Mỏi cơ, đau cơ là tình trạng bệnh không phân biệt lứa tuổi hay giới tính…Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Vậy nguyên nhân gây mỏi cơ là gì và điều trị ra sao?
Đối tượng có thể bị mỏi cơ
Những người tập thể dục thể thao cường độ mạnh hoặc những người phải thường xuyên vận động cơ bắp nhiều
Nhân viên văn phòng, giáo viên, thợ may, lái xe, phi công…cũng rất dễ bị mỏi cơ do đặc trưng nghề nghiệp của họ là phải ngồi nhiều.
Những người mắc các bệnh như đau cột sống, đau cơ vai gáy, đau cứng cổ, đau xơ cơ…
Những người bị loãng xương do thiếu canxi, vitamin cũng dẫn tới mỏi cơ kéo dài.
Những bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ khiến các cơ trong cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi
Nguyên nhân gây mỏi cơTheo nhiều bác sĩ, nguyên nhân chính gây nên tình trạng mỏi cơ là do sự giải phóng axit lactic trong cơ thể. Tuy nhiên, nguyên nhân này gần đây đã bị nghi ngờ. Tờ Proceedings of the National Academy of Sciences đã đăng tải trực tuyến một bài báo cáo của tiến sĩ Marks, ông nói rằng mấu chốt của bệnh mỏi cơ là nằm ở dòng canxi bên trong các tế bào cơ. Sự co cơ được kiểm soát bởi các dòng canxi trong tế bào cơ, khi các cơ mỏi hay mệt, các ống nhỏ trong cơ làm thất thoát một lượng nhỏ canxi khiến cho sự co cơ bị suy yếu. Đồng thời, lượng canxi thoát ra này sẽ kích thích hoạt động của một loại enzim ăn mòn các sợi cơ, góp phần tạo nên sự mỏi cơ.
Còn đối với người bệnh nhược cơ, nguyên nhân gây sự mỏi cơ, suy yếu cơ trong cơ thể là do cơ thể người bệnh tự sinh ra một loại kháng thể phá hủy các thụ thể acetylcholin, làm cho các thụ thể này không vận chuyển được đến đầu sau của synap. Sự giảm hiệu lực dẫn truyền thần kinh phối hợp với sự hạ thấp acetylcholin, dẫn đến hậu quả ngày càng ít các sợi cơ được hoạt hóa khi có các xung đến cơ và do đó sư yếu cơ, mỏi cơ tăng lên.
Đối với những người bị bệnh mỏi cơ do vận động quá sức hoặc luyện tập thể thao cường độ mạnh hay ngồi quá nhiều việc điều trị mỏi cơ rất đơn giản và dễ dàng. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi, tránh các động tác gây đau. Thực hiện các bài tập làm tăng tuần hoàn cho cơ bắp như yoga, kéo giãn cơ, xoa bóp nhẹ nhàng các cơ…hoặc có thể sử dụng dầu để xoa bóp làm tăng sự tuần hoàn. Đồng thời có một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất.
Đối với những người bị mỏi cơ do loãng xương dẫn tới mỏi cơ kéo dài thì cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Bởi chế độ ăn uống cũng góp phần đáng kể trong việc cải thiện và bảo vệ bộ xương. Bạn có thể lựa chọn chế độ ăn uống ít có tính axit có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của toàn bộ cơ thể, bổ sung và tiêu thụ đủ vitamin D, tập thể dục thường xuyên và loại bỏ các chất kích thích…
Đối với bệnh nhược cơ, người bệnh có thể cảm thấy các cơ bắp khỏe khoắn hơn vào buổi sáng (thường là sau một đêm nghỉ ngơi) và mệt mỏi hơn vào buổi chiều muộn (sau một ngày hoạt động). Để điều trị nhược cơ, cần phải có một chẩn đoán rõ ràng, chính xác, đồng thời loại trừ tất cả các bệnh có triệu chứng giống với nhược cơ. Bệnh nhân nhược cơ cần phải có một quá trình điều trị thuốc lâu dài hoặc phải phẫu thuật.
Hiện nay, có 3 phương pháp chính điều trị nhược cơ đó là:
Phương pháp điều trị sẽ được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân khác nhau chứ không phải áp dụng giống nhau cho tất cả các bệnh nhân.
Tóm lại, mỏi cơ do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan gây ra. Để điều trị mỏi cơ, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó việc điều trị mới có hiệu quả tốt nhất. Với bệnh mỏi cơ do nhược cơ gây ra, các triệu chứng chỉ có thể thuyên giảm chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời.
Lohha Tráng Kiện sản phẩm dành riêng cho chứng Nhược Cơ