Nguyên Nhân Làm Mất An Toàn Giao Thông Hiện Nay / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Suy Nghĩ Về An Toàn Giao Thông Hiện Nay

Suy nghĩ về an toàn giao thông hiện nay – Bài làm 1

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng an toàn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…

Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Để bảo đảm an toàn giao thông hiện nay, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Suy nghĩ về an toàn giao thông hiện nay – Bài làm 2

Kinh tế Việt Nam ngày càng có nhiều điểm sáng và mức sống của người dân đang được cải tiến từng bước. Qúa trình đổi mới đất nước ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên, một vấn nạn lớn lại xảy ra đến mức khó kiểm soát, đó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ. Trong nhiều năm gần đây, giao thông đã và đang trở thành một đề tài nóng thu hút được sự qua tâm của đông đảo người dân. Tai nạn giao thông diễn ra từng ngày từng giờ trên cả nước và có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, ta cần có những suy nghĩ nghiêm túc và hành động thực tế để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông diễn ra hết sức phức tạp, rất đáng báo động: vượt đèn đỏ, đi sai làn đường cho phép, phóng nhanh vượt ẩu, vượt quá tốc độ quy định … Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà những thiệt hại do tai nạn giao thông để lại có mức độ không giống nhau nhưng tất cả đều đáng báo đông. Nhẹ có thể là chỉ là xây xát, nặng hơn là gãy chân tay, chấn thương sọ não, đáng sợ thậm chí có thể gây tử vong. Nhưng nhìn chung, tất cả đều gây ra những thiệt hại lớn về tính mạng con người và của cải vật chất, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình, nhiều người là trụ cột, mầm non tương lai của đất nước ra đi để lại nỗi đau thương mất mát vô cùng cho người thân.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng tai nạn giao thông có rất nhiều: Do sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thong của nhiều phương tiện giao thông với ý thức kém, chỉ nghĩ cái lợi nhanh chóng cho bản thân mình, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông chưa thực sự được cải thiện. Trong những năm gần đây dù các phương tiện thông tin đại chúng, đài báo nói ra rả về những vấn đề về giao thông, tuy nhiên vấn đề chấp hành, tuân thủ các luật lệ giao thông của một bộ phận quần chúng nhân dân vẫn là dấu chấm hỏi. Bên cạnh đó cũng phải nói đến đường xá của nước ta quá nhỏ hẹp, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh buôn bán, chiếm dụng lòng đường để xe ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Có thể nói rằng cứ ở đâu có đường là ở đó có nhà dân thậm chí các doanh nghiệp, các nhà máy các khu công nghiệp cũng coi địa thế gần mặt đường là một lợi ích.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cho giao thông của nước ta còn nhiều thiếu thốn, hạn chế cũng là một phần nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Đặc biệt, hiện nay, một bộ phận không nhỏ những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường do còn non trẻ và thiếu tự chủ, thích đua đòi, đua xe, lạng lách đánh võng.. cũng đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Có rất nhiều những vi phạm mà hàng ngày vẫn liên tiếp xảy ra. Đặc biệt ở các thành phố lớn, vào giờ cao điểm tình trạng ách tắc diễn ra rất phổ biến cũng là cơ hội gây ra tai nạn rất lớn. Hay sự thiếu ý thức của những nguời tham gia giao thông không chịu chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông với lý do họ vướng phải tình trạng khẩn cấp. Đặc biệt vấn đề cần quan tâm là sự thiếu ý thức của người dân sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Điều này chính là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông trong những năm gần đây mà vẫn chưa khắc phục được triệt để.

Để giảm thiểu tai nạn giao thông, thì việc nắm rõ luật giao thông để có thể tuân thủ tốt luật là điều cần thiết. Luật giao thông rất nên được đưa vào nhà trường để học sinh – độ tuổi dù còn nhỏ nhưng có thể sớm tiếp cận về những kiến thức giao thông. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần có tinh thần tự giác chấp hành đồng thời tuyên truyền, thao gia vào các hoạt động phổ biến luật giao thông và nhắc tới những người xung quanh của mình cũng cần có ý thức khi tham gia giao thông.

An toàn giao thông là an toàn và cũng là hạnh phúc chung của mỗi người, mỗi gia đình cùng toàn xã hội. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông.

Với nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng của các phương tiện đi lại thì diễn biến giao thông ngày càng diễn ra phức tạp đặc biệt là các thành phố lớn. Sự an toàn của người tham gia giao thông từ đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

An toàn giao thông là sự đảm bảo về tính mạng của người tham gia giao thông. Nó ngày càng được quan tâm bởi tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tinh thần của người dân.

An toàn khi tham gia giao thông luôn là dấu chấm hỏi lớn của toàn xã hội. Ai ai cũng mong muốn được bảo đảm sự an toàn khi tham gia giao thông. Nhưng hầu hết họ lại không tự ý thức được rằng an toàn do chính mình tạo ra, tính mạng là do chính mình bảo vệ. Sự chuyển biến phức tạp của giao thông ngày nay càng đòi hỏi sự nghiêm túc và trách nhiệm của chính bản thân mỗi công dân. Hãy chung tay vì một xã hội an toàn hơn. An toàn giao thông cũng là tương lai của đất nước.

