Nguyên Nhân Hậu Quả Của Biến Đổi Khí Hậu / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Biến Đổi Khí Hậu Là Gì ? Nguyên Nhân, Hậu Quả Của Biến Đổi Khí Hậu

Thế nào là biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ.

Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyển tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Theo các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân gây nên tình trạng trên.

Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời,của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu gây nên những tác động tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ tới khí hậu trên toàn thế giới cũng như cuộc sống con người.

Những năm gần đây, thế giới của chúng ta ngày càng phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của thiên tai. Đó là tình trạng hạn hán trên diện rộng đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người. Đó là tình trạng các cơn bão nhiệt đới gia tăng tần suất hoạt động cũng như cường độ tàn phá. Đó là tình trạng mưa lũ, ngập lụt tại các vùng đồng bằng… Mỗi năm, hàng trăm ngàn căn nhà bị phá hủy, hàng triệu gia súc, gia cầm bị lũ lụt cuốn trôi.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn gây nên tình trạng mưa axit, gây thủng tầng Ozon, gây nên tình trạng cháy rừng vừa đe dọa tới sức khỏe của con người vừa khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về tình trạng biến đổi khí hậu, nguyên nhân cũng như những ảnh hưởng mà biến đổi khí hậu gây nên. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm tại đơn vị, doanh nghiệp của mình nhưng vẫn chưa tìm được một đơn vị tư vấn thích hợp hãy liên hệ với công ty thông tắc cống Thanh Xuân – với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn giải pháp hiệu quả cũng như tiết kiệm nhất.

Biến Đổi Khí Hậu Là Gì? Nguyên Nhân Và Hậu Quả

Để giúp bạn hiểu thêm về khái niệm của biến đổi khí hậu là gì cũng như những hậu quả nghiêm trọng và sự biến đổi có nó đã gây ra cho mái nhà chung của chúng ta, nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng nghiêm trọng này, công ty thông cống nghẹt Hưng Phát sẽ đề cập chi tiết hơn trong bài viết này!

Khái niệm về biến đổi khí hậu là gì?

Chắc hẳn đâu đó bạn bất chợt nghe được thuật ngữ Biến đổi khí hậu phải không. Vì bởi hiện nay vấn đề này đang được rất nhiều người trên thế giới quan tâm. Và bạn chắc cũng cũng có thắc mắc biến đổi khí hậu là gì phải không nào? Hưng Phát sẽ giải thích cho bạn như sau, biến đổi khí hậu là những biến đổi có chuyển biến xấu ở những môi trường khắp các châu lục khác nhau mang đến những ảnh hưởng có hại đến những sinh vật sống, con ngườ và cả hệ sinh thái trên bờ lẫn dưới đại dương. Với những tác động cụ thể và trực tiếp đến từ thời tiết cực đoan, tất cả những biểu hiện của thời tiết là đột nhiên trở nên khắc nghiệt hơn đều là do những biển đối xấu của khí hậu gây ra. Do đó tình trạng khí hậu đang ngày càng phát triển theo chiều hướng cực đoan hơn đồng thời mang đến những tác động xấu mà tại đó toàn thế giới đang phải đối mặt hay hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng như: lũ lụt, thiên tai, sóng thần hay nắng nóng và hạn hán..

Khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ của toàn cầu

Khí hậu ở đây là bao gồm những yếu tố như sau nhiệt độ, độ ẩm lượng mưa và các áp suất khí quyển sẽ được hình thành và gây ra những hiện tượng xảy ra trong các tầng khí quyển của Trái Đất và nhiều hiện tượng khí tượng khác.

Thời tiết là gì?

Còn thời tiết là bao gồm các trạng thái về khí tượng tập trung được dễ dàng nhìn thấy được như mưa, nắng, bão, hanh khô hoặc ẩm thấp…

Đó là hai khái niệm cơ bản giúp làm nền tảng cho những kiến thức về biến đổi khí hậu. Vậy biến đổi khí hậu có ảnh hưởng gì và ảnh hưởng như thế nào đến toàn cầu?

Thay đổi hệ sinh thái dẫn đến mất đa dạng sinh học Dịch bệnh tăng cao khi biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu làm hạn hán kéo dài hơn Những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra

Những tác hại của biến đổi khí hậu

Một trong những tác hại chính gây biến đổi khí hậu là sự biến đổi hệ sinh thái từ đó dẫn đến sự mất đa dạng sinh học. Trong đó thay đổi lớn nhất có thể thấy đó là lượng CO2 trong khí quyển đang tăng cao mỗi ngày và trực tiếp gây ô nhiễm không khí và lượng nước ngọt dần dần trở nên ít đi, môi trường sinh thái tự nhiên đang bị thu hẹp và đó là lý do gây mất đa dạng sinh học. Vì mất đi môi trường sống tự nhiên và ô nhiễm đã làm cho các sinh vật động vật đang đến bờ vực nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay cũng tăng lên rất đáng kể. Và các nhà khoa học cũng như các quốc gia trên thế giới rất quan tâm và theo dõi từng ngày.

Khi tìm hiểu về những hậu quả của sự biến đổi khí hậu thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua những hiện tượng cực đoan đang dần dần xảy ra một cách thường xuyên với mức độ ngày càng tăng như lũ lụt, lũ quét, nắng nóng kéo dài hay bão, sóng thần, trong đó chúng ta có thể thấy điển hình nhất về hậu quả của biến đổi khí hậu ở việt nam là những đợt nắng nóng kéo dài và có mức tăng nhiệt độ lên đỉnh điểm là gấp 4 lần so với trước đây, đó là biểu hiện cụ thể cho sự nóng lên của trái đất đáng lo ngại và được chính phủ nước ta đang theo dõi rất sát sao.

Nguồn tài nguyên nước,rừng bị ảnh hưởng nặng nề

Có thể bạn hay nghe tin tức về các vụ cháy rừng hàng năm. Cụ thể là vụ mới nhất là thảm họa cháy rừng ở vùng Amazon, mức nhiệt độ quá nóng cộng với lượng lá khô khiến sự bùng cháy rừng ỏ diện rộng, cháy rừng cũng một phần do thiếu đi lượng nước mưa do các đợt hạn hán kéo dài kèm với đó là nhiệt độ đột ngột tăng cao tỷ lệ thuận với nhiệt độ nóng lên của toàn cầu. Từ đó là nguyên nhân chính gây sự thiếu hụt của tài nguyên nước và rừng, lượng nước phụ vụ sinh hoạt hay có trong tự nhiên cũng dần bị cạn kiệt.

Làm băng tan dẫn đến mực nước biển dâng cao hơn

Cùng với nguồn tài nguyên nước rừng đang bị ảnh hưởng,phải kể tới tác hại mực nước biển ngày càng dân cao do băng tan nhiều. Do nhiệt độ ngày càn tăng của Trái Đất cho nên theo hiệ ứng domino các tảng băng ở Nam Cực và Bắc Cực dần dần tan ra và hiện đang có xu hướng tăng tan nhanh hơn. Từ đó lượng nước biển bỗng nhiên lại được bổ sung một lượng nước khổng lồ. Và ảnh hưởng là nước biển ngày một dâng cao mỗi năm. Những ảnh hưởng do băng tan làm mất đi môi trường sống tự nhiên của loài gấu Bắc Cực và loài chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực đang bị đe dọa. Song nước biển cũng đang có nguy cơ đe dọa các thành phố nằm ở ven biển và quốc gia có lượng sông ngòi dày đặc, điển hình như Ý là một trong nước có nguy cơ bị nhấn chìm. Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ khi có các thành phố và tỉnh ven biển đang bị nước biển xâm chiếm.

Chiến tranh và xung đột

Giữa các quốc gia như đang diễn ra chiến tranh xung đột căng thẳng giữa các vùng lãnh thổ cũng là một trong các nguyên làm tăng nhiệt độ của Trái Đất. Bởi khi nổ ra chiến tranh sẽ là tiêu hủy các môi trường tự nhiên của nhiều sinh vật, ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển và đất.

Gây ra những hậu quả về hiệu ứng nhà kính

Những khí gây hiệu ứng nhà kính một phần chính là do hấp thụ tác động sóng dài của khí Co2, bụi, khí mêtan và khí CFV. Hiệu ứng nhà kính tăng cao là nguyên nhân khiến Trái Đất có xu hướng nóng dần lên. Còn một phần là do khí thải của các hoạt động của các phương tiện giao thông, của các nhà máy xí nghiệp. Đặc trưng là ở các khu công nghiệp ở Việt Nam hằng ngày thải ra một lượng khí nhà kính. Hậu quả mà chúng ta có thể thấy rõ nhất đó là ở nước ta môi trường khí đang dần mất đi sự trong lành mà thay vào đó là lượng bụi bẩn và khí CO2 tăng cao. Khi lượng bụi và khí CO2 tăng thì sẽ làm cho chúng ta dễ mắc những bệnh về đường hô hấp nhiều hơn.

Vô vàn những tác hại nguy cấp khác

Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp về môi trường chung thì tìm hiểu nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì có nhiều mặt nguy cấp đáng bàn khác như ảnh hưởng tới các cơ sở hạ tầng và sức khỏe của con người hay môi trường sống của động thực vật cũng bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.

Biểu hiện của biển đổi khí hậu

Các biểu hiện xấu của biến đổi khí hậu đang dần hiện hữu rõ ràng trong đời sống hàng ngày của chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận rõ hay nhìn thấy. Trong đó gồm có những dấu hiệu như sau:

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên trên toàn cầu ( nhiệt độ tăng cao)

Theo thống kê tính tới thời điểm hiện tại thì hạn hán kéo dài và nắng nóng đạt tới đỉnh điểm và có xu hướng kéo dài ra cũng là thực tại dễ nhận thấy với nguyên nhân biến đổi khí hậu, mùa đông trở nên khắc nghiệt hơn và thời gian dần ngắn hơn và kéo theo đó là những ngày nắng nóng kéo dài hơn với mức độ nghiêm trọng hơn. Đó cũng là biểu hiện rõ nét nhất cho hiện tượng hiệu ứng nhà kính do tác động của khí quyển.

Hạn hán xuất hiện nhiều hơn

Theo thống kê thì những đợt hạn hán dần xuất hiện nhiều hơn ở những vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới với biểu hiện rõ nét. Cụ thể là ở Việt Nam, hạn hán kéo dài gây thiệt hại về nông lâm khiến cho người dân Việt Nam đang rất đau đầu. Còn về thế giới thì hạn hán đang làm cho các dịch bệnh tăng và số người chết ngày nhiều.

Lượng mưa gia tăng

Song song với hạn hán kéo dài là lượng mưa tăng đột biến và bất thường, thậm chí không còn xuất hiện theo đúng quy luật trước đây mà thay vào đó có biểu hiện trái mùa, lượng mua xuất hiện nhiều và đột ngột dẫn đến lũ lụt và và vỡ đê.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu với các hiện tượng thời tiết cực đoan

Thời tiết cực đoan ở đây chính là sự xuất hiện của lốc xoáy lớn, bão mạnh gia tăng, sóng thần hay giông, sét.

Hiện tương lũ quét và sạt lở đất

Biểu hiện này được nhận thấy rõ ở địa hình núi Việt nam ta, trong đó hiện tượng sạt lở đất ngày cầng diễn ra phổ biến hơn cả vào mùa mưa khi chúng tiến triển trở nên khắc nghiệt hơn và đồng thời nhà cửa ở các khu vực đồi núi cũng bị cuốn trôi gây thiệt hại cả về người và của.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu

Để có thể tìm ra những giải pháp cụ thể để có thể thích ứng, giảm nhẹ hoặc khắc phục thiệt hại cũng như những tài nguyên và hệ sinh thái của Trái Đất thì chúng ta cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu do đâu mà ra? Những nguyên nhân gây hại tới tầng sinh quyển và có các tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp đến hai yếu tố vật lý và sinh học của ngôi nhà chung của nhân loại. Cùng Hưng Phát tìm hiểu kĩ về nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trên toàn cầu là gì?

Cùng với các yếu tố khách quan và chủ quan, nguyên nhân của biến đổi khí hậu được xác định còn dựa vào các thành tố sau:

Quỹ đạo quay của trái đất bị biến đổi

Có thể xem là điều dễ nhận thấy trong nguyên nhân của biến đổi khí hậu thuộc về yếu tố khách quan khi mà các nhà khoa học cho rằng trục quay của trái đất rất có thể bị lệch nhịp so với quỹ đạo và dù chỉ là lệch đi một góc nghiêng rất nhỏ thôi cũng sẽ dẫn tới sự biến đổi khí hậu xấu…

Địa chất núi lửa hoạt động

Các hoạt động của địa chất núi lửa mặc dù là do tự nhiên nhưng cũng được xem là một trong những nguyên nhân xảy ra biến đổi khí hậu một cách gián tiếp, trong đó các khí được phun ra bầu khí quyển khi hoạt động phun trào của núi lửa bao gồm khí So2, bụi tro dày đặc, lượng khí và bụi tro tác động gây nên yếu tố tiêu cực và các khí So2 bức xạ lại vào trong không khí đặc biệt là bức xạ với mặt trời qua đó làm giảm nhiệt độ trên bề mặt trái đất và gây ô nhiễm không khí một khoảng không rộng lớn trong khí quyển của Trái Đất. Mà bạn biết đấy, bụi khí rất nhẹ khi được phun lên không trung thì bị gió cuốn đi khắp nơi.

Do khí thải công nghiệp

Vừa là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và vừa là nguyên nhân góp phần làm biến đổi khí hậu, những nguyên nhân biến đổi khí hậu trên phương diện chủ quan thì ngoài tác động chính từ môi trường còn do khí nhà kính hay còn gọi các khí thải phần lớn từ các phương tiện như ô tô, xe máy,… đang tăng cao và vượt ngưỡng mức cho phép. Đặc biệt là các khí thải đến từ hoạt động của các phương tiện giao thông chiếm số lượng lớn.

Cháy rừng là hậu quả của biến đổi khí hậu

Các kiến tạo mảng và dòng hải lưu

Do các loại khí nhà kính

Trước tiên chúng ta cần hiểu khái quát khái niệm về khí nhà kính là gì? Khí nhà kính đơn giản là những khí sở hữu khả năng hấp thụ nhiệt sóng dài được phản xạ lại bề mặt trái đất đến từ ánh sáng mặt trời, trong đó nhà kính ở đây là tầng ozon của Trái đất phản xạ những khí độc và bức xạ mặt trời khiến cho trái đất trở nên nóng hơn.

Mật độ khí nhà kính vượt ngưỡng trên mức báo động sẽ kéo theo hậu quả nhiệt độ trái đất tăng dần và biểu hiện rõ rệt nhất là biến đổi về khí hậu ở nhiều vùng trên trái đất.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Bỏ qua các tác động nghiêm trọng trên toàn cầu, Việt Nam chúng ta hiện nay đang đứng trước những nguy cơ xấu về biến đổi khí hậu cũng như phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái ở vùng biển Việt Nam, người dân và của cải. Vậy nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam do đâu?

Tăng dân số đột biến

Việt Nam có lượng dân số tăng đột biến, và chính vì thế mà nhu cầu sinh hoạt tăng cao tỷ lệ thuận với lượng khí thải tăng cao dẫn đến những nguy cơ gián tiếp trong tình hình biến đổi khí hậu cục bộ hiện nay.

Lượng khí thải từ các phương tiện công cộng, nhà máy

Theo nhiều thống kê thì lượng khí thải đã và đang tăng lên đáng kể tại Việt Nam trong một khoảng thời gian không quá dài mặc dù vẫn được xem là ở mức thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường là một trong các nguyên nhân điển hình cho việc cần tìm hiểu nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là gì tại Việt Nam.

Biển lấn đất liền

Đã bắt đầu có những dấu hiệu dần rõ ràng cho hiện tượng biển đang xâm lấn đất liền sau những trận mưa lớn, thiên tai hay lũ lụt và từ đó diện tích đất bị nhiễm mặn ngày càng lan rộng.

Các giải pháp cấp bách khắc phục biến đổi khí hậu

– Thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

Trồng cây xanh giúp giảm biến đổi khí hậu

Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh và tự tìm ra cách để thích nghi trong những môi trường đang bị biến đỏi khí hậu đe dọa. Những hành động, xử lý hay những dự kiến tình trạng có thể xảy ra và rút ra bài học về cách khắc phục để tránh những tổn thương đến môi trường xung quanh một cách thấp nhất, ít nhất có thể.

– Ứng phó với biến đổi khí hậu là gì?

Ứng phó với biến đổi khí hậu là những hành động cụ thể của nhân loại và phần nào tìm ra hướng giải quyết và khắc phục tình trạng xấu đang diễn ra trong khả năng phù hợp và tối ưu nhất có thể. Ngoài việc thích ứng chúng ta cũng cần phải có những hoạch định cụ thể để ứng phó với những diễn biến xấu ở thời điểm hiện tại và cả những diễn biến xấu dự kiến có thể xảy đến trong tương lai gần.

– Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là gì?

Vậy còn những giải pháp cụ thể ra sao? Hãy xem những giải pháp cụ thể mà con người chúng ta có thể làm được để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu nhất trong thời điểm hiện tại và cho tương lai

Ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng

Rừng là nguồn tài nguyên quốc gia của mỗi đất nước và đồng thời còn là lá phổi xanh của Trái Đất giúp giảm thiểu lượng khí nhà kính, từ đó mỗi quốc gia, mỗi cá nhân tổ chức cần phải có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá từ thiên nhiên để phần nào giữ lại khoảng xanh trong lành cho mọi khu vực trên toàn thế giới. Và góp phần làm giảm biến đổi khí hậu nhờ khi nạn chặt phá rừng không còn nữa.

Tags: Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, Biểu hiện của biến đổi khí hậu, Hậu quả của biến đổi khí hậu, Giải pháp biến đổi khí hậu, Thực trạng biến đổi khí hậu, Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu 2020

Những nguyên liệu từ hóa thạch cần được hạn chế sử dụng tối đa

Nhiên liệu hóa thạch thường chứa các chất hóa học như cacbon và hydro cacbon cao đặc biệt là các chất dễ bay hơi và không tốt cho bầu khí quyển của Trái Đất, nhất là khi con người đốt nguyên liệu hóa thạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt sẽ có nhiều tấn carbon dioxit – một trong những khí nhà kính sẽ làm gia tăng lượng phóng xạ và khiến cho toàn cầu nóng dần lên. Hiện nay trên thế giới đang hướng tới việc cùng nhau chung tay sử dụng nguồn tài nguyên sạch để thay thế nhiên liệu này và đồng thời sẽ giúp giải quyết về vấn đề giảm thiểu lượng khí nhà kính.

Việc bảo vệ môi trường và trái đất cần được ứng dụng những công nghệ mới

Trong việc đi tìm kiếm giải pháp để khắc phục biến đổi khí hậu, cần có những giải pháp tối ưu mang tính đột phá như phát triển công nghệ cao và hiện đại, trong đó có nhiều giải pháp được các nhà khoa học đưa ra những đề xuất về mô hình môi trường xanh trong tương lai ở thời đại 4.0, trong đó có các dự án thiết lập mô hình khí hậu xanh và làm giảm nhiệt độ trung bình của Trái Đất do bức xạ sóng dài của nhà kính.

Giải pháp cải tạo và nâng cấp hạ tầng

Các giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu có thể nối đến như cải tạo lại không gian kiến tạo và cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, qua đó việc cải tạo hạ tầng đô thị cũng như những quy trình sản xuất cũng là cách giúp làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, giảm lượng khí nhà kính, cần có một nguồn nguyên liệu có hiệu năng cao và thân thiện với môi trường hơn để sử dụng thay cho khí thải do xăng dầu từ các phương tiện công cộng gây ra, từ đó làm giảm tình trạng biến đổi khí hậu.

Đâu Là Nguyên Nhân Gây Biến Đổi Khí Hậu, Hậu Quả Của Chúng Là Gì?

Biến đổi khí hậu giờ đây không còn là vấn đề của tương lai. Hậu quả của biến đổi đang tác động chính đến cuộc sống hiện tại của chúng ta.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi dài hạn trong điều kiện thời tiết được xác định bởi những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, gió và các chỉ số khác. Biểu hiện chính của là các hình thái môi trường cực đoan: bão, tố lốc, hạn hán, băng giá, nước biển dâng,…

3 nguyên nhân biến đổi khí hậu.

Sự hình thành carbon dioxide (CO2), Metan (CH4), Nito oxit (NO), khí flo, là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Chúng tạo một lớp màng bao quanh trái đất giữ nhiệt của mặt trời ngăn không cho chúng tán ngược lại không gian.

Đầu tiên, một phần bức xạ của mặt trời xuyên qua tầng khí quyển được hấp thụ bởi đại dương, làm nóng Trái đất.

Tiếp đó nhiệt lượng tỏa ra từ trái đất bức xạ ngược lại không gian.

Hiện tượng này giữ cho trái đất đủ ấm để duy trì sự sống

Nhưng khi hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, đô thị hóa quá mức làm tăng lượng khí thải nhà kính

Từ đó khiến nhiệt độ Trái đất tăng lên.

Theo ghi nhận, lượng CO2 trong khí quyển hiện cao hơn 40% so với khi công nghiệp hóa bắt đầu. Thêm nữa, sự gia tăng khí metan, Nito oxi, , .. Tất cả đã khiến tốc độ biến đổi khí hậu nhanh lên một cách đáng báo động.

Các hoạt động tạo khí thải của con người

Hoạt động của con người là nguyên nhân chính tạo ra khí nhà kính.

Hoạt động xâm lấn rừng: Cây xanh là nhân tố chính điều hòa lượng CO2 trên trái đất. Tuy nhiên hành động chặt phá rừng của con người đã hủy hoại cơ hội cân bằng lượng CO2.

Gia tăng chăn nuôi: Để đáp ứng nhu cầu của thức ăn của con người, hàng triệu con gia súc, gia cần đã được chăn nuôi. Phần lớn theo mô hình cũ, điều này làm tăng nồng độ khí metan trong khí quyển.

Phân đạm, tạo ra lượng lớn Nito oxit.

Theo ghi nhận, hiện nay nhiệt độ đã tăng lên 0,85 độ C so với cuối thế kỷ 19. Và con người chính là nguyên nhân chính của sự biến đổi này.

Ước tính, nếu sự gia tăng này là 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thì toàn bộ trái đất sẽ rơi vào tình thế cực kỳ nguy hiểm.

Hậu quả của biến đổi khí hậu.

Sự thay đổi khí hậu trái đất ảnh hưởng đến tất cả các khu vực trên thế giới. Các hiện tượng cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều.

Băng tan và nước biển dâng.

Nhiệt độ tăng, băng tan, nước biển dâng. Dẫn đến hiện tượng lũ lụt và xói mòn các khu vực ven biển và vùng trũng thấp.

Thời tiết ngày càng khắc nhiệt.

Mưa lớn, lũ lụt, bão lốc, đã ảnh hưởng đến hầu hết các châu lục. Phá hủy hạ tầng kinh tế, cướp đi hàng ngàn tính mạng mỗi năm. Sau mỗi đợt thiên tai là dịch bệnh, là thiếu nước sạch ảnh hưởng đến hàng triệu mạng sống trên trái đất.

Rủi ro cho sức khỏe con người.

Ảnh hưởng đến động vật hoang dã.

Biến đổi khí hậu đã đẩy nhiều loại động vật hoang dã đến nguy cơ tuyệt chủng.

Trước hậu quả biến đổi khí hậu thời gian qua, chúng tôi tin rằng nếu không hành động ngay ngày hôm nay, con cháu chúng ta sẽ là người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Chúng ta – những người đi trước không thể vì lợi ích cá nhân mà cướp đi cơ hội được sống của thế hệ mai sau.

Nguyên Nhân Gây Ra Biến Đổi Khí Hậu

1. Nguyên nhân do tự nhiên

Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.

Xuất hiện các Sunspots trên Mặt trời (Nguồn:NASA)

Số Sunspots xuất hiện trung bình năm từ năm 1610 đến 2000. Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất (Nguồn: NASA).

Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH.

Núi lửa phun trào – Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO 2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.

Đại dương ngày nay – Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO 2 vào trong khí quyển.

Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất – Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.

Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người. Mời quý vị độc giả theo dõi bài viết tiếp theo về nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của con người.

2. Nguyên nhân do con người

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.

Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.

Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.

Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH là: “Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và những ảnh hưởng có hại của chúng”.

Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là các khí nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33oC, tức là nhiệt độ trung bình trái đất sẽ khoảng 18oC. Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với trường hợp không có các khí nhà kính được gọi là “Hiệu ứng nhà kính”. Ngoài ra, khí ôzôn tập trung thành một lớp mỏng trên tầng bình lưu của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và thông qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất.

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10.000 năm, nồng độ các chất khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá 300ppm. Chỉ riêng lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng năm trung bình tỷ lệ từ 6,4 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO2) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 45,9 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ từ 2000 – 2005.

Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí (bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat…) gây ra hiệu ứng âm (lạnh đi) với lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là 0,5W/m2 và gián tiếp phản xạ của mây là 0,7W/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ bề mặt, tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng 0,02W/m2; trái lại, sự gia tăng khí ôzôn trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ năm 1750 đến nay được xác định là tạo ra hiệu ứng dương đối với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lần lượt là 0,35 và 0,12W/m2. Như vậy, tác động tổng cộng của các nhân tố khác, ngoài khí nhà kính, đã tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức âm. Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần, nói cách khác, sự tăng lên của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm trái đất nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc được, và điều đó càng khẳng định sự biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người chứ không phải do quá trình tự nhiên.

Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh.

Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu.

Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền.

Các kết quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào cuối thế kỷ XXI.

Theo http://biendoikhihau.gov.vn