Nguyên Nhân Rụng Tóc Và Cách Khắc Phục / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Nguyên Nhân Rụng Tóc Nhiều Và Cách Khắc Phục

Nguyên nhân rụng tóc nhiều chủ yếu là gì? Mọi điều bạn cần biết về chứng rụng tóc ở nam giới và nữ giới.

Rụng tóc, còn được gọi là rụng tóc hoặc nặng hơn là hói đầu. Đây là một rối loạn xảy ra khi số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc. Trong một số trường hợp, tóc không tiếp tục phát triển, dẫn đến hói hoặc tạo thành các mảng hói.

Rụng tóc có thể chia thành 2 dạng là rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý.

Rụng tóc sinh lý hay là tóc rụng tóc có vòng đời, có quy trình là tóc mọc lên, phát triển dài ra rồi theo thời gian sẽ già yếu và rụng đi. Sau khi tóc rụng đi sẽ có lớp tóc mới mọc lên thay thế. Rụng tóc sinh lý là biểu hiện thông thường của tất cả mọi người.

Trước tiên, bạn cần xác định phần rụng tóc của mình là rụng tóc là do sinh lý hay do bệnh lý.

Mỗi sợi tóc sẽ có chu kỳ sống từ 2-6 năm và thời gian tóc mọc ở nữ kéo dài hơn tóc mọc ở nam.

Trung bình, trên một mái tóc cùng một thời điểm có đến 85%-95% tóc ở giai đoạn mọc Anagen, 1-2% tóc ở giai đoạn ngưng Catagen và 5-10% tóc ở giai đoạn nghỉ, chờ rụng Telogen.

Nguyên nhân rụng tóc bệnh lý là do sự suy yếu của tế bào mầm tóc. Trong đo, các yếu tố tác động khiến tế bào mầm tóc suy yếu thường bắt nguồn từ sự rối loạn thần kinh nội tiết (ở nam và nữ là khác nhau), di truyền, stress, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, viêm nhiễm,…. Tế bào mầm tóc suy yêu khiến tóc không thể hoạt động đúng quy trinh dẫn đến tóc dễ rụng, mọc chậm và sợi tóc mảnh hơn bình thường.

Rụng tóc quá nhiều một ngày hoặc không rõ nguyên nhân chính là dấu hiệu của bệnh lý.

Rụng tóc là một trong những vấn đề phổ biến nhất trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến một phần ba dân số thế giới. Tùy vào từng loại nguyên nhân rụng tóc khác nhau mà có những giải pháp khắc phục tình trạng rụng tóc khác nhau.

Đối với rụng tóc sinh lý, nó là một hiện tượng tự nhiên vì vậy bạn không cần phải lo lắng về một vài nang tóc bị rụng. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc sinh lý bao gồm chế độ ăn uống, thiếu khoáng chất, thuốc men, căng thẳng, ô nhiễm và di truyền. Đội mũ bảo hiểm cũng là một trong nhiều lý do rụng tóc ở nam giới.

Thường xuyên gội đầu để ngăn ngừa tóc rụng bằng cách giữ cho da đầu sạch sẽ. Làm như vậy giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng và gàu cso thể dẫn đến gãy hoặc rụng tóc. Hơn nữa, khi tóc sạch sẽ khiến mái tóc của bạn trông bồng bềnh và nhiều tóc hơn.

Vitamin không chỉ có lợi cho sức khỏe của cả cơ thể mà còn tốt cho mái tóc của bạn. Vitamin A giúp thúc đẩy quá trình sản xuất bã nhờn ở da đầu, vitamin E cải thiện lưu thông máu ở da đầu để giúp các nang tóc duy trì sản xuất và vitamin B giúp tóc duy trì màu sắc.

Các thực phẩm vừa tốt cho mái tóc vừa tốt cho sức khỏe của bạn bao gồm: thịt, cá, các loại hoạt và các thực phẩm chứ protein khác giúp thúc đẩy quá trình mọc tóc và hạn chế rụng tóc.

Massage da đầu với tinh dầu trong vài phút sẽ giúp các nang tóc của bạn duy trì hoạt động.

Khi tóc ướt là tóc đang ở trạng thái yếu nhất. Vì vậy bạn nên tránh chải tóc ướt vì làm khả năng rụng tóc tnawg lên. Nhưng nếu bạn phải chả tóc ướt, thì có thể sử dụng lược thưa.

Xoa một trong các loại nước ép này lên da đầu, đế qua đêm và gội sạch vào buổi sáng. Chắc chắn sau một tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trên mái tóc của mình.

Thân tóc bao gồm một phần tư là nước, vì vậy hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ cho mình đủ nước và tóc phát triển khỏe mạnh.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thoa trà xanh lên tóc có thể giúp hạn chế được các vấn đề rụng tóc. Tất cả những gì bạn cần làm là pha 2 túi trà xanh vào cốc nước nóng và chờ nguội rồi massage lên tóc.

Căng thẳng là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến rụng tóc ở nam giới nhiều như hiện nay. Một trong những cách giảm căng thẳng tốt nhất chính là thiền, hoặc yoga, không chỉ giảm căng thẳng mà còn cân bằng nội tiết tố.

Nếu là nguyên nhân do dụng tóc bị bệnh thì thường là do sự mất cân bằng yếu tố nội tiết nam hay nữ, căng thẳng, stess, qua yếu tố di truyền, thiếu dinh dưỡng, lạm dụng các hóa chất làm đẹp,…

Theo thống kê, một số bệnh lý sau có thể dẫn đến rụng tóc:

2. Bệnh lý viêm nhiễm da đầu

3. Rối loạn hệ thống miễn dịch

4. Hội chứng buồng chứng đa nang

– Thuốc thoa da đầu Minoxidil có khả năng làm chậm quá trình rụng tóc, trong một vài trường hợp còn giúp mọc lại tóc mới. Tuy nhiên, nếu bạn ngưng thuốc thì tình trạng rụng tóc sẽ lại tái diễn. Để đạt được hiệu quả thực sự, bạn cần phải kiên trì sử dụng thuốc thường xuyên trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, thuốc cũng sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn như phát ban, gây ngứa hoặc nổi mụn trứng cá, nóng rát, viêm và sưng. Ngoài ra, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn do dùng thuốc quá nhiều bao gồm chóng mặt, thị lực kém, đau thắc ngực hoặc ngất xỉu, rối loạn nhịp tim.

– Sử dụng thuốc Finsateride, đây là một loại thuốc theo toa. So với Minoxidil thì nó mang lại hiệu quả hơn. Cơ chế hoạt động của thuốc là liên kết với enzyme có khả năng chuyển hóa testosterone thành DHT.

Loại thuốc này có công dụng làm chậm quá trình rụng tóc trong suốt thời gian sử dụng thuốc. Tuy nhiên, hạn chế của nó cũng tương tự như Minoxidil ngay khi bạn ngừng uống, hói đầu quay trở lại trong khoảng một năm.

Bên cạnh đấy, khi uống Finasteride có thể xảy ra một số phản ứng như ớn lạnh, đổ mồ hôi lạnh hoặc chóng mặt, lú lẫn, phát ban,….

99% người hói đầu do di truyền không thể chữa trị thì không thể chữa trị, chính vì thế lựa chọn sử dụng tóc giả nam là mội cách làm đẹp của nhiều đàn ông hiện nay. Tóc giả nam bằng tóc thật chính là một giải pháp giúp bạn có được kiểu tóc nam đẹp mà mình mong muốn nhất.

Có hai phương pháp cấy tóc sinh học, bao gồm FUT và FUE:

– FUT: là phương pháp trị hói đầu ở nam giới bằng việc lấy tóc ở vùng phía sau đầu, sau đó chọn lọc những nang tóc có chất lượng tốt, chắc khỏe để cấy vào vùng da đầu bị rụng tóc. – FUE: là phương pháp lấy nang tóc trực tiếp từ da đầu và cấy vào phần bị hói.

Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà sẽ có những kết quả điều trị cấy tóc khác nhau.

Nguyên Nhân Khiến Tóc Gãy Rụng Và Cách Khắc Phục

Tóc gãy rụng không chỉ là nỗi lo riêng của phụ nữ mà còn ám ảnh cánh mày râu. Chẳng có ai muốn bị “hói trẻ” cả đúng không nào? Hiểu được tâm trạng nặng nề của các bạn khi ngủ dậy thấy tóc rụng trên gối, chải đầu bằng lược thưa nhưng tóc vẫn vương đầy nhà, mlamdep.com đã tổng hợp những nguyên nhân và cách khắc phục tóc gãy rụng để mọi người cùng tham khảo.

Thay đổi kiểu tóc thường xuyên

Nếu không phải công việc bắt buộc, bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn chặn nguyên nhân này. Mỗi khi muốn đến salon hãy tự hỏi bản thân xem có cần thiết hay không? Mỗi ngày chải đầu hay ngủ dậy có thấy tóc gãy rụng nhiều không? Bạn có muốn tóc đẹp, chắc khỏe lâu dài hay chỉ theo “trend” một thời gian ngắn?

Trường hợp là nghệ sĩ hay nhà tạo mẫu tóc, bạn nên chú ý chọn thương hiệu uy tín có thể tin tưởng được. Đồng thời, nên đầu tư thời gian phục hồi tóc với dưỡng chất và viên uống phù hợp.

Tóc gãy rụng do di truyền

Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể

Trường hợp mất cân bằng nội tiết tố kéo dài, bạn cần đến khám chuyên khoa để được lên kế hoạch điều trị phù hợp. Thêm vào đó, bạn hãy nghiên cứu thêm về chế độ ăn uống hằng ngày. Thay đổi để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sức khỏe tinh thần cũng cần được chú trọng trong thời gian này.

Điều trị thuốc trong thời gian dài, xạ trị – hóa trị

Cách tích cực nhất là bạn hãy cố gắng hồi phục nhanh. Sau khi ngưng dùng thuốc và xạ trị – hóa trị, mái tóc sẽ có điều kiện trở lại như xưa. Nếu không thể dùng thuốc bổ sung, hãy thử cách chăm sóc tóc với các liệu pháp từ thiên nhiên.

Thiếu hụt vitamin B5, vitamin H

Bổ sung chất bằng cách thay đổi thực đơn ăn uống là phương pháp lành mạnh nhất. Trường hợp bạn phải ăn kiêng hay ăn chay trường nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm một số loại thực phẩm chức năng thay thế. Thiếu hụt vitamin B5 và vitamin H lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Căng thẳng, âu lo kéo dài

Bên cạnh đó, nhiều bạn có thói quen “vò đầu bứt tóc” khi xuất hiện những vấn đề không giải quyết được. Dần dần, bạn sẽ không kiểm soát được hành động này. Đến khi chải đầu mới phát hiện thì cũng chẳng thể “gắn” tóc trở lại.

Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần? Đây là một vấn đề rất khó trả lời. Mỗi người có hoàn cảnh phiền muộn riêng. Nếu không thể giải quyết dứt điểm vấn đề đó, bạn hãy cố gắng tự nhủ tạm thời đừng quan tâm. Duy trì tâm lý thoải mái, cười nhiều hơn, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, tin rằng tình trạng âu lo sẽ sớm được cải thiện.

Các bệnh về da đầu khiến tóc gãy rụng

Bạn có thể điều trị tại nhà và loại bỏ thói quen xấu. Trong vòng 1 tháng nếu tình hình không khả quan, bạn nên tìm gặp bác sĩ để biết nguyên nhân chính xác và cách điều trị.

13 Nguyên Nhân Gây Rụng Tóc Và Cách Khắc Phục

Da đầu được chia làm 3 loại : dầu, khô và hỗn hợp. Da đầu dầu sẽ khiến tóc nhanh chóng nhờn, bết dính. Đồng thời, lượng dầu thừa trên da đầu còn khiến bụi bẩn dễ dàng bám vào tóc gây ra gàu, ngứa, khiến tóc gãy rụng nhanh chóng. Thậm chí, dầu nhiều còn gây ra bít tắc lỗ chân lông, khiến nang tóc không thể phát triển, dần dẫn đến rụng tóc.

2. Stress căng thẳng, thức đêm nhiều.

Cơ thể luôn tục trong tình trạng mệt mỏi thiếu ngủ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm mất kiểm soát dẫn tới tế bào bạch cầu tấn công các tóc, gây nên tình trạng rụng tóc. Bên cạnh đó thức đêm nhiều cũng khiến tóc sẽ bị bạc sớm.

3. Da đầu bị nấm, viêm chân tóc

Bệnh nấm da đầu, viêm chân tóc thường xuất hiện tại những vùng da đầu sau gáy, hai bên tóc mai.. Biểu hiện của bệnh là da đầu xuất hiện những mảng trắng có vẩy, chân tóc có những sần nhỏ như hạt kê khiến bệnh nhân rất ngứa đầu và khi gội đầu lại muốn gãi mạnh cho đỡ ngứa thì tổn thương da sẽ xuất hiện nhiều hơn làm cho tóc càng ngày càng gãy rụng

4. Sử dụng nhiều hóa chất lên tóc

Uốn, nhuộm, ép là xu hướng làm đẹp của các chị em hiện nay. Bên cạnh đó dùng dầu gội có sử dụng nhiều chất tẩy rửa. Liên tục phải tiếp xúc với hóa chất và nhiệt độ cao sẽ gia tăng áp lực lên tóc. Các lớp lipid và keratin ở tầng biểu bì của tóc sẽ theo đó bị tổn thương, khiến tóc càng ngày dễ gãy.rụng. Đáng chú ý nhất, nếu sử dụng hóa chất kém ở những salon thiếu uy tín còn có thể gây hỏng nang tóc, khiến tóc rụng nhiều có khi trụi từng mảng

5. Thay đổi nội tiết

Khi nội tiết tố bị thiếu hụt do quá trình lão hóa, dùng nhiều thuốc tây… khiến Tóc dần trở nên xơ rối, chẻ ngọn, gãy rụng và chuyển bạc.Những dấu hiệu này thường thấy ở phụ nữ sau sinh hoặc tiền mãn kinh, mãn kinh

6. Rối loạn nội tiết

Tóc cũng có những dấu hiệu lão hoá dần theo tuổi tác, hay rối loạn về nội tiết tố. Đây cũng chính là lý do tóc bị xơ rối, chẻ ngọn, gãy rụng rồi chuyển sang màu bạc. Những dấu hiệu này thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hay nam giới tuổi trung niên.

