Khái Niệm Phương Pháp Kí Hiệu / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Khái Niệm Phương Pháp Dạy Học

Kool-shop :: Thông báo & tin tức :: Thông báo & tin tức

 Khái niệm phương pháp dạy học

Tác giảThông điệp

onlylove

Tổng số bài gửi

:

45

Join date

:

06/12/2011

Age

:

28

Đến từ

:

thế giới bên kia

Đạika4506/12/201128thế giới bên kia

Tiêu đề: Khái niệm phương pháp dạy học   10/12/2012, 7:21 pm

Tiêu đề: Khái niệm phương pháp dạy học10/12/2012, 7:21 pm

9.1.Khái niệm phương pháp dạy họcThuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định.Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đích đạt được).Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định. Nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng.Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tượng ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn.Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp nói chung? Cấu trúc của nó như thế nào?Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động – người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học. Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp.Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ. Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mục đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn.Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có. Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học.Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau:Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học.Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học lĩnh hội tri thức mới nhưng lại là một biện pháp của phương pháp công tác trong phòng thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau.

Kim Hoàng – SP Lý – KTCN k37 – CĐSP Nha Trang

   

Khái niệm phương pháp dạy học

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:

Bạn không có quyền trả lời bài viết

Kool-shop :: Thông báo & tin tức :: Thông báo & tin tức Kool-shop :: Thông báo & tin tức :: Thông báo & tin tức

Chuyển đến:  

Khái Niệm Và Định Nghĩa Khái Niệm Trong Luật

I. Mỗi khái niệm (KN) đều có hai mặt, đó là nội hàm và ngoại diên. Về mặt kết cấu lôgíc, nội hàm là chất, ngoại diên là lượng của KN. Mỗi nội hàm có một ngoại diên tương ứng. Nội hàm của KN là tập hợp những dấu hiệu bản chất của đối tượng được phản ánh trong KN. Do vậy, không phải mọi dấu hiệu của đối tượng đều được phản ánh trong nội hàm.

Trong khoa học pháp lý, nhiều KN được xác định bằng điều luật. Chẳng hạn, nội hàm của KN “tội cướp” được xác định bởi Điều 151 (nay là Điều 133) Bộ luật Hình sự (BLHS), đó là: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác; Làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; Nhằm chiếm đoạt tài sản. Ngoại diên của KN là tập hợp những đối tượng có cùng nội hàm. Ngoại diên của KN cho biết có bao nhiêu đối tượng khác cùng loại với nó. Ví dụ, ta có KN “vi phạm pháp luật”; vậy tất cả các hiện tượng xảy ra trong thực tế mà thỏa mãn ba dấu hiệu bản chất sau trong nội hàm của KN này đều thuộc ngoại diên của KN ( Hành vi – hành động hoặc không hành động của con người – được biểu hiện ra bên ngoài; Hành vi được thực hiện phải trái pháp luật, tức là trái với các quy định chứa đựng trong các quy phạm pháp luật nào đó; Hành vi trái pháp luật được thực hiện phải chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó). Để biết một đối tượng có thuộc ngoại diên của một KN nào đó không thì phải xem đối tượng có đầy đủ mọi dấu hiệu bản chất của KN không.

Để định hình, lưu giữ những hiểu biết trong óc cũng như để truyền đạt, trao đổi những hiểu biết của mình với người khác, con người phải dùng đến phương tiện của ngôn ngữ là từ thông qua việc trừu tượng hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan. Do đó, KN liên hệ hết sức mật thiết với từ. Tuy nhiên, KN và từ không luôn đồng nhất vì: KN về các đối tượng thường do chính bản thân đối tượng quy định; còn từ thì do con người tự quy ước, tự thoả thuận mà ra; ngay trong một hệ thống ngôn ngữ thì một KN có thể được diễn đạt bởi nhiều từ và một từ có thể thể hiện nhiều KN.

Vì những lý do dẫn đến sự dị biệt giữa từ và KN, tránh sự nhầm lẫn, nhiều ngành khoa học đã xây dựng các hệ thống thuật ngữ của mình. Những thuật ngữ này là từ hay nhóm từ đơn nghĩa, tức là chỉ dùng để diễn đạt một KN tương ứng được sử dụng trong ngành khoa học đó. Về mặt kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật, người ta luôn yêu cầu các KN (thuật ngữ) phải được hiểu theo một nghĩa, nhằm tránh tình trạng mỗi người, mỗi nơi hiểu và vận dụng một cách khác nhau. Yêu cầu này được thể hiện rõ trong Điều 5 Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: “Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì phải được định nghĩa trong văn bản”.

