Phương Pháp Giảng Dạy Môn Bóng Rổ / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

5 Nguyên Tắc Giảng Dạy Trong Môn Bóng Rổ Hiệu Quả Nhất

Giảng dạy bóng rổ phải tuân theo những nguyên tắc chung của lý luận và phương pháp thể dục thể thao. Do đặc thù của môn bóng rổ nên các nguyên tắc lý luận giảng dạy được vận dụng vào các điều kiện cụ thể của việc tổ chức quá trình học tập và vào các phương pháp tương ứng. Việc thực hiện thành thạo các nguyên tắc lý luận giảng dạy không chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình giảng dạy mà còn làm cho quá trình đó có hiệu quả hơn và thú vị hơn.

Nguyên tắc khoa học đòi hỏi sự lựa chọn tài liệu giảng dạy phải thường xuyên được định hướng theo khuynh hướng phát triển của môn bóng rổ, phải cải tiến phương pháp giảng dạy tương ứng với sự phát triển của môn thể thao này.

Bóng rổ có cấu trúc và logic của mình, không thể nhận thức ngay được logic đó. Tính hệ thống cần phải được xem xét cả trong chế độ tập luyện (tập luyện, nghỉ ngơi), cả trong sự áp dụng luân phiên của các hình thức, phương tiện và phương pháp giảng dạy, lượng vận động v.v…

SỐ lượng giờ học cần phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện. Điều quan trọng là phải tuân thủ sự liên tục kế tiếp nhau.

Để thực hiện nguyên tắc khoa học cần phải :

+ Chọn cẩn thận tài liệu giảng dạy sao cho thể hiện được khuynh hướng hiện đại .

+ Đảm bảo tính liên tục trong quá trình học để có thể phối hợp đúng các lần lặp lại trong các giờ học .

+ Khi chọn tài liệu giảng dạy cần theo quy tắc từ cái cơ bản đến cái thứ yếu, còn khi chọn những bài tập thì theo quy tắc từ đơn giản đến phức tạp.

+ Tiến hành các giờ học theo kế hoạch bao gồm tất cả các mặt huấn luyện kế tiếp nhau.

+ Tính toán kỹ tài liệu giảng dạy và hướng tất cả các phương tiện, phương pháp và chế độ vận động chung của các giờ học vào việc phục vụ cho việc giảng dạy đó.

+ Định kỳ đánh giá kết quả công việc giảng dạy.

2. Nguyên tắc tự giác tích cực

Thái độ sáng tạo đối với quá trình giảng dạy là điều kiện tất yếu làm tăng hiệu quả quá trình giảng dạy. Việc tư duy về các bài tập và về các cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động, cũng như nhận thức các quy luật vận động sẽ tạo điều kiện cho người học tự mình thực hiện đúng các động tác và hoàn thiện động tác một cách sáng tạo.

Tuy nhiên, ngay cả một học sinh hiểu đúng nhiệm vụ, nhưng không thể hiện sự tích cực quan tâm giải quyết nhiệm vụ đó thì kết quả đạt được cũng sẽ không cao. Trong bóng rổ, tính tích cực và thái độ tự giác trong quá trình học tập là đặc biệt quan trọng, bởi vì trong thời gian luyện tập, người học phải tự quyết định là mình cần hoạt động như thế nào và nếu anh ta không biểu hiện tính tích cực sáng tạo trong hoạt động, thì sẽ không có được sự liên hộ cần thiết với đồng đội. Căn cứ vào những yêu cầu của nguyên tắc này, các giờ học cần phải được tổ chức sao cho có thể giáo dục thái độ tự giác sáng tạo, tích cực vận động và tự lập của học sinh.

Tư duy về các bài tập sẽ giúp học sinh phát triển tư duy chiến thuật và tạo điều kiện hình thành các kỹ xảo phối hợp chiến thuật. Sự nắm vững các quy luật cấu trúc động tác cho phép tạo ra những phối hợp mới. Giáo dục tình yêu lao động và sự phát triển trí tuệ là một trong những nhiệm vụ giảng dạy. Ó đây, điều quan trọng là:

+ Trong quá trình học tập cần tạo ra những tình huống để phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh.

+ Học khái quát và xem xét những dấu hiệu cơ bản của tình huống thi đấu.