Tuy không thể thay đổi được những quy luật về tuổi tác cũng như thiên chức làm mẹ, nhưng bạn vẫn có thể kéo dài nét thanh xuân cho mái tóc bằng cách đảm bảo chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

7. Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Thành phần chủ yếu của tóc là 88% protein . Những protein này là những loại sợi cứng, gọi là keratin. Các thành phần khác của tóc gồm: nước, chất béo, hydrat carbon, vitamin, khoáng chất. Khi bị thiếu các loại protein và vitamin khoáng chất, tóc sẽ bị yếu dần và dễ rụng.

Bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất và vitamin để cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

8. Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Một số thuốc điều trị ngoài việc chữa bệnh cho cơ thể thì các thành phần của thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chu kì tăng trưởng của tóc gây ra tình trạng rụng tóc như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc diệt virus hay các loại thuốc thần kinh…

Bạn nên tìm kiếm các biện pháp giúp tóc hồi phục nhanh hơn như mát-xa da đầu, dùng các dầu gội dưỡng tóc và bổ sung các sản phẩm chứa thảo dược (như hà thủ ô, thục địa…) giúp kích thích tóc mọc trở lại.

9. Di truyền từ cha sang con trai

Rụng tóc do di truyền chỉ gặp ở nam giới. Khi cha bị chứng hói đầu thì con trai sẽ thừa hưởng di truyền đó. Bệnh hói đầu di truyền được coi là một trong những bệnh khó chữa.

Nhưng bạn đừng vội nản lòng, việc phòng ngừa sớm và kiên trì điều trị một cách tích cực bằng các viên uống dưỡng tóc sẽ giúp làm chậm quá trình rụng tóc và giảm mức độ hói đầu.

10. Bệnh tự miễn

Nguyên nhân gây nên tình trạng này chính bởi hệ miễn dịch bị mất khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh mà quay ra chống lại cơ thể, sinh ra các kháng thể, kháng lại các tế bào của hầu hết các cơ quan, khiến tế bào miễn dịch bị xáo trộn, gây nên tình trạng rụng tóc. Việc rụng tóc do các căn bệnh tự miễn gây nên thường để lại mảng hói tóc lớn giống như vết sẹo và tóc sẽ không mọc trở lại.

Bạn nên xây dựng lối sống khoa học, hợp lý như ăn uống đầy đủ, rèn luyện thể chất chũng như tinh thần để tang sức đề kháng cho cơ thể.

11. Suy giảm chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất hormone, chúng giúp cho quá trình trao đổi chất được diễn ra xuyên suốt. Vì vậy khi tuyến giáp bị suy yếu cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ hormone khiến việc trao đổi chất bị gián đoạn, nguyên nhân này gây nên tình trạng rụng tóc.

Đối với trường hợp bệnh này, cách tốt nhất bạn nên dùng thuốc điều trị tuyến giáp, khi tuyến giáp hoạt động trở lại bình thường, tóc bạn sẽ mọc trở lại.

12. Gội đầu không đúng cách

Massage tóc khi gội đầu cũng là cách khắc phục giúp giảm rụng tóc (Ảnh: sao360)

Gội đầu quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho tóc. Nếu tẩy rửa tóc quá nhiều khiến cho tóc và da đầu không cân bằng được về độ ẩm làm cho tóc giòn và dễ gãy rụng. Nếu gội đầu ít bạn sẽ khiến cho da đầu bị bưng bít làm cho tóc mềm và dễ rụng hơn.

Theo các chuyên gia bạn nên gội đầu khoảng 2 lần/ tuần là tốt nhất, đối với mái tóc dày và thuộc loại da đầu dầu thì có thể gội đầu 3 lần/ tuần. Trong khi gội đầu nên massage tóc để kích thích mao mạch và mao nang thúc đẩy tóc nhanh mọc.

13. Chải đầu không đúng cách

Khi chải tóc, bạn thường bắt đầu từ điểm gốc và kéo xuống tận ngọn, cách làm này dễ làm tổn thương tóc. Tương tự khi bạn chải tóc ướt đây là lúc sợi tóc mềm và yếu nhất, chải tóc lúc này cũng gây nên hiện tượng rụng tóc.

Do đó cần lưu ý hướng chải đầu phải chải ngược với hướng tóc. Tóc đỉnh đầu và tóc phía sau nên cúi đầu thấp chải từ chân tóc, như thế không làm hư tóc, lại kích thích da đầu làm tóc mọc nhanh và mịn.

