Trồng Hồng Xiêm, Kỹ Thuật Chiết Cành Hồng Xiêm

Trong việc trồng và chăm sóc hồng xiêm cần chú ý đến khâu bón phân, phòng trừ sâu bệnh và chống gió bão cho cây.

Cách trồng

Đào hố rộng 60cm, sâu 30-40cm, bón lót 30-40 kg phân chuồng hoai mục + 2 kg supe lân, trộn đều với đất bột, đặt cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố, lấp kín tưới ẩm và che nắng cho cây. Khoảng cách cây: 7x7m hoặc 8x8m.

Chăm sóc

– Chống gió bão cho cây:

Rễ hồng xiêm ăn nông, nên hằng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc để tầng rễ phát triển dày và cây cứng cáp.

– Mùa mưa bão cần chằng các cành chính vào các cây lớn, phạt bớt cành dày và cành ngoài tán.

Hồng xiêm được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

– Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.

– Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

– Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.

– Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.

– Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả, phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.

Nông thôn ngày nay 5/2004

Kỹ thuật chiết cành hồng xiêm

Để giúp các nhà vườn chiết cành hồng xiêm đạt hiệu quả cao nhất, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phổ biến phương pháp sau:

Chọn những cây cho năng suất cao, quả ngọt và chọn cành không quá già, đường kính 1,5-3cm. Dùng dao sắc khoanh bỏ vỏ thân cành một đoạn 3-5cm, cạo sạch lớp vỏ đến tận gỗ, phơi từ 3-7 ngày, sau đó bọc bầu chiết. Trước khi bọc bầu nên dùng các chất kích thích sinh trưởng NAA hay IBA pha sẵn quét lên thành mép khoanh vỏ để tăng cường khả năng ra rễ cho cành chiết. Bầu chiết dùng phân chuồng hoai mục trộn với đất bùn ao phơi khô giã nhỏ, tỷ lệ mỗi loại vật liệu là 50%, một bầu từ 150-300g, sau đó cuốn theo hình quả trám, đường kính từ 6-8cm, dài 10-12cm, dùng túi nilon buộc kín 2 đầu và tưới nước ẩm.

Khi nào thấy rễ cành chiết dày đặc có màu nâu vàng thì dùng cưa sắc cắt xuống, bóc bỏ lớp vỏ nilon rồi dùng rơm bện bùn ao quấn thay thế vào bầu chiết rồi phủ cát lên trên, đặt vào nơi râm mát có giàn che và tưới ẩm, giữ thêm khoảng hơn 1 tháng cho bộ rễ phát triển hoàn chỉnh và đủ độ già mới đem đi trồng thì tỷ lệ sống sẽ rất cao.

Bạch Thanh – Hà Nội mới, 27/06/2009

Sâu bệnh hại cây sa pô

1. Sâu đục trái

Cách gây hại:

Sâu phá từ lúc trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch, gây thiệt hại trầm trọng, có thể làm rụng trái 30% và giảm phẩm chất trái 60%.

Biện pháp phòng trừ:

– Hái tiêu huỷ tất cả các trái bị sâu mùa trước còn sót lại, tránh lây lan cho mùa sau.

– Dùng 1 trong các loại thuốc sau: Karate, Cyper Alpha… phun định kỳ 2 lần/ngày.

2. Bọ đục cành

Cách gây hại:

Bù xè đục thành đường dưới vỏ và đục vào trong gỗ thân chính, hoặc các cành lớn làm cho cành gãy khi có gió mạnh. Cành cây bị chảy mủ từng đoạn và phân gỗ trắng đổ ra rơi trên mặt đất

Biện pháp phòng trừ:

– Tránh gây thương tích trên thân và cành tạo đường xâm nhập cho bù xè.

3. Ruồi đục trái

Cách gây hại:

Khi trái chín, ruồi đẻ trứng và dòi đục vào ăn bên trong trái, làm trái thối, gây thiệt hại đáng kể.

Biện pháp phòng trừ:

– Thu hoạch khi trái vừa chín.

– Dùng chất dẫn dụ Metyleugenol trộn với thuốc sát trùng hoặc dùng chất Vizubon D để diệt ruồi.