Suy nghĩ về an toàn giao thông hiện nay – Bài làm 3

An toàn giao thông luôn là vấn đề nóng bỏng được mọi người quan tâm bởi hàng ngày có không ít những vụ tai nạn thương tâm vẫn đang xảy ra và có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, ta cần có những suy nghĩ nghiêm túc và hành động thực tế để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người. Hiện nay tình trạng giao thông của nước ta vô cùng phức tạp. Tai nạn giao thông phần lớn là do ý thức của người tham gia giao thông còn kém như: Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, phóng xa vượt quá tốc độ quy định, sử dụng chất kích khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông …Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà hậu quả của tai nạn giao thông để lại là khác nhau. Nhẹ có thể chỉ là xước xát chân tay, tổn thương nhẹ phần mềm…Nặng hơn có thể là gãy chân tay, chấn thương sọ não thậm chí là có phải sống đời sống thực vật hoặc có thể gây tử vong. Nhưng nhìn chung tai nạn giao thông luôn để lại những thiệt hại không hề nhở về cả vật chất lẫn tinh thần. Tai nạn giao thông để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình, nhiều người là trụ cột, mầm non tương lai của đất nước ra đi để lại nỗi đau thương mất mát vô bờ cho người thân. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Một ví dụ thực tế về hậu quả khủng khiếp mà tai nạn giao thông để lại: Theo tin tức mới nhất về tai nạn giao thông được cập nhật trên báo Thanh niên, khoảng 13h ngày 3/12, nam thanh niên (khoảng 25 tuổi, chưa rõ danh tính) lái xe máy BS 60L2 – 9517, chạy trên đường Nguyễn Cơ Thạch, hướng từ Q.1 về Q.2 (TP.HCM). Khi vừa qua cầu Thủ Thiêm (Q.2, chúng tôi khoảng 300m thì xe máy của nam thanh niên xảy ra va chạm với xe ben BS 51C – 767.50, đang lưu thông cùng chiều phía trước. Xe máy hư hỏng nặng sau vụ tai nạn giao thông. Vụ tai nạn giao thông khiến nam thanh niên ngã xuống đường chết tại chỗ, xe máy hư hỏng nặng.

Bên cạnh nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông do ý thức của người dân còn phải kể đến một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn: cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục. Ngay cả những con đường nhỏ cũng xuống cấp một cách trầm trọng…

Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Trước sự cấp bách của thực trạng của tai nạn giao thông ngày càng tăng cao đã thức tỉnh buộc con người phải đặt ra câu hỏi và tìm hướng giải quyết làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Để bảo đảm an toàn giao thông hiện nay, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ bởi không chỉ một người mà có thể thay đổi được tình trạng. Điều này bắt buộc sự chung tay, hợp sức của cả một cộng đồng xã hội. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục cho mọi công dân về luật giao thông từ đó nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật của họ. Đặc biệt trong môi trường giáo dục nên ngày càng có nhiều các cuộc thi, giờ ngoại khóa tuyên truyền về ý thức giao thông cho học sinh. Bởi tuổi trẻ là những mầm non tương lai của đất nước chính vì thế mà phải chú trọng quan tâm giáo dục các em vì một xã hội tương lai an toàn hơn. Ngay từ bây giờ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em hãy tự giác ý thức bản thân tham gia giao thông an toàn vì chính sự an toàn của bản thân mình cũng như người khác. Đồng thời nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt nghiêm minh, thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông luôn là vấn đề nóng bỏng được mọi người quan tâm bởi hàng ngày có không ít những vụ tai nạn thương tâm vẫn đang xảy ra và có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, ta cần có những suy nghĩ nghiêm túc và hành động thực tế để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, cần nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Phải giám sát những công trình cầu cốngnghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Phải giám sát những công trình cầu, đường đảm bảo chất lượng tránh việc tham nhũng rút lõi công trình, công trình kém chất lượng vẫn được đưa vào sử dụng.

An toàn khi tham gia giao thông luôn là dấu chấm hỏi lớn của toàn xã hội. Ai ai cũng mong muốn được bảo đảm sự an toàn khi tham gia giao thông. Nhưng hầu hết họ lại không tự ý thức được rằng an toàn do chính mình tạo ra, tính mạng là do chính mình bảo vệ. Không ai có thể bảo vệ bạn 24 trên 24 và chắc chắn rằng bạnluôn được an toàn.

Suy nghĩ về an toàn giao thông hiện nay – Bài làm 4

Tình hình giao thông của nước ta hiện nay vô cùng phức tạp khi mà nhu cầu sống của con người tăng cao vì thế mà nhu cầu giao thông cũng tăng cao. Không còn lạ lẫm khi hàng ngày có biết bao phương tiện trên đường, đủ kiểu đủ loại, rất đông đúc và hỗn loạn. Ta cũng không còn lạ khi có những nút thắt giao thông xảy ra tình trạng tắc đường hàng vài giờ liền. Cho dù cảnh sát giao thông ở rất nhiều địa điểm, luật giao thông được thực hiện rất chặt chẽ thế nhưng ta vẫn thấy rất nhiều người vi phạm an toàn giao thông như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, lạng lách đánh võng hay chở số người quá quy định gây mất trật tự, an toàn giao thông. Trong đó vi phạm xe máy chiếm số lượng nhiều hơn cả.

Tình trạng mất an toàn giao thông gây ra hậu quả rất lớn. Hàng năm, hàng ngày, hàng giờ đều có rất nhiều người chết và bị thương vì tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và của cho đất nước, gây đau thương cho thân nhân của người bị nạn. Có những người phải mang thương tật bên mình suốt đời vì tai nạn giao thông, trở thành gánh nặng cho gia đình và bản thân phải chịu nhiều đau đớn, bất tiện. Những người tử vong vì tai nạn sẽ để lại đau thương cho gia đình. Ta thấy biết bao trường hợp trẻ em mồ côi bơ vơ cơ nhỡ do mất cha mẹ trong tai nạn giao thông, đó là một sự mất mát mà không gì có thể bù đắp được. Thật đáng thương thay khi tai nạn giao thông đã thay đổi cuộc đời của hàng vạn con người theo chiều hướng xấu đi như thế. Không chỉ để lại hậu quả cho con người, tai nạn giao thông còn gây ra hàng loạt hậu quả xấu cho xã hội: xảy ra những vấn đề kinh tế, an sinh xã hội, lực lượng lao động. Ngoài ra hàng năm nhà nước phải trích một nguồn ngân sách lớn cho lĩnh vực y tế hỗ trợ người bị tai nạn. tóm lại, không có an toàn giao thông thì đất nước sẽ không toàn tâm toàn lực phát triển vượt bậc được như mong đợi.

