Phân biệt vùng miền, dân tộc từ lâu đã trở thành một vấn nạn lớn đe dọa phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là nguyên nhân, điều kiện tạo ra những sự bất ổn, chủ nghĩa khủng bố, ly khai… xa hơn nữa là nguy cơ đe dọa nền an ninh quốc gia, đe dọa sự tồn vong của chế độ, của nhà nước. Nó xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vùng miền, tính cục bộ, địa phương của một bộ phận người trong xã hội đòi hỏi phải được giải quyết dứt điểm.
– Về những hậu quả có thể xảy đến, đó là vấn nạn trên sẽ tạo ra rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn như: nguy cơ chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, ly khai… đe dọa an ninh quốc gia. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: mỗi một dân tộc, vùng miền họ đều có ý thức hệ dân tộc, vùng miền cao, do đó khi gặp những lời lẽ kích động trên thì phản ứng của họ đương nhiên là sẽ phải lên tiếng bảo vệ cho cộng đồng, quê hương mình, lâu dần sẽ khiến họ đẩy ý thức hệ ấy lên một cách cực đoan và khi gặp một sự tác động đủ lớn thì sẽ có thể khiến một cộng đồng, một dân tộc, một vùng miền nổi dậy, ly khai hay xuất hiện những hành động khủng bố, tấn công nhằm vào những người ở vùng miền, dân tộc khác mà họ “thù địch”, lấy VD: cuộc bạo loạn Tây nguyên (2001, 2004) bọn FULRO phản động lưu vong được sự hậu thuẫn của chính quyền một số nước thù địch đã đưa ra luận điệu “người Kinh cướp đất người Thượng” hay Bạo động Tân Cương – TQ (2009) từ 1 đoạn video giả với nội dung “chủ doanh nghiệp người Hán đánh đập người lao động Duy Ngô Nhĩ” … đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây tổn hại lớn đối với quốc gia trên nhiều mặt…Về khía cạnh cá nhân, khi tiếp nhận những thông tin xấu mang nội dung thù địch trong một thời gian dài cũng sẽ làm nảy sinh thái độ, tình cảm tiêu cực, lâu dần sẽ chuyển hóa thành những hành động như: bêu riếu, kích động cá nhân, vùng miền dân tộc… hay đôi khi cũng chỉ vì “vui mồm” nói vu vơ không lường trước được hậu quả.Xét cho cùng thì vấn nạn trên nói cả về lý lẫn về tình đều không thể chấp nhận dù bất cứ lý do gì và nếu căn cứ theo BLHS 2023 sửa đổi, bổ sung năm 2023 thì những người có hành vi trên có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 116 về tội “phá hoại chính sách đoàn kết” với khung hình phạt quy định chung từ 7 – 15 năm (*).Vì vậy, thông qua bài viết này, hi vọng tất cả mọi người hãy nâng cao hơn nữa thái độ, ý thức, trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; luôn đề cao tinh thần tương thân, tương ái sống chan hòa, cởi mở. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ nhận thức để có thái độ tích cực, đánh giá khách quan đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm của đất nước, nhằm tẩy bỏ chủ nghĩa cá nhân, cục bộ… qua đó củng cố vững chắc khối “đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế”; giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, trong quá trình viết bài còn có nhiều hạn chế, thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
(*).Tội phá hoại chính sách đoàn kết được quy định tại Bộ luật hình sự 2023(có hiệu lực ngày 01/01/2023) như sau:
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.