cu, Ag và Au? - Yêu cầu HS làm bài tập 1 - tr.54. - Các nhóm nhận dụng cụ, hoá chất, tiến hành thí nghiệm. - Trong mỗi nhóm cử người ghi lại hiện tượng, trao đổi trong nhóm giải thích và viết PTHH minh hoạ. - Thành viên các nhóm tách nhau và ghép với các thành viên của các nhóm khác tạo thành nhóm mới. - Các thành viên trong nhóm mới trao đổi với nhau về kết quả thu được qua việc làm thí nghiệm. - Thống nhất, xây dựng được một dãy hoạt động hoá học của kim loại . Bài tập 1: chọn dãy c I/. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dụng như thế nào? - Dãy hoạt động hoá học được xây dụng theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học của kim loại. K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Hoạt động 2 (10 phút) TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI. - Mục tiêu: HS hiểu được các ý nghĩa của dãy họat động hóa học của kim loại. GV HS Ghi bảng - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK - tr. 54. ? Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại? - HS nêu được 4 ý nghĩa theo nội dung mục II - tr.54. II/. Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào? - Mức hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ tráu qua phải. - Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng hiddro. - Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit giải phóng H2. - Từ Mg trở đi, kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. 4/. Tổng kết, kiểm tra, đánh giá ( 3 phút) HS hoàn thành bài tập 2,4 - tr54 HD: bt2 : Chọn ý b : Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu¯ bt4 : a/ Màu xanh mất dần, xuất hiện chất rắn màu đỏ b/ Màu xanh xuất hiện, có kết tủa trắng tạo ra. c/ Không có hiện tượng gì. d/ như phần a. 5/. HD về nhà ( 1 phút) HD bài tập 5: Chỉ có Zn phản ứng với axit, Cu không phản ứng. Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2­ 65g 22,4l xg 22,4l Số gam kẽm trong hỗn hợp là : x = 6,5 g Khối lượng đồng còn lại là : 10,5 - 6,5 = 4 g CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Qua thực hiện một thời gian tôi nhận thấy có những hiệu quả cụ thể như sau : Phần lớn kiến thức trong bài học được khai thác một cách triệt để, học sinh tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. Các giờ học hóa học trở nên gần gũi hơn với các em, đa số học sinh không còn e ngại trong học tập, đặc biệt là các em học sinh còn yếu cũng tích cực hơn. Chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt thể hiện qua các bài khảo sát, tỉ lệ bài đạt từ trung bình trở lên tăng từ 10% đến 15% so với bài khảo sát cho cùng một bài học của năm trước. Kết quả khảo sát cụ thể như sau : KHỐI LỚP Tổng số bài khảo sát Số lượng bài đạt trung bình trở lên % 8 42 35 83% 9 61 52 85% C/ KẾT LUẬN Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng các kĩ thuật dạy học hóa học ở bậc trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, đòi hỏi người giáo viên trước hết phải nắm vững các kién thức cơ bản, phổ thông, các kiến thức về đổi mới về chương trình, về phương pháp, về các kĩ thuật dạy học đồng thời cần có kỹ năng sử dụng dụng cụ đồ dùng dạy học một cách hiệu quả nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực tìm lĩnh hội các kiến thức của học sinh nhằm phát huy khả năng tư duy khả năng độc lập sáng tạo trong mọi hành động. Bên cạnh đó giáo viên cần khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các phương tiện giảng dạy hiện có, thường xuyên tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học thông qua việc khai thác triệt để bộ dụng cụ thiết bị dạy học để học sinh thông qua thực hiện các thí nghiệm trong từng bài học để tạo hứng thú học tập. Để dạy và học bộ môn hóa học đạt hiệu quả trước hết cần có đầy đủ trang thiết bị cho dạy và học như : Phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn, cán bộ chuyên trách phòng thiết bị được đào tạo bài bản ( không kiêm nhiệm), các trang thiết bị hiện đại ( máy chiếu đa năng, máy vi tính ),... Các dụng cụ hóa chất đầy đủ, chất lượng tốt. Giáo viên có tâm huyết với nghề, với bộ môn, không ngại khó ngại khổ, khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu tối thiểu, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, các thao tác thành thạo thông qua việc làm thử, dạy thử, các thao tác của giáo viên thực hiện đảm bảo chuẩn xác, sư phạm, mẫu mực đảm bảo an toàn và hiệu quả. Giáo viên cần xây dựng các n