+ Giáo dục tư duy sáng tạo, tính tự lập khi học các biến thể của động tác.

+ Giáo dục khả năng phân tích tình huống, và sự tham gia của bản thân mình vào tình huống đó.

Nguyên tắc tự giác tích cực đòi hồi người học phải đi sâu vào quá trình tư duy về những nhiệm vụ của quá trình học tập và huấn luyện.

3. Nguyên tắc trực quan

Cảm nhận, cảm xúc là khâu đầu tiên của nhận thức. Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở các ấn tượng. Biểu tượng đúng cho phép tiếp thu nhanh hơn nội dung cần học.

Người ta có thể tiếp nhận số lượng thông tin cần thiết nhờ có các giáo trình- giáo khoa, bảng hình, tranh ảnh, phim v.v… Những thứ để giúp cho khả năng nhận thức, tổ chức và định hướng cảm xúc và quan sát dễ dàng hơn. Nhờ tính trực quan trong giảng dạy mà các khái niệm trừu tượng trở nên cụ thể hơn.

Các phương tiện giảng dạy trực quan được lựa chọn đúng sẽ góp phần tái hiện lại các động tác được hình thành trong các tình huống thi đấu. Trong thực tế các phương tiện thực hiện nguyên tắc này Dao gồm :

+ Các loại thị phạm khác nhau.

+ Diễn giải kèm theo so sánh các hình ảnh cụ thể.

+ Áp dụng các giáo trình trực quan.

+ Quan sát tập luyện và thi đấu với với những nhiệm vụ tương ứng.

4. Nguyên tắc để hiểu và cá biệt hóa

Bất kỳ việc giảng dạy nào cũng chỉ thành công khi nhiệm vụ đặt ra vừa sức với học sinh. Các nhiệm vụ không vừa sức sẻ dẫn đến chỗ người học không đạt được kết quả và cuối cùng thì không tin vào bản thân, làm mất đi sự hứng thú đối với việc học tập.

Việc học kỹ thuật và chiến thuật lúc đầu được tiến hành theo từng phần. Cần đảm bảo nâng dần từng bước khi tăng độ khó bài tập và khi chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác.

Các yêu cầu cần phải được nâng cao từ từ từng bước và không vượt quá khả năng và sự chuẩn bị của người tập để họ có thể chịu đựng được các lượng vận động tương ứng. Các yêu cầu cần được đưa ra hợp lý sao cho người tập sau khi đã cố gắng tập luyện nghiêm túc thì có thể hoàn thành tốt. Các bài tập quá dễ, không tốn nhiều sức chỉ làm giảm sự tiến bộ.

Nguyên tắc này đòi hỏi sự tính toán tới khả năng cá nhân, tới việc tích cực hoạt động, năng lực làm việc, mức độ phát triển ý chí …

Tính chất đồng đội của các hoạt động trong bóng rổ cũng đòi hỏi các buổi tập cần phải xây dựng sao cho các hình thức tập thể được phối hợp hài hòa với các hình thức cá nhân.

Các phương tiện thực hiện nguyên tắc này gồm:

– Tính toán đến trạng thái sức khỏe, trình độ huấn luyện chung và chuyên môn, mức độ phát triển các tố chất vận động, lứa tuổi …

– Tổ chức quá trình huấn luyện và học tập.

– Công tác tổ chức hình thành đội.

– Lập kế hoạch tất cả các mặt huấn luyện một cách hợp lý.

– Nghiên cứu những năng lực cá nhân, xác định ví trì chơi trong đội hình chiến thuật và đề ra các nhiệm vụ cụ thể mà cầu thủ cần phải giải quyết.

– Quy định mức độ thi đấu và lựa chọn đối phương.

5. Nguyên chắc vững chắc tăng tiến

Không củng cố nội dung đang học thì không thể tiến bộ được. Đồng thời sẽ không tiến bộ, nếu không học nội dung mới, không tăng lượng vận động, đổi mới và phức tạp hóa các bài tập.

Người tập cần phải củng cố nội dung đã học và cần phải nắm chắc nội dung đó để các động tác đã học luôn luôn ổn định trước những yếu tố cản phá.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải nâng cao trình độ phát triển các tố chất thể lực, bởi vì các tố chất thể lực không phát triển thì không củng cố được những gì đã đạt được.

