Phương Pháp Giáo Dục Dinh Dưỡng Cho Trẻ Mầm Non Theo Hướng Tích Hợp / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Giáo Dục Dinh Dưỡng Cho Trẻ Mầm Non

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc hết sức quan trọng, đây được xem là một trong những yếu tố chính quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong độ tuổi mầm non cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc thì vấn đề dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các trường mầm non. Bởi đây chính là nguồn dưỡng chất giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện. Một đứa trẻ có thể cao lớn thông minh hay không một phần lớn là nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý và chất lượng.

Nếu thiếu dinh dưỡng cơ thể bé sẽ chậm phát triển với các biểu hiện như: tụt cân, suy dinh dưỡng, chậm chạp, kém vận động… Ngược lại khi trẻ thừa dinh dưỡng thì nguy cơ mắc các bệnh như: béo phì, tim mạch… là rất cao. Vì vậy việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non.

Cô Dương Tuyết Lan, giáo viên phụ trách cấp dưỡng trường mầm non Ánh Sao (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi luôn cố gắng xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ với cả 4 nhóm chất: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất bởi chúng tôi hiểu rằng ăn uống không chỉ để giải quyết cảm giác đói mà còn là cơ sở của sức khỏe giúp trẻ phát triển thể lực và trí tuệ”.

Các trò chơi giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Để giúp trẻ ăn uống ngon miệng thì việc tổ chức những trò chơi giáo dục dinh dưỡng là một phương pháp vô cùng hiệu quả và tuyệt vời. Chúng không chỉ giúp trẻ ăn uống một cách tự giác mà còn đem lại cảm giác hứng thú với đồ ăn, ngoài ra cũng giúp trẻ nhận biết được các thực phẩm mà mình đang ăn.

Món ăn vui nhộn: Các cô có thể dùng những loại trái cây quen thuộc để tạo nên những hình ảnh nhiều màu sắc. Các cô có thể để các bé tự làm điều này trên phần ăn của mình. Trong quá trình sắp xếp các cô có thể dạy cho bé về màu sắc, hình dáng và nguồn dinh dưỡng trong chính thực phẩm mà bé đang ăn. Đó có thể là một bông hoa màu cam làm bằng cà rốt hoặc một cái cây xanh được xếp từ rau súp lơ luộc… Tất cả sẽ tạo nên một thế giới đầy madu sắc và chắc chắn sẽ rất ngon miệng phải không ạ?

“Từ điển” củ quả: Đây là một trong những trò chơi hết sức thú vị đã được áp dụng thành công ở nhiều trường mầm non. Cô Lưu Thu Thủy, giáo viên trường mần non Hướng Dương, Thanh Trì, Hà Nội cho biết: “Chúng tôi dùng giấy bìa tạo hình các loại củ quả quen thuộc như: táo, cam, nho, dưa hấu… và dán chúng lên bảng. Các bé sẽ có nhiệm vụ gọi tên các loại củ quả đó. Khi bé đoán đúng phần thưởng sẽ chính là hình dán của quả và sự khne ngợi của cô và các bạn. Tôi thấy đa phần các bé đều rất hào hứng với trò chơi này , chúng đang nghiên cứu để đưa các loại củ quả thật vào trò chơi này”.

Tháp dinh dưỡng: Với trò chơi này ở độ tuổi mầm non các cô có thể chuẩn bị những chiếc rổ khác nhau và phân loại: rau xanh, thịt cá… và một số loại thực phẩm bằng nhựa thuộc các nhóm đó. Các bé sẽ được chia nhóm và đem bỏ các loại thực phẩm cùng nhóm vào cùng một chiếc rổ. Trò chơi này sẽ tạo không khí vui nhộn và giúp các bé nhận biết tên các loại thực phẩm sễ dàng hơn.

Phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Độ tuổi mầm non là độ tuổi rất tốt để trẻ tiếp thu những điều được dạy ở trường và hình thành thói quen lâu dài trong tương lai. Bởi vậy nếu ngay từ thời điểm này chúng ta giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thì sẽ giúp trẻ ghi nhớ và tạo nên một thế hệ với vốn hiểu biết phong phú về dinh dưỡng và sức khỏe con người. Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mần non cũng sẽ giúp các bé ăn uống một cách tự giác, đúng cách và biết trân trọng thực phẩm từ đó sẽ tạo nên các hành vi có lợi để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bản thân trẻ cũng như cả cộng đồng. Do đó việc lựa chọn các phương pháp giáo dục dinh dưỡng phù hợp cho trẻ mầm non là hết sức cần thiết.

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua các trò chơi:Các cô có thể dạy trẻ nhận biết các loại thực phẩm cũng như những lợi ích mà các loại thực phẩm này mang lại cho trẻ qua các trò chơi như đã nói ở trên.

Chỉ với một vài sáng tạo nho nhỏ sẽ giúp các bé biết tên những loại thực phẩm mà mình được ăn hàng ngày cũng như nhận biết được đâu là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tác dụng của chúng.

Giáo dục dinh dưỡng qua bữa ăn: hãy cho trẻ tự làm một số việc nhỏ để tự phục vụ bữa ăn của mình. Theo cô Đoàn Thu Trang, giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, Hoàng Mai, Hà Nội cách làm này “không chỉ giúp trẻ tự giác mà còn biết trân trọng thực phẩm hơn”. Cô chó biết “các bé cũng hào hứng hơn với những bữa ăn của mình khi biết tự mình có thể tham gia chế biến chúng”.

Giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động ngoại khóa: Các cô có thể tổ chức để các lớp thi nấu ăn, xếp hoa quả và cho các bé cùng tham gia. Chắc chắn điều này sẽ khiến các bé hết sức hào hứng. Ngoài ra một số hoạt động như tưới cây, chăm sóc con vật cũng rất tốt để tạo vốn hiểu biết về thực phẩm cho trẻ mầm non. Theo cô Vũ Hoàng Yến, giáo viên trường mầm non Thiên Thần Nhỏ, Tp Ninh Bình: “Cứ mỗi dịp trung thu chúng tôi đều tổ chức cho các bé tham gia cùng các cô xếp mâm ngũ quả. Bé nào cũng tỏ ra hết sức hào hứng với hoạt động này. Qua đó chúng tôi dạy cho các bé về các loại quả, về dinh dưỡng trong hoa quả và cách ăn các loại quả khác nhau”.

Giáo Dục Dinh Dưỡng Sức Khỏe Cho Trẻ Ở Trường Mầm Non

Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mầm non không những góp phần vào việc phát triển trí tuệ và thể lực cho trẻ, mà còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục lao động cho trẻ mầm non.

Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ dần trở thành chủ nhân của ngôi nhà sức khỏe của mình, biết tự giác lựa chọn, điều chỉnh hành vi, thói quen ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, luyện tập sức khỏe sao cho có lợi nhất cho sức khỏe của bản thân.

Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên lên tình cảm, lý trí của trẻ mầm non nhằm hình thành cho trẻ nhận thức, thái độ và hành động để giúp cho trẻ biết tự giác chăm lo cho vấn đề ăn uống và sức khỏe của bản thân mình.

Một số hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ từ 12 đến 24 tháng

Hoạt động 1: Quả gì mà ngon thế?

Mục đích: Giúp trẻ nhận biết một số loại quả quen thuộc có vị ngọt.

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị bộ tranh dùng cho trẻ nhà trẻ về một số quả chín có vị ngọt.

Tiến hành: Giáo viên dán 2,3 tranh về các loại quả khác nhau lên bảng. Cho trẻ quan sát rồi đố trẻ nhận biết quả trong tranh. Sau đó, cô trò chuyện với trẻ về lợi ích của nó. Ví dụ như:

– Ai chỉ cho cô biết, quả chuối ở đâu?

