Nguyên Nhân Chủ Yếu Gây Ô Nhiễm Không Khí / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Nguyên Nhân Gây Ra Ô Nhiễm Không Khí ? Nguồn Gây Ô Nhiễm Không Khí

Cùng với môi trường đất, nước,.. môi trường không khí cũng đang bị ô nhiễm nặng nề. Đây đang là vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Vậy nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí là gì?

1. Tìm hiểu hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố, trong đó cảnh báo rằng mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt các thành phố lớn trên thế giới đã và đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân trên phạm vi toàn cầu.WHO cho biết, kể từ năm 2014, thế giới đang phải đối mặt với “tình trạng y tế khẩn cấp”, có khả năng sẽ gây thất thoát lớn cho Chính phủ các nước.

Những dữ liệu nhất được khảo sát từ 2.000 thành phố lớn cho thấy, tại các vùng tập trung đông dân cư, mức độ ô nhiễm tăng cao với sự xuất hiện những làn khói bụi độc hại cấu thành từ khói thải của các loại phương tiện giao thông, bụi bẩn từ các công trường, khói độc từ các nhà máy điện và việc đốt củi, than ở các hộ gia đình.

Theo một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí khoa học danh tiếng Nature, ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho số người chết tăng dần theo mỗi năm, thậm chí còn vượt qua cả tổng số người chết do virus HIV và bệnh sốt rét cộng lại. Tại nhiều quốc gia, số người chết do ô nhiễm không khí gấp 10 lần số người chết do tai nạn giai thông.

Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề nóng tập trung ở các đô thị phát triển, các khu, cụm công nghiệp… mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đây được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí là gì? Một số nguyên nhân chính

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục hơn ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra, ngoài ra còn do một số hoạt động tự nhiên khác có tác động tiêu cực tới môi trường.

Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn. Cụ thể như:

Ô nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyên nhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường. Bão cát mang theo bụi mịn cũng khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.

Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.

Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí Metan, Clo, Lưu huỳnh… cũng khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển… cũng góp một phần nhỏ nguyên nhân vào hiện tượng ô nhiễm không khí.

Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại. Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

Giao thông vận tải: Giao thông cũng là một nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…

Ngoài ra còn do hoạt động sinh hoạt của người dân như đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.

Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Không Khí Trong Nhà

Trong nhà luôn cảm thấy ngột ngạt, khó chịu, cơ thể uể oải nhưng không hiểu lý do tại sao? Rất có thể không gian trong nhà bạn đang bị ô nhiễm.

Hiện tượng không khí trong nhà bị ô nhiễm do các nguyên tố hóa học gây ô nhiễm như fomaldehyde, benzen, ammonia, radon.

Trong đó thì HCHO tức fomaldehyde là nguy hại nhất, nó thường có trong các đồ dùng được sản xuất từ Trung Quốc. Những hợp chất này sẽ phát tán dần dần trong nhà bạn trong nhiều năm và gây hại cho sức khỏe của bạn.

Khói thuốc lá: có chứa trên 4.000 chất ở dạng khí và hạt, gây kích ứng mạnh và có ít nhất 40 hợp chất gây ung thư ở người. Các hợp chất này gây khó chịu, tăng rủi ro về ung thư và mắc các bệnh về tai, mũi, họng và phổi. Đặc biệt, gây ra bệnh hô hợp ở trẻ em.

Các hợp chất hữu cơ lơ lững: Với hơn 100 hợp chất hữu cơ bay lơ lững trong môi trường từ nhiều nguồn như mỹ phẩm, sơn tường, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng …. Các hợp chất hữu cơ bay hơi này dẫn đến làm suy nhược thần kinh, gây kích ứng cho mắt, mũi, họng, tạo cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn thị giác và còn nhiều tác hại khác. Thậm chí nhiều hợp chất hữu cơ còn có khả năng gây ung thư cho con người.

Formaldehyde (HCHO): Là một loại khí cay, không màu, được thải ra từ các hạt urê kết dính trong các vật liệu xây dựng và các thiết bị đốt như bếp ga, lò sưởi cùng với những vật dụng trang trí nội thất như vải, bông cách nhiệt, thảm… Chất này nếu có thể gay kích ứng mắt, mũi, họng gây hắt hơi, ngạt mũi, ho nếu ở nồng độ thấp còn nếu ở nồng độ cao, nó có thể gây cảm giác khó thở và buồn nôn. Formaldehyde thuộc nhóm chất có thể gây ung thư.