4. Rệp sáp và rầy mềm

Cách gây hại:

Tấn công đọt non, lá và trái, làm giảm phẩm chất của trái.

Biện pháp phòng trừ:

Đây là đối tượng khó phòng trừ nên phun xịt định kỳ 5-7 ngày/lần, bằng các loại thuốc Trebon, Applaurd, Fenbis, Karate.

5. Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia versicolor Speg)

Triệu chứng:

Trên lá có nhiều đốm bệnh, lúc đầu nhỏ, có màu nâu đỏ. Đốm bệnh lớn dần có hình tròn, đường kính 1-3 mm, có tâm xám trắng viền màu nâu sậm hay nâu đỏ. Nấm sẽ hình thành ổ nấm là những vết đen, nhỏ bằng đầu kim ở tâm đốm bệnh.

Biện pháp phòng trừ:

Phun các loại thuốc thông thường như hỗn hợp Bordeaux, Copper zine, Copper B, Zineb hay Benomyl ở nồng độ 2/1.000.

6. Bệnh thán thư (do nấm Glomerella cingulata)

Triệu chứng:

Trên cả 2 mặt lá có các đốm bất dạng, màu vàng. Đốm bệnh sau đó biến sang màu xám trắng hay nâu nhạt và tạo nhiều ổ nấm đen trên đó. Nhiễm nặng, lá sẽ bị vàng.

Biện pháp phòng trừ:

Phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng Zineb nồng độ 2/1.000.

7- Bệnh đốm lá (do nấm Phaeophleosporaindica Chim)

Triệu chứng:

Trên lá có nhiều đốm tròn, nhỏ màu đỏ hay nâu đỏ, tâm màu xám trắng. Lá bệnh bị rụng sớm. Do lá bị rụng nhiều nên năng suất giảm.

Biện pháp phòng trừ:

Phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng Zineb (2/1.000) hay Copper – Zinc (3/1.000).

8- Bệnh đốm rong (do rong Cephaleuros virescens)

Triệu chứng:

Lá có các đốm tròn đường kính khoảng 0,5-1 cm; màu nâu trên có rêu phủ màu rỉ sắt như lớp nhung. Mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt.

Biện pháp phòng trừ:

Phun bằng các loại thuốc gốc đồng như: Bordeaur 1%, Copper – Zinc ở nồng độ 2-3/1.000.

9- Bệnh cháy bìa lá (do nấm Fusicoccum sapoticola Chim Rao)

Triệu chứng:

Dọc theo bìa lá có các vết bất dạng, nhỏ, màu nâu. Sau đó các nhóm liên kết làm lá cháy từng mảng bất dạng.

Biện pháp phòng trừ: Phun zineb, Maneb, Benomyl ở nồng độ 2/1.000.

Kỹ sư Dương Khoa Văn (Báo Cà Mau, 24/11/2012)

Kỹ Thuật Chiết Cành Hồng Xiêm

Hồng xiêm luôn được coi là ‘vật phẩm’ nhưng cũng rất kén đất trồng, vậy làm thế nào để chiết cành hồng xiêm mau ra quả, năng suất cao. Chính vì thế, Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người cách chiết cành hồng xiêm đạt hiệu quả cao nhất

1. Đặc tính của hồng xiêm

Hồng xiêm là cây thân gỗ sống lâu và xanh tốt quanh năm. Hồng Xiêm là cây trồng ưa thích khí hậu nóng ẩm, lượng mưa từ 1.500 – 4.000 mm, Cây hồng xiêm công trình rất dễ trồng và không kén đất, ít bị sâu bệnh và chịu được úng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt đô 23 – 34 độ C.

Hồng xiêm có thể cao tới 30-40 m. Nó là loại cây có khả năng chống gió tốt và vỏ cây rất nhiều nhựa màu trắng, giống như gôm. Lá của chúng có màu xanh lục và bóng mặt. Lá mọc cách tập trung đầu cành, hình elip hay ôvan, dài 7-15 cm, với mép trơn. Hoa màu trắng, không dễ thấy, có hình dáng tương tự như quả chuông và có 6 tràng hoa hình thùy.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Kéo khoanh vỏ chiết cành

Dao chiết cành

Cưa cắt cành

3. Thời vụ chiết cành hồng xiêm

Thời vụ chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân và ra hoa (khoảng tháng 3 – 4) và có thể kéo dài quanh năm, nhưng tốt nhất người ta chọn vào đầu mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa. Còn ở phía Nam, ta nên trồng hồng xiêm vào mùa mưa, khoảng tháng 4, tháng 5. Vì tán cây rộng, nên lúc trồng nhiều ta phải lưu ý để hàng cách hàng khoảng 7 – 10m và cây cách cây từ 6 – 8m.