(Ảnh: Sống khỏe)

Nắm được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc giúp chúng ta chủ động trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc tóc cũng như lựa chọn cách khắc phục thích hợp để có một mái tóc khoẻ đẹp.

Bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây rụng tóc của mình là gì.Khi đã xác định bị rụng tóc do nguyên nhân nào cần kiên trì điều trị.

Trường hợp tóc rụng quá nhiều, nguyên nhân rụng tóc do viêm chân tóc và cả các yếu tố nội tiết thì có thể dùng tại chỗ loại thuốc chữa rụng tóc tương đối có hiệu quả là minoxidil. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ như ảnh hưởng đến huyết áp, làm tim đập nhanh, giữ nước.

Để giữ một mái tóc luôn chắc khỏe và óng mượt thì sử dụng dầu gội phù hợp là yếu tố quyết định đến việc hạn chế rụng tóc.

Một loại dầu gội tốt thực sự, loại dầu gội và xả lấy sức khoẻ da đầu làm tiêu chuẩn số 1, với thành phần 100% thiên nhiên sẽ giúp bạn! Bộ dầu gội xả nước gừng nấu Weilaiya có nguồn gốc 100% tự nhiên, không hoá chất kích mọc tóc mà nó hoạt động bằng cách kích thích da đầu, làm tăng cường lượng máu lưu thông đến chân tóc giúp cho tóc mọc nhanh và dày hơn. Khi gội cảm thấy da đầu nóng ấm bởi tinh chất gừng thúc đẩy thông huyết lên não, sạch gầu, giảm rụng tóc, ngứa da đầu. Gừng và dầu trà sẽ làm sạch dầu trên tóc, một phần nguyên nhân gây ngứa rụng và hôi tóc.

Dầu gội xả Weilaiya phiên bản mới có gì khác biệt?

Một phiên bản nâng cấp sâu, hướng đến sự hài lòng từ khách hàng: Mọc tóc hiệu quả hơn – Thơm hơn – Mềm tóc hơn. Với chiết xuất chính từ tinh dầu gừng quện với nước gừng nấu, hỗn hợp gừng nấu tác động cực hiệu quả tới “hệ sinh thái da đầu” : dầu giảm, chân tóc được làm sạch, cân bằng lại da đầu nuôi dưỡng da đầu và chân tóc đồng thời thúc đẩy sự phát triển của tóc. Tính nóng của gừng kích thích các nang tóc phát triển, tăng cường lưu thông máu tới da đầu, giúp tóc mau dài.

Ngoài ra, trong gừng có chất chống oxy hoá, chống nấm có lợi cho tóc, giúp tóc chắc khỏe.

So với phiên bản cũ, phiên bản mới ngoài 70% từ nước gừng, được bổ sung thêm 10% tinh dầu gừng già củ nên đẩy mạnh hiệu quả mọc tóc, nhanh dài và tác động mạnh hơn nữa đến chân nang tóc. Dầu xả bên cạnh dầu dừa làm mềm tóc nay được đưa thêm tinh dầu hoa trà, đem đến 1 cảm giác tột cùng của sự tròn đầy hương thơm tao nhã, ngất ngây. Tinh dầu hoa trà một lần nữa làm cho mái tóc mềm hơn, không bị khô tóc như phiên bản cũ.

Bộ dầu gội xả Weilaiya tinh chất gừng mới vẫn giữ nguyên trọn vẹn cam kết là dòng sản phẩm chăm sóc Tóc thành phần không chứa Sulfate (SLES), Silicone & Phthalate.

Có tác dụng hiệu quả đối với bệnh nhân bị rụng tóc lan tỏa không rõ căn nguyên. Sau 4 tuần điều trị 94,74% bệnh nhân rụng tóc có hiệu quả điều trị tốt và khá.

Có tác dụng phục hồi tóc hư tổn. Sau 4 tuần điều trị có 98,28% bệnh nhân tóc hư tổn cho kết quả tốt và khá

Không có tác dụng phụ nào khi sử dụng và đặc biệt không ảnh hưởng đến công thức máu, chức năng gan, thận khi sử dụng sản phẩm.

Có 98,39% người tình nguyện hài lòng và rất hài lòng với sản phẩm.

Rụng Tóc Tuổi Dậy Thì: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Rụng tóc tuổi dậy thì là hiện tượng rụng tóc nhiều bất thường ở độ tuổi dậy thì 11 – 18 tuổi. Rụng tóc có thể khiến các bạn trẻ lo lắng, mất tự tin, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Vậy rụng tóc tuổi dậy thì do đâu và điều trị bằng cách nào hiệu quả?

Tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì là tình trạng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày ở thanh thiếu niên tuổi từ 11 đến 17. Đi kèm hiện tượng rụng tóc là sự xuất hiện của gàu, tóc khô, chẻ ngọn và dễ gãy rụng.

