Phương Pháp Học Tập Môn Lịch Sử / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Học Tập Theo Dự Án Trong Môn “Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử”

HỌC TẬP THEO DỰ ÁN TRONG MÔN “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ”

SV thực hiện : Trịnh Văn Nam, Đặng Thị Huyền TrangLớp : QH.2004.S Lịch SửGiảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thanh Tú1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong “chiến lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2001 – 2010”, phương hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được chỉ rõ: “đổi mới và hệ thống hóa phương pháp dạy học chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động “thầy giảng trò ghi” sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức”, tăng cường hơn nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.Tại Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (12/1996) đã nhấn mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học hiện nay. Học tập theo dự án là một phương pháp học tập mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục và thể hiện việc ứng dụng hiệu quả công nghệ vào quá trình học tập. Việc phân tích, đánh giá hiệu quả một dự án cụ thể do sinh viên thực hiện trong quá trình học tập môn “Phương pháp dạy học Lịch sử” là cần thiết. Thông qua đó tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của sinh viên trong quá trình thực hiện; đề xuất ý kiến để việc triển khai học tập theo dự án trong môn “Phương pháp dạy học Lịch sử” đạt hiệu quả cao. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Học qua dự án trong môn phương pháp dạy học Lịch sử” cho báo cáo khoa học của mình.2. Mục đích nghiên cứuKhẳng định vai trò của học tập theo dự án trong việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống cho người học, đặc biệt là đối với sinh viên sư phạm.3. Đối tượng nghiên cứuQuá trình học tập qua việc thực hiện dự án trong môn “Phương pháp dạy học Lịch sử” của sinh viên QH-2004-S Lịch sử.4. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể hoàn thành tốt mục đích nghiên cứu đề ra, báo cáo hướng tới việc thực hiện các nhiệm vụ sau:– Nghiên cứu lý luận về dạy học theo dự án: khái niệm, các bước tiến hành, đặc điểm của dạy học theo dự án, ưu và nhược điểm của dạy học dự án…– Phân tích quá trình triển khai dự án trong môn “Phương pháp dạy học Lịch sử”.– Điều tra, kháo sát, tập hợp xử lý số liệu làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của học tập theo dự án.5. Phương pháp nghiên cứuBáo cáo vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận (phân tích, tổng hợp…); điều tra, phỏng vấn, khảo sát6. Kết quả nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học theo dự án; những đặc trưng của môn “Phương pháp dạy học Lịch sử” và vai trò của học tập theo dự án trong môn học, từ đó chỉ ra rằng việc ứng dụng học tập theo dự án hoàn toàn phù hợp với đặc trưng môn học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 6.2. Tổng hợp và xây dựng một bộ sản phẩm dự án trong môn “Phương pháp dạy học Lịch sử” và đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau. 6.3. Phân tích quy trình thực hiện học tập theo dự án trong môn học, từ đó đánh giá hiệu qủa của học tập theo dự án qua một dự án cụ thể: – Quy trình thực hiện: Nêu ý tưởng dự án; phân công nhiệm vụ; chuẩn bị dự án; tìm kiếm tài liệu; hoàn thành dự án; công bố sản phẩm dự án; đánh giá dự án và tiến hành rút kinh nghiệm. – Đánh giá hiệu quả dự án qua cơ sở sự đánh giá chung của giảng viên và của người học. Kết quả đánh giá được thể hiện thông qua phiếu đánh giá (ấn phẩm, Power Point, Web, phần trình bày của sinh viên). – Đánh giá ý kiến phản hồi của sinh viên sau khi thực hiện dự án về: Hiểu biết của sinh viên đối với phương pháp dạy học theo dự án; đánh giá về dự án đã triển khai; vai trò của giảng viên, sinh viên và nêu thuận lợi, khó khăn của sinh viên trong quá trình thực hiện dự án. – Đưa ra những đề xuất, kiến nghị để việc triển khai học tập theo dự án trong môn “Phương pháp dạy học Lịch

Hướng Dẫn Học Sinh Phương Pháp Học Tốt Môn Lịch Sử

1. Liên kết sự kiện lịch sử với bản thân

Lịch sử là môn học có nội dung khá nhiều các số liệu nên dễ khiến nhiều học sinh cảm thấy nản mỗi khi học. Vì vậy, để nhớ các mốc sự kiện, số liệu, các bạn nên hướng dẫn học sinh gắn những con số này với những điều quen thuộc trong cuộc sống như ngày của mình như sinh nhật của người thân, bạn bè, ngày đầu tiên nhập hoc….