Ô nhiễm sinh học: Là khi bạn bảo trì máy lạnh, dọn dẹp nhà cửa hay thông cống nghẹt không đúng lịch trình dẫn đến các loại nấm móc phát triển và tạo ra các loại vi khuẩn cũng như bụi bẩn gây hại đến đường hô hấp dẫn đến các bệnh như ho, viêm mũi hay hen suyễn.

Khí hiếm: Là loại khí phát ra từ đất đá hay các các vật liệu xây dựng như bê tông, đá granits… Nếu tiếp xúc với chất này thường xuyên dễ gây các bệnh hô hấp thậm chí dẫn đến ung thư giảm khả năng hoạt động trí óc.

Các chất khí gây hai cho sức khỏe con người, việc tìm ra giải pháp đề phòng và loại bỏ các chất này ra khỏi không gian sống và làm việc. Xây dựng một hệ thống thông gió là giải phải hiệu quả cho không gian trong nhà.

Hiện nay, có khá nhiều loại máy quạt thông gió giá rẻ bày bán trên thị trường, tuy nhiên, những dòng máy đó có thật sự hiệu quẩ?. Dòng máy quạt thông gió Nafuji và Himpel là nhãn hàng được hàng triệu người tin dùng.

Công ty Cổ phần Sài Gòn Nam Phát là công ty độc quyền nhập khẩu dòng quạt Nafuji và Himple trên thị trường Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi để có những sản phẩm quạt thông gió vượt trội, với giá cả không nơi nào tốt hơn.

Các Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Không Khí Hiện Nay

Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân ô nhiễm không khí từ đâu mà ra? Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe còn người ra sao? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những vấn đề này nhằm giúp cho mọi người có ý thức hơn về tầm quan trọng của bầu không khí cũng như chung tay xây dựng để có một ” trái đất xanh ” theo đúng nghĩa của nó.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí hiện đang là vấn đề cực kỳ nhức nhối đối với tất cả các nước trên thế giới khi hàng năm có tới hơn 3 triệu người chết từ các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra. Phần lớn số lượng nạn nhân đều tại các nước nghèo, nước chậm phát triển.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay đó là: Ô nhiễm từ tự nhiên và ô nhiễm không khí do con người gây nên trong đó Ô nhiễm không khí do con người tạo ra là yếu tố chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay cũng là nguyên nhân chính cho con số 3 triệu đáng thương tâm.

Ô nhiễm không khí tự nhiên Ô nhiễm không khí do con người

Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay phần lớn đều do các hoạt động từ sinh hoạt công việc mà con người tạo ra.

+ Rác thải từ các khu công nghiệp, đô thị.

+ Không khí từ hoạt động của các nhà máy tại các khu công nghiệp.

+ Phân bón dùng trong nông nghiệp.

+ Nước thải, bùn thải nuôi thủy sản, chế biến thủy hải sản.

+ Từ những hoạt động đơn giản như nấu nướng, giao thông cho đến những hoạt động sản xuất, nhà máy công nghiệp đã và đang ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng và là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.

Các vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường cũng đang diễn ra. Cần có biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa, khắc phục để bảo vệ sức khỏe con ngƣời, tài nguyên sinh vật và sự phát triển bền vững.

Ngày nay, con người là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề

Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không những không khí mà còn cả nguồn nước, thức ăn. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao. Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Thậm chí đây còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa màng

Giao thông: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí, cũng như ô nhiễm môi trường. Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao.

Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.

Chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này.

Sinh hoạt: Chủ yếu đến từ các hoạt động nấu nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than. Các giác thải thức ăn gây mùi, nấm mốc không được xử lý sớm cũng là nguyên nhân lớn gây ô nhiễm không khí.

Ngăn chặn, khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí

Cải tiến máy móc làm việc của con người, cập nhật công nghệ mới đối với dây chuyền sản xuất vừa đẩy nhanh hiệu quả làm việc đồng thời giảm mức khói bụi thải ra;

Giáo dục người dân các biện pháp nhằm nâng cao ý thức cũng như giảm đi những hành động gây ra ô nhiễm không khí ở không khí mà còn nguồn nước;

Tích cực thanh tra các nhà máy lớn một cách thường xuyên để giúp các đơn vị này luôn tuân thủ theo chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước. Đồng thời nhanh chóng rà soát phát hiện xử lý những tổ chức đang vi phạm về quy định bảo vệ môi trường;

Sử dụng những loại nhiên liệu thay thế xăng, dầu nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm không khí;

Tăng cường trồng cây xanh trong môi trường sống;

Thay đổi thói quen sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện di chuyển cá nhân, thực hiện các chính sách nhằm ưu tiên, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng một cách thường xuyên hơn.