Các phương tiện thực hiện nguyên tắc này là :

+ Chọn các bài tập và tiến hành phức tạp hóa theo tuần tự.

+ Định hướng đúng đắn đối với các bài tập, chuyển đúng lúc sang các biến thể động tác phức tạp hơn, luân phiên có kế hoạch tập luyện và nghỉ ngơi.

+ Kiểm tra thường xuyên những kỹ năng và kỹ xảo của người tập thông qua các bài tập và test kiểm tra. đề ra các nhiệm vụ cho các giai đoạn tập luyện tiếp theo.

Phương Pháp Giảng Dạy Bộ Môn Thể Dục

Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Thể dục (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Thể dục.

Nội dung tài liệu (thời lượng 30 tiết), cụ thể như sau:

1.Phương pháp giảng dạy Thể dục trong trường THCS, những định hướng và yêu cầu cần đạt.

2.Thực hiện tiến trình lên lớp nôn Thể dục trong trường THCS

3.Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài Thể dục phát triển chung

4.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung chạy nhanh và chạy cự ly ngắn ( 60m) THCS

5.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung chạy bền THCS

6.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung nhảy cao THCS

7.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung nhảy cao THCS

8.Phương pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong luyện tập kĩ thuật nhảy cao bước qua và nhảy xã kiểu ngồi trong trường THCS