Định nghĩa KN là thao tác lôgíc qua đó chỉ rõ ngoại diên của KN được định nghĩa. Ví dụ, ta có định nghĩa: “Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm” (Điều 33 BLHS 1999). Căn cứ vào định nghĩa này, người ta biết được thế nào là tù có thời hạn, đồng thời phân biệt nó về mặt ngoại diên với các loại hình phạt khác mặc dù chúng cũng đều là hình phạt.

1. ĐN theo tập hợp (thông qua loại và hạng) là ĐN trong đó nêu một KN đã biết, gần gũi và có ngoại diên bao chứa đối tượng cần ĐN, sau đó chỉ ra các dấu hiệu bản chất, đặc thù của đối tượng cần được ĐN để phân biệt nó với các đối tượng khác cùng lệ thuộc ngoại diên của KN đã biết ấy. Cấu trúc lôgíc của ĐN này có thể được mô hình hóa thành: A = a + những dấu hiệu riêng của A.

Ví dụ, “Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam từ ba tháng đến hai mươi năm” (Điều 25 BLHS năm 1985). Để xác định tù có thời hạn là gì, nhà làm luật đưa ra KN hình phạt. Về nguyên tắc, hình phạt là KN đã được biết, đã được định nghĩa rồi (đáng tiếc là trong BLHS 1985 KN này lại không được định nghĩa, mặc dù nó là KN rất cơ bản của Luật hình sự. Trong BLHS 1999 KN này đã được định nghĩa). Hình phạt là KN gần gũi với KN cần định nghĩa. Cụ thể ở đây không nêu là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước vì KN này rộng hơn nhiều so với hình phạt, bao chứa cả hình phạt và trong nhiều ngành luật khác cũng có biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

Do trong hình phạt có cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung, trong hình phạt chính lại cũng có nhiều loại nên để tách biệt hình phạt được gọi là “tù có thời hạn” với các hình phạt khác, nhà làm luật buộc phải đưa ra dấu hiệu bản chất, đặc trưng, dấu hiệu mà các hình phạt khác không có: buộc người bị kết án phải bị giam từ ba tháng đến hai mươi năm. Trong cách định nghĩa này người định nghĩa chỉ ra một cách gián tiếp các đối tượng nghiên cứu (ngoại diên của KN được định nghĩa) thông qua việc chỉ ra các dấu hiệu bản chất trong nội hàm của KN phản ánh về chúng. Cách định nghĩa này về cơ bản gồm hai bước: (1) Xác định đối tượng thuộc loại nào bằng cách nêu một KN đã biết, gần gũi và có ngoại diên bao chứa đối tượng cần định nghĩa; (2) Chọn trong nội hàm của KN cần định nghĩa một hoặc tập hợp một số dấu hiệu nào đó mà những đối tượng cùng loại khác không có. Đây là cách định nghĩa cơ bản, chuẩn xác, rất khoa học, có tầm khái quát cao, mức độ uyển chuyển trong việc vận dụng vào thực tiễn rất lớn và được dùng phổ biến trong nhiều ngành khoa học. Tuy nhiên, để làm được định nghĩa theo cách này là rất khó khăn; và rất đáng tiếc, trong thực tế không phải mọi KN đều có thể định nghĩa được bằng cách này.

2. Định nghĩa thông qua liệt kê là định nghĩa trong đó liệt kê tất cả đối tượng được KN phản ánh. Cấu trúc lôgíc của định nghĩa này có thể được mô hình hóa thành: A = (a1, a2 …, an). Ví dụ, “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” (Điều 679 Bộ luật Dân sự). Đây là cách định nghĩa nhằm thẳng vào ngoại diên của KN mà không phải gián tiếp thông qua nội hàm để làm bộc lộ ngoại diên như cách định nghĩa trên. Mặc dù cách định nghĩa này khá phổ biến, đơn giản, tiện lợi, khả năng ứng phó nhanh nhưng tính khoa học, tính chặt chẽ và tính khái quát không cao. Trong một số trường hợp, nếu dùng cách định nghĩa theo tập hợp mà không sát đúng với định nghĩa hoặc gây nên những trở ngại nhất định cho hoạt động thực tiễn thì người định nghĩa có thể chấp nhận cách định nghĩa liệt kê, miễn là có thể dùng nó để giải quyết những trường hợp nhất thời, cụ thể nào đó.

Ví dụ khác: Trong Luật Cạnh tranh 2004 tại Điều 39 đã không có một định nghĩa chung về “cạnh tranh không lành mạnh” dưới hình thức tập hợp mà đã dùng lối định nghĩa liệt kê, theo đó liệt kê ra một số hành vi bị cấm, tức bị coi là cạnh tranh không lành mạnh. Ta biết, cuộc sống nói chung và thương trường nói riêng thì luôn vận động. Nếu ở thời điểm này chỉ có chừng ấy hành vi bị cấm nhưng trong tương lai lại xuất hiện hành vi khác cũng cần bị cấm thì nhà làm luật có đủ sức mãi chạy theo nó để sửa luật, để liệt kê thêm? Và, trong khi hành vi cần bị cấm mới đã xuất hiện mà luật chưa được sửa đổi chắc hẳn sẽ xuất hiện “khoảng trống pháp luật”, tức là không có quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Theo chúng tôi, trong một văn bản pháp luật nói riêng và trong hệ thống pháp luật nói chung mà có quá nhiều định nghĩa dạng liệt kê thì nó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến hệ quả tất yếu là tình trạng “chết yểu” của nhiều quy phạm pháp luật, nhiều văn bản quy phạm pháp luật – hiệu lực thời gian của chúng quá ngắn ngủi. Ngoài ra, cách định nghĩa liệt kê còn có mặt hạn chế nữa là số đối tượng thuộc B phải không quá nhiều. Ví dụ, người ta không thể định nghĩa số chẵn là các số sau đây: 2,4,6,8,10,12…

Tóm lại, trong hai cách định nghĩa trên xét dưới các góc độ khác nhau thì cách nào cũng có ưu điểm của nó nhưng xét một cách toàn cục thì cách định nghĩa thứ nhất có nhiều lợi thế hơn. Một số trong những lợi thế của cách định nghĩa theo tập hợp so với cách định nghĩa liệt kê là ở chỗ tính khái quát, tính bao hàm, tính dự liệu cao và do đó tính uyển chuyển của nó rất lớn, dẫn tới việc áp dụng nó một cách lâu dài và thuận lợi hơn. Điều đó có nghĩa là, khi người định nghĩa đã đưa ra một định nghĩa theo tập hợp mà chuẩn xác thì dù có phát sinh một đối tượng mới, một hành vi mới người ta vẫn có thể dựa vào định nghĩa này để điều chỉnh nó, miễn là đối tượng mới, hành vi mới… nằm trong ngoại diên của KN đã được định nghĩa. Theo chúng tôi, với những văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng, có tính ổn định lâu dài như Bộ luật, Luật thì nên đưa vào nhiều định nghĩa cách này, còn những văn bản “dưới luật” thì trong những trường hợp không thể khác được vẫn có thể chấp nhận cách định nghĩa liệt kê.

Đến lượt mình, Chính phủ, bằng định nghĩa liệt kê cứ thế liệt kê ra. Làm được như thế này thì luật sẽ ngắn gọn hơn, tránh được hiện tượng “phiên dịch” văn bản tiếng Việt này bằng một văn bản tiếng Việt khác và nhiều phiền toái khác nữa.

2. Định nghĩa không được lòng vòng, nghĩa là chỉ được sử dụng những KN đã biết, đã được định nghĩa để định nghĩa. Vi phạm quy tắc này có thể dẫn đến sai lầm: (1) Định nghĩa vòng quanh, nghĩa là dùng B để định nghĩa A sau đó dùng A để định nghĩa B. Ví dụ, “Bộ máy nhà nước là bộ máy được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước còn các cơ quan nhà nước là các bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước”. (2) Định nghĩa luẩn quẩn, nghĩa là dùng chính A để định nghĩa A. Ví dụ, “Chứng cứ buộc tội là chứng cứ khẳng định một hành vi là tội”. Cả hai dạng sai lầm trên đều có đặc điểm chung là trong phần dùng để định nghĩa có chứa ngay KN cần được định nghĩa và nó đều không giúp người ta hiểu gì hơn về KN cần được định nghĩa. Định nghĩa mắc lỗi này thì coi như chưa định nghĩa gì cả.