– Đúng rồi, bạn An chỉ đúng quả chuối.

– Quả chuối để làm gì? (Để ăn, mùi vị rất thơm ngon, ngọt,…).

Nếu trẻ không biết thì cô gợi ý. Trong các giờ hoạt động khác, giáo viên có thể cho trẻ nhận biết các loại rau quả bằng vật thật và cho trẻ nếm. Tương tự, lần lượt cho trẻ nhận biết quần áo, đồ dùng ăn uống và tác dụng của chúng đối với sức khỏe.

Hoạt động 2: Bữa ăn của bé

Mục đích: Giúp trẻ nhận ra món ăn và nói được vài từ về món ăn, trẻ vui vẻ ăn ngon.

Tiến hành: Trước khi ăn, cô trò chuyện về món trẻ sắp ăn.

– Đây là cháo. Cháo nấu với gì? (Cháo nấu với thịt và rau).

– Cho trẻ tập phát âm theo cô một số từ thịt và rau.

Một số hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ từ 24-36 tháng

Hoạt động: Chọn thực phẩm

Mục đích: Giúp trẻ nhận biết, xếp loại thực phẩm

Chuẩn bị: Bộ đồ chơi thực phẩm (bằng nhựa); tranh vẽ tháp dinh dưỡng bằng bìa cứng.

Tiến hành: Giáo viên mở tranh vẽ tháp dinh dưỡng trên sàn hoặc trên bàn. Giới thiệu cho trẻ từng tên loại thực phẩm trong các ô trên tháp dinh dưỡng và trong bộ đồ chơi. Sau đó, cô hướng dẫn trẻ cách chọn thực phẩm trong bộ đồ chơi và đặt chúng vào ô tương ứng với rau, củ hoặc thịt, cá. Cô khen trẻ khi trẻ làm đúng.

– Rau bắp cải ở đâu nhỉ? Ồ, bạn Kim đã chọn đúng rồi!

– Cái bắp cải này rất tươi ngon. Bây giờ con đặt nó vào ô nào?

Sau khi trẻ chơi xong, cô cho trẻ quan sát các ô thực phẩm trên tháp dinh dưỡng rồi nói qua với trẻ về lợi ích của từng ô dinh dưỡng (ô này cung cấp năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng để nuôi cơ thể khỏe mạnh). Nhắc nhở các bé cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để chóng lớn, khỏe mạnh, da hồng hào,…

Khi trẻ đã làm quen với các loại thực phẩm, trong các giờ hoạt động tiếp theo, giáo viên có thể giới thiệu sâu thêm lợi ích từng loại thực phẩm (chú ý dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ để để tránh lặp lại những điều trẻ đã biết).

Một số hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ từ 3-4 tuổi

Hoạt động 1: Trò chuyện về bữa ăn (Chủ đề: Trường mầm non, Gia đình, bản thân)

Mục đích: Trẻ nhận biết được các món ăn, các thực phẩm nấu các món ăn đó. Các dạng chế biến thức ăn. Làm cho bữa ăn vui vẻ, giúp trẻ ăn hết suất. Qua đó phát triển vốn từ cho trẻ.

Tiến hành: Trong lớp, giờ ăn hằng ngày, trong hoạt động học có chủ đích.

Giáo viên có thể trò chuyện với trẻ trong khi trẻ đang chờ một cô khác chia suất ăn. Giáo viên đặt câu hỏi ngắn giúp trẻ nhanh chóng trả lời, ví dụ hỏi về:

– Món ăn, màu sắc, nhiệt độ của thức ăn.

– Phân biệt thức ăn của bữa chính và bữa phụ.

– Thức ăn ở trường và thức ăn ở nhà có gì giống nhau, khác nhau.

– Thức ăn đó được nấu từ thực phẩm nào. Kể tên các thức ăn mà trẻ thích.