Bên cạnh đó, giáo viên cũng khuyên học sinh nên chép lại các sự kiện, mốc thời gian sự kiện vào giấy ghi chú sau đó dán nó lên góc học tập, tường nhà, cửa ra vào, góc nấu ăn miễn là những vị trí dễ thấy, thấy thường xuyên nhất. Việc này giúp cho học sinh dễ nhớ hơn đọc trong sách giáo khoa.

2. Xâu chuỗi các sự kiện

Với nhiều sự kiện bạn nên tìm cách xâu chuỗi với nhau, như vậy chỉ cần nhớ 1, học sinh sẽ nhớ sự kiện kia. Chỉ cần các bạn tìm ra cách thức liên kết 2 sự kiện ấy.

Ví như ngày 27 tháng 1 (1973) là ngày kí Hiệp định Pari, đảo lại, ngày 21 tháng 7 (1954) là ngày kí Hiệp định Giơnevơ; Ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảo lại ngày 9 tháng 2 (1930) là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái…

3. Tự xây dưng sơ đồ tư duy

Để vẽ được sơ đồ tư duy hình cây cũng không khó khăn và thách thức học sinh. Gốc cây chính là ý chính của bài học, các ý nhỏ triển khi như những cành cây lớn, ý nhỏ nữa sẽ vẽ đâm ra như những nhánh cây. Theo lối tư duy tượng hình này giúp nhớ dễ dàng hơn, hình ảnh sẽ luôn được mường tượng ra trong đầu.

4. Xem phim tài liệu

5. Tham gia các kỳ thi trắc nghiệm để hệ thống kiến thức

Hãy thường xuyên kiểm tra kiến thức lịch sử của học sinh đến đâu bằng cách cho các em luyện thi thật nhiều với hệ thống trắc nghiệm trực tuyến trên website. Không chỉ bổ sung những kiến thức lịch sử còn hổng, việc luyện thi trên hệ thống trực tuyến còn giúp học sinh làm quen với nhiều dạng câu hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm bài, biết cách phân bố thời gian hợp lý trong quá trình thi.

Tuy nhiên phương pháp này có phần hạn chế là các đề thi trên website không được kiểm chứng và quy định nên hệ thống kiến thức có thể quá rộng, không phù hợp với trình độ học sinh, dễ khiến học sinh lạc hướng.

Để khắc phục tình trạng này, giáo viên nên tự thiết lập hệ thống trắc nghiệm trực tuyến riêng cho mình. Đảm bảo lượng kiến thức vừa đủ và ngang tầm học sinh của mình.

Phương Pháp Học Môn Lịch Sử Lớp 12 Hiệu Quả Và Nhớ Lâu

Cho nên, các em cần đọc kỹ các kiến thức cơ bản của bài học gồm: Mốc thời gian, sự kiện diễn ra, kết quả và ý nghĩa của nó… tốt nhất nên vẽ sơ đồ liên kết các sự kiện lại với nhau. Sau khi học xong một giai đoạn nào, các em nên kẻ bảng tổng kết lại, vừa ngắn gọn vừa dễ nhớ. Ngoài ra, việc vẽ ra sơ đồ hay kẻ bảng sẽ giúp ghi nhớ tốt hơn so với chỉ học bằng chữ rất nhàm chán.