9.Phương pháp tổ chức thi đấu và côngtác trọng tài trong thi đấu thể thao

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

phần phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học chạy cự ly ngắn (60m). II. YÊU CẦU: - Biết và lựa chọn được những nội dung và các biện pháp cơ bản cho việc phát triển kĩ năng dạy học. - Sử dụng hợp lý, linh hoạt phương pháp dạy học (PPDH) để nâng cao hiệu quả giảng dạy, xác định được các khâu cơ bản trong dạy - học chạy cự ly ngắn (60m). III. NỘI DUNG TRỌNG TÂM: 1. Những nội dung và các biện pháp cơ bản để dạy học, nội dung chạy cự ly ngắn (60m). 2. Phương pháp phát huy tính tích cực hóa học sinh nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học chạy cự ly ngắn (60m). 3. Một số điểm trong dạy học chạy cự ly ngắn (60m). Nội dung 1: Những nội dung và các biện pháp cơ bản để dạy học chạy cự ly ngắn (60m) THCS 1. Lựa chọn một số trò chơi và bài tập hỗ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh các lớp 6 - 7. - Chạy tiếp sức. - Tiếp sức chuyển vật. - Lò cò tiếp sức. - Chạy thoi tiếp sức. - Ai nhanh hơn. - Hoàng Anh - Hoàng Yến. - Xuất phát từ nhiều tư thế khác nhau. + Đứng mặt hướng chạy - xuất phát. + Đứng vai hướng chạy - xuất phát. + Lưng hướng chạy - xuất phát. - Chạy bước nhỏ. - Chạy nâng cao đùi . - Chạy gót chạm mông. - Ngồi xổm - xuất phát - Tư thế sẵn sàng - xuất phát. - Chạy đạp sau. - Xuất phát cao - chạy nhanh 60m. 2. Lựa chọn một số trò chơi và bài tập hỗ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh các lớp 8 - 9. - Ôn tập một số nội dung ở lớp 6 - 7 và học lớp mới. + Một số trò chơi "chạy đuổi" "chạy tốc độ cao" "chạy tổng sức con thoi". + Ngồi vai hướng chạy - xuất phát + Ngồi lưng hướng chạy - xuất phát. + Chạy tăng tốc độ. * Một số điểm cần lưu ý: + Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục. + Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. + Căn cứ vào cơ sở vật chất như địa điểm sân....... + Căn cứ vào thời gian hoàn cảnh. - Nội dung dạy học chạy nhanh cho đối tượng học sinh lớp 6 và lớp 7 THCS chủ yếu là các nhóm bài tập rèn luyện phát triển sức nhanh, phản xạ nhanh và một số kĩ năng, kĩ thuật mang tính bổ trợ chạy, kĩ thuật đánh tay và chạy nhanh 20m - 60m. Do vậy các bạn có thể chủ động lựa chọn trên nhiều lĩnh vực: nội dung, phương pháp để phù hợp với nội dung, chương trình (PPCT), để tạo ra những tiết dạy sinh động tạo được sự hứng thú trong học tập, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của một giờ học chạy cự ly ngắn. 3. Lựa chọn các biện pháp dạy học chạy ngắn (60m) cho khối học sinh lớp 8 và lớp 9. * Giải pháp 1: - GV nêu yêu cầu và tác dụng . - Giáo viên giới thiệu nội dung chạy cự ly ngắn. - Giáo viên làm mẫu kết hợp với giảng giải. * Giải pháp 2: - Dạy kĩ thuật chạy giữa quãng. + Học các động tác bổ trợ chạy. + Kĩ thuật đánh tay. + Chạy tăng tốc độ, tập kĩ thuật chạy giữa quãng. + Chạy lặp lại 40 - 60m. + Chạy tốc độ cao (20 - 30 - 40m) - Dạy kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao. + Cách đóng bàn đạp xuất phát thấp. + Xuất phát theo khẩu lệnh. + Xuất phát thấp, chạy lao (15 - 20m) + Tập phối hợp: Xuất phát thấp, chạy lao. - Dạy kĩ thuật chạy về đích và đánh đích. + Giáo viên giới thiệu kĩ thuật chạy về đích và cách đánh đích. + Chạy chậm thực hiện kĩ thuật đánh đích (dùng vai hoặc ngực chạm dây đích). * Giải pháp 3: - Dạy học hoàn chỉnh kỷ thuật xuất phát thấp - chạy lao - chạy giữa quãng - về đích, kết hợp sửa sai cho học sinh. + Xuất phát thấp - chạy lao - chạy giữa quãng - về đích (60m). + Sửa động tác sai cho học sinh. + Giới thiệu một số điều Luật cơ bản của Luật điền kinh (phần chạy ngắn). *Giải pháp 4: - Tổ chức kiểm tra - thi đấu (áp dụng Luật) + Phổ biến Luật thi đấu, cho học sinh kiểm tra thử. + Tổ chức thi kiểm tra. Chúng tôi chỉ đưa một số biện pháp chính mang tính cơ bản trong dạy học chạy nhanh và chạy cự ly ngắn (60m) mong các bạn có thể bổ sung hoàn thiện để vận dụng vào quá trình thực hiện kế hoạch dạy học của mình sao cho phù hợp với nội dung, chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng của từng khối lớp ở THCS theo tinh thần định hướng của Bộ giáo dục đào tạo . Nội dung 2: Phát huy tính tích cực hóa học sinh thông qua phương pháp dạy học Trong dạy học thể dục có rất nhiều phương pháp, mỗi loại nội dung có thể sử dụng nhiều phương pháp, chính vì vậy khi dạy học đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp thì mới phát huy được tính tích cực và sự hứng thú của học sinh trong học tập. 1. Những phương pháp dạy học chủ yếu trong dạy học môn thể dục. * Phương pháp giảng giải (sử dụng lời nói) * Phương pháp trực quan. * Phương pháp phân đoạn và phương pháp hoàn chỉnh. * Phương pháp tập luyện lặp lại và tập luyện lặp lại biến đổi. * Phương pháp tập luyện vòng tròn. * Phương pháp trò chơi thi đấu. * Phương pháp tập luyện tổng hợp. * Phương pháp