– Tại sao phải ăn hết suất, ăn đầy đủ các loại thức ăn.

– Sau đó cô chúc trẻ ăn ngon miệng, trẻ mời cô và các bạn ăn cơm.

Lưu ý: Hằng ngày, tùy theo lượng thời gian và các món ăn, giáo viên có thể đưa một vài câu hỏi, nhiều khái niệm vào cùng một lúc.

Hoạt động 2: Tôi và bạn thu dọn bếp (Chủ đề: Trường mầm non, Gia đình)

Mục đích: Tập cho trẻ thói quen gọn gàng, ngăn nắp, tự làm một số việc đơn giản trong ăn uống.

Tiến hành: Trong khu vực vui chơi nấu ăn hoặc chơi ở góc gia đình.

Giáo viên trò chuyện với trẻ về vị trí, chức năng của gian bếp trong gia đình, một số trang thiết bị cần thiết. Sau đó cho trẻ chơi ở góc chơi gia đình. Khi chơi xong, cô hướng dẫn trẻ biết thu dọn đồ chơi bằng cách nói với trẻ những việc trẻ làm. Đặt câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ thông qua việc làm:

– Cái xoong kia cần úp lên giá, Lan ạ!

– Còn dao, thớt con có biết cất ở đâu không?

– Có còn cái rổ nào để cất bát ăn cơm không?

Đối với trẻ lớn hơn, cô nhắc nhở và hướng dẫn trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định, nên chia từng nhóm trẻ và phân công công việc cho từng nhóm, thi đua xem nhóm nào xếp đồ chơi đúng chỗ, nhanh và gọn gàng. Động viên khen ngợi nhóm làm tốt.

Một số hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ từ 4-5 tuổi

Hoạt động 1: Trò chuyện về thức ăn (Chủ đề: Bản thân, Gia đình)

Mục đích: Trẻ nói những gì mình thích, hiểu nghĩa của từ giống và khác nhau.

Tiến hành: Trong và ngoài lớp.

Giáo viên trò chuyện với trẻ về những thức ăn mà trẻ thích, tên của những thức ăn đó; trẻ thích ăn món gì trong bữa ăn sáng, trưa, tối hằng ngày; món ăn nấu ở trường khác hay giống món ăn nấu ở nhà.

Giáo viên có thể hỏi xem có trẻ nào đã ăn ở nhà hàng, khách sạn chưa; món ăn nào trẻ thích, món ăn ở nhà hàng khách sạn khác món ăn ở nhà như thế nào; cách ăn ở nhà hàng, khách sạn như thế nào.

Giáo viên có thể trò chuyện với trẻ về những việc trẻ giúp mẹ nấu ăn, về những thực phẩm dùng để nấu món ăn; cách bày bàn ăn, dọn dẹp sau bữa ăn.

Hoạt động 2: Chải răng (Chủ đề: Bản thân)

Mục đích: Trẻ có thể chải răng đúng cách.

Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bàn chải có đánh dấu tên, thuốc đánh răng của trẻ em, cốc và nước sạch, mô hình các bước chải răng (nếu có).

– Bây giờ con thấy răng mình thế nào?

– Con có thấy răng hàm của mình cũng trắng sạch như răng cửa không?

Giáo viên kết hợp giới thiệu bộ răng sữa trên mô hình.

Một số hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Hoạt động 1: Bé làm món ăn (Chủ đề: Gia đình)

Mục đích: Trẻ có thể làm theo trình tự đơn giản khi chuẩn bị món ăn; trẻ học cách trình bày món ăn trông đẹp mắt và ngon miệng.

Chuẩn bị: Thực đơn, sơ đồ, thực phẩm tươi hoặc bằng nhựa.

Tiến hành: Trong lớp.

Giáo viên chuẩn bị thực đơn với các tranh kèm theo, vẽ sơ đồ các bước làm món ăn.