3. Định nghĩa phải ngắn gọn, nghĩa là không nên nêu những dấu hiệu nào đó mà người ta có thể suy ra từ các dấu hiệu khác, những dấu hiệu mà không có nó người ta vẫn nhận diện được một cách chính xác đối tượng đang được định nghĩa và không có nó người ta vẫn phân biệt được đối tượng được định nghĩa với các đối tượng khác. Ví dụ, nếu cho rằng: “chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa có thể phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt” (Giáo trình Đại học Luật Hà Nội năm 2000, tr.41) do đó coi chịu hình phạt là dấu hiệu bản chất (thuộc tính) của tội phạm thì đó là một sai lầm vì “có thể phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt” cũng có nghĩa là “có thể không phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt”. Như vậy là có thể có mà cũng có thể không ở một tội phạm. Vậy, dấu hiệu này không thể là dấu hiệu bản chất (thuộc tính) vì thuộc tính luôn được hiểu là ” đặc tính vốn có của một sự vật (hiện tượng) nhờ đó sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác “1. Nêu hết các dấu hiệu bản chất của đối tượng cần định nghĩa thì định nghĩa được đưa ra không làm cho người ta nhận thức sai về đối tượng được định nghĩa. Vấn đề là nó không cần thiết. Vừa đủ là tiêu chuẩn tối cần thiết của tư duy khoa học! Tuân thủ quy tắc này, người định nghĩa không những không được đưa vào định nghĩa những dấu hiệu không bản chất mà ngay cả với những dấu hiệu bản chất thì cũng chỉ cần nêu vừa đủ các dấu hiệu nào đó thôi, miễn sao giúp người tiếp cận định nghĩa nhận diện đúng đối tượng được định nghĩa và phân biệt nó với các đối tượng khác. Điều này giúp cho tư duy của họ không bị rối, giúp cho họ tiết kiệm được tư duy, thời gian và trí nhớ. Có thể vì vậy mà người ta gọi định nghĩa khái niệm là khái niệm của khái niệm.

4. Định nghĩa phải chuẩn xác, rõ ràng. Vi phạm quy tắc này thường xảy ra khi người định nghĩa sử dụng câu chữ không chặt chẽ, không bao quát, không rõ ràng, không đúng văn phạm hoặc sử dụng các từ ngữ hoa mỹ, nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ của từ hoặc của câu mà hậu quả của nó là không xác định được nội hàm và loại biệt ngoại diên của KN. Ví dụ: Mua dâm là hành vi giao cấu có trả tiền (Dự thảo Pháp lệnh Phòng chống mại dâm). Vậy, giao cấu nhưng trả bằng các vật khác tiền thì sao? Hay đó không phải là mua dâm. Vì về nguyên tắc, sau khi đã đưa ra định nghĩa thì định nghĩa đó được xem như một đẳng thức mà vế phải được dùng để xác tín vế trái. Do đó, mọi biến động của vế phải, tất yếu kéo theo sự biến động của vế trái. Trong trường hợp vừa nêu, vế phải đã biến động. Có thể nói, dùng từ “trả tiền” ở đây là không chặt, không bao quát.

Chú thích: 1 Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Ngôn ngữ, Từ điển tiếng Việt, tr. 949 SOURCE: TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 2/2005

5. Không nên định nghĩa phủ định. Quy tắc này yêu cầu không nên đưa vào định nghĩa những dấu hiệu mà chúng không có ở đối tượng của KN. Ví dụ, “Quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân không phải là quản lý một xí nghiệp cơ khí”. Định nghĩa này chỉ mới vạch ra sự tách rời của ngoại diên KN “Quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân” và KN “Quản lý một xí nghiệp cơ khí” nhưng chưa nêu lên được những dấu hiệu bản chất của đối tượng cần được định nghĩa và do đó người ta vẫn chưa hiểu được thật sự “Quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân” là gì. “Không phải là quản lý một xí nghiệp cơ khí” thì là quản lý một xí nghiệp dược phẩm, một xí nghiệp may mặc, một xí nghiệp chăn nuôi? Không biết! KN này coi như chưa được định nghĩa. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý thêm là, quy tắc này yêu cầu “không nên” định nghĩa phủ định chứ không phải là không được (nếu sự phủ định đó cho phép giới hạn được ngoại diên và làm rõ được dấu hiệu bản chất của đối tượng cần định nghĩa). Ví dụ, trong khoa học tự nhiên có một số KN cho phép và thậm chí bắt buộc phải định nghĩa theo cách này như ” Khí trơ là khí không tham gia phản ứng hoá học”.