4. Tiến hành chiết cành hồng xiêm

Chiết cành là phương pháp phổ biến đối với hồng xiêm, dễ làm song nhược điểm là hệ số nhân giống không cao. Hồng xiêm chiết cần phải đúng vụ, đúng kỹ thuật mới phát triển tốt

Khi bắt đầu chiết cành nên chọn cây giống tốt, cho năng suất cao, quả ăn ngon và cành chiết không quá già, đường kính 1,5 – 3,0 cm trên cây đang độ tuổi sung sức (7 – 15 tuổi), cây không sâu bệnh, chất lượng quả tốt, sản lượng cao.

Bước 1: Dùng kéo khoanh vỏ chiết cành chuyên dụng hoặc dao sắc khoanh bỏ vỏ thân cành một đoạn 3-5cm, cạo sạch lớp vỏ đến tận gỗ, phơi từ 3-7 ngày.

Bước 2: Sau khi phơi xong, bạn sẽ bọc bầu chiết.

Bước 3: Trước khi bọc bầu nên dùng các chất kích thích sinh trưởng NAA hay IBA pha sẵn quét lên thành mép khoanh vỏ để tăng cường khả năng ra rễ cho cành chiết. Vật liệu bó bầu: phân chuồng hoai trộn với đất ải (tỷ lệ mỗi thứ 50%) hoặc có thể dùng rơm, bột xơ dừa (loại mịn), tro trấu để làm chất độn. Sau đó dùng nước tưới ẩm và dùng giấy nilông buộc kín 2 đầu bầu chiết. Tuỳ theo độ lớn cành mà bầu chiết có thể lớn hoặc bé. Thường bầu chiết có đường kính 6 – 8 cm, chiều cao bầu chiết 10 – 12 cm, lượng đất và phân cho 1 bầu chiết là 150 – 300g.

Bước 4: Bạn sẽ quan sát bầu triết theo ngày, khi nào thấy rễ cành chiết dày đặc có màu nâu vàng thì dùng cưa sắc cắt xuống, bóc bỏ lớp vỏ nilon rồi dùng rơm bện bùn ao quấn thay thế vào bầu chiết rồi phủ cát lên trên.

Bước 5: Bạn đặt bàu chiết vào nơi râm mát có giàn che và tưới ẩm, giữ thêm khoảng hơn 1 tháng cho bộ rễ phát triển hoàn chỉnh và đủ độ già mới đem đi trồng thì tỷ lệ sống sẽ rất cao.

5. Chú ý

– Khi cắt khoanh vỏ cành chiết, hồng xiêm chảy nhựa mủ: kinh nghiệm của nhân dân Xuân Đỉnh là dùng ít đất bột xoa xung quanh mép trên của vết cắt để hạn chế nhựa mủ chảy.

– Chiều dài khoanh vỏ bầu chiết phải bằng 1,5 – 2 lần đường kính cành chiết. Sau khi khoanh bỏ lớp vỏ, phải cạo bỏ hết lớp tế bào tượng tầng dính trên lõi gỗ.

– Có thể dùng chất kích thích sinh trưởng NAA, IBA nồng độ 2.000 – 4.000 ppm trộn với nguyên liệu bó bầu. Bó bầu bằng ny lon màu trắng, buộc bằng dây mềm, đầu tiên buộc hơi lỏng, đầu dưới buộc chặt.

