Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Vào Ban Đêm / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Làm Gì Nếu Bé Chảy Máu Cam Vào Ban Đêm?

Lý do nào làm cho bé chảy máu cam vào ban đêm?

Các bác sĩ phòng kham tai mui hong cho rằng: chứng chảy máu cam thường gặp nhất ở bé dưới 10 tuổi và trẻ nam ở độ tuổi dậy thì bởi các thay đổi về tâm lý, sự thay đổi hormon của con nhỏ. Nhiều lúc con nhỏ chảy máu cam về đêm có khả năng vì các nhân tố từ hội chứng tai mũi họng hoặc bởi các hội chứng toàn thân làm phát sinh. Những tác nhân chảy máu cam ở bé thường gặp bao gồm:

– Chấn thương do trong quá trình ngoáy mũi hoặc bởi vì va đập trực tiếp vào mũi như: bị đánh, tai nạn, ngã…

– Viêm đường hô hấp trên như: cúm, viem xoang mui, hít hơi độc…

– Không khí quá khô bởi lẽ độ ẩm thấp.

– Lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, khối u trong mũi như: u xơ vòm, ung thư vòm họng; căn bệnh phình mạch.

– Dị vật trong mũi thường gây chảy máu mũi một bên, từ đó buộc phải xem có dị vật ở bên trong đường thở không.

– Bởi cao huyết áp hoặc rối loạn quá trình đông máu.

– Nhiều người bị chảy máu mũi 1 bên, từ đó cần căn cứ vào có dị vật ở trong đường thở không.

– Có trường hợp chảy máu mũi không tìm được nguyên nhân gây bệnh máu tự chảy và tự cầm.

Làm gì trong trường hợp bé chảy máu cam vào ban đêm?

Trước tiên, bạn cần bình tĩnh, dỗ dành trẻ nhỏ. Hien tuong chay mau cam là dấu hiệu dễ gặp nhưng hiếm trường hợp để lại hậu quả nặng nề.

Bạn nên ôm con nhỏ trong lòng và khẽ nghiêng người bé ngả về phía sau. Tiếp đó, bạn dùng một chiếc khăn sạch, mềm thấm và dịt nhẹ vào lỗ mũi của trẻ nhỏ. Có thể giữ động tác này trong một vài phút, cho đến lúc máu ở mũi bé ngừng chảy. Cùng thời gian này, bạn có khả năng sẽ “gây nhiễu” sự chú ý bằng cách hát cho trẻ em nghe, cho trẻ xem 1 cuốn sách hoặc phim hoạt hình (tùy vào độ tuổi của trẻ).

Sau một vài phút, bạn thử kiểm tra xem trẻ nhỏ còn chảy máu nữa không. Nếu máu còn chảy, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch, mềm khác, tiếp tục dịt vào lỗ mũi bị chảy máu cho trẻ. Dùng một miếng gạc mát, chườm sống mũi cho trẻ nhỏ cũng có khả năng giúp cầm máu. Nếu mà những mẹo trên không hiệu quả, bạn buộc phải đưa trẻ nhỏ đi khám.

Lưu ý: không nên nghiêng người trẻ quá mức, không đặt trẻ nằm ngửa bởi máu từ lỗ mũi của trẻ có khả năng sẽ chảy xuống cổ họng, dẫn đến vị khó chịu và khiến bé bị nôn (trớ). Cũng không nên sử dụng bông để cầm máu cam bởi lẽ nếu máu thấm vào bông sẽ khiến cho cục bông tăng thể tích, có khả năng sẽ gây nghẽn ở mũi con nhỏ.

Thông thường, tình trạng chảy máu cam ít nghiêm trọng. Trẻ dễ mắc chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, thời điểm không khí trở nên khô và cơ thể dễ mắc phải nhiễm khuẩn hơn. Bạn cũng rất có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của trẻ vào buổi sáng (do con nhỏ chảy máu cam về đêm).

Tuy nhiên, bạn cũng phải đưa bé đi khám với những trường hợp như sau:

– Chảy máu cam sau lúc bé bị ngã hoặc vì bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi.

– Con nhỏ chảy máu cam nhiều. Ngay khi bạn thấy được phác đồ cầm chảy máu cam cho trẻ nhỏ không thành công, bạn buộc phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám.

– Trẻ nhỏ dùng một loại thuốc mới; sau đó, bé bị chảy máu cam không ngừng.

– Trẻ nhỏ bị chảy máu cam thường xuyên.

– Trẻ nhỏ bị chảy máu cam lúc ngủ

– Vừa chảy máu cam, trẻ vừa mắc phải chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi).

