PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÀNH VI (Applied Behavior Analysis or ABA)
Vào những nămcuối thập niên 60 và 70, Tiến Sỹ Ole Ivar Lovaas (1927-2010), một chuyên gia tâm lý thuộc trường phái Skinner, là người đầu tiên khởi xướng phương pháp phân tích và trị liệu hành vi (ABA/DTT) cho chứng tự kỷ tại Đại Học UCLA (University of California, Los Angeles).
1) Dạy kỹ năng (teaching skills): Chú trọng đến những kỹ năng cần đạt được của trẻ tự kỷ bằng cách phân chia hay soạn thảo những kỹ năng đó thành nhiều đoạn nhỏ hay bài học ngắn để giảng dạy. Ví dụ, để dạy trẻ tự kỷ về nói và ngôn ngữ, các chuyên viên ABA thường tiến hành những bước sau:
Dạy trẻ ngồi yên, mắt nhìn thẳng.
Dạy trẻ biết phân biệt âm giọng, sử dụng từ ngữ để liên tưởng đến vật thể.
Dạy trẻ biết dùng hình ảnh đúng với vật thể.
Dạy trẻ biết bắt chước những động tác của người lớn.
Dạy trẻ biết nối kết từ ngữ thành những câu đơn giản như “con muốn ăn cơm”.
2) Loại bỏ những hành vi không thích hợp (eliminating interfering behaviors): Mục đích của ABA là loại bỏ những hành vi có tác động tiêu cực, ngăn trở sự học tập, gây khó khăn trong giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ ở nhà trường và ở những môi trường sinh hoạt khác, chẳng hạn trẻ tự kỷ chỉ thích, chơi một mình, không chăm chú, không hợp tác, chống đối, lên cơn, trốn chạy, hay những hành động tự kích (self-stimulated) như thích nhìn đèn điện, xoay vần vật thể, nhún mình v.v…
Trong những buổi học đầu tiên, các chuyên viên ABA ứng dụng phương pháp phân đoạn, lặp đi, lặp lại, đơn giản và rõ ràng(Discrete Trial Training or DTT) bằng cách soạn thảo những câu hỏi cho công việc đòi hỏi trẻ phải thực hiện hay trả lời. Ví dụ, người giảng dạy ra lệnh cho trẻ vừa bằng lời, vừa bằng dấu hiệu (Discriminative Stimulus or SD) như vỗ tay, sờ trán, sờ tai. Nếu trẻ chưa trả lời vì phân vân hay rối trí, người giảng dạy cầm tay trẻ, giúp trẻ thực hiện những động tác nầy. Dần dần, khi trẻ quen với hiệu lịnh và thực hiện được những đòi hỏi đơn giản trên, sự nhắc nhở sẽ giảm đi và sự đòi hỏi khác sẽ được thêm vào như vừa vỗ tay, vừa dậm chân, sờ mũi, trán, tay. Sau mỗi hành động trẻ thực hiện được, chuyên viên hướng dẫn sẽ ngợi khen bằng lời nói hay tưởng thưởng trẻ bằng bánh kẹo hay những gì trẻ thích, cho giải lao trong chốc lát rồi đưa trẻ trở về lại với những động tác đã được huấn luyện. Theo thời gian, sự đòi hỏi hay công việc trẻ phải thực hiện sẽ gia tăng nhiều hơn và thời gian giải lao có thể kéo dài để tránh tình trạng căng thẳng cho trẻ.
Vào năm 1987, Lovaas và đồng sự có viết báo cáo về kết quả nghiên cứu của phương pháp phân tích, ứng dụng trị liệu hành vi, gọi là ABA của 38 trẻ tự kỷ bao gồm các trẻ nhỏ hơn 40 tháng tuổi (3 tuổi 4 tháng) nếu trẻ chưa nói được. Nhỏ hơn 46 tháng (3 tuổi 10 tháng) nếu trẻ nói được, nhưng thường lặp đi, lặp lại như vẹt.
Các em được chia làm 2 nhóm:
Trước khi sự trị liệu bắt đầu, 38 trẻ tự kỷ trong 2 nhóm được đo lường hay trắc nghiệm về khả năng trí tuệ và thích ứng với đời sống (pre-test). 2 năm sau, chương trình trị liệu chấm dứt, 38 trẻ trong 2 nhóm được đo lường hay trắc nghiệm lại (post-test).
