Đại tràng chính là phần cuối của đường tiêu hóa trong cơ thể, có nhiệm vụ hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn, cùng với sự phân hủy của các vi khuẩn giúp tạo bã thức ăn thành phân. Sau đó, đại tràng sẽ có chức năng co bóp và bài tiết phân qua trực tràng.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm lớp lót bên trong ruột già khiến chức năng đại tràng bị rối loạn. Hầu hết bệnh nhân hiện nay đều không nhận thức được mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh. Viêm đại tràng không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến việc ăn uống, sinh hoạt của người bệnh mà nó còn ẩn chứa nhiều biến chứng khó lường. Một khi lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương quá sâu, bệnh có thể chuyển sang dạng mạn tính, ác tính, gây giãn đại tràng, thủng đại tràng thậm chí ung thư đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?
Viêm đại tràng co thắt còn có các tên gọi khác là: hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng,… Các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài. Viêm đại tràng co thắt không tìm thấy các vết viêm loét ở đường ruột, nhưng những cơn đau bụng là do sự co thắt của nhu động ruột không đều, làm cho các rối loạn tiêu hóa trầm trọng.
Những lý do gây viêm đại tràng co thắt
Do thực phẩm:
Dị ứng thực phẩm và sự ảnh hưởng của thực phẩm tới viêm đại tràng co thắt vẫn chưa được khám phá hết, nhưng nhiều người có triệu chứng nghiêm trọng hơn khi ăn một số thứ nhất định.Người bệnh mắc bệnh viêm đường ruột khi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, trong thực phẩm có chứa những vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amip…
Do rối loạn nhu động ruột
Rối loạn nhu động ruột do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn (phân thường xuyên sống, lúc lỏng lúc sền sệt, lúc rắn…)
Do tâm lý:
Theo nghiên cứu, ở những người bị căng thẳng, tâm lý không ổn định khiến các chất Serotonin (chất kiểm soát tín hiệu thần kinh giữa đường tiêu hóa và não bộ) bị nhiễu loạn khiến cho bệnh viêm đại tràng co thắt có những dấu hiệu trở lên trầm trọng hơn
Lạm dụng thuốc kháng sinh:
Dùng nhiều kháng sinh về đường ruột sẽ gây loạn khuẩn tại đại tràng và dẫn đến viêm đại tràng co thắt.
Thay đổi nội tiết tố:
Khoảng 70% số bệnh nhân là ở phụ nữ và 30% là phái nam. Sự thay đổi nội tiết đã tác động đến đại tràng và gây ra các tổn thương để hình thành bệnh.
Bệnh lý đường tiêu hóa:
Bệnh tiêu chảy cấp, viêm ruột,… là những nguyên nhân gây ra viêm đại tràng co thắt điển hình.
7 dấu hiệu bệnh viêm đại tràng co thắt cần biết
1. Đau bụng
Đây cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm đại tràng co thắt. Xuất hiện những cơn đau quặn bụng dưới và khung đại tràng, xuất hiện lúc thì dữ dội, khi thì âm ỉ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đây là triệu chứng điển hình mà người bệnh nào cũng gặp phải. Cơn đau bụng sẽ giảm khi đi trung tiện, tăng lên khi táo bón. Ngoài ra người bệnh có thể đau sau khi ăn, khi ăn no, đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, thức ăn chua, cay, lạnh.
2. Rối loạn đại tiện
Rối loạn đại tiện là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm đại tràng co thắt. Đây là hiện tượng người bệnh thay đổi số lần đại tiện trong ngày, phân lỏng hoặc táo bón xen kẽ với phân bình thường. Tái phát nhiều lần, phân thường có dấu hiệu đầu rắn, đuôi nát. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi ngoài xong lại muốn đi tiếp lần nữa.
3. Bụng căng chướng hơi, mềm
Sau khi đi đại tiện, các triệu chứng khó chịu ở người bệnh viêm đại tràng có thắt sẽ giảm. Tuy nhiên, có thể vẫn còn các triệu chứng khác như đau âm ỉ không biết rõ vị trí, thường đau ở vùng dưới rốn, đau quặn, có lúc đau dữ dội rồi lại trở về bình thường. Khi sờ sẽ thấy, những u cục nổi lên dọc khung đại tràng.
4.Cảm giác khó chịu ở bụng
Một trong những triệu chứng thường gặp khi bị viêm đại tràng co thắt nữa đó là khi đi đại tiện bạn sẽ thấy phân có dính chất nhầy, xuất hiện mùi hôi khó chịu.
5.Phân có lẫn chất nhầy
Các yếu tố thần kinh như lo lắng, căng thẳng, stress hoặc sử dụng các chất kích thích sẽ khiến các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt có thể tăng nặng hơn.
6.Yếu tố thần kinh
Ngoài các triệu chứng trên, người viêm đại tràng co thắt có thể gặp một số triệu chứng khác như: Nhức đầu, đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh.
7.Một số triệu chứng khác ngoài tiêu hóa
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Những đối tượng có thể mắc bệnh viêm đại tràng co thắt?