Để nhớ lâu môn lịch sử lớp 12 hay thậm chí là những môn cần học thuộc lòng khác thì thời gian học chiếm phần quan trọng không kém. Thời gian học thuộc lòng tốt nhất là vào sáng sớm, sau đó tới trưa và cuối cùng là buổi tối trước 10h. Tùy vào mỗi người mà sẽ có thời điểm ghi nhớ tốt nhất trong 3 mốc giờ trên. Các em không được học trong khi đang bị căng thẳng, bực tức vì sẽ chẳng giúp gì cho việc ghi nhớ, chỉ nên học khi có tâm trạng tốt nhất thoải mái nhất.

Một cách học thuộc lòng khôn ngoan là không phải cứ học vẹt, học hết tất cả mọi thứ mà cần phải có tư duy chọn lọc kiến thức. Hãy chọn ra những nội dung trọng yếu, điểm chính của bài học, lọc ra những sự kiện mà bản thân thấy quan trọng và được thầy cô nhấn mạnh. Như vậy, các em sẽ ít phải học những điểm thừa mà tập trung vào phần quan trọng hơn, đồng thời cũng giảm tải cho bộ não phải nạp kiến thức bị lược bỏ. Đây cũng là mộ cách nữa để nhớ lâu môn Lịch sử lớp 12 hiệu quả hơn.

Đối với những bộ môn phải học thuộc lòng với số lượng nhiều như Lịch sử hay Địa lý, các em cần học trong tâm trạng thoải mái. Đừng cố theo kiểu đối phó, bởi như vậy sẽ không hiệu quả mà còn làm cho bản thân thêm căng thẳng. Thay vào đó, thật bình tĩnh tư duy xem nên cần học những gì và lượt bỏ bớt nội dung thừa. Hãy nghĩ việc thi cử như một cách để biết mình nắm kiến thức ra sao, biến nó thành bài Test đơn giản sẽ giúp các em cảm thấy dễ chịu hơn.

♦ Cách ôn thi và làm bài Văn đạt điểm cao trong kì thi Đại học

♦ Phương pháp học tập môn Vật lý 12 nhanh chóng, hiệu quả

Phương Pháp Học Tập Bộ Môn Sinh Học

Để thực hiên giảng dạy các tiết trong bộ môn tự sinh học cần vận dụng các phương pháp đăc trưng của bộ môn theo mục đích tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, phối hợp các phương pháp dạy học đa dạng để nâng cao hiệu quả tiết dạy gây hứng thú cho học sinh.

1/Phương pháp quan sát, qua quan sát học sinh tìm được kiến thức mới:

Học sinh quan sát, mô tả, phân tích đối tượng, tự thu thập các số liệu theo yêu cầu của giáo viên và vận dụng các thao tác tư duy để xử lý các bài tập so sánh, phân tích, nhận xét để tìm ra các đặc điểm chung, đặc điểm riêng, đặc điểm bản chất của đối tượng.

Phương phát quan sát, qua quan sát học sinh tìm được kiến thức mới đã thực sự kích thích tính tích cực, chủ động trong tư duy khi học sinh lĩnh hội

tri thức mới.

2/Phương pháp thực hành thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu.

Phương pháp thực hành thí nghiệm tạo điều kiệ thuận lợi cho học sinh được tự lực sáng tạo trong việc tìm kiến thức. Học sinh thật sự được nghiên cứu, được chủ động làm ra các hiện tượng thay đổi điều kiện quan sát, từ đó tạo ra cho học sinh khả năng tự đi sâu tìm hiểu nguyên nhân bản chất của hiện tượng sinh học.

Trong quá trình thực hành thí nghiệm học sinh nhận thức được mục đích thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm, tự tiến hành thí nghiệm. Học sinh được tự quan sát những diễn biến trong quá trình thí nghiệm và sẽ tự giải thích các kết quả thí nghiệm bằng việc thiết lập các mối quan hệ giữa các hiện tượng. Theo phương pháp này kiến thức mới đã được học sinh tìm ra từ hoạt động thực hành thí nghiệm của bản thân.