Kết quả đạt được : 47% hay 9 trong số 19 trẻ tự kỷ thuộc nhóm được nhiều thời gian trị liệu, có khả năng trí tuệ tiến bộ đến mức bình thường, có thể theo học ở các lớp dành cho trẻ không bị khuyết tật và không cần đến sự can thiệp của chương trình giáo dục đặc biệt ở nhà trường. Ngược lại, chỉ có 1 trong 19 đứa trẻ thuộc nhóm được ít thời gian trị liệu, 10 tiếng một tuần, đạt được khả năng trí tuệ trung bình. Như vậy số lượng 10 tiếng trị liệu trong 1 tuần thật sự không đủ để giúp trẻ tự kỷ tiến bộ đến mức trung bình. Theo Lovaas và đồng sự, trẻ tự kỷ phải cần số lượng 40 tiếng trị liệu trong 1 tuần mới có thể đạt được khả năng trí tuệ của một đứa trẻ bình thường. Nói cách khác, số lượng 40 tiếng 1 tuần, theo nghiên cứu của Lovaas, là điều kiện để trẻ tự kỷ đạt được những mục tiêu sau:
Lồng vào những mục đích trên là sự rèn luyện những kỹ năng, kiến thức căn bản để chuẩn bị vào trường như trao dồi từ vựng, phân biệt hình thể, mầu sắc, số đếm, mẫu tự, cũng như khả năng xử dụng ngôn từ có chủ đích.
Ở giai đoạn đầu của ABA, các chuyên viên ABA thường huấn luyện phụ huynh những căn bản cần thiết để họ giúp đỡ thêm cho trẻ ở gia đình và khuyến khích phụ huynh trở thành những thành viên thuộc nhóm trị liệu. Vào những giai đoạn sau, chương trình trị liệu nhắm vào sự diễn đạt ngôn ngữ có tính trừu tượng, dạy trẻ biết học bằng sự quan sát, bắt chước và biết bày tỏ xúc cảm một cách thích hợp.
Trọng tâm của ABA chính là sự ứng dụng phương pháp giảng dạy được soạn thảo riêng và phân đoạn đơn giản, rõ ràng, có tính lặp đi, lặp lại, gọi là ABA/DTT.
PHƯƠNG PHÁP DISCRETE TRIAL TRAINING ( DTT)
Phương pháp nầy có thể ứng dụng ở nhà , ở trung tâm ở trường , hoặc ở một địa điểm yên tịnh nào đó, tùy vào điều kiện, giờ giấc sinh hoạt của gia đình và nhu cầu của trẻ tự kỷ.
1) Giảng viên phải thu hút sự chú ý của trẻ.
3) Giảng viên phải nhắc nhở nếu trẻ chưa thực hiện đúng với hiệu lịnh. Sự nhắc nhở của giảng viên có thể :
b) bằng sự phụ giúp cử động thân mình, chân tay của trẻ
d) bằng sự di chuyển vật thể gần với vị trí của trẻ.
Sự nhắc nhở sẽ giảm dần và không còn được ứng dụng khi trẻ dần quen và thực hiện những yêu cầu đúng theo hiệu lịnh của chuyên viên.
4) Giảng viên phải tạo cơ hội cho trẻ trả lời hay thực hiện đúng theo hiệu lịnh để gây cho trẻ sự hứng thú và sự tự tin để tiếp tục học tập.
5) Giảng viên chủ động về sự khen thưởng mỗi khi trẻ trả lời hay thực hiện đúng theo hiệu lịnh. Sự khen thưởng thường xuyên sẽ tạo nên sự phấn khởi, thúc đẩy trẻ hợp tác tích cực hơn trong quá trình học tập. Những câu trả lời sai thường được lờ đi, nhưng sẽ được lặp lại nhiều hơn trong những lần giảng dạy kế tiếp cho đến khi trẻ hiểu và trả lời một cách chính xác.
6) Giảng viên thâu thập dữ kiện về số lần trả lời hay thực hiện đúng, sai của trẻ để tổng kết, đo lường mức độ tiến bộ của trẻ về kỹ năng nào đó.