Mọi câu hỏi tương tự như: con nhỏ bị chảy máu cam do yếu tố nào gây ra, con nhỏ mắc chảy máu cam có nghiêm trọng không, cũng như những hội chứng về tai mũi họng khác, mời các bạn trực tiếp liên hệ hotline 02432.878.750 Hoặc qua cửa sổ chat hiển thị trên website chúng tôi của Phòng khám 497 đường quang trung hà đông để được giải đáp cụ thể.

Nguyên Nhân Trẻ Chảy Máu Cam Về Đêm Là Gì?

Trẻ chảy máu cam về đêm khiến nhiều mẹ lo lắng, bởi nếu không xử lý tốt có thể khiến bé gặp nguy hiểm. Để nắm được nguyên nhân bé hay chảy máu cam vào ban đêm cũng như cách xử lý hiệu quả nhất, mẹ nên tham khảo hướng dẫn ngay sau đây:

Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng chảy máu cam không phải là hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên nếu như chảy máu mũi vào ban ngày thì còn dễ nhận biết và xử trí. Còn một khi chảy máu ban đêm sẽ càng khó phát hiện và khiến mẹ hoang mang nhiều hơn. Do vậy mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng đó để có thể giải quyết triệt để, tránh xảy ra những lần sau đó.

Trẻ chảy máu cam về đêm sẽ gây thiếu máu.

Nguyên nhân bé bị chảy máu cam khi ngủ

Nếu bé liên tục bị chảy máu cam vào ban đêm thì có thể là do các nguyên nhân sau:

– Do trẻ bị khô mũi: hiện tượng này thường gặp vào mùa hanh khô, nhất là ban đêm xuống không khí khô khiến mũi của con bị khô. Khi mũi khô thì sẽ tạo ra các vết khô nẻ trong niêm mạc mũi, từ đó khiến cho các mao mạch ở trong mũi trở nên nhạy cảm và gây ra chảy máu ngay cả khi đang ngủ.

– Do mẹ bật điều hoà nhiệt độ quá thấp, thiếu độ ẩm khiến da và cả niêm mạc mũi khô. Trong khi hệ hô hấp của bé còn non kém, nếu mẹ cho con dùng điều hoà không đúng cách, vừa gây khô mũi mà còn ảnh hưởng tới hệ hô hấp, là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam về đêm.

– Do bé ngoáy mũi: nhiều bé mặc dù đang ngủ nhưng khi bị ngứa mũi thường dùng tay để ngoáy cho bớt ngứa. Đặc biệt là khi móng tay của con dài, sắc sẽ làm tổn thương các mạch máu ở mũi rồi dẫn tới chảy máu cam.

– Do trẻ bị thiếu vitamin C: những bé bị thiếu vitamin C thì sức đề kháng thường rất kém, cộng thêm thành mạch máu cũng yếu và kém hơn so với các bé khác. Do đó chỉ cần thời tiết khô hay tác động nhỏ tới mũi là có thể làm mũi chảy máu.

– Bên cạnh đó trẻ hay bị chảy máu cam về đêm cũng có thể là do đang mắc các bệnh lý về máu, bị viêm mũi xong mãn tính, viêm mũi dị ứng… gây ra.

Trẻ chảy máu cam về đêm mẹ cần làm gì?

– Khi thấy con chảy máu về đêm mẹ cần phải cho bé ngồi thẳng dậy hoặc ngồi vào lòng mẹ, tuyệt đối không nên nằm bởi máu có thể chảy ngược vào gây tắc thở.

– Mẹ cho đầu con ngả về phía trước một chút, dùng 2 ngón tay để bóp chặt cánh mũi của con tầm 5-10 phút, để bé thở bằng miệng, giữ nguyên tư thế đó liên tục không được bỏ ra. Như vậy sẽ giúp cho máu có thời gian đông lại và ngừng chảy.

– Mẹ có thể dùng 1 viên đá nhỏ hoặc là khăn mát để chườm lên gốc mũi và má của bé. Khi gặp nhiệt độ lạnh thì các mạch máu này sẽ tự co lại rồi ngăn chảy máu.

– Sau đó mẹ bỏ tay ra, lau sạch mũi cho con, để bé nằm xuống nghỉ ngơi một chỗ, không được vận động mạnh hoặc đi lại.

Thoa kem dưỡng ẩm cho bé để tránh khô mũi.

– Với những bé bị chảy máu cam khi ngủ thường xuyên thì mẹ nhớ phải vệ sinh và làm ấm mũi của con trước khi đi ngủ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Như thế sẽ giúp làm ẩm, làm ấm niêm mạc mũi và tránh gây chảy máu.