Trung bình, mỗi ngày tóc sẽ rụng khoảng 25 đến 100 sợi, nếu rụng trên 100 sợi và kéo dài thì cần phải điều trị chứng rụng tóc để tránh các tác hại có thể gặp phải sau đây:

Hói đầu: Thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì rụng tóc thường xuyên có thể dẫn tới tình trạng hói đầu. Nếu tình trạng ở thể nhẹ sẽ bị hói ở một vài mảng trên da đầu, nếu tình trạng nặng có thể gây ra rụng tóc toàn bộ, ảnh hưởng lớn đến ngoại hình.

Tác động đến tâm lý: Ở lứa tuổi dậy thì, tâm lý chưa ổn định, dễ bị tác động. Rụng tóc kéo dài sẽ khiến các em không khỏi lo lắng. Hiện tượng này ảnh hưởng đến ngoại hình nên sẽ giảm sự tự tin, thậm chí có em còn khép mình, ngại giao tiếp với mọi người, có dấu hiệu trầm cảm.

Chính vì vậy, việc xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp trị hói đầu hiệu quả là rất cần thiết và nên tiến hành sớm.

Tại sao tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì?

Tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc tóc, thậm chí có thể đến từ một số bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể. Cụ thể là:

Giai đoạn dậy thì là thời điểm nội tiết tố thay đổi mạnh mẽ nhất. Sự thay đổi nội tiết tố kéo theo sự thay đổi về tâm lý và sức khỏe thể chất, có thể ảnh hưởng đến giọng nói, làn da và mái tóc. Vì thế, đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì.

Thiếu dưỡng chất cho cơ thể hoặc thói quen ăn uống không khoa học của tuổi “teen” dễ khiến tóc rụng nhiều. Cụ thể chế độ ăn uống thiếu sắt, protein và các vitaminlại hay ăn quà vặt, thức ăn nhanh nhiều chất béo khiến tóc thiếu dưỡng chất, dễ khô xơ, gãy rụng. Ngoài ra, ăn uống không đúng giờ giấc cũng khiến tóc yếu, dễ gãy rụng.

Việc sử dụng dầu gội đầu không phù hợp và sử dụng hóa chất khi tạo kiểu tóc cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến rụng tóc. Bên cạnh đó, để đầu bẩn hoặc tóc ướt khi đi ngủ cũng khiến tóc trở nên yếu hơn, thiếu sức sống.

Áp lực học hành, áp lực từ phụ huynh và tâm lý tuổi dậy thì kéo dài sẽ khiến sản sinh nhiều hormone cortisol và làm rối loạn hormone, ảnh hưởng đến nội tiết. Do vậy tóc của thanh thiếu niên bị stress dễ gãy rụng hơn.

Một số thuốc điều trị trứng cá và các bệnh lý về tuyến giáp ở tuổi dậy thì cũng có khả năng gây rụng tóc.

Một số chứng bệnh như nấm da đầu, nhiều gàu, vảy nến da đầu, viêm da tiết bã nhờn ở đầu, tiểu đường cũng có thể gây ra rụng tóc. Vì thế nếu rụng tóc không rõ nguyên nhân cần đi khám để tìm ra các chứng bệnh có thể gặp phải.

Bên cạnh đó, chứng rụng tóc có thể bị tác động bởi các thói quen như cột tóc quá chặt, lạm dụng tạo kiểu tóc từ máy sấy, máy uốn tóc. Ngoài ra chứng rụng tóc có thể ảnh hưởng do di truyền.

Cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì

Khi gặp hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì diễn ra trong thời gian dài, các bậc phụ huynh nên lưu ý đưa con đến các cơ sở y tế khám, xác định nguyên nhân rụng tóc để sử dụng phương pháp điều trị rụng tóc hiệu quả.

Trị rụng tóc bằng tại nhà

Khi hiện tượng rụng tóc ở thể nhẹ, chưa xuất hiện hói đầu, có thể sử dụng phương pháp trị rụng tóc bằng cách thiên nhiên. Các thảo dược khi được sử dụng đem lại độ an toàn cho tóc, giúp tóc hồi phục, từ đó giảm gãy rụng.

Bồ kết trị rụng tóc

Bồ kết từ lâu đã là một dược liệu được sử dụng để đun làm nước gội đầu rất tốt. Hàm lượng aponin trong bồ kết có tác dụng kháng viêm, trị gàu hiệu quả. Ngoài ra, bồ kết còn giúp tóc chắc khỏe, đen mượt, kích thích mọc tóc.

Cách thực hiện:

Nướng bồ kết khô cho thơm, bẻ vụn cho vào nồi nấu với nước.

Sử dụng nước bồ kết gội dầu thay thế dầu gội đầu hàng ngày.