Nhiều người có dấu hiệu và triệu chứng không thường xuyên của bệnh viêm đại tràng co thắt, nhưng bạn có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nếu:
Đối tượng trẻ tuổi : Bệnh đại tràng co thắt có xu hướng xảy ra ở những người dưới 45 tuổi.
Giới tính nữ: Tỷ lệ mắc bệnh viêm đại tràng co thắt ở nữ giới gần gấp đôi so với nam giới. Do đó, chị em cần hết sức lưu ý, đặc biệt là một số trường hợp bị viêm đại tràng co thắt khi mang thai, cần đi thăm khám để bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp.
Tiền sử gia đình có người bị viêm đại tràng co thắt: Các nghiên cứu cho thấy những người có thành viên trong gia đình bị viêm đại tràng co thắt có thể có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Sức khỏe tâm thần có vấn đề: Lo lắng, trầm cảm, rối loạn nhân cách và tiền sử lạm dụng tình dục trẻ em là những yếu tố nguy cơ gia tăng bệnh viêm đại tràng co thắt. Đối với phụ nữ, việc bị bóc lột sức lao động trong gia đình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Gen hoặc môi trường sống: Đây cũng là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm đại tràng co thắt.
Các phương pháp điều trị viêm đại tràng co thắt Phương pháp điều trị viêm đại tràng co thắt bằng thuốc Tây
Khi người bệnh có những triệu chứng viêm đại tràng co thắt xuất hiện với mức độ nặng, dữ dội, bệnh nhân nên đi khám để được bác sĩ kê đơn điều trị những loại thưốc tây phù hợp giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh . Tùy theo tình trạng bệnh, cơ địa khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp
Thuốc chống co thắt đại tràng: Spasmomen 40 mg, Phloroglucinol 80 mg,…
Thuốc nhuận tràng chống táo bón: Forlac, Duphalac, Pectin,…
Thuốc cầm tiêu chảy: Imodium, Smecta,…
Thuốc giảm chướng bụng: Motilium – M, Debridat, Loperamid,…
Thuốc kháng sinh: Rifaximin giúp thay đổi vi khuẩn đường ruột, kiểm soát triệu chứng viêm đại tràng co thắt trong khoảng 3 – 6 tháng.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Kết hợp Belladonna alkaloid và Donnatal.
Điều trị viêm đại tràng co thắt bằng phương pháp dân gian
Củ riềng có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ, nên việc đưa vào trị bệnh viêm đại tràng rất hiệu quả.
Củ riềng
Riềng tươi rửa sạch thái lát 20g, lá lốt 20g. Cho hai thứ vào ấm, hãm nước sôi. Sau 20 phút rót nước thuốc uống dần.
Riềng tươi 20g, búp ổi 20g, vỏ quả chuối xanh 30g. Cho các vị vào ấm đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút, chắt ra uống dần.
Riềng tươi 20g, lá nhót 20g, lá mã đề 20g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
Nha đam có tính kháng khuẩn cao, giúp nhuận tràng, thúc đẩy tiêu hóa, làm lành vết viêm loét. Bên cạnh đó, nha đam có chứa nhiều vitamin còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể rất tốt.
Củ riềng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt
Cách làm: 5 lá nha đam tươi, rửa sạch, lấy phần trắng bên trong đem xay lấy nước. Trộn nước nha đam với chút mật ong, uống ngày 1-2 cốc nhỏ , mỗi lần khoảng 30ml.
Cây nha đam
Nên kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày để nhận thấy tác dụng mang lại.
Lá ổi có chứa chất flavonoid có tác dụng kích thích cơ trơn ruột làm giảm đau, kháng khuẩn và cầm tiêu chảy rất tốt.
Cách làm: hái phần búp lá ổi, có thể lấy cả lá non hoặc già, chuẩn bị khoảng 50g cho vào nồi đổ thêm 2 bát nước sắc lấy nước uống , đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 15 – 20 phút là được. Uống mỗi lần 1 chén nhỏ, uống hết trong ngày.
Phòng tránh bệnh viêm đại tràng co thắt
Muốn phòng và điều trị bệnh tốt, khi bất cứ có dấu hiệu gì về đường tiêu hóa cũng như dấu hiệu nghi bị viêm đại tràng co thắt, bạn cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, tốt nhất là khám ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định rõ nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu không để bệnh trở thành mạn tính.
Người bệnh nên chú ý những loại thực phẩm nào dễ gây viêm đại tràng co thắt thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế:
Không nên lạm dụng rượu, bia, và thuốc lá, tốt nhất là kiêng dùng những thức uống có cồn, chất gây nghiện
Hạn chế những thực phẩm nhiều gia vị: gia vị chua, cay trong các bữa ăn cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Tránh ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá…). Cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường sống.
Nên tập thể dục đều đặn với các hình thức phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất.
Nên có chế độ sinh hoạt ăn ngủ và làm việc thật khoa học, đúng giờ giấc
Các bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh Plus để hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng bệnh viêm đại tràng co thắt. Để tìm mua Tràng Phục Linh Plus và tìm hiểu về bệnh hội chứng ruột kích thích và các bệnh đại tràng các bạn có thể thể xem TẠI ĐÂY
Các bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các chuyên gia tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh.