1.1. Phương pháp luận là gì
Phương pháp luận là mặt học thuyết hay lý luận về phương pháp, hay hệ thống những quan điểm, nguyên lý đã được công nhận là chuẩn xác và sử dụng hiệu quả.
Theo như quan điểm của triết học Mác – Lênin thì phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn.
Phương pháp luận là một phạm trù rất rộng, phạm vi bao quát của phương pháp luận rất lớn. Cho nên để biết rõ về phương pháp luận cần hiểu rõ ý nghĩa của nó. Một số ví dụ nổi bật về phương pháp luận:
Phương pháp Hiện tượng học (Phenomenology)
Phương pháp Dân tộc học (Ethnography)
Phương pháp Lý thuyết cơ sở (Grounded Theory)
1.2. Ý nghĩa của phương pháp luận
Phương pháp luận là gì là điều mà chúng ta cứ mãi thắc mắc và đã được hé lộ ở trên. Thế ý nghĩa phương pháp luận ra sao, nó có thật sự quan trọng hay không?
Có phương pháp luận, bài nghiên cứu của bạn không những logic trong cấu trúc câu từ mà nội dung có sức thuyết phục rất cao. Phương pháp luận có ý nghĩa như cách để xác định hướng đi cho tiến trình nghiên cứu một đề tài và tìm ra cấu trúc logic nhất cho các công trình khoa học hiện tại.
Phương pháp luận cũng chú ý đến phương pháp tổ chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cách để nâng cao tiềm lực khoa học và để các công trình khoa học đạt hiệu quả cao.
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp luận là những hệ thống, nguyên lý, quan điểm làm cơ sở để xây dựng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu khoa học.
Các quan điểm mà phương pháp luận nghiên cứu khoa học đưa ra thường mang khuynh hướng triết học, tuy nhiên không đồng nhất với triết học.
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học cũng được xem như là một hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cơ chế sáng tạo.
2. Phân loại phương pháp luận
Phương pháp luận được chia làm hai loại chính, đó là:
2.1. Phương pháp luận bộ môn (ngành)
Phương pháp luận bộ môn hay phương pháp luận môn học có cấp độ hẹp nhất. Ở phương pháp này, các nguyên tắc và quan điểm được rút ra từ một lý thuyết khoa học chuyên ngành, nó phải phản ánh được quy luật của một lĩnh vực cụ thể như triết học, kiểm toán, văn học, toán học,…
2.2. Phương pháp luận chung
Phương pháp luận chung được chia thành 2 cấp độ khác nhau:
Phương pháp luận chung nhất: Là phương pháp thể hiện chung nhất để mô tả tổng quan nhất các nguyên tắc, quan điểm khái quát. Phương pháp này được sử dụng như cơ sở để xác định phương pháp luận chung và phương pháp luận ngành.
Phương pháp luận chung: Là phương pháp dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm có đối tượng được nghiên cứu chung.
Đối với phương pháp luận trong kinh tế học, các nhà kinh tế có thể chấp nhận những phương pháp luận trong ngành tự nhiên, nhưng thực tiễn xã hội là một hệ thống mở. Đó có thể là có nhiều biến số can thiệp, hoặc không nhất thiết phải kiểm soát mọi yếu tố như trong phòng thí nghiệm.
Về chủ nghĩa thực chứng, lý thuyết phải nhất quán với nhau và thể hiện được sự logic của nội dung. Ví dụ một số phát biểu về phương pháp luận “Không gì có thể được chứng minh là luôn luôn đúng”:
Chúng ta không bao giờ chắc chắn được rằng mô hình của mình là hoàn chỉnh hoặc đã thiết lập quan hệ nhân quả.
Chúng ta tiến bộ nhờ chứng minh vấn đề là sai bằng cách lặp lại các thử nghiệm và loại bỏ những vướng mắc không có tác dụng.