Nguyên Nhân Trào Ngược Dịch Vị Dạ Dày / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Trào Ngược Dịch Vị Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Người bệnh mắc các bệnh lý như chức năng cơ thắt thực quản dưới kém, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, tai nạn… Hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ được coi là hiện tượng trào ngược sinh lý, dần hết đi khi trẻ lớn lên, chỉ còn khoảng 5% trẻ bị trào ngược dạy dày và xuất hiện biến chứng.

Vì một số tác nhân nào đó từ môi trường, thói quen ăn uống, sinh hoạt làm cho cơ thắt giữa thực quản dưới và dạ dày bị suy yếu, hoạt động không bình thường. Khi dạ dày co bóp mạnh thức ăn thay vì đi xuống tá tràng lại trào ngược lên thực quản.

Thần kinh căng thẳng, suy nghĩ, lo lắng, bực tức, stress đều là những nguyên nhân làm tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày. Khi bị stress, căng thẳng thần kinh quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày, làm cho dạ dày chậm tiêu, đầy bụng, tăng áp lực lên thực quản và gây ra trào ngược. Đồng thời khi bị stress, căng thẳng thần kinh sẽ kích thích dây thần kinh số 10, kích thích dạ dày tiết acid dịch vị cũng là yếu tố thuận lợi gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Dạ dày khi bị viêm loét gây ảnh hưởng đến sự co bóp và tiêu hóa thức ăn gây ra tình trạng bị ứ trệ, làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này suy yếu, đóng mở bất thường tạo điều kiện cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.

Triệu chứng, biểu hiện của trào ngược dịch vị

Ợ hơi

Ợ hơi là phải xạ thông thường khi bạn ăn no giúp làm giảm áp lực trong dạ dày. Tuy nhiên hiện tượng này xuất hiện ngay cả khi bạn đói, ợ hơi nhiều hơn 2 lần trong tuần và kèm theo nóng rát bạn cần nghĩ ngay đến bệnh trào ngược axit dạ dày.

Ợ nóng, ợ chua

Khi dịch vị trào ngược lên thực quản có kèm theo acid sẽ làm bỏng rát niêm mạc thực quản và gây ra hiện tượng ợ nóng khó chịu, cảm giác nóng rát có thể lan rộng ra nhiều vùng khác như hạ họng, mang tai, sau xương ức. Khi acid này trào ngược lên miệng có thể gây chua miệng và có cảm giác ợ chua.

Buồn nôn, nôn

Do người bệnh vị viêm loét dạ dày gây ảnh hưởng đến chức ăn tiêu hóa. Thức ăn bị ứ đọng lâu ngày, cùng với đó là acid tiết ra nhiều. Đây là 2 yếu tố làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới dễ gây ra trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó còn một số biểu hiện khác như viêm xoang, tiết nhiều nước bọt, đắng miệng viêm phổi, khàn giọng, sâu răng, viêm tai…

Viêm loét, chảy máu thực quản: Dịch vị kèm theo acid trào ngược thực quản làm xói mòn các niêm mạc gây viêm loét thực quản. Các vết loét này ăn sâu có thể chảy máu, gây đau đớn và khiến người bệnh có cảm giác đau khi nuốt thức ăn hoặc uống nước.

Hẹp thực quản: Khi các vết loét lành lại thành mô sẹo, làm hẹp ống thực quản gây ra cảm giác khó nuốt, khó thở, người bệnh cảm giác như vị mắc vướng sở cổ họng.

Barret thực quản : Khi các tế bào thực quản không phù hợp với môi trường acid sẽ dẫn đến thay đổi cấu trúc tế bào, chuyển sản thành tế bào dạng đạng biệt dạng ruột gọi là barrett thực quản, giai đoạn tiền ung thư.

Ung thư thực quản: Sự thay đổi cấu trúc tế bào giống như niêm mạc ruột, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ biến chứng thành ung thư thực quản. Mặc dù chỉ chiếm tỉ lệ 10% trong số người bệnh bị barrett thực quản nhưng đây lại là biến chứng thực sự nguy hiểm có thể “gõ cửa” bạn bất cứ lúc nào.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DỊCH VỊ DẠ DÀY

Trên thực tế bệnh trào ngược thực quản rất khó để chữa khỏi tận gốc, cách chữa trào ngược dịch vị cũng rất phức tập, tác động từ căn nguyên gây bệnh và kết hợp bởi nhiều yếu tố như thói quen ăn uống, sinh hoạt, tránh stress, thể thao và điều trị bằng thuốc.