– Mẹ cũng có thể xoa nhẹ một lớp kem dưỡng ẩm vào trong mũi của con để cân bằng độ ẩm trong mũi, tránh khô và nứt mũi, giảm nguy cơ chảy máu mũi khi ngủ.

– Bổ sung đầy đủ vitamin C, vitamin K, sắt và kali để tăng cường sức đề kháng cho bé

Ngoài ra nếu như bé mà có thêm các biểu hiện như người mệt mỏi, tái nhợt, sốt, khó thở thì hãy cho con đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Do Đâu?

– Viêm mũi cấp tính và mạn tính: Bệnh viêm mũi khiến lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn và các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu mũi, đặc biệt khi bạn hay ngoáy mũi.

– Nhiễm trùng xoang hoặc khối u: Chảy máu mũi có máu màu đậm hoặc mùi hôi ở người lớn có nguy cơ cao là do nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Cần điều trị ngay bởi đây là nguồn gốc gây ung thư mũi xoang.

– Bệnh viêm mũi dị ứng: Khi các yếu tố dị ứng tấn công, các mô dọc theo mũi bị sưng lên, đồng thời các mao mạch cũng giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Đặc biệt, triệu chứng viêm mũi dị ứng là thường xuyên hắt hơi và chúng có thể khiến các lớp lót của vách ngăn bị loét và dễ gây chảy máu hơn.

– U xơ vòm mũi họng: Bị chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai, người gầy xanh, mệt mỏi,… kèm theo đó là tình trạng chảy máu cam: là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm mũi họng cần hết sức cẩn trọng.

– Thói quen ngoáy mũi: Không những mất vệ sinh mà còn khiến lông mũi bị rụng, làm thương tổn niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu.

– Tăng huyết áp: Khi huyết áp tăng khiến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn,…Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi.

– Do thời tiết: Chảy máu cam thường gặp khi thời tiết lạnh, khô hanh. Lúc này mũi quá khô, các mao mạch bị co lại, rất dễ vỡ và có thể gây chảy máu mũi.

– Thay đổi sinh lý: Phụ nữ mang thai thường xuyên bị chảy máu cam và nguyên nhân được xác định là do thay đổi nội tiết tố.

– Thiếu vitamin C: Đây là nguyên nhân gây chảy máu cam thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu lợi, vết thương lâu lành và đặc biệt là chảy máu cam.

– Dị vật trong mũi: Nhức đầu thường xuyên và bị chảy máu mũi là 2 triệu chứng phổ biến cho hiện tượng trong mũi có dị vật.

Khi bị chảy máu cam bạn cần bình tĩnh xử lý đúng cách theo hướng dẫn sau: Ngồi xuống ở tư thế lưng thẳng và đầu hơi ngả về phía trước rồi tiếp đó, dùng ngón trỏ bóp chặt mũi, thở bằng miệng. Giữ yên như vậy trong khoảng 10 phút cho đến khi máu ngưng chảy. Nếu tình trạng máu cam chảy một bên hoặc hai bên xảy ra thường xuyên thì bạn nên thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân chảy máu mũi và có cách điều trị phù hợp nhất.

Nguyên Nhân Bị Chuột Rút Vào Ban Đêm

Bị chuột rút là gì?

Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là cơn co mạnh và thắt chặt các cơ, gây đau đột ngột và dữ dội ở một bắp thịt, khiến người bị chuột rút không tiếp tục cử động được. Chuột rút thường kéo dài trong khoảng vài giây đến vài phút.

Mặc dù mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, tuy nhiên, thường gặp chuột rút ở bắp chân, hoặc đôi khi có thể xảy ra ở bắp đùi, hông, bàn chân, bàn tay và cơ bụng, trong đó, chuột rút bắp chân và bàn chân là phổ biến nhất.

Chuột rút ở chân xảy ra cả khi thức hoặc ngủ. Tuy nhiên, chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ, hoặc sau khi vận động và sử dụng cơ bắp trong một khoảng thời gian dài và liên tục. Chuột rút xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều ở người trẻ tuổi và trên 60 tuổi. Chuột rút chân khi ngủ phổ biến hơn ở phụ nữ và người lớn tuổi.

Trong hầu hết các trường hợp, cơ bắp tự dãn ra trong vòng chưa đầy 10 phút, nhưng cảm giác đau nhức có thể kéo dài. Tình trạng chuột rút này nếu xuất hiện thường xuyên vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Nguyên nhân bị chuột rút vào ban đêm

Hiện nay nguyên nhân gây ra chuột rút chân khi ngủ vẫn chưa được tìm ra. Trong hầu hết các trường hợp, chuột rút chân về đêm là vô căn, có nghĩa là nguyên nhân chính xác của chúng không được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có những yếu tố làm tăng nguy cơ gặp tình trạng này của bạn.

