Phân Biệt Vùng Miền Tiếng Anh Là Gì / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Phân Biệt Vùng Miền, Dân Tộc

PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN, DÂN TỘC – BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, CỤC BỘ; NGUY CƠ GÂY MẤT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, HIỂM HỌA ĐỐI VỚI NỀN AN NINH QUỐC GIA.

Phân biệt vùng miền, dân tộc từ lâu đã trở thành một vấn nạn lớn đe dọa phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là nguyên nhân, điều kiện tạo ra những sự bất ổn, chủ nghĩa khủng bố, ly khai… xa hơn nữa là nguy cơ đe dọa nền an ninh quốc gia, đe dọa sự tồn vong của chế độ, của nhà nước. Nó xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vùng miền, tính cục bộ, địa phương của một bộ phận người trong xã hội đòi hỏi phải được giải quyết dứt điểm.

– Về những hậu quả có thể xảy đến, đó là vấn nạn trên sẽ tạo ra rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn như: nguy cơ chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, ly khai… đe dọa an ninh quốc gia. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: mỗi một dân tộc, vùng miền họ đều có ý thức hệ dân tộc, vùng miền cao, do đó khi gặp những lời lẽ kích động trên thì phản ứng của họ đương nhiên là sẽ phải lên tiếng bảo vệ cho cộng đồng, quê hương mình, lâu dần sẽ khiến họ đẩy ý thức hệ ấy lên một cách cực đoan và khi gặp một sự tác động đủ lớn thì sẽ có thể khiến một cộng đồng, một dân tộc, một vùng miền nổi dậy, ly khai hay xuất hiện những hành động khủng bố, tấn công nhằm vào những người ở vùng miền, dân tộc khác mà họ “thù địch”, lấy VD: cuộc bạo loạn Tây nguyên (2001, 2004) bọn FULRO phản động lưu vong được sự hậu thuẫn của chính quyền một số nước thù địch đã đưa ra luận điệu “người Kinh cướp đất người Thượng” hay Bạo động Tân Cương – TQ (2009) từ 1 đoạn video giả với nội dung “chủ doanh nghiệp người Hán đánh đập người lao động Duy Ngô Nhĩ” … đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây tổn hại lớn đối với quốc gia trên nhiều mặt…Về khía cạnh cá nhân, khi tiếp nhận những thông tin xấu mang nội dung thù địch trong một thời gian dài cũng sẽ làm nảy sinh thái độ, tình cảm tiêu cực, lâu dần sẽ chuyển hóa thành những hành động như: bêu riếu, kích động cá nhân, vùng miền dân tộc… hay đôi khi cũng chỉ vì “vui mồm” nói vu vơ không lường trước được hậu quả.Xét cho cùng thì vấn nạn trên nói cả về lý lẫn về tình đều không thể chấp nhận dù bất cứ lý do gì và nếu căn cứ theo BLHS 2023 sửa đổi, bổ sung năm 2023 thì những người có hành vi trên có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 116 về tội “phá hoại chính sách đoàn kết” với khung hình phạt quy định chung từ 7 – 15 năm (*).Vì vậy, thông qua bài viết này, hi vọng tất cả mọi người hãy nâng cao hơn nữa thái độ, ý thức, trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; luôn đề cao tinh thần tương thân, tương ái sống chan hòa, cởi mở. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ nhận thức để có thái độ tích cực, đánh giá khách quan đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm của đất nước, nhằm tẩy bỏ chủ nghĩa cá nhân, cục bộ… qua đó củng cố vững chắc khối “đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế”; giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, trong quá trình viết bài còn có nhiều hạn chế, thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

(*).Tội phá hoại chính sách đoàn kết được quy định tại Bộ luật hình sự 2023(có hiệu lực ngày 01/01/2023) như sau:

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Luyện Nghe Tiếng Anh Mỹ Đặc Trưng Từng Vùng Miền

Like và Share bài viết ngay nào!

