Phân Biệt Quyền Con Người Với Quyền Công Dân / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phân Biệt Quyền Con Người Và Quyền Công Dân?

Phân biệt quyền con người và quyền công dân?

Trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã quy định những nội dung quan trọng của quyền con người và quyền công dân. Trước hết chúng tôi sẽ phân tích những khái niệm sau:

+ Quyền con người: Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có kể từ khi con người sinh ra.

+ Quyền công dân: Quyền công dân là những lợi ích pháp lý mà nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch nước mình đồng thời người đó có nghĩa vụ trung thành với đất nước.

Vậy làm thế nào để phân biệt quyền con người và quyền công dân?

Thứ nhất: Về nguồn gốc thì cùng với sự xuất hiện của nền văn minh cổ đại thì tư tưởng về quyền con người được hình thành. Trong khi đó quyền công dân chỉ xuất hiện khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ 16) vì trong bối cảnh cách mạng tư sản con người vốn được coi thần dân trong nền văn minh cổ đại trở thành công dân.

Thứ hai: Về nội hàm thì quyền con người có nội hàm rộng hơn so với quyền công dân. Quyền con người thể hiện mối quan hệ cá nhân – cộng đồng nhân loại. Trong khi đó quyền công dân có nội hàm hẹp hơn, là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho người có quốc tịch của nước mình.

Thứ ba: Về tính chất thì quyền con người là tự nhiên, vốn có, thể hiện địa vị của cá nhân với tư cách là công dân của một quốc gia với cộng đồng nhân loại. Quyền công dân có tính chất là được xác định bằng pháp luật của nhà nước, thể hiện vị thế là một công dân với quốc gia mà mình mang quốc tịch.

Thứ tư: Về phạm vi áp dụng thì quyền con người được áp dụng trên phạm vi toàn cầu mà không bị thay đổi theo hoàn cảnh, thời gian. Đối với quyền công dân chỉ được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và có sự khác nhau về cơ chế áp dụng giữa các quốc gia.

Thứ năm: Về cơ chế bảo vệ thì quyền con người được bảo vệ thông qua các diễn đàn, qua cơ chế điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền của các quan như Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ khu vực. Quyền công dân được bảo vệ thông qua cơ chế tài phán và Tòa án ở mối quốc gia.

Như vậy, qua phân tích trên thì Quý vị có thể phân biệt quyền con người và quyền công dân.

Quyền con người và quyền công dân trong mối quan hệ tương quan

Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân được thể hiện qua tính thống nhất biện chứng với nhau. Sự thống nhất thể hiện ở việc quyền con người và quyền công dân đều có đối tượng điều chỉnh là con người.

Quyền con người và quyền công dân tuy có tên gọi khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Quyền con người và quyền công dân đều được pháp điển hóa trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, tùy vào thể chế của mỗi nước.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp và các đạo luật khác, cụ thể là Luật cư trú, Bộ Luật dân sự, Bộ Luật Lao động……

Khó có thể phân biệt hoặc tách bạc riêng biệt giữa quyền con người và quyền công dân vì một cá nhân trong xã hội không thể là cá nhân toàn diện nếu cá nhân đó chỉ có quyền con người mà không có quyền công dân và ngược lại.

Khi quyền công dân được ghi nhận và bảo vệ thì đã đảm bảo thực hiện nội dung cơ bản của quyền con người. Do đó, về bản chất thì quyền con người và quyền công dân đếu là quyền của một cá nhân được phép làm và được Nhà nước, cộng đồng nhân loại tôn trọng, bảo vệ.

Tham khảo : Mẫu nội quy công ty

Tham khảo : Mẫu đơn xin chuyển công tác

Tham khảo : Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Một Số So Sánh Quyền Con Người Với Quyền Công Dân

TCCSĐT – Quyền con người và quyền công dân là những nội dung quan trọng của Hiến pháp. Việc chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bảo đảm được tính khoa học về kỹ thuật lập hiến; tạo thuận lợi cho việc hiểu và thực thi quyền con người và quyền công dân trên thực tế là yêu cầu khách quan.