Hướng Dẫn Cách Chiết Cành Hồng Xiêm

Hồng xiêm luôn được coi là ‘vật phẩm’ nhưng cũng rất kén đất trồng, vậy làm thế nào để chiết cành hồng xiêm mau ra quả, năng suất cao. Chính vì thế, Nghề nông xin được chia sẻ đến mọi người cách chiết cành hồng xiêm đạt hiệu quả cao nhất

1. Đặc tính của hồng xiêm

Hồng xiêm là cây thân gỗ sống lâu và xanh tốt quanh năm. Hồng Xiêm là cây trồng ưa thích khí hậu nóng ẩm, lượng mưa từ 1.500 – 4.000 mm, Cây hồng xiêm công trình rất dễ trồng và không kén đất, ít bị sâu bệnh và chịu được úng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt đô 23 – 34 độ C.

Hồng xiêm có thể cao tới 30-40 m. Nó là loại cây có khả năng chống gió tốt và vỏ cây rất nhiều nhựa màu trắng, giống như gôm. Lá của chúng có màu xanh lục và bóng mặt. Lá mọc cách tập trung đầu cành, hình elip hay ôvan, dài 7-15 cm, với mép trơn. Hoa màu trắng, không dễ thấy, có hình dáng tương tự như quả chuông và có 6 tràng hoa hình thùy.

2. Chuẩn bị dụng cụ

– Dụng cụ không thể thiếu trong kĩ thuật chiết cành hồng xiêm gồm: kéo khoanh vỏ chiết cành, dao chiết cây sắc nhọn, cưa cắt cành cây

3. Thời vụ chiết cành hồng xiêm

Thời vụ chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân và ra hoa (khoảng tháng 3 – 4) và có thể kéo dài quanh năm, nhưng tốt nhất người ta chọn vào đầu mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa. Còn ở phía Nam, ta nên trồng hồng xiêm vào mùa mưa, khoảng tháng 4, tháng 5. Vì tán cây rộng, nên lúc trồng nhiều ta phải lưu ý để hàng cách hàng khoảng 7 – 10m và cây cách cây từ 6 – 8m.

4. Tiến hành chiết cành hồng xiêm

Chiết cành là phương pháp phổ biến đối với hồng xiêm, dễ làm song nhược điểm là hệ số nhân giống không cao. Hồng xiêm chiết cần phải đúng vụ, đúng kỹ thuật mới phát triển tốtKhi bắt đầu chiết cành nên chọn cây giống tốt, cho năng suất cao, quả ăn ngon và cành chiết không quá già, đường kính 1,5 – 3,0 cm trên cây đang độ tuổi sung sức (7 – 15 tuổi), cây không sâu bệnh, chất lượng quả tốt, sản lượng cao.

Bước 1: Dùng kéo khoanh vỏ chiết cành chuyên dụng hoặc dao sắc khoanh bỏ vỏ thân cành một đoạn 3-5cm, cạo sạch lớp vỏ đến tận gỗ, phơi từ 3-7 ngày.

Bước 2: Sau khi phơi xong, bạn sẽ bọc bầu chiết.

Bước 3: Trước khi bọc bầu nên dùng các chất kích thích sinh trưởng NAA hay IBA pha sẵn quét lên thành mép khoanh vỏ để tăng cường khả năng ra rễ cho cành chiết. Vật liệu bó bầu: phân chuồng hoai trộn với đất ải (tỷ lệ mỗi thứ 50%) hoặc có thể dùng rơm, bột xơ dừa (loại mịn), tro trấu để làm chất độn. Sau đó dùng nước tưới ẩm và dùng giấy nilông buộc kín 2 đầu bầu chiết. Tuỳ theo độ lớn cành mà bầu chiết có thể lớn hoặc bé. Thường bầu chiết có đường kính 6 – 8 cm, chiều cao bầu chiết 10 – 12 cm, lượng đất và phân cho 1 bầu chiết là 150 – 300g.

Bước 4: Bạn sẽ quan sát bầu triết theo ngày, khi nào thấy rễ cành chiết dày đặc có màu nâu vàng thì dùng cưa sắc cắt xuống, bóc bỏ lớp vỏ nilon rồi dùng rơm bện bùn ao quấn thay thế vào bầu chiết rồi phủ cát lên trên.

Bước 5: Bạn đặt bàu chiết vào nơi râm mát có giàn che và tưới ẩm, giữ thêm khoảng hơn 1 tháng cho bộ rễ phát triển hoàn chỉnh và đủ độ già mới đem đi trồng thì tỷ lệ sống sẽ rất cao.