Hôm nay, ITrust muốn chia sẻ cùng các bạn kinh nghiệm luyện nghe tiếng Anh. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất trên thế giới xét về số lượng người nói và tính hữu dụng của nó. Tiếng Anh Anh và Anh Mỹ là hai dạng tiếng Anh đươc sự dụng nhiều nhất và thông dụng nhất so với các biến thể tiếng Anh khác. Ngày nay, sự lớn mạnh cũng như ảnh hưởng của Mỹ trong nhiều lĩnh vực trên thế giới đã làm cho tiếng Anh Mỹ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do đó việc luyện nghe tiếng Anh Mỹ là điều hết sức cần thiết để thông hiểu cách diễn đạt của người dân từng vùng miền trên lãnh thổ Hoa Kỳ

Lịch sử ngôn ngữ của một quốc gia thường gắn liền với lịch sử của quốc gia đó. Tiếng Anh Mỹ cũng không ngoài quy luật đó. Nước Mỹ, với đặc thù là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo có dân số hơn 300 triệu người, ngôn ngữ bị ảnh hưởng và du nhập từ nhiều nơi trên thế giới, tiếng Anh- Mỹ trở nên rất đa dạng và phong phú, có sự khác biệt tương đối giữa tiếng Anh- Mỹ từ vùng này sang vùng khác, bang này sang bang khác, hạt này sang hạt khác hay thậm chí hai thành phố gần nhau cũng có sự khác nhau về tiếng nói.

Nhìn chung, tiếng Anh- Mỹ có thể được chia thành các vùng chính: Trung Đại Tây Dương, Nam Mỹ, Trung Tây, Tây Mỹ, trên Nam Mỹ, Bắc Mỹ và California, New England. Việc luyện nghe tiếng Anh cũng nên bắt đầu từ những vùng này

Giọng và ngữ điệu của tiếng Anh – Mỹ thường bắt nguồn từ ngôn ngữ của những người định cư đầu tiên tới lãnh thổ này nhưng có kèm theo sự biến đổi về cách biểu đạt cũng như các cụm từ riêng biệt với mỗi vùng, miền. Ví dụ người ở bang Massachusetts hay Pennsylvania nói sẽ nghe giống tiếng Anh- Anh ở cách phát âm một số từ xác định. Người New York nói sử dụng nhiều âm hầu (tiếng phát ra từ cuống họng) do có sự ảnh hưởng của tiếng Đức vàTây Âu.

Vậy thì, giọng Anh – Mỹ theo từng vùng khác nhau như thế nào?

Tiếng Anh – Mỹ ở vùng Trung Đại Tây Dương (Mid- Atlantic accent) được nói nhiều ở vùng dọc Philadelphia đến Baltimore. Tiếng Anh – Mỹ ở Trung Đại Tây Dương nghe khá giống giọng New York, bị ảnh hưởng nhiều bởi tiếng của  người Ba Lan, người da đen hay người Mỹ Latinh. Đặc điểm nổi bật của tiếng Anh – Mỹ ở vùng này là  cách nói rất nhanh, ít ngắt, nghỉ giữa các từ. Chính vì lý do đó, đây là một trở ngại khá lớn cho những người mới học tiếng Anh. Bạn hãy luyện nghe tiếng Anh qua keyword để tập quen dần

Tiếng Anh – Mỹ ở phía Nam tương đối phức tạp và khó nghe, có nhiều âm “r” do sự ảnh hưởng của giọng Anh – Anh, cách phát âm “r” trong các từ của Scotland và Ailen, pha trộn với âm luyến trong tiếng Pháp, hay ngắt nghỉ trong tiếng Tây Ban Nha và kết hợp với ngữ điệu của giọng Mỹ – Phi. Bạn hãy luyện nghe tiếng Anh qua âm ‘r’ được cong lên.

Giọng Anh – Mỹ ở vùng Trung Tây thường được xem là giọng chuẩn nhất của tiếng Anh – Mỹ bởi nó ít có biến thể và khá dễ nghe. Việc luyện nghe tiếng Anh cùng này khá dễ dàng

Giọng Anh – Mỹ ở phía Tây mang nhiều biến thể của giọng phía Nam pha trộn với giọng trung Tây.