Nên gội đầu thường xuyên, ít nhất 3 lần/tuần để giữ tóc và da đầu luôn sạch sẽ.

Sử dụng tinh dầu bưởi

Nhiều năm trở lại đây, tinh dầu bưởi rất được ưa chuộng vì là sản phẩm trị rụng tóc, kích thích mọc tóc hiệu quả. Tinh dầu bưởi chiết xuất từ vỏ bưởi chứa nhiều dưỡng chất như: pectin, các vitamin nhóm A, C, naringin giúp tăng cường sản xuất collagen, kích thích tế bào sừng phát triển, giúp mọc tóc.

Cách thực hiện:

Có thể thoa trực tiếp tinh dầu bưởi lên tóc 2 lần/ngày hoặc gội đầu với tinh dầu bưởi.

Chỉ cần nhỏ 5 đến 7 giọt tinh dầu bưởi với 30ml nước ấm để tinh dầu hòa quyện.

Pha vào nước gội, gội đầu, massage nhẹ nhàng. Khi gội đầu xong, bạn nên để tóc khô tự nhiên.

Dùng nha đam trị rụng tóc

Nha đam có nhiều dưỡng chất và vitamin rất tốt cho tế bào da, tóc, ngoài ra còn giúp thanh nhiệt cơ thể. Sử dụng nha đam có thể giúp trị gàu, cung cấp dưỡng chất cho tóc và chống rụng tóc.

Cách thực hiện:

Chọn lá nha đam to và dày, bỏ vỏ lấy phần gel (thịt nha đam), xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt

Gội đầu bằng nước ấm, thoa nước cốt nha đam lên tóc.

Ủ tóc trong vòng 30 phút sau đó gội sạch lại với nước

Nên áp dụng phương pháp này thường xuyên để trị rụng tóc tuổi dậy thì nhanh hiệu quả. Ngoài ra các “teen” có thể uống nước nha đam, ăn sữa chua nha đam để chăm sóc tóc từ bên trong cơ thể.

Phương pháp điều trị chứng rụng tóc bằng tự nhiên có độ an toàn cao, dễ sử dụng và ít gây các tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi rụng tóc vừa phải, do các nguyên nhân từ môi trường sống tác động, thói quen chăm sóc tóc.

Bị rụng tóc nên ăn gì, kiêng gì

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc. Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể là cách nuôi dưỡng tóc từ bên trong.

Muốn có một sức khỏe tốt và một mái tóc đẹp cần lưu ý bổ sung các dưỡng chất trong chế độ ăn uống như sau:

Bổ sung thực phẩm nhiều đạm: Thực phẩm nhiều đạm giúp bổ sung nhiều protein cho cơ thể. Đây là dưỡng chất quan trọng cho việc hình thành và kích thích mọc tóc. Protein có nhiều trong các loại thịt đỏ, trứng, cá, sữa…

Sử dụng thực phẩm nhiều sắt như củ dền, cà chua, các loại hạt, đậu phụ… giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu – nguyên nhân dẫn đến rụng tóc ở tuổi dậy thì.

Bổ sung vitamin C: Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây và rau xanh như rau cải xanh, dâu tây, ớt chuông. Đây là chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp chuyển hóa chất sắt trong cơ thể, bổ sung dưỡng chất cho tóc.

Bổ sung vitamin E: Vitamin E giúp cung cấp ẩm cho tóc, làm tóc suôn mượt, ít xơ rối. Ngoài ra, đây còn là chất chống nắng tự nhiên giúp da và tóc được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Vitamin E có nhiều trong bông cải xanh, bơ, các loại dầu thực vật, rau chân vịt (rau bina).

Bổ sung vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B tốt cho tóc là vitamin B1 và B6 giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, chống oxy hóa, giảm gãy rụng.

Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày, nên sử dụng nước lọc và nước trái cây. Bên cạnh các nhóm thực phẩm cần bổ sung, người bị rụng tóc cần tránh thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng. Không nên sử dụng các loại nước tăng lực, cà phê, hạn chế sử dụng nước ngọt, trà sữa…

Sử dụng thuốc trị rụng tóc Tây y

Thuốc trị rụng tóc được dùng trong trường hợp hiện tượng rụng tóc trầm trọng, có thể gây hói đầu hoặc khi các phương pháp tự nhiên không đem lại hiệu quả.

Cơ chế của phương pháp này là giúp tóc khỏe mạnh từ bên trong, ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc, ức chế các nguyên nhân gây ra rụng tóc như viêm da đầu, vảy nến da đầu…

Hiện nay, thuốc Tây y trị rụng tóc có thể có dạng thuốc uống, thuốc bôi ở dạng lỏng hoặc dạng bọt. Một số loại thuốc được dùng để điều trị rụng tóc là:

Minoxidil có thể bôi lên tóc ngày 2 lần hoặc sử dụng ở dạng xịt giúp kích thích mọc tóc.

