Phân Biệt Axit Hữu Cơ / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phân Biệt Các Hợp Chất Hữu Cơ

Chương 8. Phân biệt một số chất vô cơ và hữu cơ

Chi tiết Chuyên mục: Chương 8. Phân biệt một số chất vô cơ và hữu cơ Được viết ngày Chủ nhật, 22 Tháng 3 2015 12:02 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

     Trong phần hoá hoc hữu cơ, bài tập nhận biết các chất hữu cơ là dạng bài tập thường gặp. chúng tôi tổng kết các thuốc thử thường dùng và hiện tượng tương ứng khi nhận biết các hợp chất hữu cơ:

Chất

Thuốc thử

Phản ứng

Hiện tượng

Có liên kết bội C = C, C ≡ C

dd Br2

C = C + Br2 → CBr – CBr

C º C + 2Br2 → CBr2 – CBr2

Dung dịch Br2 bị nhạt và mất màu

dd KMnO4

3C=C + 2KMnO4 + 4H2O → 2MnO2

3C(OH)-C(OH) + 2KOH

Dung dịch KMnO4 bị nhạt và mất màu

Có H ở C mang liên kết ba

dd AgNO3 trong NH3

CH≡C-R + AgNO3 + NH3 + H2O → NH4NO3 + CAg≡C-R↓

Kết tủa vàng

Có nhóm OH

Na, K

ROH + Na → RONa + 1/2H2

Sủi bọt khí không màu

Có ít nhất 2 nhóm OH liền kề

Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

2R(OH)2 + Cu(OH)2 → [R(OH)O]2Cu + 2H2O

Dung dịch màu xanh lam

Phenol

dd Br2

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr

Kết tủa trắng

Có nhóm CHO

Cu(OH)2 trong NaOH đun nóng

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O¯ + 2H2O

Kết tủa đỏ gạch

dd AgNO3 trong NH3

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Kết tủa Ag

dd Br2

RCHO + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr

Dung dịch Br2 nhạt và mất màu

Có nhóm COOH

Kim loại trước H2, muối cacbonat, hidrocacbon

RCOOH + Na → RCOONa + ½H2

RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + CO2 + H2O

Có khí không màu thoát ra

Quỳ tím

Quỳ chuyển màu đỏ

Amin có nhóm NH2 (mạnh hơn NH3)

Quỳ tím, phenolphtalein

Quỳ và phenolphtalein chuyển màu hồng

HNO2

RNH2 + HNO2 → ROH + N2 + H2O

Khí không màu

Amin có nhóm NH (mạnh hơn NH3)

Quỳ tím, phenolphtalein

Quỳ và phenolphtalein chuyển màu hồng

HNO2

RNHR’ + HNO2 → RN(NO)R’ + H2O

Hợp chất màu vàng

Amin có nhóm N (mạnh hơn NH3)

Quỳ tím, phenolphtalein

Quỳ và phenolphtalein chuyển màu hồng

Amin có N gắn trực tiếp vào vòng benzen có vị trí o hoặc p còn trông

dd Br2

C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr

Kết tủa trắng

Amino axit

Quỳ tím

– COOH < NH2: quỳ chuyển màu xanh

– COOH = NH2: quỳ không chuyển màu

Peptit (có 3 liên kết peptit trở lên), protein

Cu(OH)2

Dung dịch màu tím

HCOOH và muối, este của axit này

dd AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag

Hidrocacbon vòng 3 cạnh

dd Br2

C3H6 + Br2 → C3H6Br2

Dung dịch Br2 mất màu

Hidrocacbon thơm có nhánh

dd KMnO4, đun nóng

C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + 2MnO2 + H2O + KOH

Dung dịch KMnO4 nhạt và mất màu

Hidrocacbon no, este

Tính tan trong nước

Không tan, nhẹ hơn nước

     Hochoaonline.net mời các bạn tham khảo các bài tập sau:

Phân Hữu Cơ Vi Sinh Là Gì? Cách Phân Biệt Và Tác Dụng Khi Bón Phân

Phân hữu cơ vi sinh là gì?Ưu điểm của phân này là gì? Phân hữu cơ là gì? Phân vi sinh là gì? Làm thế nào để có thể phân biệt được phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh được đề cập ở trên? Các loại phân hữu cơ vi sinh và tác dụng cũng như lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Phân hữu cơ hay phân vi sinh là những loại phân bón khá phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong nông nghiệp. Và hiện nay còn có thêm một loại phân hoàn toàn mới kết hợp giữa những ưu điểm của 2 loại phân trên là “PHÂN HỮU CƠ VI SINH”.

