Phương Pháp Chiết Trừ Trong Định Giá Đất

Trước hết, khái niệm phương pháp chiết trừ được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 như sau:

” là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).”

Phương pháp chiết trừ trong định giá đất được quy định tại Điều 4 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 như sau:

Trình tự, nội dung xác định giá đất theo phương pháp chiết trừ thực hiện theo quy định sau đây:

1. Khảo sát, thu thập thông tin

a) Khảo sát thực địa để thu thập thông tin về thửa đất có tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là bất động sản) cần định giá.

b) Khảo sát, thu thập thông tin của tối thiểu 03 bất động sản có đặc điểm tương tự với thửa đất cần định giá về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, diện tích, kích thước, hình thể và tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất (sau đây gọi là bất động sản so sánh) đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trong khoảng thời gian không quá 02 năm tính đến thời điểm định giá đất. Nội dung thông tin thu thập bao gồm:

– Giá đất;

– Mục đích sử dụng đất, vị trí, diện tích, kích thước, hình thể, các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, thời điểm chuyển nhượng, trúng đấu giá quyền sử dụng đất và các thông tin khác có ảnh hưởng đến giá đất;

– Thông tin về tài sản gắn liền với đất.

c) Nguồn thông tin thu thập thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

d) Trong quá trình khảo sát, thu thập giá đất thị trường, người điều tra thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

Giá trị hiện tại của tài sản gắn liền với đất của bất động sản so sánh được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

– Giá trị xây dựng mới tại thời điểm định giá đất là chi phí thay thế để đầu tư xây dựng mới tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương hoặc chi phí tái tạo tài sản gắn liền với đất đó. Giá trị xây dựng mới bao gồm các khoản chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, lợi nhuận hợp lý cho người đầu tư xây dựng và các khoản thuế, phí phải nộp theo quy định của pháp luật.

– Giá trị hao mòn của tài sản gắn liền với đất bao gồm: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình (bao gồm hao mòn về mặt vật lý do hư hao dần trong quá trình khai thác sử dụng; hao mòn do lạc hậu về chức năng; thay đổi quy hoạch, suy thoái kinh tế và do tác động của các yếu tố bên ngoài).

Phương pháp tính giá trị xây dựng mới và giá trị hao mòn của tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp chưa có quy định hoặc hướng dẫn về phương pháp tính giá trị xây dựng mới và giá trị hao mòn thì việc tính toán thực hiện căn cứ vào thông tin, số liệu thực tế thu thập được trên thị trường.

3. Ước tính giá đất của bất động sản so sánh

Giá trị đất của bất động sản so sánh thực hiện theo công thức sau:

Việc ước tính giá đất của bất động sản so sánh thực hiện theo công thức sau:

Giá đất của bất động sản so sánh = Giá trị của bất động sản so sánh / Diện tích thửa đất của bất động sản so sánh.

Việc xác định giá đất của bất động sản cần định giá thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 3 của Thông tư này.4. Xác định giá đất của bất động sản cần định giá

Ví dụ về việc áp dụng phương pháp chiết trừ để xác định giá đất tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Thẩm Định Giá Bất Động Sản Bằng Phương Pháp Chiết Trừ

( TDVC Thẩm định giá bằng phương pháp chiết trừ) – Thẩm định giá bất động sản là số tiền ước tính về giá trị của quyền sở hữu bất động sản : quyền sử dụng đất, quyền sở sở hữu nhà, công trình vật kiến trúc gắn liền với đất đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá và cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp được quy định trong các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế. Phương pháp chiết trừ là phương pháp thẩm định giá bất động sản, là phương pháp xác định giá trị quyền sử dụng đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).

Phương pháp chiết trừ thường được áp dụng để xác định giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất trống trong trường hợp không có đủ thông tin giao dịch trên thị trường của các thửa đất trống tương tự mà chỉ có thông tin giao dịch của thửa đất có tài sản gắn liền với đất tương tự với thửa đất cần thẩm định giá.

Các bước tiến hành thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp chiết trừ:

Bước 1: Khảo sát và lựa chọn ít nhất 03 bất động sản mà thửa đất của các bất động sản đó có những đặc điểm tương tự với thửa đất của bất động sản thẩm định giá, cụ thể là đặc điểm về vị trí, diện tích, hình dạng, mục đích sử dụng đất, đặc điểm pháp lý, các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất. Đồng thời, thu thập thông tin về tài sản gắn liền với đất của bất động sản so sánh.