Có nhiều nguyên dân dẫn đến tai nạn, mất trật tự an toàn giao thông. Nguyên nhân thiết yếu nhất là ý thức của những người tham gia giao thông, tính vô tâm, bất cần không nghĩ tới hậu quả. Hơn nữa, cơ sở vật chất giao thông của nước ta còn kém, nhiều đoạn đường không được cải tạo nên bị hư hại nghiêm trọng, xuất hiện những ổ gà ổ vịt, thậm chí là ổ voi làm cho người đi đường khó điều khiển tay lái dễ gây ra tai nạn giao thông. Nhà nước cũng chưa có những chính sách triệt để, nghiêm khắc trong việc cấm, phạt, yêu cầu người dân chấp hành tốt luật an toàn giao thông.

Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường bây giờ cũng là người tham gia giao thông, gián tiếp hoặc trực tiếp. Vì vậy các bạn học sinh hãy ý thức được tầm quan trọng của an toàn giao thông để từ đó chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, là một tay lái đúng luật và có tâm. Bởi chỉ có như vậy chúng ta mới có thể bảo vệ tính mạng của mình, của người khác và tạo nên một xã hội văn minh, ổn định hơn, không còn những đau thương mất mát từ tai nạn giao thông. Tham gia giao thông có văn hóa đó là nhiệm vụ và cũng là nghĩa vụ mà mỗi người phải luôn ghi nhớ.

Suy nghĩ về an toàn giao thông hiện nay – Bài làm 5

Cùng với ô nhiềm môi trường, vấn đề an toàn giao thông cũng làm hao tốn nhiều giấy mực của dư luận. Không phải ngẫu nhiên mà nó ngày càng được quan tâm hơn bởi mọi người trong xã hội. Với nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng của các phương tiện đi lại thì diễn biến giao thông ngày càng diễn ra phức tạp đặc biệt là các thành phố lớn. Sự an toàn của người tham gia giao thông từ đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

An toàn giao thông hiện nay là sự đảm bảo về tính mạng của người tham gia giao thông. Nó ngày càng được quan tâm bởi tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tinh thần của người đi đường. Trước đây, tai nạn giao thông cũng xảy ra nhưng không diễn ra nhiều bằng hiện nay. Mỗi năm đều có những thông số nói về tai nạn giao thông. Trong chín tháng của năm 2015( tính từ ngày 16 tháng 12 năm 2014 đến ngày 15 tháng 9 năm 2015) đã xảy ra 16459 vụ tai nạn giao thông làm 6518 người chết và 14929 người bị thương. Một con số đáng báo động cho tình trạng giao thông hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông. Trước hết là họ không tuân thủ đúng luật giao thông, hệ thống đèn báo hiệu, đèn giao thông cũng như hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trên đường. Điều này là khá phổ biến. Đã có rất nhiều cô cậu thanh niên chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, xe tay ga nhưng lại lạng lách đánh võng trên đường không những cản trở giao thông mà đã có nhiều vụ tai nạn giao thông do việc này mà ra. Không chỉ thế ý thức tham gia giao thông của mọi người cũng rất kém, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, ngược chiều đường, dừng ….

Có rất nhiều những vi phạm mà hàng ngày vẫn liên tiếp xảy ra. Đặc biệt ở các thành phố lớn, vào giờ cao điểm tình trạng ách tắc diễn ra rất phổ biến cũng là cơ hội gây ra tai nạn khi mà ai ai cũng vội vã đến nơi mà mình muốn. Hay sự thiếu ý thức của những nguời tham gia giao thông không chịu chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt quan tâm là sự thiếu ý thức của người dân sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Điều này chính là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông mà vẫn nhức nhối trong những năm gần đây chưa khắc phục được triệt để. Hậu quả của tai nạn giao thông không ai là không biết. Trước hết nó làm thiệt hại về tính mạng con người. Như thông số mà tôi đã nêu lên ở trên có đến 6518 người bị thiệt mạng do tai nạn giao thông. Không chỉ khiến cho một gia đình mất đi thành viên, người vợ mất chồng, những đứa con mất cha, gia đình bị mất đi một trụ cột vững chắc. Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người để lại niềm xót thương cho người thân của họ. Không chỉ làm mất đi tính mạng của nhiều người, tai nạn giao thông còn khiến cho sự diễn biến của tình trạng giao thông càng thêm phức tạp. Nó gây tâm lý hoang mang cho những người khác. Nó khiến cho sự tiêu tốn về tài sản ngày càng gia tăng. Sự phức tạp thêm của giao thông lại càn là mối đe dọa lớn dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông kế tiếp. Vừa thiệt hại về người và của, tai nạn giao thông còn gây mất trật tự an ninh xã hội. Lợi dụng đám đông xúm vào xem xét tình hình tai nạn, những thành phần xấu trong xã hội nhân cơ hội này để thực hiện hành vi phạm pháp của mình nổi bật nhất là cướp giật…. ngoài ra còn rất nhiều những hậu quả khác mà tôi không thể kể hết được. Hiểu rõ được tầm ảnh hưởng cũng như nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông, những giải pháp sau đây có thể góp phần làm giảm đi và khắc phục tình trạng này. Trước hết là tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân. Thứ hai là ngày càng nâng cao công tác quản lí cũng như điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Đặc biệt trong môi tường giáo dục nên ngày càng có nhiều các cuộc thi, giờ ngoại khóa tuyên truyền về ý thức giao thông của các em. Vì tuổi trẻ là những mầm non tương lai của đất nước, Chính vì thế mà phải chú trọng quan tâm giáo dục các em vì một xã hội tương lai an toàn hơn. Ngay từ bây giờ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tự ý thức bản thân tham gia giao thông an toàn. Vì chính sự an toàn của bản thân mình cũng như người khác.

An toàn khi tham gia giao thông luôn là dấu chấm hỏi lớn của toàn xã hội. Ai ai cũng mong muốn được bảo đảm sự an toàn khi tham gia giao thông. Nhưng hầu hết họ lại không tự ý thức được rằng an toàn do chính mình tạo ra, ính mạng là do chính mình bảo vệ. Không ai có thể bảo vệ bạn 24 trên 24 và chắc chắn rằng bạn luôn được an toàn. Sự chuyển biến phức tạp của giao thông ngày nay càng đòi hỏi sự nghiêm túc và trách nhiệm của chính bạn. Hãy chung tay vì một xã hội an toàn hơn. An toàn giao thông là bạn của mọi nhà.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Suy nghĩ về an toàn giao thông hiện nay hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Suy nghĩ về an toàn giao thông hiện nay thật hay và đạt được kết quả cao.

Top 6+ Bài Nghị Luận Hay Bàn Về Vấn Đề An Toàn Giao Thông Hiện Nay

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.

***

Hướng dẫn làm bài nghị luận về vấn đề an toàn giao thông

1. Phân tích đề

– Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội hiện nay.

– Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những sự việc, con người quan sát được trong thực tế đời sống.

2. Các luận điểm chính cần triển khai

Luận điểm 1: Hiện trạng tình hình an toàn giao thông ở nước ta

Luận điểm 2: Nguyên nhân dẫn đến thiếu an toàn giao thông hiện nay

Luận điểm 3: Tác hại của việc thiếu an toàn giao thông

Luận điểm 4: Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu an toàn giao thông

I. Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề: Những năm gần đây xã hội phát triển, đất nước trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng kéo theo bao nhiêu vấn đề phát sinh

– Nêu vấn đề : Một trong số đó chính là vấn đề an toàn giao thông hiện nay có nhiều diễn biến vô cùng phức tạp

II. Thân bài 1. Hiện trạng tình hình an toàn giao thông ở nước ta

– Tình trạng giao thông hiện nay vô cùng đáng lo ngại

– Đã, đang và sẽ còn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày

– Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết : 8 tháng đầu năm 2017 cả nước xảy ra 12775 vụ tai nạn giao thông làm 5422 người chết và 10543 người bị thương

– Tình trạng giao thông hiện nay thực sự khiến chúng ta bàng hoàng

2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu an toàn giao thông hiện nay

– Sự thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm làm phát sinh nhiều trường hợp điều khiển phương tiện giao thông trái phép.

– Ý thức chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông kém.

– Tính chủ quan khi tham gia giao thông (không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đoạn đường ít người, không trang bị kính chiếu hậu,…).

– Lực lượng kiểm soát giao thông còn mỏng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

– Các quy định xử phạt vi phạm về an toàn giao thông chưa đủ tính răn đe.

– Hạ tầng giao thông nước ta còn nhiều yếu kém và hạn chế, phương tiện giao thông chưa đủ an toàn

3. Tác hại của việc thiếu an toàn giao thông

– Thiếu an toàn giao thông và tác hại của nó đang là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội

– Thiếu an toàn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao thông

– Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần

– Thiếu an toàn giao thông ảnh hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá về tình hình phát triển của Việt Nam gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

– Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới

– Theo con số thống kê của du lịch thì hơn 70% du khách nước ngoài không muốn trở lại Việt Nam vì nhiều lí do nhưng một trong những lí do đáng kể là tình trạng thiếu an toàn giao thông

4. Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu an toàn giao thông

– Mỗi con người khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận của mình để bảo vệ an toàn giao thông

– Nhà nước cần khắc phục các cơ sở hạ tầng giao thông kém để nâng cao sự an toàn cho người than gia giao thông

– Cơ quan cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông để người dân rút kinh nghiệm

– Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức được tác hại của thiếu an toàn giao thông

– Liên hệ bản thân : Mỗi chúng ta cần xem xét lại bản thân để nhìn nhận một cách đúng đắn và sửa chữa góp phần giữ gìn an toàn giao thông chung của cả nước

III. Kết bài

– Khẳng định vấn đề: An toàn giao thông đang là nỗi lo lắng đang nhức nhối của cả đất nước nhưng mỗi người biết chấp hành tốt biết đặt lợi ích chung của mọi người lên trên thì đó sẽ chẳng còn là vấn đề đáng lo ngại

– Lời nhắn đến mọi người : Chúng ta hãy tự mình chấp hành tốt luật lệ giao thông để không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ an toàn chung cho tất cả mọi người

4. Sơ đồ tư duy

Top 6+ bài nghị luận hay bàn về vấn đề an toàn giao thông hiện nay

Nghị luận về an toàn giao thông – Bài mẫu số 1:

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta.

Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…

Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Nghị luận về an toàn giao thông – Bài mẫu số 2:

Khi đất nước ngày càng phát triển thì kéo theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác cũng phát triển. Tuy nhiên đi liền với những cơ hội, luôn tồn tại nhiều thách thức. Vấn đề giao thông đang khiến cho cơ quan chức năng nhức nhối, tìm phương hướng giải quyết.

Giao thông là một trong những lĩnh vực đang khiến cho cả người tham gia giao thông và người giám sát giao thông gặp phải nhiều nhức nhối. Vì tình trạng mất kiểm soát cũng như tai nạn giao thông đang diễn ra trầm trọng và chuyển biến tiêu cực.

Giao thông ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, nó gây nên nhiều tranh cãi, để lại nhiều hậu quả xấu. Giao thông Việt Nam có nhiều loại hình như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không. Mỗi loại hình đều có những đặc thù riêng, cần phải tìm phương hướng để giải quyết triệt để.

Tuy nhiên có thể nói trong những năm qua nhức nhối nhất vẫn là vấn đề giao thông đường bộ với mật độ tham gia giao thông dày đặc, bon chen nhau, tranh giành làn đường của nhau để đi.

Theo ước tính, trung bình mỗi ngày ở nước ta có 35 người chết do tai nạn giao thông và hàng nghìn người chấn thương. Con số đáng báo động đó đã khiến cho người tham gia giao thông khiếp sợ, nhưng dường như tai nạn giao thông vẫn chưa hề thuyên giảm.

Tình trạng tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông đang diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát trong xã hội. Vậy nguyên nhân của việc tai nạn giao thông này là do đâu?

Trước hết đó chính là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông. Khi họ không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông cũng như biết luật nhưng không làm theo luật sẽ dẫn đến nhiều hành động xấu. Và hậu quả chính là việc tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra nhiều, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm là những điều mà mỗi người vẫn có thể chứng kiến thấy.

Từ những việc nhỏ nhặt và tưởng như vô can đó lại là nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Hình ảnh những nạn nhân nằm vật vã trên vũng máu, những người thân khóc vật vờ trong bệnh viện hay hình ảnh khói nhang nghi ngút trong một gia đình trẻ. Tai nạn giao thông luôn để lại nhiều ám ảnh đối với những người ở lại.

Ý thức của người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp ứng được nhu cẩu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh, không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.

Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Thứ hai xuất phát từ cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.

Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.

Nghị luận về an toàn giao thông – Bài mẫu số 3:

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.

Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông? Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đi đúng tốc độ,đúng phần đường,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Nghị luận về an toàn giao thông – Bài mẫu số 4:

Vấn đề an toàn giao thông luôn luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Và trong những năm gần đây, thì con số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Đặc biệt hơn những con số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động như phải đặt ra vấn đề an toàn giao thông chho tất cả chúng ta để có thể giảrm thiểu được những con số đáng báo động như thế này.

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Và khi mọi người tham gia giao thông trên đường, thì không biết trước được đó chính là sự bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan tạo ra. Nếu như bị tai nạn nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, còn nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng và cũng đã như để lại biết bao đau thương, cũng như cả những tiếc nuối cho những người thân. Phương tiện cá nhân ngày càng được gia tăng cũng chính bởi thế mà trên mọi nẻo đường các phương tiện đi lại đông. Nếu như ở các thành phố trung tâm lớn thì xe nhiều vừa gây ách tắc mà có thể có nhiều nguy cơ tai nạn xe cộ xảy ra. Còn đối với những nơi có mật độ dân số thưa thì ý thức chấp hành giao thông lại rất kém, bởi tâm lý coi thường cũng như ít có người tham gia giao thông nên đi lại không cần chú ý quá nhiều phóng nhanh vượt ẩu để rồi khi có những tình huống bất ngờ thì xử lý không kịp dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Chính ví dụ trên thì ta có thể đánh giá nguyên nhân đầu tiên đó chính là nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Nguyên nhân thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng là vì do ý thức kém nên đã không chấp hành luật như đã uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, và khi tham gia giao thông thì lại không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Và ta có thể xem đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí.

Có thể thấy thêm một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi mà bị vi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Và nếu như chúng ta xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng và đó có thể là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….cũng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Có thể nói rằng tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Và nếu như mà họ biết quý bản thân mình, họ cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông. Hơn nữa là họ cũng phải biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông khi tham gia giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Có thể thấy được chính hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông. Cũng cả vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đó là đi bên phải, đi đúng tốc độ quy định, đúng làn đường. Khi mà luật được chấp hành nghiêm chỉnh thì chắc chắc rằng tỷ lệ tai nạn giao thông sẽ được giảm thiểu tới mức đáng kể

Nói riêng về bản thân học sinh thì ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy tích cực tham gia các hoạt động xã hội được tổ chức do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người. Tuyên truyền luật cho cả và gia đình, giúp họ có ý thức để chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Và khi tham gia giao thông chúng ta tuân thủ chấp hành luật chính là một cách để bảo vệ chính chúng ta.

Và tựu trung lại thì tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Có thể thấy được chính vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Và chúng ta có quyền hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ đươc cải thiện và sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Nghị luận về an toàn giao thông – Bài mẫu số 5:

Cùng với ô nhiềm môi trường, vấn đề an toàn giao thông cũng làm hao tốn nhiều giấy mực của dư luận. Không phải ngẫu nhiên mà nó ngày càng được quan tâm hơn bởi mọi người trong xã hội. Với nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng của các phương tiện đi lại thì diễn biến giao thông ngày càng diễn ra phức tạp đặc biệt là các thành phố lớn. Sự an toàn của người tham gia giao thông từ đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