Hôm nay, công ty Trung Sơn sẽ cùng bạn tìm hiểu về phân hữu cơ vi sinh là gì?

PHÂN HỮU CƠ VI SINH LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH

Phân hữu cơ vi sinh?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men. Trong thành phần của phân hữu cơ vi sinh sẽ có chứa nhiều hơn 15% chất hữu cơ và tồn tại trong đó từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất với mật độ trung bình là từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Công dụng của nhóm phân hữu cơ vi sinh này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng mà nó còn giúp đất chống lại các mầm bệnh cũng như bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất.

Ưu điểm của phân bón hữu cơ vi sinh

Đem lại công dụng vượt bậc về việc cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.

Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần bón vào cây nhưng lại vô cùng yên tâm không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…

Sử dụng thay thế cho phân bón hóa học và cung cấp những chất thiết yếu mà phân hóa học không thể cung cấp được.

Phân hữu cơ chứa các vi sinh vật phân giải có thể làm tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng khó hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu.

Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.

PHÂN HỮU CƠ LÀ GÌ? PHÂN VI SINH LÀ GÌ?

Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là những loại phân bón được hình thành từ các loại phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,… Phân bón hữu cơ đem đến cho cây trồng và đất những chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ hoặc bổ sung các loại vi sinh vật có ích cho đất đai và cây trồng.

Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

Phân bón hữu cơ truyên thống là loại phân được tạo ra từ phương pháp ủ truyền thống với các nguyên liệu như phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…Nhưng hạn chế đó là đem đến hiệu quả chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Phân bón hữu cơ công nghiệp được chia thành 3 loại:

Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.

Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.

Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ. Thành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ phải đạt 22% trở lên, trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.

Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh là những chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật mà các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm sinh học. Các chủng vi sinh vật này được bố trí theo mật độ ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.

Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,…

PHÂN BIỆT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ PHÂN VI SINH

CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Chúng ta có các nhóm phân bón chuyên dụng được phân ra như sau:

Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố định nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Vi sinh vật có định đạm có hai kiểu đó là Vi sinh vật cố định đạm tự do và vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh.

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân là loại phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được.

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali/ silic

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali/ silic là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu.

Phân bón hữu vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose

Đây là nhóm phân bón mà trong thành phần của nó chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,

Phân bón hữu cơ vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Đây là nhóm phân chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại.

Phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng

Đây là phân bón có khả năng hoàn tan Si, Zn để cho cây dễ hấp thụ.

Phân bón hữu vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng

Đây là nhóm phân bón hữu cơ mà thành phần của nó chứa nhóm vi sinh vật có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng. Ngoài ra các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.

TÁC DỤNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng sẽ đem đến chất lượng và sự an toàn, bền vững cho nông sản, đạt chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên thị trường. Vì vậy, thật dễ hiểu khi phân bón này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường.

Bên cạnh những hậu quả to lớn khi chúng ta sử dụng phân bón hóa học thì phân hữu cơ vi sinh là một giải pháp tuyệt vời cho trồng trọt. Chúng ta sẽ điểm qua một vài tác hại to lớn khi sử dụng phân bón hóa học:

Việc lạm dụng hoặc sử dụng phân bón vô cơ không đúng cách sẽ dẫn đến chai sạn đất. khiến dinh dưỡng sẽ bị suy giảm dẫn tới năng suất của cây trồng cũng suy giảm theo.

Dịch bệnh trên các giống cây trồng rất khó có phương pháp điều trị đặc hiệu.

Đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường.