Ví dụ: Vẽ tranh các bước làm món “xiên quả chín”

(1) Chuẩn bị các que xiên bằng tăm gỗ sạch.

(2) Chuẩn bị các lát cắt chuối chín, dâu tây, múi cam, mỗi thứ để riêng một đĩa.

(3) Xiên các miếng chuối.

(4) Xiên các miếng dâu tây.

(5) Xiên các miếng cam.

Chỉ cho trẻ cách xiên các miếng hoa quả. Mỗi xiên khoảng 4-5 lát. Sau đó đặt vào đĩa, cho trẻ ăn vào bữa phụ.

Chú ý: Xiên các miếng quả có thể cho trẻ ăn tươi, hoặc cho qua lò vi sóng vài phút.

Sau khi ăn xong, cho trẻ nhìn vào hình vẽ và nói lại cách làm xiên quả chín, nhận xét về mùi vị, màu sắc, gọi tên, ích lợi của việc ăn các loại quả đối với sức khỏe.

Hoạt động 2: Tham quan chợ rau (Chủ đề: Thế giới thực vật)

Mục đích: Cho trẻ nhận biết các loại rau, quả thường thấy, đặc trưng của nó; làm cho trẻ hiểu rau xanh là do bác nông dân vất vả, chăm chỉ trồng và chăm bón mới có được.

Chuẩn bị:

– Thực vật: cà chua, cà tím, khoai tây, cà rốt, đậu quả.

– Một số đồ chơi rau, quả bằng nhựa.

Tiến hành: Trong hoặc ngoài lớp.

– Giáo viên nêu câu hỏi: Hiện nay là mùa gì? Mùa này có những loại ru, củ, quả nào? Nêu yêu cầu khi tham quan với trẻ.

– Tham quan:

+ Dẫn trẻ đến chỗ để rau, yêu cầu trẻ quan sát tỉ mỉ, sau đó nói tên, hình dạng, kích thước, màu sắc của các loại rau.

+ Cho trẻ quan sát quá trình khách mua rau, tìm hiểu giá cả từng loại rau, biết nên chọn mua rau như thế nào.

+ Trở về trường tiến hành trò chuyện về lợi ích của rau đối với sức khỏe. Khuyến khích trẻ kể lại buổi đi thăm chợ rau.

– Chơi trò chơi “Chợ rau”: chia trẻ ra làm 3 đến 4 tổ, mỗi tổ cử một trẻ bán hàng, các trẻ khác làm khách hàng mua rau. Yêu cầu khách phải nói tên, hình dáng, màu sắc, mùi vị thì mới mua được rau. Sau đó thay vai chơi.

Việc giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mầm non cần được lồng ghép, đan xen, hòa quyện với các lĩnh vực khác trong cuộc sống, nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ không phải đưa đến cho trẻ thông qua những giờ học riêng biệt mà lồng ghép tích hợp vào những hoạt động khác của trẻ như: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động và các hoạt động khác.

Trên cơ sở đó, giáo viên hình thành ngay từ đầu cho trẻ nhận thức, thái độ và hành động đúng đắn về vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Từ đó, từng bước rèn cho trẻ những kỹ năng và thói quen tốt trong ăn uống, đồng thời hình thành ở trẻ thái độ tự giác, tích cực đối với vấn đề ăn uống và sức khỏe của bản thân mình.

Nội dung, phương pháp giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mầm non được cập nhật tại Blog Nuôi dạy trẻ. Giáo viên mầm non, Sinh viên chuyên ngành Giáo dục mầm non, những người làm việc trong lĩnh vực mầm non, các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi mầm non nên truy cập website: https://nuoidaytre.com.vn

Giáo Dục Dinh Dưỡng Cho Trẻ Mầm Non Trong Quá Trình Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Môi Trường Xung Quanh

quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh”