sửa sai. * Phương pháp tổ chức học tập 2. Phát huy tính tích cực hóa học sinh thông qua phương pháp dạy học. a) Phương pháp giảng giải và làm mẫu: Phương pháp này được sử dụng phần đầu của nội dung dạy học, giáo viên có thể giảng rồi làm mẫu, hoặc làm mẫu đồng thời kết hợp phân tích kĩ thuật. VD: Cách đóng bàn đạp, xuất phát thấp theo khẩu lệnh: Xuất phát thấp - chạy lao - chạy giữa quãng - về đích. Yêu cầu: - Khi phân tích giảng giải các động tác bổ trợ hay kĩ thuật các giai đoạn, giáo viên phải sử dụng thuật ngữ chuyên môn chính xác, mạch lạc hết sức ngắn gọn nhưng phải cơ bản trọng tâm để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện. - Khi thực hiện làm mẫu kĩ thuật động tác hay kĩ thuật các giai đoạn giáo viên cần phối hợp sử dụng tranh ảnh trực quan hoặc băng hình,...... - Động tác làm mẫu phải chính xác, hoàn chỉnh giúp học sinh nắm được những yếu lĩnh cơ bản, khi làm mẫu những kĩ thuật, động tác mới phức tạp, giáo viên làm mẫu 2 - 3 lần. + Khi làm mẫu lần đầu giáo viên thực hiện tốc độ bình thường đúng yêu cầu, giúp học sinh quan sát hình thành được trong trí nhớ, hình ảnh sơ bộ của toàn động tác, tạo cảm giác hứng thú và muốn bắt chước làm theo. + Khi làm mẫu lần 2 giáo viên phải thực hiện chậm ở những điểm mấu chốt kĩ thuật. Giáo viên cần kết hợp giảng giải và làm mẫu để học sinh khắc sâu những điểm cơ bản kĩ thuật động tác ngoài ra giáo viên cần làm mẫu lần 3 giống như lần 1 để học sinh hứng thú làm theo và khắc sâu kĩ thuật. + Khi làm mẫu giáo viên cần chọn vị trí thích hợp để học sinh dễ quan sát nhìn thấy các chi tiết giáo viên thực hiện kĩ thuật động tác, các động tác bổ trợ chạy: Bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông, chạy đạp sau, kĩ thuật tại chỗ đánh tay, kĩ thuật xuất phát thấp - chạy lao, kĩ thuật chạy giữa quãng, kĩ thuật đánh đích (chạm đích). b) Phương pháp phân đoạn và hoàn chỉnh. Khi giảng dạy phân đoạn kỷ thuật 4 giai đoạn: Dạy kĩ thuật chạy giữa quãng; kĩ thuật xuất phát thấp; kĩ thuật xuất phát và chạy lao; kĩ thuật chạy về đích, giáo viên áp dụng phương pháp hoàn chỉnh để dạy học, hoàn chỉnh kĩ thuật kết hợp với sửa chữa động tác sai, tạo được cảm giác đúng toàn bộ kỷ thuật, dễ dàng nắm được kĩ thuật động tác theo yêu cầu giáo viên. c) Phương pháp tập luyện lặp lại và biển đổi. Khi giảng dạy chạy cự ly ngắn, thường xuyên tập luyện lặp lại nhiều lần để sớm hình thành kĩ năng, kĩ thuật đúng như tập luyện các động tác bổ trợ, kỷ thuật đánh tay và sử dụng phương pháp lặp lại biển đổi để có sự thay đổi các yêu cầu, mức độ thực hiện cũng như mục tiêu. Khi tập luyện lặp lại biển đổi có thể tạo cho học sinh khả năng làm quen, nhanh chóng thích ứng, giải quyết các mẩu chốt quan trọng của kĩ thuật (theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp). d) Phương pháp trò chơi và thi đấu. Phương pháp trò chơi và thi đấu tạo sự hưng phấn, nhiệt tình tham gia tập luyện. Chính vì vậy cần phải có sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên để đạt được mục tiêu, yêu cầu thực hiện bổ trợ kĩ thuật và phát triển thể lực góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Khi thực hiện trò chơi giáo viên cần lựa chọn trò chơi có tác dụng đến nội dung bài học và có sự thu hút chú ý cao của học sinh, đảm bảo tính vừa sức và động tác bắt chước phù hợp với đặc điểm độ tuổi các em. Khi thực hiện trò chơi và thi đấu giáo viên cần nhắc nhở các em khi chơi vẫn đảm bảo kỷ thuật động tác cơ bản như: "chạy tiếp sức", "Tiếp sức chuyển vật", "lò cò tiếp sức".v.v... Phương pháp thi đấu khi các em nắm vững cơ bản kỷ thuật động tác như trò chơi "Ai nhanh hơn" "chạy thoi tiếp sức" "chạy đuổi" v.v... và tổ chức thi đấu hoặc kiểm tra. e) Phương pháp tổ chức học tập. Tổ chức tập luyện là yếu tố quan trọng dẫn đến hiệu quả giờ học, đảm bảo tính thích hợp trong việc sử dụng phương pháp tập luyện. Tổ chức hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian tăng cường số lần tập luyện, đảm bảo tính an toàn cho học sinh. Trong dạy học chạy nhanh và chạy cự ly ngắn (60m) cần sử dụng phân nhóm quay vòng để sửa chữa động tác sai thường mắc cho học sinh. Ngoài ra còn lựa chọn các đội hình hợp lý để di chuyển trong luyện tập. - Đội hình hàng ngang: Tập luyện các bài tập bổ trợ trò chơi, xuất phát-chạy lao... - Đội hình hàng dọc: Tập luyện các động tác di chuyển như đội hình trò chơi "chạy tiếp sức", "lò cò tiếp sức", "chạy thoi tiếp sức",, "chạy đuổi", "chạy tốc độ cao", "xuất phát thấp chạy 60m" (có bàn đạp).v.v... Việc tổ chức học tập của học sinh còn phù thuộc nhiều yếu tố khác như: sân bãi, dụng cụ, số lượng học sinh lớp và cả khí hậu thời tiết. Chính vì vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ để đưa ra các hình thức tổ chức lớp học hợp lý để tăng tính tích cực hóa học sinh và đảm bảo hiệu quả giờ dạy học. IV. KẾT LUẬN: Chạy cự ly ngắn là nội dung học đầu tiên của điề