5. Chú ý

– Khi cắt khoanh vỏ cành chiết, hồng xiêm chảy nhựa mủ: kinh nghiệm của nhân dân Xuân Đỉnh là dùng ít đất bột xoa xung quanh mép trên của vết cắt để hạn chế nhựa mủ chảy.– Chiều dài khoanh vỏ bầu chiết phải bằng 1,5 – 2 lần đường kính cành chiết. Sau khi khoanh bỏ lớp vỏ, phải cạo bỏ hết lớp tế bào tượng tầng dính trên lõi gỗ.– Có thể dùng chất kích thích sinh trưởng NAA, IBA nồng độ 2.000 – 4.000 ppm trộn với nguyên liệu bó bầu. Bó bầu bằng ny lon màu trắng, buộc bằng dây mềm, đầu tiên buộc hơi lỏng, đầu dưới buộc chặt.

Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Xiêm Chiết Cành Nhanh Ra Quả

Hồng xiêm hay người Việt chúng ta còn hay gọi chúng là cây “sa pô chê” do tên này bắt nguồn từ tiếng Pháp là Sapotille hiện nay đang được trồng rất nhiều và phổ biến ở rất nhiều vùng miền ở nước ta. Ngày nay, Hồng Xiêm đã dần dần trở thành thế mạnh, nguồn thu nhập to lớn cho những người nông dân nghiên cứu về nó và trồng thành công.

Hồng xiêm chiết cần phải đúng vụ, đúng kỹ thuật mới phát triển tốt, khi chiết hồng xiêm nên chọn giống tốt, cành chiết không quá già. Thời vụ chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân, nhưng tốt nhất nên chọn vào mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa.

Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm chiết cành nhanh ra quả

Có rất nhiều chia sẻ của người dân về cách trồng cây hồng xiêm bằng phương pháp chiết cành:

“Sau khi khoanh vỏ, ta để ít ngày cho nhựa ra bớt, sau đó rửa qua rồi để khô. Lúc này mới bôi chất kích thích ra rễ và bó lại. Khi chỗ chiết rễ đã ra đầy, ta cắt cành chiết nhưng không mang đi trồng ngay. Ta xé bầu và giâm nó xuống cát ẩm độ một tuần. Rễ thứ cấp sẽ ra tua tủa. Lúc này ta cắt bớt lá của cành chiết và đưa đi trồng.” – Ông Nụ chia sẻ kinh nghiệm chiết cành hồng xiêm“Cây ghép thường chỉ 2 năm là đã cho quả. Tuy hồng xiêm chịu được hạn nhưng trong thời cây còn nhỏ, phải chú ý tưới cho cây, ít nhất cũng 2 lần/tuần. Nhưng vào mùa mưa thì lại phải lo thoát nước cho cây.” Ông Nghĩa chia sẻ“Khi trồng hồng xiêm còn phải chú ý tới việc xén, tỉa bớt các cành già, cành ở sâu trong lùm, cành bị sâu bệnh hoặc các cành tược (cành mọc thẳng đứng). Ta nên thực hiện vào lúc sau thu hoạch.” – Anh Nghị cho biết

Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm bằng phương pháp chiết cành được chia sẻ từ Phụ nữ today: “Hướng dẫn trồng hồng xiêm chiết mau ra quả, năng suất cao”

Hồng xiêm luôn được coi là ‘vật phẩm’ nhưng cũng rất kén đất trồng, vậy làm thế nào để trồng hồng xiêm chiết mau ra quả, năng suất cao?

Kỹ thuật chiết cành cho hồng xiêm

Để giúp các nhà vườn chiết cành hồng xiêm đạt hiệu quả cao nhất, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phổ biến phương pháp sau:

Khi bắt đầu chiết cành, bạn nên chọn những cây cho năng suất cao, quả ngọt và chọn cành không quá già, đường kính 1,5-3cm. Bạn sử dụng những bước sau đây:

Bước 1: Dùng dao sắc khoanh bỏ vỏ thân cành một đoạn 3-5cm, cạo sạch lớp vỏ đến tận gỗ, phơi từ 3-7 ngày.