Phủ xanh không gian sống bằng cách tích cực trồng cây xanh, lên án và nghiêm khắc trừng trị những đối tượng tàn phá môi trường, lâm tặc…

Cải thiện và ngăn chặn ô nhiễm không khí trong nhà

Sử dụng máy lọc không khí như một sản phẩm ngăn chặn và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn đặc biệt là những gia đình sống ở những nơi ô nhiễm không khí nặng nề.

Với những ưu điểm vượt trội chắc chắn sẽ giúp bạn có thể loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus trong không khí đặc biệt là những loại bụi mịn. Đây chính là những nguyên nhân gây ra các bệnh về não, hô hấp rất nguy hiểm. Máy lọc không khí với khả năng siêu việt của màng lọc HEPA có thể giữ lại 99% bụi lơ lửng có trong không khí tạo môi trường trong sạch và không gian xanh nơi bạn sinh sống.

Tùy theo diện tích phòng lớn nhỏ sẽ có model của từng loại máy lọc không khí có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Một số sản phẩm còn có thêm nhiều tiện ích như khả năng tạo ẩm, hút ẩm hay bắt muỗi. (Đặc biệt đối với dòng máy lọc không khí Sharp, Panasonic có thêm khả năng phát ion âm có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi, tiêu diệt các chất gây dị ứng rất tốt)

Hai Nguyên Nhân Chủ Quan Gây Ô Nhiễm Không Khí Tại Hà Nội Và Tp Hcm

(Ngày Nay) – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà nhận định vấn nạn ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thời gian qua là do các nguyên nhân chủ quan từ con người, một phần còn lại bắt nguồn từ khí hậu và môi trường.

Chiều 19/12, Bộ TN&MT đã tổ chức cuộc họp gấp với các bộ, ngành, địa phương về giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn, TTXVN đưa tin.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, mặc dù các cấp quản lý đã triển khai thực hiện một số biện pháp để cải thiện tình hình, tuy nhiên diễn biến ô nhiễm không khí trên toàn quốc vẫn có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe người dân.

Từ các trạm quan trắc ở thành phố Hà Nội, trạm quan trắc quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, và 2 trạm quan trắc của Đại sứ quán Pháp, từ năm 2013 đến 2023, các thành phần quan trắc cho thấy bụi mịn gia tăng, còn các thông số khác như SO2, CO… cho thấy vẫn trong quy chuẩn cho phép.

Về những nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm không khí, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ và địa phương đang phân tích và đã nhận diện được các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, tuy nhiên chưa tìm ra được nguyên nhân chính.

Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô nhiễm không khí là do sự gia tăng số lượng các phương tiện giao thông, ngoài ra cả hai thành phố đang có hơn 1.000 công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có số lượng các nhà máy ven đô tăng nhanh. Ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có hơn 900 nhà máy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công cũng gây ô nhiễm.

“Riêng ở Hà Nội có một số nguyên nhân khác, đó là tình trạng đốt rơm rạ. Đây là nguồn gây ô nhiễm theo mùa nhưng tác hại của nó là rất lớn. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có hơn 60.000 hộ đang dùng bếp than tổ ong, tôi không ngờ con số lại lớn như vậy”, ông Trần Hồng Hà cho biết.

Bộ trưởng Bộ TN&MT đề nghị các cơ quan chức năng tập trung nguồn lực, lực lượng để duy trì các trạm quan trắc tự động, cung cấp hàng ngày số liệu chính xác về chất lượng không khí cho người dân. Nếu chất lượng không khí ở ngưỡng nguy hại cần ngay lập tức có khuyến cáo để người dân thực hiện các biện pháp giữ gìn sức khỏe theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Đồng thời, Hà Nội cần có ngay kế hoạch tiến hành phun nước rửa đường định kỳ hàng ngày, xem xét điều tiết các luồng giao thông ở những khu vực vượt ngưỡng ô nhiễm không khí, khuyến cáo người dân hạn chế và bỏ sử dụng bếp than tổ ong.

Bộ GTVT chủ trì, đề xuất mức tiêu chuẩn khí thải đối với ôtô phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội từng thời kỳ; tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách kiểm soát khí thải đối với môtô, xe máy tham gia giao thông tại các thành phố… UBND TP Hà Nội, UBND TP HCM nghiên cứu, đánh giá toàn diện chất lượng môi trường không khí trên địa bàn; triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế, giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường; di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm, có nguồn phát thải cao ra khỏi khu vực đô thị, theo báo Người Lao Động.