– Các yếu tố khác có thể góp phần vào chứng chuột rút khi ngủ bao gồm:

Lối sống ít vận động: Cơ bắp cần được kéo dãn thường xuyên để có thể hoạt động đúng. Ngồi trong thời gian dài có thể khiến cơ bắp chân dễ bị chuột rút hơn.

Sử dụng cơ bắp quá mức: Tập thể dục quá nhiều có thể cơ bắp làm việc quá sức, dẫn đến chuột rút cơ bắp.Tư thế ngồi không đúng: Ngồi với hai chân bắt chéo hoặc nhón chân trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến cơ bắp chân, dẫn đến chuột rút.

Đứng quá lâu: Nghiên cứu cho thấy, những người đứng trong thời gian dài tại nơi làm việc có nhiều khả năng gặp phải chứng chuột rút khi ngủ.

Co rút gân: Các gân, kết nối cơ và xương, sẽ ngắn lại tự nhiên theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến chuột rút trong cơ bắp.

– Các yếu tố làm gia tăng bị chuột rút

Chuột rút chân vào ban đêm thường không phải là dấu hiệu dẫn đến một tình trạng y tế nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng thường liên kết với các tình trạng sức khoẻ sau:

Vấn đề về cấu trúc cơ thể, chẳng hạn như bàn chân phẳng hoặc hẹp cột sống

Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh thần kinh vận động hoặc bệnh thần kinh ngoại biên

Rối loạn thoái hóa thần kinh, như bệnh Parkinson

Rối loạn cơ xương khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp

Các tình trạng về gan, thận và tuyến giáp

Rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh tiểu đường

Tình trạng về tim mạch, chẳng hạn như bệnh tim hoặc bệnh mạch máu ngoại biên

Ảnh hưởng của thuốc, chẳng hạn như statin và thuốc lợi tiểu

Điều trị chuột rút khi ngủ

Mặc dù chuột rút ở chân vào ban đêm có thể rất đau đớn, nhưng chúng thường không nghiêm trọng. Hầu hết những người gặp tình trạng này đều không cần điều trị y tế. Bạn có thể thử những biện pháp sau đây ở nhà để cố gắng giảm bớt tình trạng chuột rút:

Massage chân: Massage các cơ bị ảnh hưởng có thể giúp cơ thể bạn thư giãn. Sử dụng một hoặc cả hai tay và nhẹ nhàng xoa bóp và nới lỏng cơ bắp.

Duỗi cơ: Nếu chuột rút ở bắp chân, hãy thử duỗi thẳng chân. Co duỗi chân của bạn, nâng lên ngang tầm mắt và để các ngón chân hướng về phía bạn.

Đi bằng gót chân: Điều này sẽ kích hoạt các cơ đối diện với bắp chân, cho phép chúng thư giãn.

Chườm nóng: Nhiệt có thể làm dịu cảm giác chuột rút cơ bắp. Chườm một chiếc khăn nóng, chai nước nóng hoặc miếng sưởi cho khu vực bị chuột rút. Tắm nước ấm cũng có thể giúp ích.

Uống nước dưa chua: Một số bằng chứng cho thấy rằng uống một lượng nhỏ nước dưa chua có thể làm giảm tình trạng chuột rút cơ bắp.

Làm thế nào để ngăn chặn chuột rút chân vào ban đêm?

Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn tránh bị chuột rút ở chân khi ngủ:

Uống nhiều nước: Chất lỏng cho phép các cơ hoạt động bình thường. Bạn có thể cần điều chỉnh lượng chất lỏng bạn uống dựa trên các yếu tố như thời tiết, tuổi tác, mức độ hoạt động và loại thuốc đang sử dụng. Lưu ý là nên uống nhiều nước ban ngày, không uống nhiều nước vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Kéo dãn chân: Kéo dãn bắp chân và gân trước khi ngủ có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng chuột rút khi ngủ.

Đạp xe đạp trên không: Một vài phút tập thể dục với tư thế đạp xe dễ dàng giúp nới lỏng cơ bắp chân trước khi bạn đi ngủ.

Thay đổi tư thế ngủ: Bạn nên tránh ngủ với những tư thế mà bàn chân hướng xuống dưới. Hãy thử nằm ngửa với một cái gối phía sau đầu gối của bạn.

Chọn giày dép phù hợp: Giày dép thiết kế kém có thể làm nghiêm trọng thêm các vấn đề với dây thần kinh và cơ bắp ở chân, đặc biệt nếu bạn có bàn chân bẹt.

Nguồn: TH theo khampha