Điều 50 Hiến pháp năm 1992 xác định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Như vậy, lần đầu tiên Hiến pháp năm 1992 đã thừa nhận cả hai khái niệm quyền con người, quyền công dân, nhưng chưa có sự phân định rạch ròi: đâu là quyền và nghĩa vụ của con người nói chung và đâu là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nội hàm khái niệm quyền con người được thu nạp vào nội hàm của phạm trù quyền công dân.

Để khắc phục nhược điểm trên, Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 50) thuộc CHƯƠNG II: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Việc xác định: “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền con người và quyền công dân” là để bảo đảm tính khoa học về kỹ thuật lập hiến cho việc thực hiện cả hai quyền này. Tuy vậy, thuật ngữ “bảo đảm” được xác định trong điều này liền sau việc đã “thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ” là chưa bảo đảm được tính khoa học của luật pháp quốc tế, vì bản thân nội hàm của thuật ngữ “bảo đảm” đã gồm các hàm nghĩa: thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực hiện (hai quyền này trên thực tế).

Về khái niệm quyền con người và quyền công dân

Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, còn có thuật ngữ “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh “human rights”, mà nếu dịch trực tiếp sang tiếng Việt là quyền con người; còn nếu dịch qua Hán – Việt là nhân quyền. Xét về mặt ngôn ngữ học, theo Đại Từ điển tiếng Việt, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa (1).

Nhân quyền, ở góc độ khái quát nhất, theo Liên hợp quốc, có thể hiểu là những gì bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được bảo đảm thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người (2). Tại Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

Thuật ngữ “công dân”, theo Từ điển Merriam Webster’s Collegiate Dictionary, “công dân (citizen) là một thành viên của một nhà nước mà người đó có nghĩa vụ trung thành và được hưởng sự bảo vệ”. Cũng như thuật ngữ nhân quyền, có nhiều định nghĩa về quyền công dân (citizen’s right), tuy vậy, theo một nghĩa khái quát nhất, có thể hiểu quyền công dân là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch của nước mình.

Sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân

Một là, tư tưởng về quyền con người được hình thành cùng với sự xuất hiện của những nền văn minh cổ đại. Còn khái niệm quyền công dân chỉ xuất hiện cùng với cách mạng tư sản. Vì cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị thần dân trở thành công dân – với tư cách là những thành viên bình đẳng trong một nhà nước, và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân. Như vậy, khái niệm quyền công dân xuất hiện sau khái niệm quyền con người.

Hai là, xét tổng quát, quyền công dân có nội hàm hẹp hơn so với quyền con người, do quyền công dân chỉ là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho riêng công dân của mình. Chẳng hạn, trong một số trường hợp, hiến pháp của một số quốc gia có thể quy định những quyền vốn không được nêu trong luật nhân quyền quốc tế, như quyền sở hữu và sử dụng súng. Tuy nhiên, đây chỉ là một số trường hợp ngoại lệ. Xét tổng quát, các quyền hiến định trong hiến pháp của các quốc gia đều đã được ghi nhận hoặc hàm chứa trong các quyền đã được ghi nhận bởi luật nhân quyền quốc tế.

Ở nhiều góc độ khác nhau – xem so sánh, có thể chứng minh quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân. Ví dụ, về tính chất, quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước như quyền công dân, mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại. Về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, nên chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hoàn cảnh, quốc tịch,… Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền.