Các bất động sản được lựa chọn đã giao dịch thành công hoặc được chào mua hoặc được chào bán trên thị trường với địa điểm giao dịch, chào mua, chào bán tương tự với tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá hoặc gần với thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 2 năm kể từ thời điểm định giá.

Bước 2: Xác định giá trị các tài sản gắn liền với đất của các bất động sản so sánh (các bất động sản đã được lựa chọn tại Bước 1) tại thời điểm thẩm định giá.

Giá trị của tài sản gắn liền với đất của bất động sản so sánh

=

Giá trị xây dựng mới của tài sản gắn liền với đất của bất động sản so sánh tại thời điểm thẩm định giá

Giá trị hao mòn tại thời điểm thẩm định giá

Trong đó:

Giá trị xây dựng mới của tài sản gắn liền với đất của bất động sản so sánh tại thời điểm thẩm định giá được tính bằng chi phí tái tạo hoặc chi phí thay thế tạo ra tài sản gắn liền với đất. Cách xác định chi phí tái tạo, chi phí thay thế được hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ chi phí.

Giá trị hao mòn của tài sản gắn liền với đất của bất động sản so sánh tại thời điểm thẩm định giá được xác định theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ chi phí.

Bước 3: Xác định giá trị quyền sử dụng đất của bất động sản so sánh tại thời điểm thẩm định giá.

Giá trị quyền sử dụng đất của bất động sản so sánh

=

Giá giao dịch của bất động sản so sánh

Giá trị của tài sản gắn liền với đất của bất động sản so sánh

Giá giao dịch của bất động sản so sánh là giá giao dịch thành công hoặc giá giao dịch chưa thành công đã được điều chỉnh về mức giá có khả năng giao dịch thành công.

Giá trị của tài sản gắn liền với đất của bất động sản so sánh đã được xác định tại Bước 2.

Bước 4: Xác định giá trị quyền sử dụng đất của bất động sản thẩm định giá.

Giá trị quyền sử dụng đất của bất động sản thẩm định giá được xác định trên cơ sở giá trị quyền sử dụng đất của các bất động sản so sánh sau khi điều chỉnh các yếu tố khác biệt chính như điều kiện thanh toán, đặc điểm pháp lý, vị trí, diện tích, hình dạng, các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị quyền sử dụng đất, theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ thị trường. Thẩm định viên về giá cần có lập luận về cách lựa chọn tỷ lệ điều chỉnh của các yếu tố ảnh hưởng tới giá đất.

Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, Đơn vị Thẩm định giá bất động sản hàng đầu Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô vinh dự đón nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín năm 2023” và áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2023 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: tại chuyên mục tin Thẩm định giá của “Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp chiết trừ” Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.

Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090

Website: chúng tôi

Ví Dụ Về Phương Pháp Định Giá Đất – Phương Pháp Chiết Trừ – Luật Sư Đỗ Minh

Một ví dụ về phương pháp định giá đất chiết trừ trích từ phụ lục số 02 ban hành kèm thông tư 36/2014/TT-BTNMT

Ví dụ phương pháp chiết trừ:

Thửa đất cần định giá là một thửa đất ở tại thành phố A, giáp mặt đường nội bộ rộng 8m trong một khu đô thị mới, có diện tích 90m2 (mặt tiền 5m x chiều sâu 18m), trên thửa đất đã xây dựng nhà 3 tầng hoàn chỉnh. Việc xác định giá của thửa đất trên theo phương pháp chiết trừ thực hiện như sau:

Khảo sát, thu thập thông tin

Khảo sát thị trường, thu thập được thông tin về 03 bất động sản có đặc điểm tương tự với bất động sản cần định giá trong cùng khu đô thị trên. Để đơn giản, trong ví dụ này chỉ thực hiện ước tính giá đất của 01 bất động sản so sánh trong số 03 bất động sản đã giao dịch thành công.

Các thông tin thu thập được của bất động sản so sánh đó là một ngôi nhà có diện tích mặt bằng là 100m2 (nhà 03 tầng, diện tích xây dựng mỗi tầng 75m2; mặt tiền 5m) nằm tiếp giáp đường nội bộ khác rộng 8m; giá bán bất động sản (nhà và đất) giao dịch thành công là 7.200 triệu đồng, thời điểm chuyển nhượng cách thời điểm hiện tại 6 tháng, trong thời gian này giá đất trên thị trường tương đối ổn định.