Giọng Anh – Mỹ ở phía Tây Bắc mang hơi hướng của giọng phía Tây có pha chút giọng của vùng Alberta và British Columbia của Canada lân cận.  Bạn có thể luyện nghe tiếng Anh qua những video của người da trắng

Tiếng Anh – Mỹ được sử dụng tại California có xu hướng ít đặc trưng hơn tiếng Anh – Mỹ tại các vùng khác, nghe giống giọng miền Tây. Tuy thế, giọng phía Nam California nghe rất giống với giọng New York- nói nhanh và sử dụng nhiều từ lóng.

Giọng Anh – Mỹ tại vùng New England, được biết nhiều đến như giọng Boston là một trong số những giọng Anh – Mỹ dễ nhận diện nhất. Giọng đặc Boston có thể được xem như giọng rất khỏe nhưng hơi thô một chút trong cách dùng từ. Tuy thế, cách nói của người ở vùng New England chính do bắt nguồn từ cách sống, được chia ra làm nhiều cấp độ từ Massachusetts, đảo Rhode, New Hamshire, Vermont và Maine.

Luyện nghe tiếng Anh

Tiếng Anh – Mỹ khác biệt đến mức những người không phải là bản ngữ cũng có thể nhận ra người Mỹ qua cách nói của họ và thậm chí có thể đoán được người đó đến từ vùng nào của nước Mỹ dựa vào giọng và ngữ điệu địa phương. Chẳng hạn, nếu một người khi phát âm thường bỏ âm “r” ở hầu hết các từ, người đó có thể đến từ Boston, New York. Nếu dùng âm “r” liên tiếp ở hầu hết các từ, người đó có thể đến từ vùng phía Nam, Phialadenphia hay Texas. Hãy luyện nghe tiếng Anh Mỹ đặc trưng từng vùng miền.

Phân Biệt Chủng Tộc Tiếng Anh Là Gì?

Phân biệt chủng tộc cho rằng một số người ít giá trị hơn. Ví dụ, vì màu da, văn hóa hoặc tôn giáo. Đó là sự phân biệt chủng tộc khi ai đó bị đối xử tệ bạc vì những điều như vậy. Có cả những người phân biệt chủng tộc, và những tư tưởng và hành vi phân biệt chủng tộc ảnh hưởng rất nhiều trong xã hội.

Phân biệt chủng tộc dựa trên tiền đề rằng mọi người có thể được chia thành các nhóm khác nhau, ví dụ, dựa trên màu da, văn hóa, nhóm dân tộc hoặc tôn giáo. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng cho rằng một số nhóm có giá trị hơn những nhóm khác. Nhưng sai rồi, tất cả mọi người đều có giá trị như nhau.

Nghiên cứu cho thấy phân biệt chủng tộc không phải là một hiện tượng phổ biến luôn tồn tại ở mọi nơi, mà nó có một lịch sử. Phân biệt chủng tộc có tính chất động, thay đổi theo thời gian và không gian. Phân biệt chủng tộc không phải là một vấn đề trừu tượng, nhưng có tác động cụ thể đến lịch sử, xã hội và cá nhân.

– Để lan truyền những điều xúc phạm về một số nhóm nhất định. Ví dụ: viết các bài đăng rằng những người đến từ một quốc gia nào đó là xấu hoặc ai đó kém xứng đáng hơn vì màu da hoặc tôn giáo của họ.

– Mặc quần áo có hình chữ thập ngoặc, văn bản hoặc các biểu tượng khác phân biệt chủng tộc hoặc xúc phạm một số nhóm nhất định.

– Để từ chối ai đó một công việc hoặc một ngôi nhà, ví dụ, vì tên của người đó.

Chống phân biệt chủng tộc

Người ta nghe từ chống phân biệt chủng tộc rằng nó là thứ chống lại phân biệt chủng tộc. Trái ngược với những ý tưởng về phân biệt chủng tộc, chống phân biệt chủng tộc là viết tắt của giá trị bình đẳng của tất cả con người và rằng tất cả con người đều bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực trong bối cảnh mà họ tự nhận thấy rằng không có đặc điểm nào của con người được xác định trước bởi văn hóa, tôn giáo, địa lý hoặc sinh học. Chống phân biệt chủng tộc là viết tắt của một xã hội bình đẳng, nơi mọi người không bị phân biệt đối xử, vì nguồn gốc và nền tảng văn hóa của họ, hoặc vì bất kỳ lý do nào khác.

Chống phân biệt chủng tộc là chính trị, vì nó muốn thay đổi xã hội trở nên bình đẳng hơn. Cũng có rất nhiều hoạt động tích cực trong việc chống phân biệt chủng tộc, nó không chỉ là về các ý tưởng mà còn là về việc đấu tranh để các ý tưởng chống phân biệt chủng tộc trở thành hiện thực.

Phân biệt chủng tộc tiếng Anh là gì?

Phân biệt chủng tộc tiếng Anh là: Racism

Cultural integration /ˈkʌltʃərəl ɪntɪˈɡreɪʃn/: Hội nhập văn hóa

National identity /ˈnæʃnəl aɪˈdentəti/: Bản sắc dân tộc

Oral tradition /ˈɔːrəl trəˈdɪʃn/: Truyền miệng

Ritual (a) /ˈrɪtʃuəl/: Lễ nghi

Acculturation /əˌkʌltʃəˈreɪʃn/: Sự tiếp nhận và biến đổi văn hóa

Cultural exchange /ˈkʌltʃərəl ɪksˈtʃeɪndʒ/: Sự trao đổi văn hóa

Assimilation /əˌsɪməˈleɪʃn/: Sự đồng hóa

Racism /ˈreɪsɪzəm/: Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

Cultural heritage /ˈkʌltʃərəl ˈherɪtɪdʒ/: Di sản văn hoá

Race conflict /reɪs kɑːnflɪkt/: Xung đột sắc tộc

Cultural festival /ˈkʌltʃərəl ˈfestɪvl/: Lễ hội văn hóa

Civilization /ˌsɪvələˈzeɪʃn/: Nền văn minh

Nguồn: https://hellosuckhoe.org/

Báo Tuổi Trẻ Cổ Xúy Phân Biệt Vùng Miền

Việc báo Tuổi Trẻ Online (TTO) đặt tiêu đề cả trên mặt báo lẫn trên fanpage, đã vô tình (hay hữu ý) cổ súy cho nạn phân biệt vùng miền – vốn đang tồn tại dai dẳng trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực miền Nam. Tuổi Trẻ gần đây đã đăng tải bài viết mang tiêu đề: Tại sao lễ hội áo dài chúng tôi lại chọn thiếu nữ Hà Nội đại diện?

‘Nhưng, là một người sinh ra và lớn lên tại chúng tôi tôi có hơi chạnh lòng khi thấy người đại diện cho một lễ hội của chúng tôi không phải là một cô gái của thành phố mình. Đây đã là lần thứ 2 liên tiếp Đỗ Mỹ Linh được chọn làm hình ảnh đại diện của Lễ hội áo dài TP.HCM.’, tác giả Bích Tiên trong bài viết trên Tuổi Trẻ bày tỏ.

Chỉ với tiêu đề với câu hỏi ‘tại sao’, và sự ‘chạnh lòng’ của tác giả Bích Liên đã vô tình khơi mào một sự phân biệt vùng miền về mặt báo chí.

Dường như TTO và tác giả Bích Tiên quên rằng, đây là lễ hội áo dài, và dù nó tổ chức ở bất kỳ địa phương nào, thì áo dài vẫn là một trang phục chung của dân tộc Việt Nam. Đại diện là người Hà Nội, với trang phục áo dài, và trình diễn tại Tp. Hồ Chí Minh phải là một hình ảnh đẹp đó chứ sao không? Ít nhất nó cũng cho thấy bắc nam không chỉ sum họp một nhà về mặt địa lý, mà người Việt nam cũng hòa hợp cả về tinh thần chung.

Việc báo Tuổi Trẻ đặt tiêu đề cả trên mặt báo lẫn trên fanpage, đã vô tình (hay hữu ý) cổ súy cho nạn phân biệt vùng miền – vốn đang tồn tại dai dẳng trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực miền Nam.