An toàn giao thông là sự đảm bảo về tính mạng của người tham gia giao thông. Nó ngày càng được quan tâm bởi tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tinh thần của người đi đường. Trước đây, tai nạn giao thông cũng xảy ra nhưng không diễn ra nhiều bằng hiện nay. Mỗi năm đều có những thông số nói về tai nạn giao thông. Trong chín tháng của năm 2015 (tính từ ngày 16 tháng 12 năm 2014 đến ngày 15 tháng 9 năm 2015) đã xảy ra 16459 vụ tai nạn giao thông làm 6518 người chết và 14929 người bị thương. Một con số đáng báo động cho tình trạng giao thông hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông. Trước hết là họ không tuân thủ đúng luật giao thông, hệ thống đèn báo hiệu, đèn giao thông cũng như hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trên đường. Điều này là khá phổ biến. Đã có rất nhiều cô cậu thanh niên chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, xe tay ga nhưng lại lạng lách đánh võng trên đường không những cản trở giao thông mà đã có nhiều vụ tai nạn giao thông do việc này mà ra. Không chỉ thế ý thức tham gia giao thông của mọi người cũng rất kém, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, ngược chiều đường, dừng….

Có rất nhiều những vi phạm mà hàng ngày vẫn liên tiếp xảy ra. Đặc biệt ở các thành phố lớn, vào giờ cao điểm tình trạng ách tắc diễn ra rất phổ biến cũng là cơ hội gây ra tai nạn khi mà ai ai cũng vội vã đến nơi mà mình muốn. Hay sự thiếu ý thức của những nguời tham gia giao thông không chịu chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt quan tâm là sự thiếu ý thức của người dân sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Điều này chính là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông mà vẫn nhức nhối trong những năm gần đây chưa khắc phục được triệt để. Hậu quả của tai nạn giao thông không ai là không biết. Trước hết nó làm thiệt hại về tính mạng con người. Như thông số mà tôi đã nêu lên ở trên có đến 6518 người bị thiệt mạng do tai nạn giao thông. Không chỉ khiến cho một gia đình mất đi thành viên, người vợ mất chồng, những đứa con mất cha, gia đình bị mất đi một trụ cột vững chắc. Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người để lại niềm xót thương cho người thân của họ. Không chỉ làm mất đi tính mạng của nhiều người, tai nạn giao thông còn khiến cho sự diễn biến của tình trạng giao thông càng thêm phức tạp. Nó gây tâm lý hoang mang cho những người khác. Nó khiến cho sự tiêu tốn về tài sản ngày càng gia tăng. Sự phức tạp thêm của giao thông lại càn là mối đe dọa lớn dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông kế tiếp. Vừa thiệt hại về người và của, tai nạn giao thông còn gây mất trật tự an ninh xã hội. Lợi dụng đám đông xúm vào xem xét tình hình tai nạn, những thành phần xấu trong xã hội nhân cơ hội này để thực hiện hành vi phạm pháp của mình nổi bật nhất là cướp giật…. ngoài ra còn rất nhiều những hậu quả khác mà tôi không thể kể hết được. Hiểu rõ được tầm ảnh hưởng cũng như nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông, những giải pháp sau đây có thể góp phần làm giảm đi và khắc phục tình trạng này. Trước hết là tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân. Thứ hai là ngày càng nâng cao công tác quản lí cũng như điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Đặc biệt trong môi tường giáo dục nên ngày càng có nhiều các cuộc thi, giờ ngoại khóa tuyên truyền về ý thức giao thông của các em. Vì tuổi trẻ là những mầm non tương lai của đất nước. Chính vì thế mà phải chú trọng quan tâm giáo dục các em vì một xã hội tương lai an toàn hơn. Ngay từ bây giờ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tự ý thức bản thân tham gia giao thông an toàn. Vì chính sự an toàn của bản thân mình cũng như người khác.

An toàn khi tham gia giao thông luôn là dấu chấm hỏi lớn của toàn xã hội. Ai ai cũng mong muốn được bảo đảm sự an toàn khi tham gia giao thông. Nhưng hầu hết họ lại không tự ý thức được rằng an toàn do chính mình tạo ra, tính mạng là do chính mình bảo vệ. Không ai có thể bảo vệ bạn 24 trên 24 và chắc chắn rằng bạn luôn được an toàn. Sự chuyển biến phức tạp của giao thông ngày nay càng đòi hỏi sự nghiêm túc và trách nhiệm của chính bạn. Hãy chung tay vì một xã hội an toàn hơn. An toàn giao thông là bạn của mọi nhà.

Nghị luận về an toàn giao thông – Bài mẫu số 6 :

“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. Nhưng ngày qua ngày, giao thông vẫn là một trong những vấn đề bức thiết mà xã hội phải đối mặt. Tai nạn giao thông luôn diễn ra hàng ngày ở khắp mọi nơi trên thế giới đặt ra yêu cầu cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề an toàn giao thông.

Trong cuộc sống thường ngày, mỗi con người không thể không tham gia giao thông. Chúng ta di chuyển trên các tuyến đường bằng các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng như xe đạp, xe máy, ô tô, xe buýt… Song an toàn giao thông hiện nay đang ở mức báo động. Tai nạn giao thông xảy ra trên cả thế giới. Riêng Việt Nam, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê thì năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 20.280 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, bao gồm 9.770 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 10.310 vụ va chạm giao thông. Trung bình 1 ngày trong năm 2017, trên địa bàn cả nước xảy ra 55 vụ tai nạn giao thông, gồm 27 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 28 vụ va chạm giao thông, làm 23 người chết, 15 người bị thương và 32 người bị thương nhẹ.

Tai nạn giao thông dù va chạm nhẹ hay nặng đều để lại hậu quả đau đớn. Nhẹ thì trầy xước, gãy tay gãy chân nặng có thể mất đi cả tính mạng. Nó để lại hậu quả thiệt hại về người và của, không chí khiến bản thân người gây tai nạn mà gia đình họ và những người vô tội phải gánh nỗi đau. Có những người đang tham gia giao thông đúng luật cũng bị tai nạn, bị thương thậm chí tử vong. Rất nhiều trường hợp các em nhỏ, cụ già đang đi trên đường cũng bị phương tiện khác đâm trúng. Hay đơn giản chỉ là hành động lùi xe, mở cửa xe không quan sát, không báo hiệu đã gây ra bao vụ tai nạn thương tâm.

Một câu hỏi đặt ra rằng vì sao an toàn giao thông bị đe dọa? Trước hết là nguyên nhân chủ quan từ bản thân người tham gia giao thông. Họ không có ý thức chấp hành luật giao thông, không có ý thức với chính bản thân mình. Họ không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt quá tốc độ cho phép, sử dụng chất kích thích… Hay họ không hiểu biết luật lệ giao thông. Tệ hại hơn là những hành động đua xe vui chơi trên đường của nhiều người. Nguyên nhân khách quan là do cơ sở vật chất trong giao thông còn hạn chế, nhiều công trình thi công dang dở gây tai nạn đáng tiếc cho người dân. Nhiều quán ăn, gian hàng còn lấn chiếm vỉa hè và phần đường giao thông. Pháp luật chưa có chế tài, biện pháp triệt để, nghiêm khắc với hành vi vi phạm giao thông nên một bộ phận người dân vẫn chưa hiểu hết hậu quả.

An toàn giao thông là vấn đề cần giải quyết bên cạnh những vấn đề xã hội khác. Đó là sự nghiệp của toàn thể nhân dân trong cộng đồng. Nhà nước cần tạo điều kiện, cải thiện cơ sở vật chất để tránh những trướng ngại giao thông kết hợp biện pháp xử phạt thích đáng với từng hành vi vi phạm. Nhà trường và gia đình cần phối hợp giáo dục ý thức và suy nghĩ đúng đắn cho con em mình, giúp các em nhận thức hậu họa của tai nạn giao thông. Từ đó định hướng hành động cho các em khi tham gia giao thông. Điều quan trọng nhất là ở chính mỗi cá nhân. Mỗi người cần xây dựng cho mình sự hiểu biết về luật lệ, quy định tham gia giao thông và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình. Tôn trọng người khác và trân trọng mạng sống của chính mình. Hãy sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông. Và đừng quên tuyên truyền để cả xã hội cùng đoàn kết xây dựng an toàn giao thông.

An toàn giao thông là mục tiêu của toàn xã hội, vì một cuộc sống ổn định, hạnh phúc hơn. Khi đã hòa mình vào dòng người tham gia giao thông, hãy nâng cao ý thức trách nhiệm của mình. Nhanh một phút chậm cả đời, vì cuộc sống tươi đẹp, hay cùng nhau bảo vệ an toàn giao thông.

-/-

Chương Trình An Toàn Giao Thông

Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” bắt đầu được triển khai thí điểm từ năm học 2011 – 2012 tại 5 tỉnh/thành gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Nội dung triển khai thí điểm chú trọng vào việc tổ chức chương trình mẫu Vui học An toàn giao thông trong các trường THPT nhằm lấy ý kiến đánh giá về việc xây dựng một chương trình đào tạo hoàn chỉnh, thiết thực và có ý nghĩa nhất dành cho học sinh THPT. Bước đầu đã thực hiện đào tạo được 1,249 học sinh.

Năm học 2012 – 2013, với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đã hoàn thiện được bộ giáo trình chuẩn gồm 5 bài học sinh động, thực tiễn và bổ ích làm nền tảng cho hoạt động đào tạo. Công ty Honda Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Giáo dục Đào tạo và Uỷ ban ATGT Quốc gia tiến hành Hội thảo toàn quốc lấy ý kiến đánh giá và bắt đầu triển khai chương trình tại 16 tỉnh/thành. Kết quả đã đào tạo cho hơn 487,000,000 học sinh.

Năm học 2013 – 2014, chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” tiếp tục triển khai cho tất cả các trường THPT của 16 tỉnh/thành, đồng thời bổ sung mở rộng thêm 9 tỉnh mới, nâng tổng số tỉnh được triển khai là 25 tỉnh/thành và đã thực hiện đào tạo được cho khoảng 657,000 học sinh.

Năm học 2014 – 2015, chương trình tiếp tục được triển khai cho tất cả các trường THPT của 25 tỉnh/thành đã triển khai trong năm học trước. Kết quả đã đào tạo cho hơn 762,000 học sinh.

Năm học 2015 – 2016, song song với việc tiếp tục triển khai chương trình cho tất cả các trường THPT tại 25 tỉnh/thành, Chương trình đã được mở rộng đào tạo thêm 6 tỉnh mới, nâng tổng số tỉnh được triển khai lên 31 tỉnh/thành và đã thực hiện đào tạo được cho hơn 830,000 học sinh.

Năm học 2016 – 2017, với mục tiêu phủ sóng toàn quốc chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” tới tất cả các trường THPT trên cả nước, Công ty Honda Việt Nam tiếp tục phối hợp cùng với Bộ Giáo dục Đào tạo và Uỷ ban ATGT Quốc gia tiến hành mở rộng đào tạo cho 32 tỉnh còn lại và đào tạo cho hơn 2,400,000 học sinh.

Năm học 2017 – 2018, song song với việc tiếp tục được duy trì triển khai tại 63 tỉnh/thành cấp THPT, chương trình giáo dục “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho cấp THCS lần đầu tiên được triển khai thí điểm tại 10 tỉnh/thành gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Cần Thơ. Kết quả đào tạo cho hơn 2,500,000 học sinh THPT và khoảng 1,300,000 học sinh THCS.