Như chúng ta đã biết Bác Hồ đã nói : “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ học hành là ngoan”. Quả đúng là như vậy trẻ em như búp non trên cành nếu được chăm sóc cẩn thận thì chồi non đó sẽ phát triển. Cũng như con người nếu được chăm sóc ngay từ khi mới sinh của người mẹ và gia đình cho đến khi đứa trẻ đó được tới trường, tới lớp được sự chăm sóc chu đáo của cô giáo mầm non thì đứa trẻ đó sẽ phát triển toàn diện về ” Đức, trí, lao, thể, mỹ”. Muốn đứa trẻ phát triển toàn diện thì điều đầu tiên chúng ta nhắc đến đó là ” sức khoẻ” do đó dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí tuệ và góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. Dinh dưỡng học nghiên cứu mối quan hệ thiết yếu giữa thức ăn và cơ thể con người, tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống là một nhu cầu hằng ngày, một nhu cầu cấp bách bức thiết không thể không có. Tuy vậy hiện nay trong nền kinh tế thị trường các vấn đề nảy sinh do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và không hợp lý vẫn là điều mọi người phải quan tâm xem xét. Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người nói chung, trẻ em nói riêng phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp, việc được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ có môi trường sống hợp vệ sinh. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của giá trị dinh dưỡng và điều kiện kinh tế hiện nay, là một giáo viên mầm non tôi cần giáo dục dinh dưỡng cho mọi người, nhất là đối với trẻ ngay ở độ tuổi mầm non. Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác. Chăm lo vấn đề ăn uống và sức khoẻ cá nhân, tập thể cộng đồng. Chính vì vậy, khi nghiên cứu đề tài ” Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh” độ tuổi từ 4 -5 tuổi.Khi tiến hành làm đề tài này tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của : – Ban giám hiệu Nhà trường– Của các giáo viên trong trường mầm non Quang Trung.– Đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu và kiến thức cơ bản để tôi hoàn thành đề tài này.

Nhấn vào đây để download file

Giáo Dục Mầm Non Theo Định Hướng Phương Pháp Steam

Giáo dục mầm non theo định hướng phương pháp STEAM

adminFebruary 21, 2023

Chương trình học STEM và lĩnh vực nghệ thuật

Vào năm 2011, Ủy ban Nghệ thuật và Nhân văn của Tổng thống Obama đã chỉ ra rằng khi học sinh tham gia vào các lớp nghệ thuật, thành tích học tập của các em tăng 4 lần, chỉ số IQ có khả năng tăng đến 56%. Đồng thời, nghệ thuật chính là nền tảng thúc đẩy các em tự tin giao tiếp, trình bày quan điểm trước các vấn đề hóc búa hơn trong các lĩnh vực thuộc về khoa học, kỹ thuật. Bản báo cáo của Uỷ ban là chứng minh cho sự kết nối giữa nghệ thuật, văn hóa, sự sáng tạo và đổi mới, đặt ra yêu cầu cấp thiết về cải cách một chương trình giáo dục mầm non nói riêng và dành cho học sinh nói chung.

Nghệ thuật sẽ giúp bạn nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách trực quan và dễ hiểu hơn, trong một không gian không chịu sự chi phối hay áp lực, ngược lại sẽ còn cảm thấy rất thú vị. Thế giới khoa học được vận hành bởi những nhà tư duy phân tích những con số trừu tượng, nhưng quả thực nghệ thuật đời sống thường ngày mới là nơi khởi nguồn của những phát minh vĩ đại tồn tại trong đời sống. Nếu biết cách kết hợp lối tư duy phân tích và tư duy trực giác lại với nhau, chúng ta có thể mở ra vô vàn khả năng, phá vỡ những giới hạn cũ.

