Phân Biệt Xe Máy Và Xe Mô Tô / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phân Biệt Mô Tô Và Xe Gắn Máy

Gần đây theo thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 quy định về việc ” xe gắn máy không chạy quá 40km/h ” có nhiều ý kiến trái chiều trên các mạng xã hội. Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều người chưa phân biệt rõ được mô to và xe gắn máy. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các khái niệm về mô tô, xe gắn máy và cách phân biệt theo quy định hiện hành

Khái niệm về mô tô

Theo quy định tại khoản 3.39 QCVN 41:2016/BGTVT quy định:Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy;

Như vậy, các xe thông thường hiện nay mọi người hay sử dụng thường có dung tích xilanh cao hơn 50cm3 thường là từ 110 – 125cm3 đều là xe mô tô. Vi dụ như: Honda Vision, Honda Wave RS, SH…

Khái niệm về xe gắn máy

Theo quy định tại khoản 3.40 QCVN 41:2016/BGTVT quy định: Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;

Các xe như xe đạp điện hoặc một số xe ngày xưa thông dụng như Honda Cub có dung tích xilanh <50cm3 thì được gọi là xe gắn máy.

Về quy định xe gắn máy không chạy quá 40km/h

Đây bản chất không phải là quy định mới, vì thông tư 31/2019/TT-BGTVT thay thế thông tư 91/2015/TT-BGTVT. Ngay tại điều 8 của thông tư 91/2015/TT-BGTVT đã quy định về tốc độ tối đa đối với xe gắn máy là 40km/h. Tại thông tư 31/2019/TT-BGTVT cũng chỉ kế thừa quy định này và không có thay đổi. Do tại thời điểm này, thông tin từ mạng xã hội phát triển nên mới có sự hiểu lầm về quy định của cơ quan nhà nước như vậy. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn.

Xe Gắn Máy Là Gì? Xe Gắn Máy Và Xe Mô Tô Có Phải Là Một Không?

Xe gắn máy là gì? Xe gắn máy và xe mô tô có phải là một không?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có đưa ra khái niệm cho dòng xe gắn máy. Xe gắn máy là những chiếc xe chạy bằng động cơ, xe được thế kế với 2 hoặc 3 bánh xe tùy nhu cầu sử dụng mà hãng trang bị cho xe. Xe có vận tốc thiết kế lớn nhất không quá 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động được trang bị cho xe là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm 3.

Như vậy với khái niệm trên xe máy điện xe đạp điện, xe Cup của hãng Honda,… được coi là xe gắn máy khi tham gia giao thông.

Để có thể đưa ra sự khác nhau giữa hai loại xe này, chúng ta cần có nhận định chính xác về xe mô tô. Vậy xe mô tô là xe gì?

Xe mô tô được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ như sau: Đây là loại hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách. Xe được trang bị động cơ với dung tích xi lanh từ 50cm 3 trở lên. Xe mô tô hai bánh có trọng lượng không quá 400kg, đối với xe mô tô ba bánh sức chở từ 350kg đến 500kg tùy từng xe.

Từ quy định trên có thể thấy được khá nhiều người có sự nhầm lẫn giữa mô tô và xe máy. Thực ra hai loại xe này đều là một. Tất cả những chiếc xe số, xe tay ga như Vision, Lead, Air Blade mà chúng ta hay gọi là xe máy thực ra đều được coi là xe mô tô theo quy chuẩn này.

Có thể thấy hai loại xe này có sự giống nhau về mục đích sử dụng là đều dùng để chở người và chở hàng. Về cấu tạo cả hai loại xe đều được trang bị 2 đến 3 bánh xe tùy công dụng của từng loại xe.

Tuy nhiên sự khác nhau lớn nhất giữa hai dòng xe trên là tốc độ di chuyển và dung tích được trang bị với mỗi loại xe. Đối với xe gắn máy, xe chỉ được trang bị động cơ có dung tích không vượt quá 50 cm 3 còn đối với xe máy dung tích được trang bị cho xe là từ 50cm 3 trở lên. Bên cạnh đó khi xe gắn máy lưu thông trên đường bạn chỉ có thể đi với vận tốc lớn nhất không quá 50km/h, còn xe mô tô có thể chạy với vận tốc 40km/h ngay với những đoạn đường ở khu dân cư.

Đặc biệt theo quy định về luật giao thông đường bộ, đối với những loại xe có dung tích xy lanh nhỏ hơn 50cm 3 người lái xe không bị yêu cầu bằng lái xe. Ngược lại khi bạn tham gia giao thông với xe mô tô bạn cần có bằng lái xe để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người cùng tham gia giao thông.

Theo quy định của luật giao thông đường bộ về độ tuổi được phép sử dụng xe gắn máy và xe mô tô như sau:

Đối với xe gắn máy bạn cần nằm trong độ tuổi từ 16 tuổi trở lên mới có thể sử dụng xe gắn máy để lưu thông trên đường.