So sánh quyền con người, quyền công dân

Lịch sử:

Quyền con người: Tư tưởng xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại; luật nhân quyền quốc tế chỉ có từ 1945

Quyền công dân: Từ cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ 16)

Công cụ ghi nhận và bảo đảm:

Quyền con người: Luật quốc tế (toàn cầu và khu vực) và luật quốc gia

Quyền công dân: Luật quốc gia (trước hết là hiến pháp)

Nội hàm:

Quyền con người: Những tự do và bảo đảm mà mọi thành viên trong gia đình nhân loại được hưởng và được cộng đồng quốc tế bảo vệ

Quyền công dân:  Những tự do và bảo đảm mà một quốc gia dành cho các công dân của nước mình

Tính chất:

Quyền con người: Tự nhiên, vốn có, không do chủ thể nào ban phát. Thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ với quốc gia mà cá nhân đó là công dân và với cộng đồng nhân loại

Quyền công dân: Do các nhà nước xác định bằng pháp luật. Thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ với quốc gia mà cá nhân đó là công dân

Đặc điểm:

Quyền con người: Áp dụng toàn cầu; đồng nhất trong mọi hoàn cảnh; không thay đổi theo thời gian

Quyền công dân: Áp dụng trong lãnh thổ quốc gia; không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia; có thể bị thay đổi theo thời gian

Chủ thể có quyền:

Quyền con người: Mọi thành viên của nhân loại, bất kể dân tộc, chủng tộc, thành phần xuất thân, tôn giáo, tư tưởng, giới tính, độ tuổi,…

Quyền công dân: Chỉ những người có quốc tịch của một quốc gia

Chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm:

Quyền con người: Các nhà nước là chủ thể chính, ngoài ra các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân.. đều có trách nhiệm

Quyền công dân: Các nhà nước là chủ thể chính, ngoài ra các doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân… cũng có trách nhiệm

Cơ chế bảo vệ:

Quyền con người: Các diễn đàn, thủ tục điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ khu vực

Quyền công dân: Toà án và một số cơ chế tài phán khác ở mỗi quốc gia. Trong một số trường hợp, các cơ chế quốc tế được áp dụng như là giải pháp tiếp nối

Nhóm quyền chủ yếu:

Quyền con người: Kinh tế, xã hội, văn hóa

Quyền công dân: Dân sự, chính trị Một cá nhân, ngoại trừ những người không quốc tịch, xét về danh nghĩa, luôn đồng thời là chủ thể của cả hai loại quyền (con người và công dân). Sự phân biệt trong việc thụ hưởng hai loại quyền này chỉ được thể hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Chẳng hạn, một người nước ngoài sẽ không được hưởng một số quyền công dân (và cũng là những quyền con người) đặc thù, như quyền bầu cử, ứng cử,…; nhưng người đó vẫn được hưởng các quyền con người phổ biến (mà đồng thời cũng là các quyền công dân) áp dụng cho mọi thành viên của nhân loại trong mọi hoàn cảnh, như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân,…

Có thể nói, quyền công dân không phải là hình thức toàn diện của quyền con người. Với ý nghĩa là một khái niệm gắn liền với nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, được xác định thông qua một chế định pháp luật đặc biệt là chế định quốc tịch, quyền công dân là tập hợp những quyền tự nhiên được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo đảm, nhưng chủ yếu dành cho những người có quốc tịch của nước đó. Không phải ai cũng được hưởng các quyền công dân của một quốc gia nhất định, và không phải hệ thống quyền công dân của mọi quốc gia đều giống hệt nhau, cũng như đều hoàn toàn tương thích với hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.

Ba là, đa số hiến pháp các nước đều quy định rạch ròi quyền công dân và quyền con người; và đều sử dụng cả hai thuật ngữ công dân và mọi người. Những quyền dành cho công dân thì chế định “công dân có quyền,…”; những quyền dành cho mọi người thì sử dụng thuật ngữ mọi người/hoặc không ai. Thí dụ: không ai bị bắt, giam giữ vô cớ, hoặc bị tra tấn, nhục hình.