Cũng như nhiều phương pháp trị liệu tự kỷ khác, ABA/DTT có lắm kẻ khen, người chê. Điều nầy chứng tỏ rằng ABA/DTT chưa phải là phương pháp duy nhất, hữu hiệu nhất dành cho trẻ tự kỷ. Có khi sự ứng dụng hay áp đặt quá nhiều giờ ABA/DTT sẽ khiến trẻ xuống sức, mệt mỏi, chán chường, trở nên cáu kỉnh, chống đối bất thường với mọi người chung quanh. Một đứa trẻ bị ép buộc, thúc đẩy học tập ngoài khả năng của mình có thể trở nên hung hăng và tìm cách trốn chạy khỏi lớp học là chuyện rất thường tình. Bị động trong những tình huống đó, phụ huynh chỉ còn cách thay đổi giờ giấc, giảm thiểu giờ học hay tìm một phương pháp trị liệu khác thích hợp hơn cho con em mình.
Thái độ chống đối, bất hợp tác (noncompliance or uncooperative behavior) như lên cơn, nằm vạ thường xảy ra ở giai đoạn đầu, khi trẻ còn xa lạ với ABA/DTT. Trẻ tự kỷ có thể hiểu rằng sự chống đối, bất hợp tác là cách giúp chúng thoát khỏi sự đòi hỏi phải thực hiện một công việc nào đó của giảng viên. Dần dần, không sớm thì muộn, trẻ biết sẽ được khen thưởng nếu hợp tác, thực hiện công việc theo lời hay động tác của giảng viên. Tuy nhiên, nếu sự chống đối, bất hợp tác xảy ra vào những giai đoạn sau thì điều nầy chứng tỏ rằng chương trình giảng dạy cần phải được xem xét lại để có những bổ xung hay cải biến thích hợp hơn. Đó chính là vai trò của những chuyên viên tư vấn hay những chuyên viên có nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ phải suy nghĩ và tham gia cùng với phụ huynh để soạn thảo những kế hoạch nhằm giải quyết vấn đề nầy.
PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU VỀ NÓI/NGÔN NGỮ
Sự truyền đạt ngôn ngữ là hành vi người ta dùng âm giọng hay tiếng nói để thu hút sự chú ý của người khác. Không phải bất cứ sự truyền đạt ngôn ngữ nào cũng có chủ đích. Một đứa trẻ tự kỷ đứng chơi một mình và nói vào khoảng không một cách lặp đi, lặp lại như “kẹo, kẹo, kẹo, kẹo” là không có chủ đích. Ngược lại, nếu trẻ đó lại gần, nhìn chúng ta và nói, “kẹo, ăn kẹo” thì đó chính là sự truyền đạt ngôn ngữ có chủ đích và lôi cuốn được sự chú ý của chúng ta.
Biết chờ đến lượt mình trong đối thoại,
biết nhìn người đối thoại,
biết không thay đổi hay chuyển đề tài đột ngột,
biết khoảng cách đứng, ngồi đối diện giữa trẻ và người khác một cách thích hợp,
biết nhận hiểu những ý nghĩ và phản ứng của người khác khi nói hay xúc phạm điều gì đó,
biết theo đúng nề nếp căn bản của xã hội.
Phương Pháp Truyền Đạt Ngôn Ngữ Không Dùng Lời (Augmentative and Alternative or ACC)
Tiến Sỹ Matt Tincani, chuyên gia ABA và là giáo sư giảng dạy trong chương trình giáo dục đặc biệt ở Đại Học Temple, Philadelphia, Pennsylvania, gợi ý rằng chừng 50% trẻ tự kỷ không thể dùng lời có chủ đích trong vấn đề truyền đạt ngôn ngữ. Tuy nhiên, bằng sự giảng dạy, ứng dụng phương pháp truyền đạt ngôn ngữ không dùng lời (AAC), trẻ tự kỷ có thể xử dụng ngôn ngữ một cách có ý nghĩa hơn.
Những phương pháp truyền đạt ngôn ngữ không dùng lời :
Mục đích chính của AAC là giúp đỡ trẻ tự kỷ học nói qua hình ảnh, dấu hiệu và trợ cụ, nhất là giúp đỡ trẻ tự kỷ có khó khăn về vận động môi, miệng lưỡi (oral-motor apraxia).
HỆ THỐNG TRAO ĐỔI NGÔN NGỮ BẰNG HÌNH ẢNH (Picture Exchange Communication System or PECS)
Những năm gần đây, hệ thống trao đổi sự truyền đạt ngôn ngữ bằng hình ảnh thay lời nói đã không ngừng cải biến để giúp trẻ tự kỷ phát triển khả năng truyền đạt về ngôn ngữ.
Hệ thống PECS được chủ xướng và phát động bởi Tiến Sỹ Andy Boudy và Lori A. Frost.Những chuyên gia về ngôn ngữ nầy cho rằng trẻ tự kỷ thường có lối suy nghĩ qua hình ảnh và vì vậy, trẻ tự kỷ có khả năng học bằng mắt hơn bằng tai nghe.
Hệ thống truyền đạt ngôn ngữ (PECS) ứng dụng những phương pháp ABA/DTT của Lovaas để dạy trẻ biết trao đổi hình ảnh cho những điều chúng muốn bày tỏ, nhưng không thể dùng lời. Ví dụ, trẻ đưa hình có ly nước cho người lớn với ý thay lời rằng trẻ đang khát nước.
Vài chuyên gia tự kỷ cho rằng PECS chỉ có hiệu quả đối với trẻ tự kỷ chưa biết xử dụng ngôn từ có chủ đích hay khả năng ngôn ngữ đang ở mức độ phát triển chậm, hoặc trẻ chưa thể nói được. Nhiều phụ huynh không muốn con mình học tập theo phương pháp nầy. Họ sợ trẻ sẽ trở nên lười nói, chỉ muốn xử dụng hình ảnh hay nhấn nút để truyền đạt ý muốn. Điều nầy chưa hẳn đúng, bởi vì PESC chỉ là một trong những phương pháp khởi đầu mà thôi.
Hệ thống ứng dụng kỹ thuật dạng thấp là những trợ cụ không thuộc điện tử, như bảng đối thoại bảng thời khóa biểu sách đàm thoại, sách có nhiều hình ảnh về thú vật, thức ăn, trái cây, địa danh, và những vật dụng rẻ tiền có thể tự làm được.
Hệ thống ứng dụng kỹ thuật dạng cao là những trợ cụ điện tử. Bằng những trợ cụ nầy, trẻ tự kỷ có thể bấm nút hay chạm tay vào màn hình để vừa nghe, vừa thấy hình ảnh. Ví dụ, khi trẻ bấm hình có ly sữa, trợ cụ điện tử sẽ có lời phát ra: “Làm ơn, tôi muốn uống sữa. Cảm ơn.”
Ngày nay, IPAD là một trợ cụ cao cấp, rất thông dụng, được nhiều trường học và trung tâm trị liệu tự kỷ xử dụng trong chương trình giảng dạy về nói/ngôn ngữ (AAC program).
Phương Pháp Ứng Dụng Hành Vi Bằng Lời (Verbal Behavior)
Phương pháp nầy là một nhánh tẻ của ABA/DTT do Tiến Sỹ Lovaas đề xướng năm xưa. Ở Hoa Kỳ, vào những năm gần đây, phương pháp nầy trở nên rất thịnh hành. Dựa vào triết thuyết của B.F. Skinner, phương pháp ứng dụng hành vi bằng lời có những trọng điểm như sau:
PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP BẰNG SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ XÃ HỘI (Relationship Developmental Intervention or RDI)
Ở Hoa Kỳ, phương pháp nầy tương đối mới và đang thu hút được nhiều sự chú ý của phụ huynh. Tiến Sỹ Steven Gutstein, một chuyên gia tâm lý và về tự kỷ, đã thành lập và cổ động phương pháp trị liệu nầy ở mạng chúng tôi Tiến Sỹ Gutstein cho rằng kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ thay đổi qua từng giai đoạn, và vì vậy, phụ huynh hay giáo viên phải biết làm gì để giúp đỡ trẻ phát triển về mặt giao tiếp xã hội trong từng giai đoạn đó. Ưu điểm của phương pháp nầy chính là sự thẩm định có thang bậc (scales) cho trẻ tự kỷ để soạn thảo những mục tiêu về mặt giao tiếp xã hội, nhất là đo lường được sự tiến bộ của trẻ trong những phiên bản về chương trình giáo dục cá nhân (IEP) ở nhà trường. Hiện chưa có những nghiên cứu về tính hiệu quả của phương pháp nầy, chỉ biết rằng lý thuyết của Gutstein có thể ứng dụng bên ngoài lớp học bởi các phụ huynh và các chuyên gia đa ngành.
PHƯƠNG PHÁP NGỒI SÀN (FLOORTIME)
Ở Hoa Kỳ, Stanley Greenspan (1941-2010) và Serena Weider, hai chuyên gia về tâm thần học, là những người có công soạn thảo và ứng dụng phương pháp nầy. Mục đích của phương pháp ngồi sàn là tạo nên sự hứng khởi, động lực cho trẻ tự kỷ trong vấn đề trao đổi ngôn ngữ. Thay vì trẻ ngồi xuống ghế học tập theo người lớn qua ABA, phương pháp ngồi sàn đòi hỏi người lớn phải gia nhập cuộc chơi với trẻ trên sàn, gọi là vòng tròn đối thoại (cirles of communication).
Trong sự ứng dụng phương pháp ngồi sàn hay ngồi dưới đất nầy, nếu trẻ hỏi và thực hiện điều gì đó thì người lớn sẽ trả lời và làm theo trẻ trong không khí thỏa mái, cùng nhau chơi đùa rất tự nhiên.
Hiện chưa có những nghiên cứu nào cho thấy phương pháp ngồi sàn có thành quả tốt hơn những phương pháp khác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tự kỷ cho rằng ABA/DTT thúc đẩy trẻ tự kỷ tiến bộ nhanh hơn, hữu hiệu hơn phương pháp ngồi sàn.
TEACH đã và đang được ứng dụng trong các dịch vụ dành cho tự kỷ ở North Carolina và ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở Nhật Bản. TEACCH có tính cá nhân, đặt nặng nhu cầu cá biệt của từng trẻ tự kỷ, cho phép giảng viên và phụ huynh cùng nhau soạn thảo những mục tiêu trẻ cần phải đạt được. Mô hình nổi bật của TEACCH là các lớp học riêng biệt, cô lập, nằm trong một khuôn khổ có tổ chức và nề nếp (self-contained classroom).
Các chuyên gia TEACCH cho rằng trẻ tự kỷ thâu thập thông tin hiệu quả bằng mắt chứ không bằng tai nghe. Vì vậy, chuyên gia TEACCH thường dùng hình ảnh để hướng dẫn trẻ tự kỷ sinh hoạt đúng theo thời khóa biểu để tạo nên thói quen về mặt sinh hoạt, học tập, cũng như biểu hiện những hành vi thích hợp và tích cực. Ví dụ, họ dạy trẻ biết để quần áo, các hộp đựng thức ăn trưa ở đâu khi bước vào lớp học bằng cách dựa theo hình ảnh chỉ dẫn, dạy trẻ biết lấy bài tập ở đâu và để đâu khi chúng làm xong, và kế tiếp sẽ làm gì dựa vào thời khóa biểu có hình ảnh đi kèm.