Các bộ môn nghệ thuật thường kết hợp ba công cụ chính mà trí não con người sử dụng để tiếp nhận, lưu trữ và truyền đạt kiến thức, đó là: các kỹ năng vận động, sự hình dung thông qua giác quan, và ngôn ngữ. Thật vậy, chúng ta biết rằng để những thế hệ trẻ có thể đối mặt và vượt qua được những thách thức lớn sau này, đòi hỏi phải có những giải pháp thực sự sáng tạo, nhưng chỉ một mình STEM không thể mang đến điều đó. Chính STEAM và sự tham gia của nghệ thuật vào trong giáo dục là rất quan trọng dành cho học sinh ở cấp lớp từ Mầm non lên đến lớp 12. Theo đó, việc tiếp nhận những bộ môn Khoa học, Công Nghệ, Kỹ thuật, và Toán học trong STEM đối với học sinh cũng trở nên dễ dàng hơn, và đồng thời đảm bảo được trong hành trình đổi mới của chúng ta, sự sáng tạo không bị quên lãng và bỏ lại phía sau.

Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng, trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.

Triển khai giáo dục STEAM tại môi trường mầm non quốc tế như thế nào?

Hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh, một số trường quốc tế nhận thấy những ưu điểm nổi trội của phương pháp STEAM đối với sự phát triển cho trẻ nhỏ, đã dần đưa giáo trình mầm non với định hướng STEAM vào giảng dạy cho các bé mầm non. Bởi so với anh chị học cấp cao hơn, việc truyền tải kiến thức cho trẻ mầm non cần dụng tâm trong việc lồng ghép kiến thức vào các hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí để trẻ dần tiếp thu kiến thức và nhớ lâu hơn. Trong quá trình dạy học, giáo viên sẽ khuyến khích các bé tự do thử sức với nhiều ý tưởng khác nhau, và không để cho cảm giác “sợ sai” kiềm chế khả năng của mình. Giáo viên sẽ là người luôn lắng nghe đa chiều và mang lại cho các em học sinh một nền tảng kiến thức thực tế ngay từ khi còn nhỏ.

Học sinh còn có cơ hội tự đánh giá niềm đam mê, sở thích, trải nghiệm và tài năng của chính mình nhằm cải thiện sự phát triển của mỗi cá nhân ngày qua ngày. Điều này vô cùng hữu ích cho các em khi theo đuổi những khát vọng tương lai sau khi ra trường. Với những ưu điểm nổi trội trên, tin rằng STEAM sẽ giúp đào tạo những đứa trẻ – với đủ mọi trình độ và khả năng, trở thành những công dân toàn cầu trong chính cộng đồng của mình.

Giáo dục mầm non với định hướng STEAM là một trong những khía cạnh quan trọng trong việc giáo dục tư duy cho trẻ. STEAM sẽ là nền tảng vững chắc để giúp trẻ có định hướng rõ ràng về mục tiêu và nghề nghiệp cho tương lai, đồng thời là nền tảng để các em tiếp thu những kiến thức phức tạp ở các cấp cao hơn.

Nuôi Dạy Con Theo Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Mầm Non

MẸ CÙNG CÔ NUÔI DẠY CON THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ

3 năm đầu đời là giai đoạn não trẻ phát triển nhanh nhất, đạt 80% thể tích so với não người trưởng thành và tiếp tục hoàn thiện cấu trúc cho tới 6 tuổi. Do vậy, gia đình và nhà trường không nên bỏ qua thời điểm “vàng” này để kích thích sự phát triển não bộ bằng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.

1. Mục đích của giáo dục sớm cho trẻ mầm non?

2.1. Vai trò của bố mẹ trong phương pháp giáo dục sớm cho trẻ

Việc giáo dục trẻ từ khi sinh ra cho tới khi trưởng thành là quyền lợi chính đáng của mọi trẻ em trên thế giới. Đối với trẻ nhỏ, giai đoạn giáo dục sớm có vai trò rất quan trọng đã được UNESCO nêu rõ: “Giáo dục sớm là thời kì giáo dục trẻ từ 0 đến 8 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển vượt trội của não bộ, những năm đầu đời này sẽ đặt nền tảng cơ bản cho sự phát triển cả về thể chất và cả tư duy của trẻ về sau. Chăm sóc và giáo dục sớm cho trẻ mầm non không chỉ là chuẩn bị hành trang cho trẻ đến trường sau này mà mục đích của giáo dục sớm nhấn mạnh đến sự phát triển của trẻ đáp ứng nhu cầu về xã hội, tâm lý, cảm xúc, vật lý của trẻ để xây dựng nền tảng vững chắc cho quá trình học tập suốt đời.”