Dù quy định theo cách nào thì quyền con người, quyền công dân cũng là một nội dung quan trọng, có tính xuyên suốt trong hiến pháp của các quốc gia. Một công trình nước ngoài, trên cơ sở khảo cứu 420 bản hiến pháp của các quốc gia trên thế giới, đã thống kê có đến gần 60 quyền con người được chế định trong hiến pháp các nước và luật nhân quyền quốc tế (3). Cụ thể: 1/ Quyền sống; 2/ Tự do biểu đạt; 3/ Tự do tôn giáo, tín ngưỡng; 4/ Tự do hội họp; 5/ Tự do lập hội; 6/ Tự do báo chí; 7/ Tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm; 8/ Cấm kiểm duyệt; 9/ Quyền được thành lập hoặc gia nhập công đoàn; 10/ Tự do đi lại; 11/ Quyền bảo vệ đời tư; 12/ Quyền sở hữu tài sản; 13/ Quyền được lựa chọn nghề nghiệp; 14/ Cấm chế độ nô lệ, nô dịch hoặc cưỡng bức lao động; 15/ Quyền có quốc tịch; 16/ Cấm hồi tố; 17/ Không bị trừng phạt khi luật chưa quy định là tội phạm; 18/ Quyền không bị tước tự do một cách tùy tiện; 19/ Quyền được suy đoán vô tội; 20/ Quyền được im lặng hoặc không phải tự chứng minh mình không phạm tội; 21/ Quyền được yêu cầu xem xét lại việc bắt giữ mình; 22/ Quyền được kháng cáo; 23/ Quyền được xét xử công khai; 24/ Quyền không bị xét xử hai lần vì cùng một hành vi phạm tội; 25/ Cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; 26/ Quyền được tại ngoại chờ xét xử; 27/ Quyền được xét xử công bằng; 28/ Quyền được đền bù khi bị xét xử oan sai; 29/ Quyền được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình trong tố tụng; 30/ Quyền được có thị trường tự do; 31/ Quyền được xét xử nhanh chóng; 32/ Các quyền của trẻ em; 33/ Các quyền của người không quốc tịch; 34/ Quyền được trả thù lao công bằng và thích đáng; 35/ Quyền được tự do kinh doanh; 36/ Quyền được đình công; 37/ Quyền được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, lành mạnh; 38/ Các quyền về sở hữu trí tuệ; 39/ Quyền được chăm sóc y tế; 40/ Nghĩa vụ của nhà nước phải cung cấp dịch vụ y tế miễn phí; 41/ Quyền được kết hôn; 42/ Quyền được lập gia đình; 43/ Quyền được hưởng chuẩn mực sống thích đáng; 44/ Cấm sử dụng lao động trẻ em; 45/ Cấm trừng phạt thể chất; 46/ Cấm hình phạt tử hình; 47/ Các quyền đặc biệt của trẻ em trong tố tụng hình sự; 48/ Quyền được có nơi ở; 49/ Quyền tự quyết dân tộc; 50/ Quyền tiếp cận thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ; 51/ Quyền được hưởng những thành quả của khoa học; 52/ Quyền thừa kế; 53/ Quyền được bảo vệ danh dự; 54/ Quyền được chuyển nhượng tài sản; 55/ Quyền được xin thôi quốc tịch; 56/ Quyền được di chúc để lại tài sản; 57/ Quyền thay thế nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm; 58/ Quyền của người tiêu dùng; 59/ Một số quyền của lao động chưa thành niên.

Tính thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân

Một là, theo nghĩa rộng, cả thuật ngữ “quyền con người” và “quyền công dân” đều là những phạm trù triết học dùng để biểu thị mối quan hệ của cá nhân con người với cộng đồng nhân loại (quyền con người) và với quốc gia nơi mà người đó có quốc tịch (quyền công dân)

Quyền con người và quyền công dân đều xoay quanh một chủ thể chung (của quyền), đó là con người, và một chủ thể chung khác (có nghĩa vụ) là các cộng đồng nhân loại mà thể chế chính trị – pháp lý trung tâm của nó là nhà nước. Thêm vào đó, quyền con người và quyền công dân, về bản chất, đều là những gì mà một cá nhân con người được phép làm và được thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ bởi các chủ thể khác. Chính vì thế mà quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù rất gần gũi, và trong nhiều bối cảnh hầu như không có sự phân biệt với nhau.

Hai là, các quyền con người, quyền công dân, được pháp điển hóa vào hiến pháp các nước trên thế giới theo những cách thức nhất định

Tuy là hai phạm trù khác nhau, nhưng quyền con người và quyền công dân hầu như không mâu thuẫn mà ngược lại, có sự thống nhất, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Nhìn chung, các quyền con người, quyền công dân, được pháp điển hóa vào hiến pháp các nước trên thế giới theo ba cách cơ bản sau:

Cách thứ nhất: Đề cập trực tiếp thành các điều khoản trong một chương riêng (có tên là “quyền con người”, “quyền con người, quyền công dân” hoặc ‘quyền công dân”…) hoặc rải rác trong một số chương của hiến pháp. Đây là cách hiến định nhân quyền phổ biến nhất hiện nay, được đa số quốc gia, trong đó có Việt Nam, áp dụng.

Cách thứ hai: Các quyền con người, quyền công dân được quy định trong một văn bản riêng và được thừa nhận như là một cấu phần của Hiến pháp. Ví dụ, Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1689 và Bộ luật về quyền năm 2008 được coi là hai văn bản nguồn của Hiến pháp nước Anh. Một ví dụ tiêu biểu khác là nước Pháp. Lời mở đầu của Hiến pháp năm 1958 (hiện hành) của nước này quy định: “Nhân dân Pháp trung thành với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789”. Điều đó có nghĩa là bản Tuyên ngôn (được ban hành trước Hiến pháp hơn 150 năm) nhưng sau đó đã được thừa nhận như là một nội dung của Hiến pháp.

Cách thứ ba: Không quy định trực tiếp trong nội dung mà cũng không thành một văn bản riêng, mà được xác định như là những điều bổ sung của Hiến pháp. Đây là trường hợp của Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ ban đầu không có quy định trực tiếp nào về nhân quyền, nhưng sau đó được bổ sung 10 tu chính án quy định về các quyền cơ bản mà sau này được gọi là Bộ luật về các quyền của Mỹ.

Ba là, không chỉ quyền công dân mà cả quyền con người cũng chịu sự quy định của sự giới hạn quyền

Giới hạn của quyền nhằm bảo đảm sự hài hòa giữa các quyền của cá nhân và các quyền của tập thể (cộng đồng, quốc gia, dân tộc), cũng như việc thụ hưởng quyền giữa các cá nhân với nhau. Luật nhân quyền quốc tế quy định giới hạn áp dụng của một số quyền (limitation of rights) trong một số điều ước quốc tế về quyền con người. Bản chất của các quy định này là cho phép các quốc gia thành viên áp đặt một số điều kiện với việc thực hiện/hưởng thụ một số quyền con người nhất định nhằm các mục đích như thúc đẩy phúc lợi chung của cộng đồng, bảo vệ an ninh quốc gia (national security), để bảo đảm an toàn cho cộng đồng (public safety), để bảo vệ sức khỏe hay đạo đức của cộng đồng (public health or moral), và để bảo vệ các quyền, tự do hợp pháp của người khác (rights and freedoms of others). Chẳng hạn Điều 4 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966)) quy định rằng, trong những bối cảnh khẩn cấp đe dọa sự sống còn của đất nước (state of emergency), các quốc gia có thể áp dụng những biện pháp hạn chế việc thực hiện các quyền nêu trong Công ước này (derogation of rights). Về bản chất, những quy định này là sự tạm đình chỉ thực hiện một số quyền dân sự, chính trị trong một thời gian nhất định do bối cảnh khẩn cấp của quốc gia, thông qua một số biện pháp cụ thể như: thiết quân luật (trên cả nước, ở một khu vực hay một địa phương); cấm biểu tình, hội họp đông người; cấm hoặc hạn chế hoạt động của một số cơ quan thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo..; cấm đi lại ra, vào một khu vực hoặc xuất, nhập cảnh (với một số cá nhân hay nhóm),…