Người bênh cần điều chỉnh lối sống lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, vui vẻ, lạc quan chữa bệnh, giúp cho khí huyết lưu thông, tăng cường sức đề kháng. nâng cao thể trạng và đẩy lùi triệu chứng, khỏi bệnh tận gốc, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thường xuyên vận động, tập các bài tập nhẹ 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày rất tốt. Lấy lại trạng thái cân bằng cho cơ thể, ổn định thần kinh, tinh thần thoải mái, vui vẻ, thư giãn, bình an, điều hòa khí, tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, làm dịu thần kinh, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.

Chế độ ăn uống phù hợp là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Cần đảm bảo có một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, đủ dinh dưỡng, an toàn cho dạ dày và tốt cho bệnh.

Người bệnh nên các loại thực phẩm sau: Bánh mỳ, bột yến mạch, thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa, dưa gang hoặc dưa hấu, các loại rau củ giàu chất xơ, đậu đỗ, sữa không nguyên chất…

Những loại thực phẩm nên kiêng ăn: đồ uống, trái cây có vị chua; cà phê, rượu bia, thuốc lá; thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ; Socola; Đu đủ xanh,…

Thuốc điều trị trào ngược axit dạ dày

Các bác sĩ thường chỉ định người bệnh nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa, ức chế tiết acid ở dạ dày, điều trị và làm giảm nhanh các triệu chứng.

Nhóm kháng acid: Có tác dụng làm giảm hiện tượng ợ nóng, có thể trung hòa dịch vị

Nhóm thuốc kháng H2: làm giảm hiện tượng ợ nóng bằng cách ức chế tiết dịch vị

Nhóm ức chế bơm proton (PPI): Làm giảm triệu chứng ợ nóng và làm lành tổn thương ở thực quản tốt hơn nhóm kháng H2.

Sử dụng các loại thuốc Tây y chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, chưa thể điều trị khỏi tận gốc căn bệnh trào ngược, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tìm đến các bài thuốc từ Đông y điều trị từ căn nguyên gây bệnh giúp chữa bệnh triệt để tận gốc.

Thuốc đông y chữa trào ngược dịch vị dạ dày

Các bài thuốc trào ngược dạ dày bằng Đông y với cơ chế điều trị bệnh từ căn nguyên gây bệnh, tuân theo đúng nguyên tắc: giáng nghịch khí, an thần, kiện tỳ hữu hiệu… được nhiều người bệnh đánh giá cao. Hiểu rõ được điều này, nhà thuốc Hải Sáu đã điều chế ra bài thuốc Bình Vị Trường An với thành phần chủ yếu từ các thảo dược tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày.

Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày bị trào ngược lên ống thực quản gây bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.

Stress là các trạng thái tâm lý mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, áp lực, cơ thể khó chịu… vì thế cũng ảnh hưởng tới quá trình ăn uống và tiêu hóa. Căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ làm tăng tiết cortisol, tăng acid trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.

Căng thẳng thần kinh kéo dài cũng là nguyên nhân chính làm rối loạn nhu động thực quản khiến người bệnh thường xuyên có triệu chứng buồn nôn, đau rát rất khó chịu.

Những người có chế độ ăn uống không khoa học: Ăn quá no, ăn đêm, ăn những thực phẩm chua, thực phẩm lên men và những đồ ăn chế biến sẵn… sẽ gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể do một số các dị tật bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh tật khác như: cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày… Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thực quản được có thể là do sinh lý bình thường. Trẻ sẽ có hiện tượng nôn, trớ. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.

Thừa cân – béo phì cũng là một trong nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Lý do là bởi cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực của nó yếu đi. Chính vì thế mà axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.

Biện pháp phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Để phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chúng ta cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Cần hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu bia… Thay vào đó là những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin có trong rau củ quả.

Tránh những thực phẩm đã lên men như dưa, cà muối và những thực phẩm chua như cam, chanh giàu axit. Hạn chế những thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt…

Không ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày. Tốt nhất nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ. Không nên đi nằm ngay sau khi ăn mà nên đi lại nhẹ nhàng 1 chút để thức ăn dễ được tiêu hóa.

Nếu bạn đang thừa cân hoặc bị béo phì cần giảm cân để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Trong khi làm việc cần chú ý tránh căng thẳng, mệt mỏi, làm việc kết hợp nghỉ ngơi phù hợp. Không thức quá khuya, ngủ đúng giờ, đủ giấc để cơ thể thoải mái, đầy đủ năng lượng.

Thường xuyên vận động thể dục thể thao bằng những môn ưa thích như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, yoga… sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên không nên tập thể dục ngay sau khi vừa ăn xong.

Trào Ngược Dịch Mật Dạ Dày: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Dịch mật tiết ra khoảng 700-800 ml mỗi ngày và được dự trữ bình thường trong túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng.

Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu vàng đến hơi xanh, có vị đắng và tính kiềm (pH từ 7 đến 7,7). Dịch mật được tiết ra khoảng 700 đến 800 ml mỗi ngày và được dự trữ bình thường trong túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng.

Vai trò của dịch mật là tiêu hóa chất béo, giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu như A,D,E,K; kích thích tăng tiết và hoạt hóa dịch tụy, dịch ruột; tạo môi trường kiềm ở ruột, kích thích nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối.

Ngoài chức năng tiêu hóa, mật còn giúp loại bỏ bilirubin-sản phẩm thoái hóa của Hemoglobin trong hồng cầu. Bình thường môn vị (phần cuối dạ dày) là van một chiều không cho các chất từ tá tràng trào ngược lên dạ dày, nhưng vì một lý do nào đó van môn vị đóng không kín dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày rồi từ đó trào ngược lên thực quản nếu van tâm vị mở.

1. Nguyên nhân của trào ngược dịch mật lên dạ dày

-Loét dạ dày tá tràng làm cơ môn vị yếu hơn bình thường; ứ đọng thức ăn lâu trong dạ dày cũng làm tăng áp lực dạ dày khiến cơ tâm vị và môn vị yếu .

-Các biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày: sau các phẫu thuật về dạ dày như cắt bỏ một phần dạ dày hay cắt dạ dày để giảm cân trong béo phì thì van môn vị hoạt động không ổn định gây nên hiện tượng đóng không khít

-Phẫu thuật túi mật: Người ta thấy có sự gia tăng trào ngược dịch mật ở những bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật.

2. Triệu chứng và chẩn đoán

-Đau bụng thượng vị là triệu chứng hay gặp, đau tức hay từng cơn; cảm giác nóng rát cồn cào vùng ngực, bụng trên.

-Ợ nóng, đắng miệng.

-Nôn ra chất lỏng xanh vàng, đắng họng (đây là dấu hiệu quan trọng nhất gợi ý chẩn đoán trào ngược dịch mật)

-Ho khan khàn giọng do dịch mật trào lên thực quản

-Đầy bụng, chậm tiêu, giảm cân

-Nội soi dạ dày tá tràng là biện pháp quan trọng để chẩn đoán trào ngược dịch mật. Nên gây mê nội soi vì lúc đó co bóp dạ dày, đóng mở môn vị, tâm vị ít chủ động hơn từ người bệnh. Qua nội soi có thể nhìn thấy hình ảnh trực tiếp dịch mật từ tá tràng trào qua lỗ môn vị, thấy dịch mật đọng từng đám ở các nếp niêm mạc thân vị, phình vị. Ngoài ra ta có thể phát hiện các tổn thương của dạ dày, thực quản. Tuy nhiên nội soi chỉ phát hiện được dịch mật trào lên tại thời điểm soi nên vẫn còn có hạn chế.

3. Điều trị

Trào ngược dịch mật dạ dày nếu không điều trị có thể gây biến chứng trào ngược thực quản dạ dày,viêm loét và ung thư thực quản. Do đó cần tư vấn cho người bệnh nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Thuốc chữa bệnh viêm dạ dày trào ngược dịch mật

– Nhóm thuốc có cơ chế làm giảm hoặc loại bỏ mật: như Questran và Colestid, cisaprid trong đó thuốc Cisaprid được dùng để chữa bệnh cho trẻ em, tuy vậy chúng vẫn có những tác dụng phụ nhất định nên rất cần cẩn thận khi sử dụng. Dùng ursodeoxycholíc acid làm giảm triệu chứng đau bụng,buồn nôn và nôn dịch mật đang được bàn luận thêm

– Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton: tuy không được sự ung hộ hoàn toàn của các bác sĩ trên thế giới tuy vậy phương pháp này vẫn được tiến hành điều trị trào ngược dịch mật cho bệnh nhân. Phía phản đối cách chữa này cho rằng thuốc ức chế bơm proton có thể hạn chế lượng axit tiết ra nhưng lại gia tăng tình tràng trào ngược dịch vị.