Chính vì những lý do trên nên việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh là rất cần thiết vì nó có rất nhiều lợi ích như sau:

Phân hữu cơ vi sinh đem đến nhiều lợi ích cho đất và cây trồng. Một là cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong phân hữu cơ có đầy đủ dưỡng chất, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây trồng có thể hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài, bền vững.

Phân hữu cơ vi sinh giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu và giúp cho đất xốp.

Phân hữu cơ vi sinh giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Một loại đất tốt nếu không có vi sinh vật hoạt động trong đó thì lâu ngày chắc chắn cũng sẽ bị hủy diệt. Những loại phân hữu cơ vi sinh như phân trùn quế, ngoài việc giúp kích thích hệ vi sinh vật trong đất, còn cung cấp thêm 1 lượng vi sinh cho đất làm hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào.

Phân hữu cơ vi sinh đẩy lùi được dịch bệnh và các vi sinh vật bất lợi sẽ bị triệt tiêu.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Làm thế nào để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng?

Có 2 cách để có thể làm tăng khả năng hấp thụ đó là:

Ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng: Khi chúng ta tiến hành ủ tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất.

Hoà tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gốc cây: Trường hợp này chúng ta muốn tận dụng nguồn hữu cơ là cây lá mục trong gốc cây vì nó là cây lâu năm thì chúng ta nên dùng cách này

Lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Bản chất của phân bón hữu cơ vi sinh đó là tồn tại rất nhiều vi sinh vật có ích còn sống vì vậy chúng ta KHÔNG được sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì như thế sẽ gây chết các vi sinh vật đó.

Thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau đó là 2 tuần.

Sự Khác Nhau Giữa Phân Hóa Học Và Phân Hữu Cơ

Tại sao phải giảm phân hóa học và tăng cường phân hữu cơ? Khi canh tác cây trồng hiện nay chắc hẳn bà con cũng hay nghe giảm phân hóa học và bón nhiều . Vậy hai loại phân này khác nhau như thế nào?

Phân hóa học là gì?

Phân hóa học hay phân vô cơ là phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp.Có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.Có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.

Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.

Giới thiệu sự khác nhau giữa phân hóa học và phân hữu cơ

Đa phần từ tổng hoặc đã trải qua quá trình chế biến thay đổi cấu tạo, thành phần.

Từ thiên nhiên, được xử lý cơ bản không làm thay đổi tính chất.

Các hợp chất vô cơ từ tự nhiên hoặc tổng hợp: N, P, K, Ca, Mg…

Các hợp chất hữu cơ: Humic, Fulvic, acid amin, đường mía,…(C, H, O, N hữu cơ)

Theo nhu cầu:+ Đa lượng: Cây cần nhiều .

Trung lượng: Cây cần khá nhiều.

Vi lượng: Cây cần ít.

Theo thành phần:

Phân đơn: chứa 1 nguyên tố đa lượng (ure, KCl..)

Phân phức hợp: chứa nhiều nguyên tố đa lượng (NPK, DAP,…)

Nguồn gốc: phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân bắc…

Thành phần: Phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, phân vi sinh…

Cây hấp thu nhanh.Hiệu quả tức thời.

Biểu hiện ngay trên cây trồng, nhanh mất tác dụng.

Cách sử dụng đa dạng (bón, phun, tiêm, quét,…)

Cây sử dụng từ từ.Hiệu quả chậm, lâu dài.

Biểu hiện chậm nhưng bền vũng

Sử dụng chủ yếu bón gốc, số ít phun qua lá.

Giảm lượng vi sinh có trong đất.Giảm pH.

Đất bạc màu khi sử dụng lâu dài.

Ngộ độc cho cây khi quá liều.

Ô nhiễm nguồn nước.

Gây hiệu ứng nhà kính do khí thải.

Tăng cường hệ vi sinh cho đất.Ổn định pH.

Đất phì nhiêu màu mỡ.

Sử dụng càng nhiều càng có lợi.

Không gây ô nhiễm nếu được xử lý trước khi bón.

Giảm tác động xấu đến môi trường.

Sử dụng nhanh, hiệu quả tức thời. Dễ sử dụng, không tốn thời gian.