Khi phân tích, so sánh mức giá do các yếu tố khác biệt giữa thửa đất của bất động sản so sánh với thửa đất của bất động sản cần định giá, xác định được tỷ lệ điều chỉnh mức giá là 6%.

Khảo sát thực địa và thị trường thu thập được số liệu sau:

– Đơn giá xây dựng ngôi nhà có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo giá thị trường hiện tại là 7 triệu đồng/m2 sàn (đơn giá trọn gói).

– Ngôi nhà đã được sử dụng 12 năm; tuổi đời kinh tế dự kiến là 40 năm.

    Xác định giá trị hiện tại của tài sản gắn liền với đất của các bất động sản so sánh

    – Tổng diện tích sàn xây dựng của ngôi nhà: 75m2/tầng x 3 tầng = 225 m2.

    – Chi phí thay thế xây dựng mới ngôi nhà có diện tích và tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương:

    7 triệu đồng/m2 x 225 m2 = 1.575 triệu đồng.

    – Xác định giá trị hao mòn:

    + Tỷ lệ hao mòn: áp dụng phương pháp xác định tỷ lệ hao mòn theo tuổi đời kinh tế:

    Tỷ lệ hao mòn của ngôi nhà=          1–Số năm sử dụng còn lạiTuổi đời kinh tế=          1          –28= 0,30 hoặc 30%40

    + Giá trị hao mòn: 1.575 triệu đồng x 30% = 472,5 triệu đồng

    – Giá trị hiện tại của ngôi nhà:

    1.575 triệu đồng – 472,5 triệu đồng = 1.102,5 triệu đồng

      Ước tính giá đất của bất động sản so sánh

      Giá trị đất của bất động sản so sánh là:

      7.200 triệu đồng – 1.102,5 triệu đồng = 6.097,5 triệu đồng

      Giá đất của bất động sản so sánh là:

      6.097,5 triệu đồng/100m2 = 60,975 triệu đồng/m2

        Ước tính giá đất của bất động sản cần định giá

        Tỷ lệ điều chỉnh mức giá do các yếu tố khác biệt giữa thửa đất của bất động sản so sánh với thửa đất của bất động sản cần định giá là 6%. Do đó giá đất ước tính của bất động sản cần định giá là:

        60,975 triệu đồng + (60,975 triệu đồng x 6%) = 64,634 triệu đồng/m2

        Làm tròn: 64,6 triệu đồng/m2

        Giả định có 02 bất động sản so sánh khác, áp dụng phương pháp xác định giá trị hiện tại của tài sản gắn liền với đất, xác định được giá đất lần lượt là: 58 triệu đồng/m2 và 65 triệu đồng/m2. Sau khi phân tích, so sánh mức giá do các yếu tố khác biệt giữa 02 thửa đất của 02 bất động sản so sánh này với thửa đất của bất động sản cần định giá, xác định được tỷ lệ điều chỉnh mức giá lần lượt là 7% và -2%.

        Từ đó, giá đất ước tính của bất động sản cần định giá theo giá đất của 02 bất động sản so sánh nêu trên là:

        58,0 triệu đồng + (58,0 triệu đồng x 7%) = 62,06 triệu đồng/m2

        65,0 triệu đồng + [65,0 triệu đồng x (-2%)] = 63,70 triệu đồng/m2

          Xác định giá đất của bất động sản cần định giá

          Giá đất của bất động sản cần định giá=64,6 + 62,06 + 63,70

          3

          =63,45 triệu đồng/m2

          Tỷ lệ chênh lệch giữa giá đất của bất động sản cần định giá với giá đất ước tính theo các bất động sản so sánh lần lượt là: -1,78% ; 2,24% và -0,39%.

          Do đó, giá đất của bất động sản cần định giá bảo đảm chênh lệch với các giá đất ước tính không quá 10%.

          Kết luận: Giá đất của bất động sản cần định giá là 63,45 triệu đồng/m2

Phương Pháp Khấu Trừ Thuế Gtgt Và Cách Tính Thuế Gtgt Theo Phương Pháp Khấu Trừ.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC:

“3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“3. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

b) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

d)Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

đ) Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Theo quy định trên thì bạn được đăng ký áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế.

Bạn nộp mẫu tờ khai 06/GTGT lên Cơ quan quản lý thuế và làm theo hướng dẫn của Cơ quan thuế để được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Dịch vụ báo cáo tài chính

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, cách xác định giá tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, Nghị định Số 209/2013/NĐ-CP và Luật số 31/2013/QH13 mới nhất hiện nay

Theo điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về việc kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cụ thể như sau:

1. Xác định số thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.

Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó

Nếu chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT:

– Những hoá đơn đặc thù như tem, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết, trên hoá đơn có thể hiện giá đã bao gồm thuế GTGT thì kế toán phải tách thuế theo công thức:

Giá thanh toán (tiền bán tem, vé…)

b. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

– Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu.

– Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư 219.

2. Đối tượng áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

c) Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế gồm:

– Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT < 1 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

– Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của DN đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

– Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

– Những DN có doanh thu < 1 tỷ phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo mẫu 06/GTGT cho cơ quan thuế, chậm nhất là ngày 20/12 của năm trước liền kề.

– Những DN mới thành lập phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT mẫu 06/GTGT tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

+ Khi gửi Thông báo thì DN không phải gửi các hồ sơ, tài liệu chứng minh như dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt, hóa đơn đầu tư, mua sắm, hồ sơ nhận góp vốn, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Cơ sở kinh doanh lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội Chuyên cung cấp các loại dịch vụ kế toán như :

Hotline: Mr Quân 0974 975 029 – 0941 900 994 Hỗ trợ: 24/7

Phương Pháp Chiết Xuất Saponin

Song hành cùng sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp sắc đẹp thì cũng có rất nhiều phương pháp ra đời để làm đẹp. Vậy nên cũng ta cũng cần nhắc đến một trong những phương pháp hữu hiệu bậc nhất mang tên saponin. Saponin được ứng dụng rộng rãi như là một phương pháp chiết xuất hữu hiệu nhất.

Các phương pháp chiết xuất saponin Chiết xuất saponin bằng dung môi

– Đối với nhóm saponin kiềm thuộc nhóm spirosolan và solanidan:

Nồi cách thủy đun nóng kèm với đó là bột dược liệu thêm methanol. Dịch lọc đem bốc hơi đến khô trên nồi cách thủy. Hòa tan cặn trong nồi đun nóng 80 độ cùng với acid acetic 5%, sau đó kiềm hóa bằng amoniac.

Tủy của nó được ly tâm sau đó hòa tan vào ethanol 96% để chấm sắc ký.

– Đối với saponin trung tính và acid:

Loại chất béo trong bột dược liệu bằng cách chiết với ether dầu hỏa. Sau đó chiết saponin bằng dung môi methanol – nước tỉ lệ 4:1. Dưới áp suất giảm ta có thể loại methanol. Sau đó hòa cặn trong nước để có dung dịch 10% rồi lắc với n – butanol.

Sau đó bốc hơi butanol dưới áp suất giảm rồi tiếp tục hòa cặn với methanol để có dung dịch chấm sắc ký.

Phương pháp chiết xuất Saponin bằng sắc ký cột Diaion HP-20

Bằng cách dung dịch mẫu trong nước được nạp lên cột có chứa Diaion HP – 20. Tiếp tục quá trình bằng (H 2­­­ O – MeOH) với nồng độ MeOH tăng dần lên.

Phương pháp chiết xuất Saponin bằng sóng siêu âm

Phương pháp này là tác động của sóng siêu âm tần số mạnh giúp tăng sự thẩm thấu trong dung môi và đồng thời tăng sự hòa tan dược chất.

Chúng ta thường sử dụng sâm Ngọc Linh để bồi bổ sức khỏe, và cũng chính nhờ phương pháp chiết xuất saponin bằng sóng siêu âm tạo ra, đóng vai trò quan trọng trong quy trình chiết xuất.

Những nguyên liệu được chiết xuất từ phương pháp saponin Chiết xuất saponin từ cây đinh lăng

Cùng tìm hiểu quá trìnhchiết xuất cây đinh lăngđược thực hiện theo phương pháp saponin qua quá trình sau đây:

– Chuẩn bị: Chuẩn bị nguyên liệu là lá cây đinh lăng được thu hái, phơi khô, xay hoặc nghiền. Nguyên liệu được chuẩn bị cho quá trình trích ly phải được bảo quản cẩn thận.

– Tiến hành trích ly saponin triterpenoid tổng với sự hỗ trợ của sóng siêu âm: Với sóng siêu âm cố định là 225 W/g trong thời gian 15 phút, nguyên liệu được pha trộn với nước với tỉ lệ chuẩn và được xử lý.

Kết thúc quá trình trích ly, thu được hỗn hợp được ly tâm ở nhiệt độ phòng và tốc độ là 5800 vòng/phút trong vòng 15 phút. Sau đó thu lấy phần dịch trong để chuẩn bị cho quá trình phân tích quang phổ.

Quy trình chiết xuất saponin đinh lăng trên phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố là: tỉ lệ nguyên liệu/nước, công suất siêu âm và thời gian siêu âm.

Phương pháp chiết xuất saponin từ sâm ngọc linh

Quy trìnhchiết xuất sâm Ngọc Linhtrong chiết xuất Saponin như sau :

– Chuẩn bị: Thu hái dược liệu sâm Ngọc Linh trên núi Ngọc Linh sau đó thái nhỏ và đưa đi phơi khô. Dung môi được sử dụng trong quá trình này là ethanol 85%.

– Lựa chọn phương pháp chiết xuất: Đó là sóng siêu âm với tần số 20Hz.

– Các bước tiến hành chiết xuất: Dược liệu sau khi được thái nhỏ, phơi khô, được ngâm chiết với dung môi được chuẩn bị trong vòng 5 lần, mỗi lần 400ml. Và tiến hành chiết xuất với sóng siêu âm là 40­ độ C trong vòng 5 giờ.

Dịch chiết được khai thác hết bằng cách tiếp tục thêm tiếp dung môi vào ngập dược liệu trong 5 lần tiếp theo. Tiếp tục chiết xuất bằng dịch nước sau quá trình sử dụng dịch cồn.

Gộp các dịch chiết ethanol và dịch chiết nước thu được lọc qua giấy lọc, gom lại và cất từng loại dung môi dưới áp suất giảm.

Như vậy là quá trình chiết xuất bằng sóng siêu âm là phương pháp khá hiện đại hiện nay với quy trình khá đơn giản.

Chiết xuất saponin từ nhân sâm

Quy trình chiết xuất saponin từ nhân sâm tương tự như cách thức chiết xuất ra sâm Ngọc Linh. Trong nhân sâm chứa các thành phần hóa học quan trọng như: Saponin, polyacetylene, tinh dầu…Có công dụng bổ sung, tăng cường sức khỏe tốt nên được sử dụng nhiều vào quá trình chiết xuất, gia công tạo sản phẩm được sử dụng thông dụng hàng ngày.

Một số chiết xuất được tạo nên như: Chiết xuất sâm Ngọc Linh, sâm K5, sâm Cao Ly…

Chiết xuất saponin từ đậu nành

Có thể nói, chiết xuất saponin từ đậu nành đóng vai trò quan trọng hiện nay.

Bởi những chiết xuất từ nó giúp ức chế sự phát triển của những tế bào ung thư biểu mô đại tràng. Đồng thời có tác dụng giảm cholesterol, giảm lipid máu.

DANH SÁCH MẠNG XÃ HỘI

https://www.tumblr.com/chietxuat3c/621856252067282944/c%C3%A1c-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-chi%E1%BA%BFt-xu%E1%BA%A5t-saponin-b%E1%BA%A1n-c%E1%BA%A7n-bi%E1%BA%BFt

https://www.linkedin.com/posts/chietxuat-3c-386ab119b_c%C3%A1c-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-chi%E1%BA%BFt-xu%E1%BA%A5t-saponin-b%E1%BA%A1n-c%E1%BA%A7n-activity-6681731387516628993-V3IF

https://www.plurk.com/p/nvyx7i

https://www.pinterest.com/pin/608478599646357881

Các phương pháp chiết xuất saponin#phuongphapchietxuat#chietxuatsaponin#chietxuatmypham#Chietxuatduocpham https://t.co/YP34VYErQh

— chietxuat3c (@chietxuat1) June 25, 2023

https://mix.com/chietxuat3c/ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-chi%E1%BA%BFt-xu%E1%BA%A5t-saponin

https://adfty.biz/news/cac-phuong-phap-chiEt-xu%E1%BA%A4t-saponin-b%E1%BA%A0n-c%E1%BA%A6n-biEt/

https://oneway.com/chietxuat/2wegsf_br60h07c6

https://www.stage32.com/post/2509760314212361222″