Ketoconazole ở dạng kem bôi ngoài da, sử dụng trong trường hợp rụng tóc do nấm da đầu.

Chữa rụng tóc bằng thuốc Đông y

Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y dạng uống trong để trị rụng tóc. Đông y thường sử dụng các thảo dược tự nhiên như hà thủ ô, vừng đen, đương quy, trắc bá diệp cỏ nhọ nhồi… nhằm bồi bổ khí huyết, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.

Bên cạnh thuốc uống, các thầy thuốc có thể kê các loại thuốc bôi. Một trong những bài thuốc bôi đông y thường sử dụng là Cao thảo dược từ đương quy, từ thảo, mật ong và dầu vừng vừng.

Cách làm cao như sau:

Sao đương quy, tử thảo cùng với dầu vừng trên lửa nhỏ cho đến khi khô.

Vớt bã thuốc và cho sáp ong vào nấu chảy. Lọc bỏ tạp chất bằng vải sạch rồi để nguội thành cao.

Bôi cao 2 lần một ngày, bôi vào khu vực hay bị rụng tóc để kích thích nang tóc phát triển.

Dù sử dụng thuốc Tây y hay Đông y, người bệnh cũng cần đi khám để được kiểm tra kỹ càng. Thông qua kết quả thăm khám các bác sĩ, thầy thuốc sẽ chỉ định loại thuốc, bài thuốc phù hợp nhất.

Chữa rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì bằng laser

Chiếu tia laser chữa rụng tóc là phương pháp mạnh, áp dụng trong trường hợp rụng tóc nặng dẫn đến hói đầu nghiêm trọng do nguyên nhân rối loạn nội tiết androgenic.

Phương pháp này cần sự can thiệp của bác sĩ, các bác sĩ sẽ chiếu tia laser vào vùng da đầu bị rụng tóc kích thích sự phát triển của nang tóc, giúp mọc tóc. Tùy theo tình trạng rụng tóc có thể sử dụng liệu trình khác nhau. Chiếu tia laser thường tiến hành từ 2 đến 3 lần/tuần trong vài tháng, đạt hiệu quả rồi kết thúc điều trị.

Phương pháp laser cần nhiều thời gian và khá tốn kém. Vì thế khi đã lựa chọn phương pháp này người bệnh nên có sự chuẩn bị nguồn lực kinh tế, kiên trì chữa trị theo phác đồ.

Phẫu thuật cấy tóc

Phẫu thuật cấy tóc là phương pháp điều trị rụng tóc cuối cùng được lựa chọn sử dụng, chỉ sử dụng trong tình trạng bị rụng tóc vĩnh viễn trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và ngoại hình.

Phẫu thuật cấy tóc sẽ cấy ghép tóc vào lỗ chân lông trên da đầu, duy trì thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém, có thể gây đau và nhiễm trùng da đầu nếu không được chăm sóc đúng cách và cẩn thận.

Biện pháp ngăn ngừa tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì

Rụng tóc tuổi dậy thì xảy ra rất phổ biến, thậm chí khi được điều trị vẫn có thể xảy ra rụng tóc trở lại. Vì thế, các “teen” cần có biện pháp ngăn ngừa và chăm sóc tóc hiệu quả.

Lựa chọn dầu gội đầu phù hợp nhất, không nên thay đổi dầu gội đầu quá nhiều. Nên lựa chọn dầu gội từ thảo dược thiên nhiên đảm bảo an toàn. Gội sạch, tráng tóc kỹ, không chải đầu trong lúc tóc ướt. Nên để tóc khô tự nhiên, tránh sấy tóc ở nhiệt độ nóng, không để tóc ướt khi đi ngủ.

Hạn chế sử dụng hóa chất cho tóc, tạo kiểu tóc

Việc sử dụng hóa chất cho tóc để uốn, nhuộm, tạo kiểu gây tổn thương tóc, tăng nguy cơ gãy rụng nhiều. Vì thế nên để tóc tự nhiên, hạn chế sử dụng hóa chất.

Sử dụng thuốc trong điều trị một số chứng bệnh có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc. Tuy nhiên, với việc sử dụng thuốc không nên lạm dụng mà cần có sự kê đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Dùng dây thun hay dây cột tóc quá chặt có thể khiến đau da đầu và tóc bị kéo căng dẫn đến yếu chân tóc, tăng nguy cơ gãy rụng.

Tránh căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái

Phụ huynh không nên đặt nhiều áp lực cho con ở tuổi dậy thì dẫn đến tâm lý căng thẳng sinh rụng tóc. Bên cạnh đó, chính các bạn tuổi dậy thì cũng cần phải xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, luôn vui vẻ và tích cực rèn luyện bản thân.