Cây dễ sử dụng, nhiều cách cung cấp.

Hiệu quả lâu dài, bền vững.Không tác động xấu môi trường.

Tận dụng được phụ phế phẩm trong sản xuất.

Chi phí canh tác giảm, chất lượng nông sản tăng.

Giá thành cạnh tranh, thị trường mở rộng.

Các loại phân hóa học phổ biến

Phân đa lượng:

N (Nito): Phân Ure, Phân NPK, DAP,…

P (Photpho): Phân lân nung chảy, phân super Lân, Lân Văn Điển, DAP,…

K (Kali): Phân KCl (muối ớt), KNO3,…

Phân trung lượng:

Ca (Canxi): Có trong vôi, Lân nung chảy,…

Mg (Magie): Có trong vôi từ vỏ sò, phân bón lá

Phân vi lượng:

Tích hợp trong các loại NPK + TE, phân bón lá, phân vi lượng

NPK là sự kết hợp giữa 3 nguyên tố đa lượng Nito – Photpho – Kali

Các loại phân hữu cơ phổ biến

Phân hữu cơ truyền thống (hoàn toàn hữu cơ): Phân chuồng (heo, gà, bò, dê, dơi,…) tất cả đều phải được ủ hoai để loại bỏ mầm bệnh, cỏ dại cũng như phân hủy thành chất dễ tiêu cho cây, phân rác, phân bánh dầu, bã đậu, phân cá,…

Phân hữu cơ vi sinh (hữu cơ và ít nhất 1 loài vi sinh): Phân viên tích hợp vi sinh, EMZ – FUSA, BIO – SIMO,…các loại phân chuồng hoặc hữu cơ đã được chế biến và thêm vào vi sinh vật có lợi.

Phân sinh học (hữu cơ và ít nhất 1 thành phần sinh học như: humic, fulvic, acid amin, vitamin…): phân WEHG, phân humic,…

Phân hữu cơ khoáng (hữu cơ và ít nhất 1 thành phần đa lượng): Phân gà chứa NPK,…

Canh tác hữu cơ vẫn đem về hiệu quả như mong muốn

Phân hóa học và phân hữu cơ khi xét qua thấy có sự đối nghịch lẫn nhau nhưng nếu bà con sử dụng hiệu quả phối hợp giữa chúng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy sử dụng phân hóa học như thế nào là đúng cách? Điều này sẽ được bật mí trong những chia sẻ tiếp theo của Tin Cậy. Chúc bà con có được vụ mùa như ý!

Mọi thắc mắc về “Sự khác nhau giữa phân hóa học và phân hữu cơ”, bà con vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, chúng tôi

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com.

Bài Tập Hóa Hữu Cơ 12

Published on

1. LỚP ÔN THI THPT QG HÓA HỌC GV:HOÀNG THANH TỰ LUYỆN CÂU HỎI LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ 12 TRỌNG TÂM 2017 Câu chúng tôi các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là: A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu chúng tôi các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam (e)Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở (f) Trong dụng dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh ( dạng  và  ). Số phát biểu đúng là A.5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu chúng tôi sơ đồ phản ứng : (a) X + H2O xuctac  Y (b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O  amoni gluconat + Ag + NH4NO3 (c) Y xuctac  E + Z (d) Z + H2O anhsang chat diepluc  X + G X, Y, Z lần lượt là: A. Tinh bột, glucozơ, etanol. B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit. C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit. Câu chúng tôi các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon . (c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng phân của nhau. (d) Dung dịch glucozơ bị oxihóa bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (e) Saccarazơ chỉ có cấu tạo mạch vòng. Số phát biểu đúng là.A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu chúng tôi các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân. (b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ. (c) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc. (d) Glucozơ làm mất màu nước brom. Số phát biểu đúng là:A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 6. Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): (a) X + 2NaOH  X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4  X3 + Na2SO4 (c) nX3 + nX4  nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3  X5 + 2H2O Phân tử khối của X5 là A. 198. B. 202. C. 216. D. 174. Câu 7. Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. (b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết -1,4-glicozit. (e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