Biện pháp điều trị bệnh viêm dạ dày trào ngược dịch vị bằng phẫu thuật

– Phương pháp antireflux: với mục đích khắc phục khả năng co thắt của cơ vòng thực quản. Cơ vòng thắt chặt thì axit cũng như dịch mật không thể trào ngược lên trên. Một phần của dạ dày, nằm gần ngay thực quản sẽ được gói lại và khâu vòng quanh cơ thắt thực quản.

– Phương pháp Roux-en-Y: phương pháp này không đảm bảo xử lý được bệnh, khả năng bệnh nhân chữa được chữa được chứng trào ngược dịch mật với biện pháp phẫu thuật này là 50-90%. Bác sĩ tiến hành dẫn ống mật nối chung với hỗng tràng. Điều này có nghĩa là lượng dịch mật sẽ được chuyển đến hỗng trang thay vì đổ trực tiếp và tá tràng như trước.

4. Phòng bệnh

-Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no

-Không nằm nghỉ, ngủ ngay sau bữa ăn, tốt nhất nằm sau bữa ăn 1 tiếng; Khi ngủ nằm đầu cao hơn chân khoảng 10 đến 15 cm.

-Tránh các thực phẩm giàu chất béo, giấm, hành tây, cà chua, cam quýt, socola, thực phẩm nhiều gia vị

-Không sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, cà phê

-Không hút thuốc lá

-Giảm cân

-Không thức khuya, tránh stress.

BS. Nguyễn Hồng Quân

Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Trào Ngược Dạ Dày

Ở trẻ nhỏ bộ máy tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, dạ dày của trẻ chưa nằm dọc như ở người lớn mà vẫn còn nằm ngang và ở vị trí cao hơn so với bình thường.Ngoài ra hoạt động co bóp tiêu hóa thức ăn của cơ co thắt dạ dày của các bé cũng chưa hoạt động ổn định nên thay vì phải co thắt lại để đóng kín đầu dạ dày trong quá trình dạ dày co bóp thức ăn thì bộ phận này lại mở ra khiến cho thức ăn lẫn dịch vị tiêu hóa trong dạ dày bị trào ngược lên trên.

Thức ăn của trẻ chủ yếu là sữa ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi, đối với những trẻ lớn hơn thì thức ăn cũng được chế biến lỏng để bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Do vậy sau khi trẻ ăn thì thức ăn dễ dàng lọt ra khỏi dạ dày dù nó chỉ có một khe hở nhỏ.

Trẻ được bú mẹ hoặc bú bình ở tư thế không đúng cũng là nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dạ dày ở các bé. Đặc biệt những trẻ hay khi nằm ngủ ban đêm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do dạ dày nằm ngang với thực quản.Ngoài ra thói quen đặt bé nằm ngửa hoặc cho bé đi ngủ ngay sau khi ăn cũng khiến trẻ mắc căn bệnh này.

Một số bé ăn uống quá nhanh hoặc bị cha mẹ ép ăn nhiều mà bị bệnh

Căn bệnh này cũng thường gặp ở những trẻ mắc các bệnh lý như viêm dạ dày, bại não, nhiễm trùng toàn thân…vì những căn bệnh này tác động xấu đến chức co bóp hay tiêu hóa ở dạ dày của trẻ.

Bệnh trào ngược dạ dày có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Bên cạnh việc gây ra một số triệu chứng thông thường như nôn trớ, quấy khóc, bỏ ăn thì bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nếu để kéo dài có thể khiến trẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Viêm đường hô hấp: Đây là biến chứng trẻ dễ gặp nhất khi mắc căn bệnh này.Acig từ trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các hiện tượng ợ hơi, ợ chua ở trẻ. Kèm theo đó là sự tổn thương của niêm mạc cổ họng khiến cho bé hay bị mắc các căn bệnh ở đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, khàn tiếng, mất giọng.

Trẻ có nguy cơ bị viêm loét thực quản, xuất huyết thực quản do bị acid từ dạ dày ăn mòn. Khi gặp biến chứng này trẻ có biểu hiện đau khi nuốt thức ăn hoặc khi uống nước.

Bệnh trào ngược thực quản ở trẻ nếu tái đi tái lại nhiều lần cũng dễ để lại nhiều sẹo sau mỗi lần được chữa lành. Các vết sẹo chi chít này sẽ gây hẹp thực quản khiến trẻ khó nuốt thức ăn và luôn có cảm giác vướng víu ở cổ họng.

Có thể thấy bệnh trào ngược dạ dày gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ. Do vậy các bậc cha mẹ có con nhỏ nên nắm rõ những thông tin này để chủ động phòng ngừa bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho con em mình được tốt nhất.