Với tính chất là một văn kiện pháp luật quốc gia, hiến pháp của nhiều nước cũng quy định về giới hạn của các quyền con người, quyền công dân nhằm những mục đích nêu trên. Quy định về vấn đề này ít nhiều khác nhau trong hiến pháp các nước, nhưng giới hạn thường được áp dụng với các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại,… Cũng tương tự như luật nhân quyền quốc tế, hiến pháp một số nước có quy định về những giới hạn áp dụng chung cho mọi quyền, đồng thời có quy định về giới hạn áp dụng riêng cho một số quyền cụ thể.

Ở cấp độ quốc gia, theo nghiên cứu của Dự án Hiến pháp so sánh (Comparative Constitutions Project – CCP) (4), ở thời điểm năm 2000, xét chung ở các khu vực, có hơn 80% số hiến pháp quy định về việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp, gấp đôi so với cuối thế kỷ XIX. Tại một số khu vực, có đến gần 100% số hiến pháp quy định về vấn đề này. Tình trạng khẩn cấp thường được tuyên bố khi xảy ra thảm họa thiên tai, bạo động hoặc tuyên bố chiến tranh. Nhiều quốc gia quy định rõ về tình trạng khẩn cấp trong hiến pháp hoặc luật nhằm tránh sự lạm dụng. Một số quốc gia tuyên bố tình trạng khẩn cấp gần đây là: Philíppin (tháng 2-2006) sau khi có cuộc đảo chính chống lại chính quyền, Hy Lạp (tháng 8-2007) khi bị cháy rừng, Pakixtan (tháng 11-2007), Thái Lan (tháng 9-2008) đối phó với bất ổn do biểu tình…

Trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp, hiến pháp của các quốc gia cũng quy định về tạm đình chỉ thực hiện một số quyền dân sự, chính trị đồng thời xác định rõ một số quyền sẽ không bị đình chỉ thực hiện kể cả trong bối cảnh này như được đề cập trong luật nhân quyền quốc tế (5).

Kết luận

Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù khác nhau, song có mối liên hệ rất chặt chẽ, tác động, bổ sung lẫn nhau. Khái niệm và viễn cảnh về quyền con người có thể được nhìn nhận qua lăng kính của quyền công dân và ngược lại. Thực tế cho thấy sự gắn bó giữa quyền con người và quyền công dân ngày càng trở lên mật thiết, đến nỗi trong một số trường hợp rất khó phân biệt và trong một số bối cảnh không cần thiết phải phân biệt giữa chúng (ví dụ các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm,…). Sự tương đồng kể trên khiến cho những nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trở lên khăng khít, không thể tách rời, kể cả khi những nỗ lực này gắn liền với những chủ thể tương đối khác nhau.

(1) Viện Ngôn ngữ học, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa – Thông tin, H, 1999, tr.1239. (2) United Nations, Human Rights: Questions and Answers (Quyền con người: hỏi và đáp), New York and Geneva, 2006, tr.4. (3) Xem: Constitutional Convergence in Human Rights? The Reciprocal Relationship between Human Rights Treaties and National Constitutions, tài liệu đã dẫn, tr.19-21. (4) CCP khảo sát 550/800 bản Hiến pháp thành văn đã được ban hành trên thế giới từ năm 1789, trong đó hơn 90% được thông qua sau Chiến tranh Thế giới II. Số liệu khảo sát ở mục này cập nhật đến ngày 22/5/2008. Xem dữ liệu của CCP tại http://www.constitutionmaking.org/reports.html (5) Xem Comparative Constitutional Rights Chart của Arthur W. Diamond Law Library, Columbia Law School, tại http://www.hrcr.org/chart/limitations+duties/limits_general.html

Quyền Con Người, Quyền Công Dân Trong Hiến Pháp Năm 2013

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam

Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã chế định đầy đủ các quyền con người, quyền công dân. Trên cơ sở đó, cần thể chế hóa các quyền hiến định, đồng thời rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Chủ thể và nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn hoặc tách thành điều riêng hầu hết các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, bao gồm: bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (khoản 1, Điều 20); bảo vệ đời tư (Điều 21); tiếp cận thông tin (Điều 25); tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28); bình đẳng giới (Điều 26); quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29); được xét xử công bằng, công khai (Điều 31); bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền việc làm (Điều 35);…

Đặc biệt, Điều 20 và 21 của Hiến pháp năm 2013 quy định rõ, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mọi người đều được bảo vệ; do đó, đã mở rộng chủ thể và nội dung quyền được bảo vệ về đời tư so với Điều 73 của Hiến pháp năm 1992 – chỉ quy định về quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Nếu Điều 63 của Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, thì Hiến pháp năm 2013 quy định “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26), tức là đã thay đổi quan niệm và cách tiếp cận về bình đẳng giới, từ chỉ bình đẳng với giới nữ sang bình đẳng với cả giới nam và giới nữ. Chủ thể và nội dung quyền bình đẳng về giới, do vậy, được mở rộng và làm sâu sắc hơn.

Không chỉ củng cố các quyền đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 còn chế định một số quyền mới, như quyền sống (Điều 19); các quyền về nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43); quyền không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (khoản 2, Điều 17).

Thể chế hiến pháp và pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Kế thừa Hiến pháp năm 1946 và tinh hoa tư tưởng nhân loại, trong Hiến pháp năm 2013, tại khoản 1, Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Về phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ, cùng với việc chế định quyền trong lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời xác định những mục tiêu và định hướng chính trong việc phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ (Điều 61, 62).

Về môi trường, cùng với việc chế định quyền trong lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (Điều 63).

Hiến pháp năm 1992, tại Điều 72, quy định quyền tố tụng công dân chỉ gồm: suy đoán vô tội; bồi thường thiệt hại vật chất và phục hồi danh dự cho người bị oan sai trong tố tụng; xử lý nghiêm minh người làm trái pháp luật trong thi hành tố tụng gây thiệt hại cho người khác. Hiến pháp năm 2013 bổ sung: xét xử kịp thời, công bằng, công khai; không bị kết án hai lần vì một tội phạm; quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (Điều 31). Quy định mới này đã mở rộng chủ thể và phạm vi quyền đòi bồi thường thiệt hại; đồng thời buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải công bằng và khách quan trong việc tìm chứng cứ, coi trọng cả chứng cứ buộc tội, cả chứng cứ gỡ tội.

Nếu Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định công dân “có quyền được thông tin” (Điều 69), thì Hiến pháp năm 2013, ở Điều 25, thay chữ “được” bằng cụm từ “tiếp cận”. Nhờ quyền tiếp cận thông tin, mọi công dân có thể tiếp cận thông tin, cả về các quyền thực định cũng như về hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

– Xác định đầy đủ nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trong khi Điều 50 của Hiến pháp năm 1992 mới chỉ ghi nhận nghĩa vụ tôn trọng thì Hiến pháp năm 2013 ghi nhận cả bốn nghĩa vụ của Nhà nước về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) quyền con người (Điều 3 và Điều 14), tương tự như sự xác định ở Lời mở đầu của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1948).

Hiến pháp năm 2013 tái khẳng định quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân và bổ sung: “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (Điều 28). Việc bổ sung này đã ràng buộc nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân; qua đó, bảo đảm để quyền này của người dân được thực hiện trong thực tế.

