Phân Biệt Vùng Miền / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phân Biệt Vùng Miền, Dân Tộc

PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN, DÂN TỘC – BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, CỤC BỘ; NGUY CƠ GÂY MẤT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, HIỂM HỌA ĐỐI VỚI NỀN AN NINH QUỐC GIA.

Phân biệt vùng miền, dân tộc từ lâu đã trở thành một vấn nạn lớn đe dọa phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là nguyên nhân, điều kiện tạo ra những sự bất ổn, chủ nghĩa khủng bố, ly khai… xa hơn nữa là nguy cơ đe dọa nền an ninh quốc gia, đe dọa sự tồn vong của chế độ, của nhà nước. Nó xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vùng miền, tính cục bộ, địa phương của một bộ phận người trong xã hội đòi hỏi phải được giải quyết dứt điểm.

– Về những hậu quả có thể xảy đến, đó là vấn nạn trên sẽ tạo ra rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn như: nguy cơ chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, ly khai… đe dọa an ninh quốc gia. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: mỗi một dân tộc, vùng miền họ đều có ý thức hệ dân tộc, vùng miền cao, do đó khi gặp những lời lẽ kích động trên thì phản ứng của họ đương nhiên là sẽ phải lên tiếng bảo vệ cho cộng đồng, quê hương mình, lâu dần sẽ khiến họ đẩy ý thức hệ ấy lên một cách cực đoan và khi gặp một sự tác động đủ lớn thì sẽ có thể khiến một cộng đồng, một dân tộc, một vùng miền nổi dậy, ly khai hay xuất hiện những hành động khủng bố, tấn công nhằm vào những người ở vùng miền, dân tộc khác mà họ “thù địch”, lấy VD: cuộc bạo loạn Tây nguyên (2001, 2004) bọn FULRO phản động lưu vong được sự hậu thuẫn của chính quyền một số nước thù địch đã đưa ra luận điệu “người Kinh cướp đất người Thượng” hay Bạo động Tân Cương – TQ (2009) từ 1 đoạn video giả với nội dung “chủ doanh nghiệp người Hán đánh đập người lao động Duy Ngô Nhĩ” … đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây tổn hại lớn đối với quốc gia trên nhiều mặt…Về khía cạnh cá nhân, khi tiếp nhận những thông tin xấu mang nội dung thù địch trong một thời gian dài cũng sẽ làm nảy sinh thái độ, tình cảm tiêu cực, lâu dần sẽ chuyển hóa thành những hành động như: bêu riếu, kích động cá nhân, vùng miền dân tộc… hay đôi khi cũng chỉ vì “vui mồm” nói vu vơ không lường trước được hậu quả.Xét cho cùng thì vấn nạn trên nói cả về lý lẫn về tình đều không thể chấp nhận dù bất cứ lý do gì và nếu căn cứ theo BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì những người có hành vi trên có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 116 về tội “phá hoại chính sách đoàn kết” với khung hình phạt quy định chung từ 7 – 15 năm (*).Vì vậy, thông qua bài viết này, hi vọng tất cả mọi người hãy nâng cao hơn nữa thái độ, ý thức, trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; luôn đề cao tinh thần tương thân, tương ái sống chan hòa, cởi mở. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ nhận thức để có thái độ tích cực, đánh giá khách quan đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm của đất nước, nhằm tẩy bỏ chủ nghĩa cá nhân, cục bộ… qua đó củng cố vững chắc khối “đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế”; giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, trong quá trình viết bài còn có nhiều hạn chế, thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

(*).Tội phá hoại chính sách đoàn kết được quy định tại Bộ luật hình sự 2015(có hiệu lực ngày 01/01/2018) như sau:

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phân Biệt Vùng Miền: Từ Văn Hóa Đến Định Kiến

Giọng nói và biển số xe là những thứ cơ bản và chủ yếu để phân biệt người ở tỉnh này hay tỉnh kia. Sự phân biệt vùng miền thể hiện ở nhiều cấp độ. Thấp thì để đo sự khác biệt về văn hóa để xác định thái độ trò chuyện và cung cách giao tiếp. Ở cấp độ cao, sự phân biệt trở thành sự kỳ thị, thậm chí là sự mạt sát. Không khó để bắt gặp các bản tin tuyển dụng ghi rõ: “Không tuyển người tỉnh A, tỉnh B, tỉnh C”, những cái bĩu môi hằn học, sự nhại tiếng địa phương để trêu người ngoại tỉnh, hay những cuộc chửi bới công khai ngoài đường chỉ vì một cái biển số xe.

Phát biểu trên tờ Lao Động ngày 10-10, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính cho rằng: “Dù giải thích với bất kỳ lý do gì, hành vi không tuyển dụng người lao động Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là không thể chấp nhận được”.

Sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp này cũng rất rõ, khi Bộ luật Lao động nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử trong các quan hệ lao động. Tuy vậy, đây không chỉ là một vấn đề pháp luật, mà còn là vấn đề văn hóa.

Lẽ dĩ nhiên, mỗi địa phương đều có ít hay nhiều các yếu tố đặc trưng, phân biệt với địa phương khác. Đó có thể là giọng nói, phong tục, thói quen, quan niệm, cách ăn mặc hay một số tính cách được cho là phổ biến tại địa phương đó. Vậy nên logic mà nói, sự phân biệt vùng miền là hoàn toàn hợp lý, thậm chí là cần thiết trong một

Nhìn bao quát hơn thì một số hội nhóm có yếu tố vùng miền cũng tỏ ra co cụm với nhau và không chấp nhận hòa nhập với các cộng đồng khác, ngay cả khi họ đang sống ở một nơi không phải quê hương họ. Như vậy, sự phân biệt vùng miền cần nhìn từ cả hai phía, chứ không phải chỉ từ người bản xứ.

Phân biệt vùng miền, nếu vượt ra ngoài mục đích hiểu nhau để tìm cách chung sống với nhau, sẽ trở thành một thứ phản văn hóa, phản con người. Bởi lẽ giá trị một con người được xác lập bởi những gì anh ta có, chứ không phải chỉ, và không chắc là bởi những gì mà quê hương, bản quán của anh ta có. Không có gì thiếu tôn trọng con người hơn việc chụp cho anh ta một cái mũ sau khi đã “vơ đũa cả nắm”.

Bên cạnh đó, thay vì cố khoét sâu vào những đặc trưng vùng miền và dựng nên những hàng rào ngăn cách có tính vùng miền, sẽ tốt hơn cả nếu mỗi người tìm cách hòa nhập với nhau. Người ta buộc phải tuân theo một số chuẩn mực văn hóa chung để có thể cùng nhau sống trong một không gian đa văn hóa, nếu không, xã hội sẽ chỉ là những túp lều đóng kín và tự đánh mất cơ hội phát triển của mình.

HỮU LONG

Chuyện Chức Danh Giáo Sư Năm 2022 Và Vấn Đề Phân Biệt Vùng Miền

Chuyện này chẳng có vui gì nhưng nó rành rành ra đó nên tôi cũng theo dòng thời sự muốn góp ý vài điều.

Có hay không chuyện phân biệt vùng miền trong việc phong các chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS)? Nếu chỉ nhìn vào data năm 2017 thì thực sự là nó rất bất thường và tôi không thể nói là không có chuyện phân biệt vùng miền được.

Nếu chia đất nước thành 5 vùng miền chính bao gồm : miền Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, miền Nam và Tây Nguyên thì ta sẽ có biểu đồ phân bố những người được phong GS và PGS dựa trên quên quán của họ như hình bên dưới.

Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Khu vực miền Bắc bao gồm tất cả các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra. Khu vực Nam Trung Bộ bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Khu vực Tây Nguyên bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Khu vực phía Nam bao gồm tất cả các tỉnh từ Bình Thuận trở vào.

Về chức danh giáo sư, có tổng cộng 85 người được phong. Trong đó số người quê miền Bắc chiếm 50.59%, số người từ khu vực Bắc Trung Bộ chiếm 34.12%. Số người ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm lần lượt 5.88% và 9.41%.

Về chức danh phó giáo sư, có tổng cộng 1141 người được phong. Trong số đó người quê miền Bắc và Bắc Trung Bộ và chiếm áp đảo với lần lượt 55.82% và 25.24%. Số người quê quán ở miền Nam (Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) chiếm tổng cộng 18.75%. (trong danh sách 1141 người này, có một người quê quán ở Trung Quốc và một người khác bị missing phần quê quán nên tôi exclude ra khỏi phần tính toán).

Sự mất cân đối vùng miền này trong danh sách phong GS/PGS rõ ràng thể hiện nhiều bất thường trong quy trình xét tuyển. Nói thẳng ra là có rất nhiều người thực tế là không đủ tiêu chuẩn cho danh vị này nhưng bằng nhiều cách vẫn lọt qua được. Không thể nói người miền Nam không ham học bằng người miền Bắc được. Như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ Úc đã nói, các gia đình gốc Việt ưu tiên cái gì trong danh sách tài chính của gia đình họ nếu như không phải là việc học hành cho con cái? Một điều có thể giải thích nhanh cho sự chênh lệch vùng miền này chính là cái tính “hám danh” của xã hội miền Bắc và việc sử dụng danh vị GS/PGS để thăng quan tiến chức trong các cơ quan nhà nước mà nếu không giải quyết được thì cái nạn lạm phát danh xưng GS/PGS không thể chấm dứt được.

Giáo sư:

Phó giáo sư:

[1] Vấn đề vùng miền – Nguyễn Văn Tuấn.

[2] GS Nguyễn Văn Tuấn: Không nên bổ nhiệm quan chức làm giáo sư.

[3] Danh sách 1.131 ứng viên được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư sau khi rà soát

Lmht: Saj Minas ‘Vạ Miệng’ Khi Phân Biệt Vùng Miền Với Gfl Kingofwar

Trong một trận đấu luyện tập kĩ năng, SAJ Minas cùng GFL KOW đã có những lời lẽ đấu khẩu qua lại và trong lúc nóng giận, Minas đã có những lời lẽ phân biệt vùng miền với KOW.

SAJ Minas là một trong những game thủ đầy tiềm năng của LMHT Việt Nam. Anh thuộc thế hệ F2 cùng với Optimus, Sofm, thế hệ sau những QTV, Archie, Safety đang vươn lên rất mạnh mẽ. Tuy nhiên game thủ này còn khá trẻ tuổi nên đôi khi có những phát ngôn không đúng mực. Nói về Minas, chính người đồng đội Optimus cũng đã từng kêu than về việc “Minas là thằng trẻ trâu” trên kênh stream cá nhân của mình.

Trong một trận đấu soloQ ngày hôm qua, Minas đã có những lời lẽ không hề phù hợp với thành viên trong đội của mình. Cụ thể, trận đấu đó Minas cùng đội với game thủ của team Gigabyte Full Louis: KingofWar. Do quá bức xúc với những tình huống di chuyển, để đối phương ăn mạng, hai bên đã có những lời qua tiếng lại. Cả KingofWar lẫn Minas đều không giữ được cái đầu lạnh và có những màn đấu khẩu. Tuy nhiên, Minas đã có một lời lẽ vô cùng tệ hại khi phân biệt vùng miền với KingofWar.

Ngay sau trận đấu này, KOW đã đăng tải bức ảnh về lời lẽ không phù hợp của Minas trong trận đấu đó.

Ý thức được hành động của mình, ngay lập tức Minas đã gửi lời xin lỗi đến KOW cùng toàn thể cộng đồng game thủ trên Facebook cá nhân. Xạ thủ của đội tuyển SAJ nhận lỗi về mình, do quá bực tức dẫn đến những lời nói không hề phù hợp.

Dẫu biết trong những trận đấu soloQ, việc bực tức với đồng đội và chửi bới nhau là chuyện có thể thông cảm được. Thậm chí KOW cũng không phải dạng vừa khi “blame” Minas trước, tuy nhiên Minas đã phạm phải một lỗi lầm quá lớn khi dùng vùng miền ra để phân biệt. Và giờ đây game thủ này đang đứng trước án phạt treo lơ lửng trên đầu bởi chức chắn BTC giải đấu sẽ không thể dung túng cho hành động như thế này của một game thủ chuyên nghiệp được.

Chúng tôi sẽ đưa những thông tin tiếp theo về vụ việc này trong những bài viết mới nhất, mời độc giả chú ý đón đọc!

[fresh_embepost pid=”244695″ ]

[fresh_embepost pid=”245187″ ]