2. A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro. (c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau. (d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (e) Saccarazơ chỉ có cấu tạo mạch vòng. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 9: Cho các phát biểu sau : (1) quỳ tím đổi màu trong dung dịch phenol. (2) este là chất béo. (3) các peptit có phản ứng màu biure. (4) chỉ có một axit đơn chức tráng bạc. (5) điều chế nilon-6 có thể thực hiện phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. (6) có thể phân biệt glucozơ và fuctozơ bằng vị giác. Phát biểu đúng là A. (2), (3), (6). B. (4), (5), (6). C. (1), (4), (5), (6). D. (1), (2), (3), (5). Câu 10: Cho các chất: (1) axetilen; (2) but-2-in ; (3) metyl fomat; (4) glucozơ; (5) metyl axetat, (6) fructozơ, (7) amonifomat. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là : A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 11: Cho dãy các chất: Phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là : A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 12: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2,C2H4,CH2O,CH2O2 (mạch hở), C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là:A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 13: Tiến hành các thí nghiệm sau : (1) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng. (2) Cho dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột ở nhiệt độ thường. (3) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glixerol. (4) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch axit axetic. (5) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch propan -1,3-điol. Màu xanh xuất hiện ở những thí nghiệm nào ? A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (2), (3), (4), (5). C. (2), (4), (5). D. (2), (3), (4). Câu 14: Cho các polime sau: tơ ninon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ viso; tơ nitron; cao su buna. Trong đó ,số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 15: Có một số nhận xét về saccarozơ : (1) Saccarozơ là polisacarit. (2) Saccarozơ là chất kết tinh không màu. (3) Saccarozơ khi thủy phân tạo thành glucozơ và fructozơ. (4) Saccarozơ tham gia phản ứng tráng gương. (5) Saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2. Số nhận xét đúng là : A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 16: Trong số các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen – terephtalat); (5) nilon – 6,6 ; (6) poli(vinyl axetat), số polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17: Cho các phát biểu sau: (1) Ancol isoamylic và axit axetic là nguồn nguyên liệu để tạo ra este có mùi chuối chín. (2) Trong y khoa, ozon được dùng chữa sâu răng. (3) Fomalin được dùng để ngâm xác động vật.

3. (4) Axit flohiđric được dùng để khắc chữ lên thủy tinh. (5) Naphtalen được dùng làm chất chống gián. (6) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. (7) Khí CO2 được dùng để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm. Số phát biểu đúng là.A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 18: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 19: Cho các chất sau: phenol, glixerol, glucozơ, saccarozơ, fructozơ, benzanđehit, anđehit acrylic, axit axetic, propanal, axit fomic, xenlulozơ, etyl fomat, axetilen, vinylaxetilen. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là.A. 8 chất. B. 9 chất. C. 7 chất. D. 6 chất. Câu 20: Cho các phát biểu sau: (a) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit. (b) Tripeptit có khả năng tham gia phản ứng màu biure. (c) Trong phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit. (d) Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH là đipeptit. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Cho công thức cấu tạo của chất X: HOOC-CH(CH3)-NH-CO-CH2-NH2và các phát biểu sau: (1) X là đipeptit tạo thành từ alanin và glyxin. (2) X có tên là alanylglyxin (Ala-Gly). (3) X có phản ứng màu biure. (4) X làm quì tím ẩm hoá đỏ. (5) Đun nóng X trong dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp hai α-aminoaxit. Số phát biểu đúng là .A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 22: Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ, fructozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ, tinh bột và xemlulozơ đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột và xenlulozơ đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Glucozơ, fructozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh. Phát biểu đúng làA. (1) và (4). B. (1), (2) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (2), (3) và (4). Câu 23: Cho các phát biểu sau: (1) Thuỷ phân hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở trong dung dịch kiềm thu được muối và ancol. (2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch. (3) Trong phản ứng este hoá giữa axit axetic và etanol (H2SO4 đặc), nguyên tử O của phân tử H2O có nguồn gốc từ axit. (4) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. (5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức và có số nguyên tử cacbon chẵn. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 24: Cho các phát biểu sau: (1) Dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ; (2) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa cho nhau; (3) Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở; (4) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ; (5) Saccarozơ thể hiện tính khử trong phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là .A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 25: Cho các phát biểu sau: (1) Độ ngọt của saccarozơ cao hơn fructozơ. (2) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng phản ứng tráng gương.

4. (3) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (4) Tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo. (5) Thuốc súng không khói có công thức là: [C6H7O2(ONO2)3]n. (6) Xenlulozơ tan được trong [Cu(NH3)4](OH)2. Số nhận xét đúng là:A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 26: Cho các nhận xét sau: (1) Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thì tạo thành dung dịch đồng nhất trong suốt. (2) Khi sục CO2 vào dung dịch natriphenolat thì thấy vẩn đục. (3) Khi cho Cu(OH)2 vào dd glucozơ có chứa NaOH ở nhiệt độ thường thì xuất hiện kết tủa đỏ gạch. (4) Dung dịch HCl, dung dịch NaOH, đều có thể nhận biết anilin và phenol trong các lọ riêng biệt. (5) Để nhận biết glixerol và saccarozơ có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Số nhận xét đúng là: A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 27: Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây: A. Ung thư vòm họng. B. Ung thư phổi. C. Ung thư gan. D. Ung thư vú. Câu 28: Những chất là “thủ phạm” chính gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính; mưa axit; thủng tầng ozon (là các nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu) tương ứng lần lượt là A. CO2, CH4; SO2, NO2; CFC (freon: CF2Cl2, CFCl3…). B. SO2, N2; CO2, CH4; CFC (freon: CF2Cl2, CFCl3…). C. CFC (freon: CF2Cl2, CFCl3…); CO, CO2; SO2, H2S. D. N2, CH4; CO2, H2S; CFC (freon: CF2Cl2, CFCl3…). Câu 29: Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm thay đổi chức năng sinh lí. Ma túy có tác dụng ức chế kích thích mạnh mẽ gây ảo giác làm cho người dùng không làm chủ được bản thân. Nghiện ma túy sẽ dẫn tới rối loạn tâm, sinh lý, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma túy có thể gây trụy tim mạch dễ dẫn đến tử vong, vì vậy phải luôn nói không với ma túy. Nhóm chất nào sau đây là ma túy (cấm dùng)? A. Penixilin, ampixilin, erythromixin. B. Thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain. C. Thuốc phiện, penixilin, moocphin. D. Seduxen, cần sa, ampixilin, cocain. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol. (2) Phenol tham gia phản ứng thế dễ hơn benzen. (3) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, to ). (4) Để phân biết glucozơ và fructozơ, ta dùng dung dịch AgNO3/NH3. (5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (6) Đề phân biệt anilin và ancol etylic, ta có thể dùng dung dịch NaOH. (7) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm. (8) Các amin lỏng đều khó bay hơi nên không có mùi. (9) Các amin thơm thường có mùi thơm dễ chịu. Số phát biểu đúng là.A. 5. B.7. C. 6. D. 4. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (1) Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn ở dạng tinh thể. (2) Liên kết – CONH – giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit. (3) Các peptit đều có phản ứng màu Biure. (4) Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc. (5) Polietilen được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng ancol etylic. Số phát biểu đúng là.A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 32: Nhúng quỳ tím vào các dung dịch sau: (1) H2NCH2CH(NH2)COOH; (2) H2NCH2COONa; (3) ClH3NCH2COOH; (4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; (5) NaOOCCH2CH2CH(NH2)COONa. Những dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

5. A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (4), (5). Câu 33: Cho các thí nghiệm sau: (1) Saccarozơ + Cu(OH)2; (2) Fructozơ + H2 (xt Ni, to ); (3) Fructozơ + dung dịch AgNO3 trong NH3; (4) Glucozơ+ dung dịch AgNO3 trong NH3; (5) Saccarozơ + dung dịch AgNO3 trong NH3. Có bao nhiêu thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra ? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 34: Trong số các chất : Metyl axetat, Tristearin, Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ, Anilin, Alanin, Protein. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là A. 9. B. 8. C. 6. D. 7. Câu 35: Cho các nhận định sau: (1) Cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất. (2) Các chất béo rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo no. (3) Triolein và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH, đều làm mất màu nước brom. (4) Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương. Số nhận định đúng là:A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 36: Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 37: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 38: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Hiđro hóa hoàn toàn tri olein thu được tri stearin. (c) Muối Na, K của các axit béo dùng điều chế xà phòng. (d) Tri stearin có công thức là (C17H33COO)3C3H5. (e) Axit stearic là đồng đẳng của axit axetic. (g) Metyl amin có lực bazơ mạnh hơn anilin. (h) Có thể nhận biết phenol(C6H5OH) và anilin bằng dung dịch brom loãng. Số phát biểu đúng là:A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 39: Trong các công thức sau: C5H10N2O3,C8H14N2O4,C8H16N2O3, C6H13N3O3, C4H8N2O3, C7H12N2O5. Số công thức không thể là đipeptit mạch hở là bao nhiêu? (Biết rằng trong peptit không chứa nhóm chức nào khác ngoài liên kết peptit -CONH-, nhóm -NH2 và -COOH). A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40: Cho các phát biểu sau: (1) Phân tử saccarozơ do một gốc -glucozơ và một gốc β-fructozơ liên kết với nhau tạo thành. (2) Tinh bột có hai loại liên kết -[1,4]-glicozit và -[1,6]-glicozit. (3) Xenlulozơ có các liên kết β-[1,4]-glicozit. (4) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit. (5) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (6) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. (7) Trong cơ thể người, tinh bột có thể bị chuyển hóa thành đextrin, mantozơ, glucozơ, glicozen. Số phát biểu đúng là:A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 41: Vitamin A (retinol) là một vitamin tốt cho sức khỏe, không tan trong nước, hòa tan tốt trong dầu (chất béo). Công thức của vitamin A như sau:

6. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi có trong vitamin A là: A. 5,59%. B. 10,50%. C. 10,72%. D. 9,86%. Câu 42: Cho các polime sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ nitron, cao su buna-S, poli(vinyl clorua), poli vinylaxetat, nhựa novolac. Số polime có chứa nguyên tố oxi trong phân tử là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 43: Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu không đúng? (1) Đường fructozơ có vị ngọt hơn đường mía. (2) Xenlulozơ được tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit. (3) Enzim mantaza xúc tác cho phản ứng thuỷ phân mantozơ thành glucozơ. (4) Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom tạo ra axit gluconic. (5) Bột ngọt là muối đinatri của axit glutamic. (6) Lysin là thuốc bổ gan, axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. (7) Nilon-7 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng axit ω-aminoenantoic. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 44: Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, saccarozơ, glyxylvalin (Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 45: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol với axit cacboxylic đơn chức có số chẵn nguyên tử C (khoảng từ 12 đến 24 cacbon), mạch không phân nhánh. (b) Lipit là chất béo. (c) Ở nhiệt độ phòng, triolein là chất lỏng. (d) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit. (e) Khi đun nóng dung dịch peptit với kiềm đến cùng sẽ thu được các  – amino axit. Số phát biểu đúng là :A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 46: Cho dãy các chất:H2NCH2COOH,HCOONH4, (CH3NH3)2CO3, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH và HCl là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 47: Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là: A. (2), (5), (6). B. (1), (2), (5). C. (1), (4), (5). D. (2), (3), (6). Câu 48: Cho các loại tơ: Tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ clorin (5); sợi bông (6); tơ visco (7); tơ enang (8); tơ lapsan (9). Có bao nhiêu loại tơ không có nhóm amit? A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 49: Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon -6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco. Số polime tổng hợp có trong dãy là: A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 50: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thu được 431 gam các  -aminoaxit (no chỉ chứa 1 gốc – COOH,-NH2). Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thu được: Gly-Ala,Gly-Gly; Gly-Ala-Val,Val-Gly-Gly; không thu được Gly-Gly-Val vàVal-Ala-Gly. Trong phân tử A chứa số gốc của Gly là: A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. H3C CH3 CH3 OH CH3 CH3