Yêu cầu thể chế hóa các quyền hiến định trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Nguồn: Nguyễn Thanh Tuấn (PGS, TS. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh )

Quyền Con Người, Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Công Dân Trong Hiến Pháp 2013

Trang chủNghiên cứu – Trao đổi

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013 

    Quyền con người là quyền tự nhiên mang tính phổ quát gắn liền với mọi cá nhân, do đó quy chế pháp lý về quyền con người được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, trong hiến pháp và các đạo luật của quốc gia

Theo Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thì: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý mang tính toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm cá nhân chống lại các hành vi hoặc không hành động gây tổn hại đến nhân phẩm, quyền và tự do cơ bản của con người. Quyền con người là một giá trị mang tính phổ biến, được thể hiện ở mọi quốc gia không phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội; quyền con người không thể bị tước đoạt một cách tùy tiện; là phạm trù tổng hợp gồm các quyền và tự do của con người quan trọng như nhau mà không thể phân chia, các quyền không biệt lập mà tồn tại trong một tổng thể vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau.

Trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 của nước ta đã ghi nhận, bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ. Thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước với nhận thức mới trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, so với Hiến pháp năm 1992, các quy định về quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi, bổ sung và phát triển quan trọng được nhân dân và cộng đồng quốc tế đánh giá cao, cụ thể đó là: Nếu như trong Hiến pháp năm 1992 chưa có các quy định riêng về quyền con người mà các quyền con người về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện trong các quyền công dân được bố trí tại chương V, thì trong Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt giữa các quyền con người và các quyền công dân và được đặt trang trọng tại chương II, sau chương về chế độ chính trị.

Một điểm tiến bộ nữa là, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thêm nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, tại khoản 2 Điều 14 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây là một quy định hạn chế việc tùy tiện ban hành các văn bản dưới luật hạn chế quyền con người, quyền công dân.

Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục quy định rõ hơn nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Đồng thời, Hiến pháp 2013 đã có đổi mới trong kỹ thuật lập hiến, sắp xếp lại các điều khoản theo các nhóm, tương ứng với các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiến pháp đã bổ sung thêm một số quyền mà Hiến pháp 1992 chưa quy định đó là, quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền kết hôn và ly hôn; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa; quyền xác định dân tộc; quyền được sống trong môi trường trong lành. Việc bổ sung các quyền trên một mặt để phù hợp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu cuộc sống đặt ra; mặt khác, để nội luật hóa các quy định trong các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Điều này thể hiện sự nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc tế trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người của nước ta.

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tiếp tục kế thừa các quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 như, nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Đối với nghĩa vụ nộp thuế đã có sửa đổi về chủ thể là mọi người đều có nghĩa vụ nộp thuế chứ không chỉ riêng công dân như quy định trong Hiến pháp 1992.

Ở mỗi quốc gia thì bất kỳ ai cũng có quyền con người như nhau, cho dù là công dân nước sở tại hay người có quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch. Còn quy chế pháp lý về quyền công dân gắn với công dân của một quốc gia nhất định, tức là người có quốc tịch của một nước. Tại Điều 50 Hiến pháp 1992 quy định quyền con người được thể hiện ở các quyền công dân nên trong các điều của Hiến pháp đều quy định theo hình thức “công dân có quyền…”. Để phù hợp với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, Hiến pháp 2013 đã có những đổi mới về hình thức thể hiện các quy định về quyền con người và quyền công dân. Cụ thể là đã có sự phân biệt rõ về quyền con người và quyền công dân. Đối với quyền con người, Hiến pháp quy định “mọi người có quyền…” và “không ai bị…” ; đối với các quyền công dân (quyền của những người có quốc tịch Việt Nam), Hiến pháp quy định “công dân có quyền…”.

Phạm Thái  

[Trở về]

Các tin đã đăng

Cần những giải pháp đồng bộ để phát triển nghề luật sư 

Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 

Phát triển tổ chức hành nghề công chứng, từ chính sách và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 

Sự đồng thuận trong hoạt động của Hội đồng nhân dân 

Để các kiến nghị của Hội đồng nhân dân được thực thi 

Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh 

Nâng cao hiệu quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri