Phương Pháp Học Iq / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phương Pháp Học Của Iq Việt Nam

Chương trình “Bàn tính và số học IQ” được thiết kế đặc biệt dành cho học sinh Việt Nam trong độ tuổi từ 4 -12. Chương trình đã được cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ. So với các chương trình bàn tính khác, “Bàn tính và số học IQ” có phương pháp học nổi trội hơn.

Phương pháp dạy toán thông thường, chỉ tập trung vào kỹ thuật toán viết, trong khi phương pháp IQ gồm 5 kỹ thuật giảng dạy khác nhau: Nghe, nói, đọc, viết, tư duy, sự phối hợp của 5 kỹ thuật giảng dạy này giúp các em tiếp thu và học toán tốt hơn, hiệu quả hơn.

Chương trình dành cho trẻ từ 4 – 7 tuổi, IQ Việt Nam đã biên soạn và giảng dạy giáo trình cấp độ luyện viết số. Trong đó có hai nội dung cơ bản là vui học toán và tập tô số. Ở cấp độ này, học sinh sẽ được làm quen với các con số từ 0 đến 10 và nhận biết các con số đó trên bàn tính, làm nền tảng để các bé làm quen với môi trường học. Trong khi các trung tâm khác không có phần dạy viết số cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1. 

Chương trình dành cho trẻ từ 7 -12 tuổi được thiết kế phù hợp theo từng độ tuổi của học sinh Việt Nam. Bộ giáo trình thích hợp với các lứa tuổi, sẽ có các phép tính bắt đầu là hai chữ số. Điều này có thể giúp học sinh tương tác tốt trong việc học ở trường. Còn các trung tâm khác thì khóa học thường kéo dài, các phép tính trong tất cả các hàng là 1 chữ số nhỏ hơn 10, đối với những bé từ 7 tuổi dễ gây nhàm chán. Và học sinh không thể ứng dụng được trong các bài toán nhà trường vì các bé đã học đến các lớp hai chữ số.

Giáo trình của IQ Việt Nam phù hợp với toán nhà trường ở những điểm sau:

+. Đối với các phép tính cộng trừ, trong giáo trình có sự sắp xếp theo cả hàng dọc và hàng ngang. Giúp học sinh có thể làm quen và dễ dàng tính toán hơn khi học toán ở trường.

+. Các phép tính của IQ đa dạng hơn rất nhiều, có từ 2 hàng, 3 hàng, 4 hàng. Các phép tính từ dễ đến khó, đề cập đến tất cả các ví dụ điển hình nhất có thể sử dụng được công thức.

+. Đối với các phép tính nhân, học sinh sẽ được các giáo viên hướng dẫn cách tính toán trên bàn tính từ hàng đơn vị qua. Và cách đặt tính, viết kết quả.

Ở những trung tâm khác, các phép tính chỉ được thiết kế theo hàng dọc, phép nhân từ hàng chục qua. Điều này là một trở ngại cho việc học nhân ở trường khi phải bắt buộc thực hiện đặt tính nhân.

Điểm nổi bật nhất của giáo trình “Bàn tính và Số học IQ” là áp dụng được toán thông minh phù hợp với nội dung giảng dạy trong nhà trường. Ngoài việc dạy học sinh thao tác tính toán trên bàn tính, chương trình Bàn tính và Số học IQ còn lồng ghép thêm các dạng toán thông minh, tư duy logic, các dạng toán được giảng dạy trong sách giáo khoa phổ thông. Trong khi các chương trình khác không có.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC IQ VIỆT NAM 

Trụ sở tổng công ty: Số 2, Ngách 6/38, Ngõ 38 Đặng Thùy Trâm, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0912 100 856 

Mail: marketing@iqvietnam.com.vn 

Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Văn Học: Phương Pháp Ký Hiệu Học

Trước khi làm quen với phương pháp ký hiệu học, chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là “ký hiệu” và thế nào là “ký hiệu học”?

Theo định nghĩa của từ điển bách khoa Larousse (Pháp) thì, một trong các nghĩa của “ký hiệu” là: “Đơn vị ngôn ngữ học được tạo thành bởi sự kết hợp giữa cái biểu đạt với cái được biểu đạt.” Từ điển bách khoa Microsoft Encarta 99 Encyclopedia (Hoa Kỳ) cũng dành cho nó một nghĩa là: “Một dấu hiệu, một biểu trưng hay một biểu tượng được dùng để biểu thị một sự vật hay để phân biệt cái sự vật mà ký hiệu đó được gán cho nó. “Còn ký hiệu học thì được Encarta định nghĩa là “khoa học về ký hiệu”; và Larousse định nghĩa là “lý thuyết đại cương về ký hiệu”.

Có thể nói đây là một phong trào nghiên cứu có nhiều xu hướng khác nhau, có cái mang tính chủ quan (khía cạnh tâm lý), có cái lại thuần tuý khách quan. Nhà mỹ học Iuri Borey (Liên Xô cũ) đã chỉ ra rằng, trong lĩnh vực ký hiệu học có năm xu hướng cơ bản:

1) Lý thuyết khái niệm cho rằng ý nghĩa là hiện tượng bên trong của ý thức con người;

2) Lý thuyết hình thức quy ý nghĩa của một ký hiệu về quan hệ cú pháp của nó với các ký hiệu khác;

3) Lý thuyết hiện thực chủ nghĩa nhấn mạnh khía cạnh ngữ nghĩa;

4) Lý thuyết thực chứng tìm cội nguồn của ý nghĩa ở trong phản ứng của con người khi sử dụng ký hiệu hay ở hiệu quả thực tiễn của hành động;

5) Lý thuyết ngữ nghĩa khái quát đề xuất phương pháp phân tích ngữ nghĩa để giải quyết các nhiệm vụ của triết học và xã hội.

Gilbert và Kuhn cũng cho thấy rằng các nhà ngữ nghĩa học và ký hiệu học muốn xây dựng cho mình một khoa học thực chứng kết hợp với tâm lý học.

Do có sự tuyệt đối hoá phiến diện, lý thuyết ký hiệu học nghệ thuật xét về khả năng khái quát thì là một lý thuyết khiếm khuyết. Nhưng xét về từng khía cạnh cục bộ thì nó cũng có đóng góp nhất định. Một trong những nguyên nhân thực tế dẫn đến sự cần thiết phải tiến hành phân tích ký hiệu học ngữ nghĩa là tính mơ hồ và đa nghĩa của ngôn từ văn học. Sứ mạng của các nhà ngữ nghĩa học là xác định tính rõ nghĩa lôgic và xác định sự đồng tình của công chúng đối với những định nghĩa của các thuật ngữ lý luận – phê bình trong lĩnh vực nghệ thuật, đặt một định nghĩa vào trong mối quan hệ đúng đắn của nó với dụng ý và vốn từ của người định nghĩa. Họ cho rằng phân tích các yếu tố quy chiếu khác nhau sẽ làm chấm dứt cuộc “chiến tranh” liên miên và vô bổ giữa các từ ngữ.

Giống như phương pháp cấu trúc sau đó, phương pháp ký hiệu học cũng là một trong những phương pháp nghiên cứu cận cảnh đối với tác phẩm văn học nghệ thuật. Trong tinh thần này, người ta có thể áp dụng phương pháp ký hiệu học để nghiên cứu những vấn đề rất đặc thù của văn học – nghệ thuật. Chẳng hạn Roland Barthes (Pháp 1915-1980), một trong những chủ soái của chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc sau này, ban đầu đã dùng phương pháp ký hiệu học để phê bình văn phong của tác phẩm văn học. Năm 1953, trong công trình Độ không của lối viết [t.Pháp: “Le Degré zero de l’écriture”], Barthes đã định nghĩa cấp độ cuối cùng của văn học là “lối viết trung tính”, một hình thức phủ nhận cái chức năng tu từ truyền thống của văn học. Và ông coi tác phẩm Kẻ xa lạ của nhà văn phi lý người Pháp Albert Camus là sự thể hiện đầu tiên của văn phong trung tính này. Theo Barthes, đây là kiểu mẫu của một lối văn phong cực kỳ đơn giản, nó làm cho văn học sáp gần với báo chí. Và đây cũng là văn phong chủ đạo của Camus trong toàn bộ sáng tác của ông, nó là kết quả của phương pháp sáng tác có chủ đích của ông là phương pháp hành vi luận (chính Camus, ngay từ dòng đầu của cuốn tiểu thuyết Dịch hạch, cũng đã gọi tác phẩm này là một “bản biên niên sử”).

Quả thực, chúng ta thấy rằng trong Kẻ xa lạ có vô vàn những ký hiệu bộc lộ cái văn phong trung tính nói trên. Đó là một văn phong thể hiện sự vô cảm của nhân vật, thể hiện bản tính “xa lạ” của nhân vật trước cuộc sống của xã hội tư sản “dối trá” theo như lời của Camus. Ở đây, phương pháp ký hiệu học sẽ tỏ ra rất có hiệu quả cho việc nghiên cứu Kẻ xa lạ. Nhân tiện, tôi muốn làm một cuộc khảo sát ký hiệu học nho nhỏ đối với đoạn mở đầu tác phẩm này để cho thấy thái độ dửng dưng, xa lạ của nhân vật cùng văn phong trung tính của tác giả.

Đoạn mở đầu tác phẩm L’étranger [Kẻ xa lạ], chúng tôi xin dịch như sau:

“Hôm nay mà chết. Hoặc có thể hôm qua, tôi không biết nữa. Tôi nhận được một bức điện của trại dưỡng lão: “Mẹ mất. An táng ngày mai. Chào Trân trọng”. Điều đó chẳng có nghĩa gì cả. Trai dưỡng lão nằm ở Marengo, cách Alger tám mươi cây. Tôi sẽ đáp xe buýt vào hai giờ và sẽ tới đó vào buổi chiều. Như vậy, tôi sẽ có thể trực bên linh cữu qua đêm và sẽ trở về vào tối mai. Tôi đã xin ông chủ cho nghỉ hai ngày, và, với một lý do như thế, ông không thể chối từ. Nhưng ông có vẻ không bằng lòng. Tôi đã nói với ông: “Đó không phải lỗi tại tôi”. Ông không trả lời. Tôi bèn nghĩ đáng ra mình không nên nói vậy. Tóm lại, lẽ ra tôi chẳng cần phải biện bạch. Chính ông phải ngỏ lời chia buồn với tôi mới đúng. Nhưng chắc ông sẽ làm thế vào ngày kia, khi thấy tôi để tang. Tạm thời, cứ xem như thể mà chưa chết. Trái lại, sau khi an táng xong thì đó sẽ là một việc đã rồi, và tất cả sẽ mang một dáng vẻ chính thức hơn.”

Đó chính là cách viết theo lối hành vi luận lạnh lùng và trung tính của Camus. Sự dồn nén tích luỹ các sự kiện bao giờ cũng dẫn đến sự bùng nổ và đột biến. Ngay cả trong Dịch hạch (viết sau ) cũng vậy, chúng ta cũng thấy có một giọng văn vô cảm chi phối suốt cả cuốn tiểu thuyết, cho đến trang cuối cùng nó mới đột biến để chuyển hoá thành dòng cảm xúc thống thiết nhưng vẫn tắc nghẹn của nhân vật chính là bác sĩ Rieux. Chúng ta hãy đọc đoạn kết của cuốn tiểu thuyết này: “Quả thực, khi nghe những tiếng reo vui từ trên phố vọng về, Rieux nhớ lại rằng niềm vui sướng này luôn luôn bị đe doạ. Bởi lẽ ông biết một điều mà đám đông đang vui sướng kia không biết và điều đó có thể được đọc thấy trong sách vở, rằng mầm bệnh dịch hạch không chết và không hề mất đi, rằng nó có thể ngủ im hàng chục năm trong những đống đồ đạc và quần áo, rằng nó kiên nhẫn nằm đợi trong các căn phòng, trong tầng ngầm, trong hòm riêng, trong những chiếc khăn tay và những đống giấy lộn, và rằng có thể đến một ngày kia, trong nỗi bất hạnh và là một bài học cho loài người, dịch hạch sẽ đánh thức đàn chuột cống của nó dậy rồi điều chúng đến chết ở một thành phố hạnh phúc.” Lối viết này đã trở thành phong cách riêng của Camus, và bằng phương pháp ký hiệu học, chúng ta có thể chứng minh được nó.

Cũng trong tinh thần của ký hiệu học, Roland Barthes đã tuyên bố trong tập Tiểu luận phê bình: “Văn học chỉ là một phương tiện, không nguyên nhân, không mục đích… Nhà văn cũng như một người thợ thủ công cố sức làm ra một cái đổ gì rất khó, mà không biết nên theo mẫu nào và cuối cùng rồi để làm gì… Bởi vì đặc thù của tác phẩm không phải là ở những cái được biểu đạt mà chỉ là ở hình thức tạo nghĩa [đáng ra người dịch câu này phải dịch là hình thức biểu đạt mới đúng – NVD].” Tức là tính đặc thù của tác phẩm là ở cái biểu đạt, ở cách thức dùng ngôn ngữ như thế nào để tạo ra nghĩa. Barthes luôn nhắc lại rằng “Văn học chỉ là ngôn ngữ, thực thể của nó là trong ngôn ngữ; mà ngôn ngữ là một hệ thống mang nghĩa tồn tại trước mọi công việc văn học. […] Nói một cách khác , so với bản thân những đối tượng phản ánh thì văn học về cơ bản và về cấu tạo mà nói là phi hiện thực; văn học chính là cái phi hiện thực.” Trong tinh thần đó, những người nào chỉ chăm lo cho cách viết như thế nào “mà không quan tâm đến việc viết về cái gì” thì được Barthes gọi là “nhà văn” [t.Pháp: écrivain”], còn những người nào dùng văn học để phản ánh hiện thực thì được ông gán cho một tên gọi mà ông tự đặt ra trong tiếng Pháp để chế giễu là “écrivaint” [“thợ viết”]. Quan điểm “duy hình thức” này cũng chính là quan điểm chung của các nhà ký hiệu học, của các nhà cấu trúc luận và hậu cấu – luận sau này.

Về phương pháp ký hiệu học, người ta còn có thể nghiên cứu các ký hiệu ngữ nghĩa của các nhà thơ để góp phần củng cố thêm cho một kết luận đã được rút ra bằng các phương pháp khác. Cụ thể, nhà nghiên cứu người Rumani Mihai Dinu đã thống kê tần suất các từ vần hiếm trong thơ của một số nhà thơ từ trình độ trung bình đến nổi tiếng để đi đến kết luận rằng những nhà thơ lớn thường sử dụng nhiều từ vần hiếm hơn so với những nhà thơ ít nổi tiếng. Đây là một kết luận khá lý thú đối với người Việt Nam ta. Từ đây liệu ta có thể suy ra rằng, việc sử dụng từ vần hiếm có phải là một trong những tiêu chuẩn làm nên giá trị của thơ ca? Và thế thì liệu những nhà thơ trước đây ta cho là “lớn” nhưng lại ít sử dụng từ vần hiếm thì có phải là những nhà thơ thật sự lớn không? Ở Việt Nam hiện chưa có ai quan tâm đến hướng nghiên cứu này.

Dù thế nào thì trong công việc thực hành nghiên cứu đối với hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học – nghệ thuật, đặc biệt là nghiên cứu thi pháp [hay thi pháp học, nhìn chung các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam không nhiều thì ít cũng đều phải tiến hành phân tích ý nghĩa của các từ ngữ, và như thế thì, một cách tự giác hay không tự giác, họ đều có dính dáng ít nhiều đến phương pháp ký hiệu học. Như chúng tôi đã nói, cũng giống như trong chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa cấu trúc, trong giới ký hiệu học đã có các xu hướng cực đoan thiên về nghiên cứu hình thức, và điều này cũng đã bị chính một số người trong giới ký hiệu học phản đối. Ví dụ như Robert Scholes đã cho rằng “những phẩm chất hình thức của văn học là kết quả của một quá trình làm gia tăng hoặc làm phức tạp thêm những đặc điểm thông thường của hoạt động giao tiếp của con người.” Và ông khẳng định: Không có một công trình nghiên cứu văn học nào lại có thể mang tính chất thuần tuý hình thức, và mọi nỗ lực nhằm quy giản việc nghiên cứu văn học về cấp độ này đều là sai lầm, nếu không nói là nguy hại. Trong chừng mực mà những công trình ký hiệu học nào cứ khăng khăng cho rằng hoạt động thông tin giao tiếp là một vấn đề của các hệ thống thuần tuý hình thức, thì chúng cũng có thể bị coi là sai lầm nếu không nói là nguy hại. Nhiều nhà ký hiệu học có thể cho rằng nghĩa của bất cứ một ký hiệu hoặc của một từ nào đều chỉ là một chức năng của vị trí của nó trong một hệ biến từ [“paradigmatic system”] và của việc sử dụng nó trong một tình huống ngữ đoạn [“syntagmatic situation”]. Nhưng tôi muốn nói rằng “nghĩa” cũng là một chức năng của kinh nghiệm con người.”

Quan điểm của Scholes là mọi ký hiệu đều có thể có những liên tưởng rất cụ thể đến kinh nghiệm sống của người tiếp nhận chứ không phải là một ký hiệu tự thân. Để minh hoạ cho điểm này, ông lấy ví dụ là khi gặp một biểu ngữ có ghi chữ “Hoà bình” và hình một con chim bồ câu, thì có người có liên tưởng đến sứ giả hoà bình; nhưng người Mỹ trong thời gian diễn ra chiến tranh Việt Nam sẽ liên tưởng đến một tình huống cụ thể hơn. Hay một biểu ngữ khác như “Hãy làm tình chứ không gây chiến” [“Make Love Not War”], sẽ gợi cho ta nghĩ đến “hoà bình” chứ không phải đến hành vi làm tình và gây chiến. Tương tự, biểu ngữ “Làm tình không sinh con” [“Make Love Not Babies”] cũng chỉ gợi cho chúng ta nghĩ đến chiến dịch vận động chống gia tăng dân số,… Ở Việt Nam, việc áp dụng ký hiệu học vào nghiên cứu văn học cũng đã bắt đầu được tiến hành. Ví dụ như GS Hoàng Trinh đã dùng phương pháp ký hiệu học kết hợp với lý thuyết thông tin để nghiên cứu độ dư của từ (còn gọi là nghiên cứu từ láy, từ lặp), từ đó rút ra các quy tắc vận dụng độ dư của từ để diễn tả tư tưởng và tình cảm, đặc biệt là trong thơ. Hoặc ông dùng phương pháp ký hiệu học để nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca mà ông gọi là nghiên cứu thi pháp thơ. Nói chung, nhiều nhà khoa học nước ta cũng đã ít nhiều áp dụng phương pháp lý hiệu học trong các công trình nghiên cứu của mình về ngôn ngữ nghệ thuật.

Phương pháp luận nghiên cứu Văn học.

Phương Pháp Dạy Học Hóa Học 2

28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG1Trường ĐẠI HỌC SÀI GÒNKhoa SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊNBộ môn PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC(HỌC PHẦN II)28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG228-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG31. TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP HOÁ HỌCĐỐI VỚI GIÁO VIÊN– Đánh giá kiến thức của HS, giúp HS tự kiểm tra những lỗ hỏng kiến thức.– Rèn luyện cho HS tính kiên trì, cẩn thận và chiu khó, chính xác khoa học  làm cho HS yêu thích bộ môn.– …28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG4ĐỐI VỚI HỌC SINH– Phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.(bài tập chuỗi phản ứng, bài tập nhận biết,…)– Giúp HS hiểu rõ và khắc sâu kiến thức.(bài tập nhận biết,…)– Hệ thống hoá kiến thức (bài tập chuỗi phản ứng, bài toán tổng hợp,…)1. TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP HOÁ HỌC28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG5– Cung cấp, mở rộng kiến thức và hiểu biết mới cho HS về thực tiễn và SXHH. (bài tập ứng dụng và bài tập lý thuyết mang tính ứng dụng).

– Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo bao gồm: sử dụng ngôn ngữ hoá học, lập CTHH, cân bằng PTPƯ, tính theo CTHH và PTHH; Các tính toán đại số: quy tắc tam suất, giải phương trình và hệ phương trình, kỹ năng giải từng loại bài tập khác nhau.1. TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP HOÁ HỌC28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG6Phát triển tư duy:1. TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP HOÁ HỌCTư duyTư duy tổng hợpTư duy so sánhTư duy suy diễnMinh hoạMinh hoạMinh hoạTư duy quy nạp28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG7Tư duy tổng hợpVí dụ 1. Hãy điều chế axit sunfuric bằng 2 phương pháp khác nhau.Ví dụ 2. Hãy viết phương trình phản ứng của chuỗi sau:Fe  Fe(OH)2  Fe(OH)3 FeO  FeCl2  FeCl3 Fe2(SO4)3 FeSO428-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG8Tư duy so sánhVí dụ 1. So sánh tính chất hoá học của axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng.Ví dụ 2. So sánh cấu tạo và tính chất hoá học của Metan và Axetilen.28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG9Tư duy suy diễnVí dụ. Kim loại tác dụng với axit Sunfuric, HS suy ra Fe tác dụng với H2SO4 loãng tạo FeSO4. Nếu dư Fe thì sẽ tạo muối Fe2(SO4)3.28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG102. PHÂN LOẠI BÀI TẬP HOÁ HỌC28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG11LÝ THUYẾT(mang tính lý thuyết bài học)THỰC NGHIỆM(giải thích các vấn đề trong đời sống dựa vào lý thuyết)MINH HỌAMINH HỌA28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG12BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNGTOÁN HOÁ HỌCBÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG THỰC NGHIỆMMINH HOẠMINH HOẠ28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG13BÀI TẬP TỔNG HỢPBÀI TẬP ĐỊNH TÍNHBÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNGMINH HOẠ28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG143. XÂY DỰNG ĐỀ BÀI TẬP HOÁ HỌC MỚI Xây dựng bài tập tương tự (chỉ cần thay đổi số liệu hoặc chất).

2. Lật ngược bài toán (lấy đáp số của bài toán thuận làm điều kiện cho bài toán nghịch).Minh họaMinh họa28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG153. Làm phức tạp bài toán theo chiều dọc

4. Làm phức tạp bài toàn theo chiều ngang.3. XÂY DỰNG ĐỀ BÀI TẬP HOÁ HỌC MỚIMinh họaMinh họa28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG161. Xây dựng bài tập tương tự (chỉ cần thay đổi số liệu hoặc chất)Bài tập cơ bản: cho 5,6g Fe tác dụng với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được m (g) FeCl2 và V (lít) ở đktc khí Hiđro. Tính lượng muối FeCl2 và thể tích Hiđro sinh ra sau phản ứng.Bài tập mới: cho 13g Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 thì thu được muối ZnSO4 và khí Hiđro. Tính lượng muối và khí sinh ra sau phản ứng trên28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG172. Lật ngược bài toán (lấy đáp số của bài toán thuận làm điều kiện cho bài toán nghịch)Bài toán thuận: tính % về khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất CuO.Bài toán ngược: trong thành phần của hợp chất X có 80% Cu, 20%O. Biết phân tử khối của X là 80. Lập công thức hoá học của X28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG183. Làm phức tạp bài toán theo chiều dọcBài toán sơ đẳng: tính thể tích khí oxi (ờ đktc) để cần đốt cháy hết 32g lưu huỳnh.Bài toán mới: tính thể tích oxi và không khí cần dùng để đốt hết 40g hỗn hợp chứa 80% lưu huỳnh. Biết rằng thể tích oxi bằng 1/5 thể tích không khí.28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG194. Làm phức tạp bài toàn theo chiều ngangBài tập cơ bản: cho 8g NaOH phản ứng hết với dung dịch H2SO4. tính lượng muối tạo thành.Bài toán mới: cho 100ml dung dịch NaOH 2M vào 1 cốc có chứa 60ml dung dịch H2SO4 1M. Tính nồng độ mol của muối thu được.28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG20Bài tập định tính1. Bài tập lý thuyết: Điền khuyết.– Viết PTPƯ, thực hiện các biến hoá.– Xét khả năng phản ứng có thể có. Nhận biết các chất. Tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp. Sửa chữa những sai sót.28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG212. Các loại bài tập thực nghiệm: Tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp, nhận biết chất, điều chế các chất, …Ví dụ 1 (mang tính lý thuyết). điều chế muối CuCl2 bằng các phương pháp khác nhau. (Cu +Cl2; CuO + HCl; Cu(OH)2 + HCl; Cu + HgCl2; …)Ví dụ 2 (mang tính thực nghiệm). từ các chất Cu, O2, HCl, MnO2 hãy điều chế muối CuCl2 bằng các cách khác nhau.Bài tập định tính28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG22Bài tập định lượng1. Bài toán hoá học: gồm 2 tính chất: tính chất hoá học và tính chất toán học. Một số dạng thường gặp ở THCS– Từ 1 lượng chất, tính nhiều lượng chất khác nhau.– Biết đồng thời lượng của 2 chất tham gia, tính lượng sản phẩm thu được.– Bài toán hỗn hợp các chất.– Bài toán tính theo các PTHH xãy ra liên tiếp nhau.28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG23Các dạng toán khác:– Bài toán xác định nguyên tố hoá học.– Bài toán lập CTPT hợp chất (khi biết % khối lượng hoặc tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất).Bài tập định lượng28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG24 Là loại bài tập tương tự như bài tập thực nghiệm định tính nhưng kèm theo tính toán về lượng các chất (H%).Bài tập định lượng thực nghiệm28-03-2010NGUYỄN CÔNG CHUNG25Bài tập tổng hợp Nội dung của bài tập này phong phú, kết hợp rộng rãi 2 hoặc 3 nội dung các loại bài tập trên.Ví dụ. Viết PTHH thực hiện các biến hoá sau:C2H4 C2H5OH  CH3COOH  CH3COOC2H5 a. Gọi tên các sản phẩm. b. Tính thể tích C2H4 (đktc) dùng để điều chế được 33ml CH3COOC2H5 (d = 0,8). Biết rằng H% của phản ứng [1] là 50%, của phản ứng [2] là 80% và phản ứng [3] là 75%.

Sự Khác Biệt Giữa Iq Và Eq

Trước khi làm sáng tỏ sự khác biệt giữa IQ và EQ, trước tiên chúng ta hãy hiểu, những thuật ngữ này thực sự có ý nghĩa gì. EQ hay nói Quotient cảm xúc đề cập đến khả năng hiểu cảm xúc của người đó cùng với cảm xúc của người khác, trong khi IQ là viết tắt của Intelligence Quotient biểu thị mức độ thông minh của một người.