Tuy nhiên độ tuổi này không được áp dụng với xe mô tô bởi mô tô có vận tốc lớn hơn xe gắn máy khá nhiều nên xe tương đối nguy hiểm đối với nhiều người. Bạn cần hiểu rõ luật giao thông, đảm bảo có bằng lái xe A2 mới có thể lái mô tô theo đúng quy định của pháp luật. Độ tuổi hợp pháp để lái xe mô tô trên đường là từ 18 tuổi trở lên.

Trân trọng cảm ơn!

Tốc Độ Xe Gắn Máy Trong Quy Định Mới Nhất Cùng Với Xe Mô Tô

Quy định tốc độ tối đa của xe gắn máy và xe mô tô.

mới nhất do bộ giao thông vận tải đưa ra gần đây đã làm xôn xao nhiều cư dân mạng xã hội, ở Việt Nam việc phân biệt giữa xe gắn máy và xe mô tô là không rõ ràng. Mọi người đều mặc định xe gắn máy và xe mô tô là một.

Vì thế việc quy định được đưa ra khiến nhiều người có ý kiến là điều không thể tránh khỏi.

Thế nào là xe gắn máy và mô tô ?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT, quy định khái niệm về phương tiện cơ giới này như sau:

Xe môtô (hay còn gọi là xe máy)là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy-lanh từ 50 cm 3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy.

Như vậy, các khái niệm trên văn bản quản lí nhà nước sẽ sử dụng chính là: xe môtô và xe gắn máy. Điều này khá khác biệt, vì trong thực tế, người dân vẫn hay gọi chung khái niệm về phương tiện cơ giới hai bánh này là: xe máy.

Ngoài ra, một điểm cần lưu ý quy chuẩn nhà nước đối với Xe gắn máy bao hàm cả động cơ điện, ngoài ra dung tích động cơ để làm căn cứ xác định khái niệm Môtô/Xe gắn máy là dung tích thực, chứ không phải là tên gọi.

Vì thế việc quy định rõ tốc độ tối đa của xe gắn máy, tức là những dòng xe có dung tích xy lanh dưới 50 cm3 chỉ được phép chạy tối đa dưới 40km/h là một quy định không có gì khác nhiều so với quy định trước kia.

Xe máy nhà bạn là mô tô hay là xe gắn máy ?

Vâng chiếu theo những câu nói thông dụng của chúng ta thường nói chuyện với nhau thì mặc định chung tất cả các dòng xe máy chúng ta đang chạy đều gọi chung là ” xe máy ” chứ không không phân biệt được đâu là gắn máy và mô tô.

Do đó khi quy định của bộ giao thông vận tải đưa ra sẽ hạn chế tốc độ của thì tất cả mọi người đều ” nhảy dựng lên “.

Hầu hết hiện nay những dòng xe chúng ta đi trên đường đều có dung tích xy lanh từ 125 cc trở lên tức đó là xe mô tô chứ không phải xe gắn máy.

Vì vậy các quy định hạn chế tốc độ xuống 40km/h hầu như không ảnh hưởng tới việc di chuyển.

Và những dòng xe găn máy là những chiếc xe 2 bánh như xe điện, các dòng có dung tích xy lanh dưới 50 cm3.

Phân Biệt Xe Máy Và Xe Gắn Máy Ở Việt Nam

Trong các bài viết về quy định tốc độ cho các phương tiện xe cơ giới trên VnExpress, nhiều độc giả thắc mắc vậy tốc độ của xe máy là bao nhiêu, vì trong luật chỉ thấy ghi quy định cho xe môtô. Những độc giả này đang hiểu rằng xe môtô ở đây là “môtô phân khối lớn”, trong khi thực chất đó lại là xe máy.

Để độc giả hiểu rõ hơn về cách gọi tên những phương tiện dễ gây hiểu nhầm, VnExpress trích dẫn giải thích tên trong các văn bản luật như sau.

Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, gọi tắt là quy chuẩn 41, điều 4 giải thích từ ngữ, mục 4.30 và 4.31 ghi rõ:

4.30: Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400 kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350 kg đến 500 kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 4.31 của Điều này;

4.31: Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;

Qua cách giải thích này, môtô chính là xe máy đang lưu hành theo cách gọi của phần đông người sử dụng. Theo đó, những xe số như Honda Wave, Yamaha Sirius hay xe ga như Vespa, Honda SH và môtô như Yamaha FZ150i, R3 đều được gọi chung là môtô trong các văn bản luật.

Xe gắn máy là những xe dung tích dưới 50 phân khối, tốc độ tối đa không lớn hơn 50 km/h, những xe này phần lớn thuộc dạng moped hay còn gọi là xe đạp máy, đặc trưng là Mobyllete, Velo solex. Xe gắn máy hiện nay cũng bao gồm cả xe máy điện.

Về tốc độ tối đa quy định mới từ 1/3, xe máy tức xe môtô, trong khu dân cư chạy tối đa tới 60 km/h và ngoài khu dân cư là 70 km/h. Xe gắn máy dù ở loại đường nào thì tốc độ tối đa cũng là 40 km/h. Cụ thể cho từng loại đường, độc giả tham khảo ở đây.

Còn một loại phương tiện nữa khiến nhiều người thắc mắc là xe máy chuyên dùng, vậy xe máy chuyên dùng gồm những gì? Khoản 20, điều 3, luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Đức Huy