2. Vai trò của gia đình và nhà trường khi giáo dục sớm cho trẻ

2.2. Vai trò của nhà trường hay cơ sở giáo dục sớm

Trước khi thực hiện giáo dục sớm cho trẻ, bố mẹ cần thật sự hiểu rõ về phương pháp giáo dục trẻ mầm non này để quyết định có nên giáo dục sớm cho trẻ hay không. Mục đích của giáo dục sớm cho trẻ là để con có thể tự khám phá và phát huy khả năng của mình trong tương lai. Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ có thể có nhiều hình thức khác nhau nhưng sự yêu thương, thấu hiểu và tôn trọng con mới chính là nền tảng của mọi hoạt động.

Giáo dục sớm cho trẻ mầm non không yêu cầu điều gì quá cao siêu, học thuật. Chỉ đơn giản là cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa, trò chuyện, tương tác, chia sẻ, khám phá và trải nghiệm thực tế cùng con. Cho phép con tự do lựa chọn hoạt động và không bị “làm phiền” khi đang “làm việc”.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ hướng dẫn con những việc con có thể tự làm như vệ sinh cá nhân, chăm sóc bản thân và biết chia sẻ và yêu thương những người xung quanh. Khi giáo dục sớm cho trẻ, cha mẹ chỉ nên định hướng, hỗ trợ và hạn chế can thiệp quá nhiều đối với trẻ hoặc áp đặt quan điểm, tư tưởng, cách nhìn của người lớn lên trẻ nhỏ. Đồng thời, phụ huynh cần có sự thỏa thuận nhất quán với thầy cô trong việc nuôi dạy con đúng cách cả ở nhà và khi tới trường. Ví dụ như cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách tự thay quần áo, đi giày và vệ sinh cá nhân để trẻ có thể tự làm mà không cần bố mẹ hay cô giáo phải phụ giúp. Lúc đầu trẻ có thể chưa quen và làm sai nhưng cha mẹ cần kiên nhẫn rèn cho con thói quen tự lập.

Để thực hiện tốt vai trò của mình, nhà trường hoặc cơ sở giáo dục sớm cần cung cấp các giáo cụ đặc biệt. Các mô hình mang tính khám phá và cơ hội trải nghiệm thực tế để trẻ học hỏi các kiến thức, khái niệm và vận dụng vào cuộc sống như một phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm hiệu quả. Theo phương pháp giáo dục sớm cho trẻ Montessori một môi trường giáo dục tiêu chuẩn là nơi các con được tự do hoạt động trong không gian được thiết kế phù hợp với đặc trưng phát triển cơ bản của con người và tính cách độc lập của mỗi cá nhân theo từng giai đoạn phù hợp.

Môi trường học tập của bé cần đảm đảo được xây dựng đáp ứng nhu cầu học hỏi và vui chơi. Không gian cần đẹp, hài hoà, sạch sẽ và gần gũi với thiên nhiên, sắp xếp hợp lý giữa các hoạt động. Các học cụ cần mang tính chuyên biệt, giúp kích thích sự phát triển toàn diện ở tất cả các lĩnh vực của trẻ. Hơn nữa, các học cụ cũng nên là các vật dụng gần gũi với cuộc sống hàng ngày của bé để bé dễ dàng nhận biết và thực hành các kỹ năng cơ bản như rót nước, xúc cơm bằng thìa hay các học cụ phát triển giác quan và tư duy như nhạc cụ, bút vẽ, con số, chữ cái…