3/Phương pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu:

Áp dụng phương pháp này tạo điển xuất phát cho quá trình tìm tòi của học sinh dẫn đến sự hình thành chi thức mới. Người thầy có thể kích thích khả năng tìm tòi độc lập, chủ động của học sinh bằng hệ thống các câu hỏi và bài tập định hướng. Hoạt động thu thập các tư liệu và tự xử lý các tư liệu sẽ giúp cho học sinh thiết lập mối quan hệ để tìm ra bản chất của hiện tượng, dẫn đến kết luận khái quát. Học sinh đã được đặt ở vị trí người nghiên cứu vì vậy học sinh có thế chủ động dành lấy tri thức khoa học.

II/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG BỘ MÔN SINH HỌC

Trong các tiết dạy sinh học nếu người thầy không tổ chức các hình thức học đa dạng và đúng với nhu cầu ham học của học sinh thì dễ dẫn đến sự nhàm chán của học sinh và học sinh không thấy yêu thích môn học nữa.Đối với môn sinh học người thày phải kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức học tập để gây sự tập trung chú ý, hứng thú trong các hoạt động của học sinh:

Môn Sinh là các môn khoa học thực nghiệm được hình thành theo phương pháp quan sát và thực nghiệm ngoài ra học sinh còn phải biết phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng kiến thức lý thuyết đã học, để giải quyết các bài tập của bộ môn. Vì vậy cần có phương pháp học tập khoa học. Học sinh mất ít thời gian nhưng đem lại hiểu quả cao

1/ Học trên lớp

– Quan sát hình ảnh, thí nghiệm, đoạn video clip để rút ra các kiến thức cơ bản, trong quá trình quan sát tranh ảnh, bản đồ luôn phải chú ý quan sát theo chiều soi ngương (bên phải của mình là bên trái của hình ảnh và ngược lại)

– Học sinh phải học theo phương pháp tái hiện kiến thức:

+ Chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp và ghi chép bài đầy đủ

a/ Hình thức hoạt động cá nhân:

Mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên giao trong phiếu bài tập. Người học phải tạo ra sản phẩm cụ thể đó là sự hoàn thiện kiến thức từ chưa chuẩn xác dến chuẩn xác.

b/ Hình thức hoạt động theo nhóm:

Giáo viên chia lớp thành từng nhóm (một nhóm có từ 4 đến 6 học sinh). Mỗi nhóm cử nhóm trưởng là người đại diện báo cáo và bảo vệ kết quả đã đạt được trước tập thể lớp. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm cùng hợp tác hoạt động để tự tìm ra kiến thứ.

2/ Học ở nhà

+ Học bài đã được nghe giảng trong ngày, khi về nhà phải xử lý ngay bằng cách lập dàn ý chi tiết (lập sơ đồ tư duy các ý chính của bài), nếu có bài tập ứng dụng hãy đọc đề bài để giải lại sau đó mới so sánh với cách giải của thầy cô trên lớp để rút ra mình còn thiếu phần nào, phần nào còn chưa hiểu …

+ Ngày hôm sau có tiết câu lạc bộ cần phải giở môn học ra xem lại toàn bộ phần lý thuyết và bài tập đã làm

– Học sinh muốn hiểu và nhớ được cả chuyên đề mình học bắt buộc học sinh đó phải hệ thống hóa được kiên thức, vì vậy học sinh hãy thực hiện các bước sau

+ Biết được số lượng kiến thức của chuyên đề

+ Nắm vững các ý chính trong chuyên đề đó

+ Mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ

+ Nắm vững những ví dụ minh họa của các phần trong các hình ảnh, đoan VIDEO clip

3/ Học cùng với bạn: Thực hiện câu “Học thày không tầy học bạn”. Nên khi hết một chuyên đề cùng bạn học tổng kết tất cả kiến thức của chuyên đề đó phải tạo thành một sơ đồ tư duy (hay còn được gọi là sơ đồ cành cây).Có như vậy học sinh mới thấy rõ sự xuyên suốt kiến thức trong các chuyên đề đã học . Ngoài ra học sinh còn nên làm các bảng so sánh các đơn vị kiến thức giữa các phần khác nhau trong cùng một chuyên đề , giữa phần kiến thức trước trước với phần kiến thức vừa học sau để thấy rõ sự logic của chương trình học, giúp học sinh khắc sâu được kiến thức hơn nữa .