Chuyên Đề Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Môn Thể Dục

Đề tài: Lựa chọn các phương pháp tích cực nhằm giúp cho học sinh chủ động, sáng tạo trong học bài thể dục phát triển chung.

I-Lí do chọn đề tài:

Hiện nay các sân để dùng trong giảng dạy môn thể dục (gọi chung là sân bãi) là một diện tích đất trống, được tráng xi măng, vừa là sân trường, sân chơi (đa phần là không có bóng mát).

Sân có diện tích nhỏ hẹp, thiết kế không để dùng cho tập luyện TDTT. Sân tập cho môn thể dục được bố trí gần lớp học (điều bắt buộc vì sân hẹp và không có bóng mát) nên học sinh và giáo viên luôn được nhắc nhở đừng gây ồn trong giờ thưc hành môn thể dục. Đây cũng là yếu tố để giáo viên giảm môn trò chơi vận động.

Chương trình thay sách giáo khoa mới yêu cầu giảng dạy giờ thực hành với điều kiện ít nhất mỗi học sinh có trung bình 2m2 sân để tập và trên sân tập ấy phải có kẻ các vạch phục vụ cho trò chơi, đội hình tập, đường chạy, hố cát, và phải có các dụng cụ như: cột, trụ, nệm,lưới .Do đó, sân dành cho môn thể dục không còn quan niệm là sân bãi mà phải là sân tập . Đó là sân có diện tích tối thiểu phải theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

CHUYÊN ĐỀ: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC. Đề tài: Lựa chọn các phương pháp tích cực nhằm giúp cho học sinh chủ động, sáng tạo trong học bài thể dục phát triển chung. I-Lí do chọn đề tài:Hiện nay các sân để dùng trong giảng dạy môn thể dục (gọi chung là sân bãi) là một diện tích đất trống, được tráng xi măng, vừa là sân trường, sân chơi (đa phần là không có bóng mát).Sân có diện tích nhỏ hẹp, thiết kế không để dùng cho tập luyện TDTT. Sân tập cho môn thể dục được bố trí gần lớp học (điều bắt buộc vì sân hẹp và không có bóng mát) nên học sinh và giáo viên luôn được nhắc nhở đừng gây ồn trong giờ thưc hành môn thể dục. Đây cũng là yếu tố để giáo viên giảm môn trò chơi vận động.Chương trình thay sách giáo khoa mới yêu cầu giảng dạy giờ thực hành với điều kiện ít nhất mỗi học sinh có trung bình 2m2 sân để tập và trên sân tập ấy phải có kẻ các vạch phục vụ cho trò chơi, đội hình tập, đường chạy, hố cát,...và phải có các dụng cụ như: cột, trụ, nệm,lưới....Do đó, sân dành cho môn thể dục không còn quan niệm là sân bãi mà phải là sân tập . Đó là sân có diện tích tối thiểu phải theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo II- Mục đích-yêu cầu Mục đích: Qua tiết học giúp học sinh nắm bắt được cách chỉ huy nhóm, phân chia sắp xếp đội hình hợp lí, phù hợp với địa hình sân bãi. Yêu cầu: Học sinh luyện tập nghiêm túc, biết đòan kết giúp đỡ nhau trong tập luyện. Biết vận dụng những kiến thức đã học để tự tập luyện, giữ gìn và nâng cao sức khỏe. III- Biện pháp thực hiện:-Cần bố trí, sắp xếp, ưu tiên cho sân học môn thể dục vì sân chính là lớp học đối với môn thể dục.-Giáo viên phải chuẩn bị sẵn các vạch kẻ sân phù hợp, bố trí các vị trí đứng từng nhónh trên sân theo kế hoạch giảng dạy .-Giáo viên cần đầu tư cho tiết dạy với đội hình tập luyện phù hợp. Sử dụng hết sân tập có sẵn đối với sân hẹp và sử dụng hợp lý khoa học đối với sân rộng-Chuẩn bị kĩ "Kế hoạch bài dạy" về kiến thức kĩ năng, phương pháp, thời lượng và cần liên hệ thực tế để giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh, cần dự kiến sử dụng đội hình cho phù hợp với điều kiện sân tập.-Tùy theo bài dạy và thực tế sân tập , giáo viên cần chọn phương pháp, cách tổ chức cho hợp lí theo từng đối tựợng học sinh, đảm bảo được lượng vận động và tất cả học sinh đều được tham gia tập luyện, vui chơi.-Những bài tập lập lại nhiều lần, đơn điệu dễ làm cho các em nhàm chán , GV nên biến đổi tăng độ khó và chuyển thành phương pháp trò chơi để tăng hứng thú tập luyện hơn.- GV cần dành nhiều thời gian cho học sinh tập luyện vui chơi.- Cần phân chia nhóm, tổ tập luyện để tạo tính năng động cho học sinh.- GV cần sử dụng các bài tập dưới dạng trò chơi, thi đấu, biểu diễn....- Luôn động viên khích lệ đối với tất cả HS ,tạo điều kiện để các em biết nhận xét đánh giá và tự đánh giá mình .- Giáo viên cần tổ chức học nhóm riêng đối với những HS có thể trạng và tâm sinh lý cá biệt.- Giáo viên nên chú ý trau dồi chuyên môn,học tập và trao đổi với đồng nghiệp .- Bản thân phải luôn gương mẫu về tác phong và lời nói trong giao tiếp. Không dùng bất cứ hình phạt nào để làm tổn thương đến tinh thần và thân thể các em . Phước Hải, ngày 20 tháng 10 năm 2011 Người viết Trần Văn Vũ

Phương Pháp Giảng Dạy Ezoe

Phương pháp giảng dạy Ezoe

Để dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài chưa từng tiếp cận với tiếng Nhật, cần một phương pháp hoàn toàn khác với cách dạy cho đối tượng là người Nhật. Kể từ sau khi thành lập vào năm 1975, trường Nhật ngữ Shinjuku đã bắt đầu nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tiếng Nhật. Và “Ngữ pháp Ezoe” được sử dụng hiện nay chính là thành quả của công việc nghiên cứu này. Ngữ pháp Ezoe phân chia tiếng Nhật thành 2 phần, “thông tin” và “xác nhận thông tin”, và giữa 2 phần này sẽ có 2 cột giới từ. Phương pháp giảng dạy này tập trung không chỉ vào giáo dục tiếng Nhật cho người nước ngoài, mà còn phát triển giáo dục chữ quốc ngữ cho người Nhật. Đặc biệt là phương pháp này đã được công nhận là có hữu hiệu trong việc giáo dục cho người khiếm thính, và đã được sử dụng ở một số trường học.

Giáo viên trường SNG sử dụng phương pháp giảng dạy Ezoe

Phương pháp giảng dạy Ezoe chủ yếu dùng để giảng dạy cho học sinh nước ngoài, sự đơn giản, dễ hiểu của phương pháp đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Phương pháp này cũng đang được sử dụng ở các trường tiểu học, trường giáo dục cho người khiếm thính tại Nhật.

Phương pháp giảng dạy Ezoe, sử dụng các tấm thẻ để trực quan hóa các từ loại của tiếng Nhật (danh từ, động từ, trợ từ, v…v). Học sinh sử dụng các tấm thẻ này để sắp xếp các loại từ thành một câu văn hoàn chỉnh. Ngoài các tấm thẻ này ra, phương pháp giảng dạy Ezoe không chỉ sử dụng từ ngữ mà còn kết hợp với các hành động, cử chỉ để học sinh nhớ được cách sử dụng của động từ.