‘Bắc kỳ’ và sự phân biệt bắc-nam

Phân biệt sắc tộc và tôn giáo ở Việt Nam không trầm trọng như Myanmar (trong khu vực ASEAN) hay các nước thuộc vùng trung đông. Tuy nhiên, Việt Nam lại nhức nhối chuyện kỳ thị vùng miền; giữa miền Bắc và Nam, giữa những miền Bắc với các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh; giữa miền Nam với các tỉnh Quảng Ngãi – Bình Định; giữa miền Bắc với các tỉnh miền Tây và ngược lại.

Trở về với câu chuyện áo dài Tp. Hồ Chí Minh của báo TTO, có thể đây là một chiêu trò câu view (lượt truy cập) của báo này, nhưng có thể nó là cách thức cổ súy phân biệt vùng miền.

Cần nhắc lại, áo dài không thuộc địa phương nào, quyền mặc áo dài trong một cuộc trình diễn áo dài càng không phải phụ thuộc vào vùng đất nào. Sài Gòn – Tp. Hồ Chí Minh hay Sài Gòn – Gia Định là vùng đất mở với tuổi đời 300 năm. Nhìn tổng quát, nó như một Hoa Kỳ thu nhỏ – là miền đất cơ hội của những người nhập cư với đa sắc về mặt văn hóa. Và sự ‘nhỏ nhen’ mang tính ‘chạnh lòng’ và câu hỏi hơi hướng ‘phân biệt/ kỳ thị vùng miền’ đó trên TTO là một sự sai trái.

Bởi đúng như Facebooker Jasmine DT phản hồi trên fanpage TTO: Thời đại của công dân toàn cầu, sao còn phân biệt người sinh ra ở HN hay Tp HCM hay một địa phương khác. Đó là tư duy thiển cận, hẹp hòi, định kiến!.

Ánh Liên

‘Lãnh Đạo Còn Phân Biệt Vùng Miền Thì Bảo Sao…’

“Sự phân biệt vùng miền có xu hướng ngày càng nặng nề hơn và tồn tại ngay cả trong lãnh đạo cơ quan công quyền các cấp, từ trung ương đến địa phương”, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết.

Trong xã hội văn minh ngày nay, sự phân biệt vùng miền còn nặng nề như trước? Có hay không “gene tội phạm” tạo nên băng nhóm tội phạm ở một khu vực nhất định? Đất Việt phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học – Bộ Công an, để làm rõ những vấn đề trên.

Như ông đã nói, các doanh nghiệp trên không vi phạm pháp luật khi tuyển dụng. Vậy thì phải chăng, lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh phải chấp nhận thất nghiệp trong trường hợp này?

Gần đây, khu vực phía Bắc nổi lên Hải Phòng và Vinh xuất hiện nhiều thanh niên chơi bời, phá phách, phạm tội và hình thành các băng nhóm xã hội đen. Nhưng số này chỉ là số ít so với tổng số thanh niên và cư dân của các vùng trên, đa số người dân vẫn cần cù, hiền lành. Vì vậy, không nên vì một số trường hợp cá biệt xấu mà quy cho cư dân cả địa phương đó xấu.

Về mặt khoa học, yếu tố gene tội phạm là có thật. Nhưng tỉ lệ tội phạm có yếu tố gene trong tổng số tội phạm cướp của, giết người là bao nhiêu thì hiện nay chưa có thống kê, nghiên cứu. Tôi cho rằng chỉ không quá 5%. Vì vậy, không thể nói dân vùng này, vùng kia có gene tội phạm, côn đồ.

– Về lâu về dài, cần có những biện pháp giải quyết thực trạng này. Tất nhiên, chắc chắn là không thể nào xóa bỏ triệt để sự phân biệt vùng miền, nhưng phải làm sao để điều này không ảnh hưởng tới việc công, tới sự phát triển của đất nước, xã hội. Muốn làm được điều này thì phải khắc phục trước tiên từ cấp lãnh đạo.

Đây là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để hạn chế sự phân biệt vùng miền. Chừng nào giới lãnh đạo vẫn còn phân biệt vùng miền thì không thể nào giải quyết được vấn đề này. Thời kỳ nào có minh quân thì sự phân biệt vùng miền rất ít, và ngược lại.

Theo ĐV