Dùng dao sắc để cắt bỏ lớp vỏ ngoài của thân

Bước 2: Sau khi phơi xong, bạn sẽ bọc bầu chiết.

Bước 3: Trước khi bọc bầu nên dùng các chất kích thích sinh trưởng NAA hay IBA pha sẵn quét lên thành mép khoanh vỏ để tăng cường khả năng ra rễ cho cành chiết. Bầu chiết dùng phân chuồng hoai mục trộn với đất bùn ao phơi khô giã nhỏ, tỷ lệ mỗi loại vật liệu là 50%, một bầu từ 150-300g, sau đó cuốn theo hình quả trám, đường kính từ 6-8cm, dài 10-12cm, dùng túi nilon buộc kín 2 đầu và tưới nước ẩm.

Bước 4: Bạn sẽ quan sát bầu triết theo ngày, khi nào thấy rễ cành chiết dày đặc có màu nâu vàng thì dùng cưa sắc cắt xuống, bóc bỏ lớp vỏ nilon rồi dùng rơm bện bùn ao quấn thay thế vào bầu chiết rồi phủ cát lên trên.

Sau khi ra rễ, có thể cắt bầu chiết và trồng xuống đất

Bước 5: Bạn đặt bàu chiết vào nơi râm mát có giàn che và tưới ẩm, giữ thêm khoảng hơn 1 tháng cho bộ rễ phát triển hoàn chỉnh và đủ độ già mới đem đi trồng thì tỷ lệ sống sẽ rất cao.

Các bước chuẩn bị trồng hồng xiêm chiết cành cho năng suất cao

+ Đối với ĐBSCL được trồng quanh năm, nhưng thời vụ thích hợp nhất là trồng vào mùa mưa.

+ Đối với Bắc Bộ thời vụ thích hợp là trồng vào mùa xuân.

Để trồng cây hồng xiêm chiết cành, bạn nên đào hố sâu 60 x 60cm đối với vùng đất cao và lên mô cao 40cm, rộng 1m, mỗi mô cách nhau 6-8m đối với vùng đất thấp.

Bạn nên sử dung phương pháp bón lót sử dụng 20-30kg phân chuồng hoai mục + 40gr SITTO PHAT 20-20-15-3SiO2+TE, trộn đều với lớp đất mặt, lấp đầy hố, khi trồng moi đất để đặt bầu rồi nén chặt đất lại.

Khi trồng cây, bạn phải có một chế độ bón phân hợp lý

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý tưới thúc bằng cách pha 50gr SITTO PHAT 20-20-15-3SiO2+TE trong 10 lít nước, tưới định kỳ 1 tháng 1 lần.

Lưu ý đối với các bạn trồng: Thông thường cây hồng xiêm cho 5-6 đợt trái trong năm, vì vậy bạn cần bổ sung sau mỗi đợt thu hoạch trái 30 ngày là thích hợp nhất.

+ Khi thu hoạch, lớp nâu xám ngoài vỏ quả rạn nứt và bong ra, vỏ quả chuyển sang màu xanh và nhẵn.

+ Khi hái mủ ở cuống trái chảy ra ít hoặc không có mủ. Cắt đôi quả ra ta thấy thịt quả chuyển màu nâu vàng.

Một số loại bệnh mà cây hay gặp phải

Trên cây hồng xiêm thường xuất hiện nhiều loại sâu gây hại, làm giảm năng suất trái như: sâu đục trái, bọ đục cành, rệp sáp và rầy mềm, bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia versicolor Speg),.. Khi gặp phải những triệu chứng này, bạn nên tìm đến những chuyên giai chăm sóc cây để được tư vấn và cung cấp những loại thuốc đặc trị.

Kỹ thuật trồng cây Hồng Xiêm chiết cành nhanh ra quả Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Cây giống, Giống cây ăn quả, Giống cây Hồng Xiêm

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách trồng cây hồng xiêm, kinh nghiệm trồng cây hồng xiêm, Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm, kỹ thuật trồng cây hồng xiêm chiết cành, trồng cây hồng xiêm chiết cành

Nhân Giống Hoa Hồng Bằng Phương Pháp Chiết Cành

Chiết có nghĩa là bẻ gãy. Chiết cành là phương pháp tách rời cành ra khỏi cây hoa Hồng mẹ để tạo ra một cây mới. Công việc chiết cành rất dễ, nhưng phải áp dụng đúng kỹ thuật mới thành công.

Có hai cách chiết cành hồng:

1/ Cách giản dị nhất, đỡ tốn công nhất là chọn một cành dài vừa ý gần sát gốc, lấy đoạn cuối cành có chiều dài khoảng 20 phân, cắt ra một khanh vỏ dài chừng 2 phân. Điều cần là phải cạo cho sạch hết lớp vỏ này thì đoạn chiết mởi ra rễ. Việc kế tiếp là uốn cong cành xuống, sao cho nơi bị tróc vỏ tiếp giáp sát mặt đất (nếu chôn vùi xuống đất lại càng hay), đắp đất phủ lên trên, rồi dùng que tre cắm xuống đất gài qua lại để giữ chặt cho cành Hồng nằm yên đúng vị trí như vậy… Nếu chiết vào mùa mưa thì khỏi tưới, nhưng nếu gặp lúc nắng hạn thì mỗi ngày nên tưới vào ụ đất chiết đó một vài lần để đất được ẩm giúp cây mau ra rễ. Chiết theo cách này chỉ độ ba tuần là chỗ chiết đã ra rễ, cắt rời cành trồng được. Tôt nhất là sau 2 tuần tính từ ngày bóc vỏ, ta nên cẩn thận thăm dò xem tình trạng ra rễ của cây ra sao…

2/ Trước hết ta nên chọn một cành to bằng chiếc đũa ăn cơm, không già lắm mà cũng không được non lắm của cây Hồng mẹ mà ta biết chắc là nó có những đặc tính tốt. Cành hồng chiết chỉ cần có độ dài từ 15 cm đến 20 cm là vừa. Cành chiết mà dài quá cây con sau này sẽ cao lêu nghêu, trong khi bộ rễ nó còn yếu không đủ sức nuôi cây.

Ngay chỗ định chiết, ta dùng dao bén bóc rời ra một khanh vỏ rộng 2 phân. Sau dó dùng hỗn hợp đất trộn với phân bò khô ốp quanh nơi vừa bóc vỏ tạo thành bầu chiết to bằng trái cau cho cây ra rễ. Bên ngoài bầu, dùng một miếng ni lông trắng nhỏ quấn quanh bầu chiết sao cho vừa chặt vừa kín là dược. Hai đầu bầu chiết phải dùng dây ni lông cột chặt để nước mứa cũng như nước tưới không xâm nhập được vào bên trong. Thế là xong việc.

Nhờ vào sự ủ kín nên bên trong bầu có được độ ẩm cần thiết giúp cây ra rễ nhanh. Khoảng nửa tháng sau khi chiết, ta đã thấy nhiều rễ con màu trắng xuất hiện, nhưng tốt nhất phải chờ thêm một tuần nữa mới dùng dao bén cắt lìa cành chiết ra đem trồng xuống đất hay vào chậu kiềng.

Chiết cành theo cách này hàng ngày không phải tổn công tưới nước vào bầu chiết.

Ta có thể dùng hỗn hợp đất và phân bò bằng rễ cây lục bình cũng được. Rễ cây lục bình cần phải ngâm trong nước sạch trước một ngày cho thật sạch phèn sau đó phơi khô. Trước khi sử dụng thì nhúng nước cho mềm, vắt ráo nước rồi mới bó quanh chỗ cành vừa bóc vỏ. Tất nhiên bên ngoài vẫn dùng miếng ni lông quấn chặt và cột dây hai dầu bầu chiết như trên.

Cây Hồng chiết cành bộ rễ rất yếu, vì vậy sau khi cắt rời khỏi cây mẹ ta nên dặt vào bầu ương (để trong mát, môi trường sông nhiều dinh dưỡng, chăm sóc kỹ) trong vài tuần để bộ rễ được già dặn, rồi mới bứng ra trồng thẳng vào chậu hay ra vườn.

Thời gian đầu, ta nên dùng những que tre chống làm giá đỡ cho cây con đứng vững trước sức càn lướt của mưa gió.

Posted in Chiết hoa hồng, Nhân giống hoa hồng