Biểu đồ so sánh

Định nghĩa về IQ

Chỉ số thông minh, được gọi ngắn gọn là IQ là điểm kiểm tra thông minh, có được nhờ kiểm tra trí thông minh tiêu chuẩn, trong đó tuổi tâm thần của một cá nhân được chia theo tuổi theo thời gian và sau đó nhân với 100. Bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng nhận thức và suy luận của một người . Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi William Stern.

IQ là thước đo mức độ thông minh của một cá nhân, được phản ánh qua điểm số mà người đó đạt được trong bài kiểm tra trí thông minh so với điểm số mà những người khác cùng độ tuổi nhận được trong cùng một bài kiểm tra.

Định nghĩa EQ

EQ là tên viết tắt của cụm từ Cảm xúc Quotient, được định nghĩa là khả năng của một người trong việc xác định cảm xúc của chính mình và của người khác. Nó là thước đo mức độ trí tuệ cảm xúc của một cá nhân, phân định giữa các cảm giác khác nhau và sử dụng trí thông minh này để hướng dẫn suy nghĩ và hành vi.

Thuật ngữ này được phát triển lần đầu tiên vào năm 1995, bởi Daniel Goleman, một nhà tâm lý học trong cuốn sách về Trí tuệ cảm xúc. Đó là khả năng của một người để xác định, thể hiện và kiểm soát suy nghĩ và hành động của mình, hiểu người khác và giải thích đúng tình huống của họ, đưa ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng, đối phó với áp lực và khủng hoảng, v.v. Người ta đã nghiên cứu rằng những người có EQ cao có sức khỏe tinh thần tốt hơn, hiệu suất công việc, lối sống.

Sự khác biệt chính giữa IQ và EQ

Sự khác biệt chính giữa IQ và EQ được giải thích chi tiết trong các điểm sau:

Mức độ thông minh cảm xúc của một cá nhân, được thể hiện bằng điểm số đạt được trong bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa, được gọi là Quotient Emotional hay EQ. Chỉ số thông minh hoặc IQ là một con số thu được từ bài kiểm tra trí thông minh tiêu chuẩn, đại diện cho khả năng suy luận logic của một cá nhân.

Thành công của một người ở trường phụ thuộc vào mức IQ của anh ta, trong khi mức EQ của một người phản ánh thành công của anh ta trong cuộc sống thực.

EQ đo lường năng lực xã hội và cảm xúc của một cá nhân hoặc khả năng nhận ra biểu hiện cảm xúc của chính mình và của người khác. Ngược lại, IQ đo lường năng lực học tập và khả năng suy luận của một người.

Quotient cảm xúc được mua lại và cải thiện. Trái ngược với chỉ số thông minh là một khả năng bạn sinh ra.

Một người có EQ tốt có thể nhận ra, kiểm soát và thể hiện cảm xúc của chính mình, nhận thức và đánh giá cảm xúc của người khác. Trái lại, một người có IQ cao có thể học, hiểu và thực hiện kiến ​​thức và sở hữu lý luận logic và tư duy trừu tượng.

Trí tuệ cảm xúc cao có thể được nhìn thấy ở các nhà lãnh đạo, thuyền trưởng, nhà quản lý và những người có thách thức xã hội. Không giống như, chỉ số thông minh xác định những người có trí tuệ cao, ý thức chung, thách thức tinh thần, v.v.

Phần kết luận

Mức IQ và EQ khác nhau ở những người khác nhau. Có thể một người có mức IQ cao, nhưng số lượng EQ thấp và ngược lại. Do đó, các phương pháp kiểm tra IQ và EQ cũng khác nhau.

IQ của bạn là yếu tố quyết định năng lực và năng lực cá nhân của bạn, nhưng EQ của bạn quyết định cách bạn tương tác và đối xử với mọi người trong cuộc sống, nó cho thấy bạn sẽ đối phó với áp lực hay đối mặt với khủng hoảng như thế nào. Sự khác biệt giữa hai điều này là không ai có thể thay đổi trí thông minh hoặc khả năng suy luận của mình, nhưng bất cứ ai cũng có thể học cách xử lý cảm xúc, để mang lại thành công cho anh ta.