Năm học 2018 – 2019, chương trình tiếp tục duy trì triển khai tại 63 tỉnh/thành cấp THPT và mở rộng ra 20 tỉnh/thành cho THCS. Kết quả đào tạo cho hơn 2,500,000 học sinh THPT và hơn 2,200,000 học sinh THCS.

Năm học 2019 – 2020, chương trình tiếp tục duy trì triển khai tại 63 tỉnh/thành cấp THPT và mở rộng ra 40 tỉnh/thành cho THCS. Dự kiến sẽ triển khai đào tạo cho khoảng 2,500,000 học sinh THPT và hơn 3,400,000 học sinh THCS.

An Toàn Giao Thông Là Gì?

An toàn giao thông hiểu một cách nôm na là đảm bảo cho những người khi tham gia giao thông đường bộ không bị thương hoặc tử vong do tai nạn giao thông gây ra

Việt Nam là một nước có số lượng xe gắn máy vô cùng lớn khoảng 40 triệu chiếc, số lượng xe tham gia giao thông hằng ngày tại các thành vô là rất đông chính vì thế mà việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông luôn phải được đặt lên hằng đầu.

Việc đảm bảo an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên do sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của một số thành phần đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều người, gây mất an toàn giao thông cho cả xã hội. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông thường được phân làm hai loại:

Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân khi tham gia giao thông thể hiện qua các hành vi: điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mủ bảo hiểm, lấn làn…

Nguyên nhân khách quan: do các sự cố của phương tiện hoặc các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến người điều khiển giao thông.

Hiện tại thì nguyên nhân chủ quan đang chiếm tỉ lệ lên đến hơn 95%.

Phải khẳng định một điều rằng đảm bảo an toàn giao thông luôn là ưu tiên hàng đầu, rất nhiều điều luật được đưa ra cùng với hệ thống tuyên truyền nhưng mục đích cuối cùng là hướng đến an toàn giao thông, cố gắng giảm tỉ lệ tại nạn giao thông đến mức thấp nhất. Khi mà an toàn giao thông được đam bảo thì nó mang đến rất nhiều lợi ích như:

– Đảm bảo tính mạng con người, như thống kê tại nước ta hằng năm thì số lượng người chết vì tai nạn giao thông tính đến tháng 6 năm 2019 lên đến 3810 người một con số thật sự quá lớn và đi kèm với đó rất nhiều nỗi mất mát tan thương cho gia đình nhạn nhân. Bên cạnh đó con số người bị thương tật do tai nạn là 6358 người cũng rất lớn, chính vì thế mà nếu an toàn giao thông được đảm bảo tốt thì số người tử vong và bị thương sẽ được kéo giảm một cách tuyệt đối đúng như câu khẩu hiệu ” An toàn giao thông là hạnh phục của mỗi gia đình và cả xã hội”

– Giảm thiệt hại về kinh tế, bên cạnh thiệt hại về mặt con người thì thiệt hại về mặt kinh tế do tai nạn giao thông gây ra là vô cùng lớn bao gồm tiền chạy chữa cho người bị nạn, tiền sữa chữa xe cộ, ùn tắt giao thông…hậu quả kinh tế do nó gây ra là vô cùng lớn

Có thể khẳng định một điểu rằng an toàn giao thông là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người tham gia giao thông trên đường nó không là nhiệm của riêng của một cá nhân hay một tổ chức nào. Mọi người khi tham gia giao thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ là đảm bảo an toàn giao thông nhằm đảm bảo an toàn không chỉ cho bản thân mình mà còn cho những người đang cùng tham gia giao thông, vì thế mà mọi người cần phải tự mình nâng cao ý thức của bản thân để bảo vệ chính bản thân mình trước nhất.

Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cần có các biện pháp nhằm nâng cao ý thức cũng như xử lý các hành vi cố tình vi phạm giao thông nhằm răng đe mọi người để mọi người cùng nhắc nhau thực hiện một cách tốt nhất.

Ngoài các biện pháp đã được sử dụng từ lâu như căn băng rôn, truyền thanh, các bài phóng sự trên truyền hình về tình hình giao thông…thì hiện nay cảnh sát giao thông còn tiến hành các buổi dạy, trao đổi giải đáp thắc mắc cho người dân về kiến thức pháp luật cũng như những chia sẻ về an toàn giao thông khi lưu thông trên đường, đây là một phương pháp đặt biệt hiệu quả dành cho cánh tài xế và được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó là các bản tin, bài báo các hình ảnh về tai nạn giao thông cũng góp phần cảnh tỉnh những người có ý thức giao thông kém đang đem sinh mạng của mình đùa giỡn với tử thần.

Có thể nói giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông tồn tại một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu như văn hóa giao thông của mọi người được nâng cao thì khi ấy an toàn giao thông cũng sẽ được đảm bảo, kéo theo đó là tỉ lệ tai nạn giao thông giảm mang đến hạnh phục cho mọi người và xã hội. Ngược lại khi an toàn giao thông được thực hiện tốt, mọi người nghiệm chỉnh chấp hành luật an toàn đường bộ thì những người khác sẽ nhìn vào đó mà làm gương từ đây thì văn hóa giao thông cũng trở nên tốt hơn do mọi người đã thấy được lợi ích mà an toàn giao thông mang lại cho họ.

Đảm bảo an toàn giao thông là mục tiêu chung của toàn xã hội để tai nạn giao thông không còn là nỗi đau của mỗi gia đình nữa, muốn thế mọi người cần tự giác chấp hành nghiệm chỉnh luật giao thông và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, có thế thì tại nạn giao thông mới bị kéo giảm, mang lại hạnh phục cho mọi gia đình và toàn xã hội.