– Trẻ thực hiện công việc chính xác hơn Trẻ có thời gian chấn chỉnh, tập trung hơn
– Trẻ phụ thuộc vào giảng viên nhiều hơn Trẻ có tính độc lập hơn
– Trẻ giải quyết vấn đề từ ngoài vào trong Trẻ giải quyết vấn đề từ trong ra ngoài
PHƯƠNG PHÁP THAY ĐỔI NHỮNG HÀNH VI “ĐẶC BIỆT” (Pivotal Response Training or PRT)
PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP (ECLECTICISM)
Nhiều chuyên gia tự kỷ giải thích đơn giản rằng chương trình giảng dạy/trị liệu tổng hợp (Electicism) chỉ là sự trộn lẫn một chút phương pháp TEACCH của Eric Schopler, một chút ABA của Lovaas, một chút phương pháp ngồi sàn của Greenspan, và một chút phương pháp trị liệu cảm giác của Jean Ayres …
PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU VẬN ĐỘNG (Physical and Occupational Therapies)
Sự trị liệu vận động về vật lý (physical therapy) thường được thực hiện qua chương trình thể dục thích nghi (adaptive physical education) ở nhà trường, ở các trung tâm trị liệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên chuyên về thể dục đặc biệt hoặc các chuyên viên có bằng cấp chuyên môn để giúp trẻ vận động những cơ bắp lớn (physical therapy) như dạy trẻ chạy, nhảy, kết hợp vận động chân tay, đi đứng cân bằng. Còn sự trị liệu vận động nhỏ hay tinh vi (occupational therapy) ở nhà trường, ở nhà hay ở trung tâm điều trị chủ yếu là dạy trẻ biết cầm kéo cắt, cầm bút vẽ, viết, có những kỹ năng tự chăm sóc mình (self-help) như biết ăn, biết mặc, biết đánh răng, đi vệ sinh, biết cách học và biết cách chơi cùng chúng bạn. Ngoài ra, các chuyên viên vận động tinh vi (occupational therapists) có thể ứng dụng phương pháp trị liệu về cảm giác (sensory integration therapy) để dạy trẻ biết nhận hiểu và điều chỉnh những tác động thuộc về cảm giác.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC (Sensory Integration or SI)
Ở Hoa Kỳ, chuyên gia về vận động tinh và tâm lý cho trẻ chậm phát triển, Tiến Sỹ Jean Ayres (1920-1989), biệt danh A. Jean Ayes thuộc Đại Học UCLA, là chuyên gia đầu tiên đúc kết cụm từ rối loạn về sự kết hợp cảm xúc (sensory integration dysfunction) vào những năm 60. Bà viết nhiều đề tài về phương diện nầy và khá nổi tiếng qua cuốn sách Sensory Integration and the Child.
Tiến Sỹ Ayes cho rằng trẻ bị chậm phát triển, kể cả tự kỷ, thường bị rối loạn về sự nhận hiểu cảm giác từ ngửi, nghe, thấy, sờ chạm, cũng như phản ứng hay di chuyển theo tác động của cảm giác.
Thiếu phản ứng : Chậm hay không phản ứng đối với những tiếng động lớn, tiếng nói, ánh sáng rực rỡ, hay không lộ rõ sự đau đớn khi ngã té hoặc tự gây thương tích cho chính mình.
Phản ứng mạnh : Bịt tai và la hét khi nghe những tiếng động bình thường hay bị sờ chạm.
Hành vi tự kích thích để tìm cảm giác : Chơi với những ngón tay xòe ra trước mặt, nhìn đèn điện, vật thể nào đó không chớp mắt, lắc đầu, lắc mình, quay vòng vòng v.v …
PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG GIAO TIẾP XÃ HỘI (Social Skill Training)
Phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp qua những câu chuyện ngắn về xã hội (social stories), có hình ảnh và đối thoại, thường được các chuyên viên tâm lý, chuyên viên về hành vi, ngôn ngữ, giáo viên, phụ giáo, phụ huynh áp dụng trong giờ chơi ở trường, trong lớp học, ở nhà qua những trò chơi, sinh hoạt để giúp trẻ tự kỷ trao dồi kỹ năng giao tiếp xã hội và kết bạn.
Phương pháp kể chuyện social stories do Carol Gray giám đốc trung tâm chuyên nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp xã hội ở Grand Rapids, Michigan, Hoa Kỳ, khởi xướng vào năm 1991.
– Liệu phương pháp giảng dạy/trị liệu do phụ huynh lựa chọn có đầy đủ dữ kiện để chứng minh một cách khoa học về tính hiệu quả hay chỉ đơn thuần là những ý kiến chủ quan, tự tăng bốc để trục lợi của các chuyên gia đề xướng chương trình hay phương pháp giảng dạy đó?
– Liệu chương trình hay phương pháp do phụ huynh lựa chọn có thích hợp và nằm trong kế hoạch giáo dục/trị liệu dài lâu cho con em khuyết tật hay không?
Nhìn chung,, các phương pháp chỉ nên xem là một kỹ thuật nằm trong một Hệ thống can thiệp nhiều mặt ở các môi trường : Gia đình – Nhà trường và Xã hội dưới sự phối hợp của 3 vai trò là ; Phụ huynh – Giáo viên đặc biệt và Chuyên viên . Không chỉ giao việc can thiệp cho một vai trò riêng lẻ nào.
Comments