Khái Niệm Về Trang Web

Khái niệm về trang web

JAPAN STUDY SUPPORT là trang thông tin về du học Nhật Bản dành cho du học sinh nước ngoài, do Hiệp hội Văn hóa Sinh Viên Châu Á (ABK) và Công ty cổ phần Benesse Coporation cùng hợp tác vận hành.

Đây là trang web chuyên cung cấp thông tin cho sinh viên nước ngoài có quy mô lớn nhất tại Nhật Bản, hỗ trợ 8 thứ tiếng là tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Hoa giản thể, tiếng Hoa phồn thể, tiếng Hàn, tiếng Thái, tiếng Việt và tiếng Indonesia, chuyên đăng tải thông tin về đời sống sinh hoạt ở Nhật, thông tin học bổng và thông tin của hơn 1,300 trường đại học, cao học, đại học ngắn hạn và trường chuyên môn đang có nhu cầu tuyển du học sinh nước ngoài.

Thông qua trang web này, chúng tôi cung cấp cho các bạn du học sinh những thông tin cần thiết về trường đại học hay cuộc sống du học một cách hiệu quả và chính xác nhất, nhằm giúp các bạn hoàn thành tốt mục đích du học Nhật Bản theo đúng nguyện vọng của mình.

Hướng dẫn các nội dung chủ yếu

Bạn có thể tìm kiếm các trường đại học, cao học, đại học ngắn hạn, trường chuyên môn đang tuyển du học sinh nước ngoài theo nhiều thông số như thời điểm nộp hồ sơ, thời điểm nhập học, ngành học hay qua bản đồ v.v… để chọn ra trường phù hợp với nguyện vọng của mình. Trang này không chỉ có ích cho các bạn đang học ở trường tiếng Nhật, mà còn được sử dụng vào hoạt động hướng nghiệp ở các trường tại nước sở tại.

Phần “Kiểm tra nghành học thích hợp” này là bài kiểm tra nhằm giúp bạn lựa chọn ngành học thích hợp dựa vào những vấn đề bạn quan tâm hoặc những sở trường của bạn. Hãy thử sử dụng bài kiểm tra này khi bạn phân vân về hướng đi trong tương lai.

①Sự hấp dẫn của du học Nhật Bản ②Làm thế nào để không bị thất bại ③Thu thập thông tin du học ④Con đường du học (các cách nhập học, những ưu điểm và nhược điểm) ⑤Mục đích du học và sự lựa chọn trường ⑥Thủ tục nhập cảnh ⑦Các khoản phí du học ⑧Các kỳ thi dành cho du học sinh ⑨Nơi ở khi mới tới Nhật Bản

Bạn có thể tìm thông tin về điều kiện dự tuyển và số tiền học bổng cho du học sinh bằng nhiều thông số tìm kiếm. Đây là một chức năng rất hữu ích, và được sử dụng bởi cả các trường đại học, cao học, đại học ngắn hạn và trường chuyên môn đang tuyển du học sinh.

Nội dung về những quy định cơ bản khi làm việc tại Nhật Bản, bao gồm cả cách viết đơn xin việc, được giải thích bằng tiếng Nhật một cách dễ hiểu với du học sinh.

Các trường đại học, cao học nhận hồ sơ của du học sinh qua mạng đã được lên danh sách.

Giới thiệu các trường đại học và ngành học mà có thể học và lấy học vị bằng tiếng Anh.

Giới thiệu cơ sở đào tạo tiếng Nhật mà đang tích cực tuyển sinh du học sinh nằm trong khuôn viên các trường đại học.

Giới thiệu hình ảnh thông điệp của các du học sinh đang học tại Nhật bằng hình thức hỏi đáp. Các câu hỏi bao gồm 6 nội dung sau:

Đăng tải các thông tin và thông điệp của người phụ trách tuyển du học sinh của các trường đại học, cao học, đại học ngắn hạn, trường chuyên môn, cũng như những tin mới nhất về du học Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản v.v…

Có thể xem và tải về những thông tin về ①Thi tuyển ②Ngành học ③Hỗ trợ đời sống sinh viên ④Hướng dẫn cơ sở vật chất ⑤Hướng dẫn cách đi đến trường. Ngoài những thông tin trên còn có tài liệu hướng dẫn của các trường đại học cũng như những thông tin mới nhất từ các trường. ※Tùy mỗi trường mà lượng thông tin đăng tải sẽ khác nhau.

Gửi người phụ trách tuyển du học sinh

Với việc truyền đạt rộng rãi sự hấp dẫn của các trường đại học, cao học, đại học ngắn hạn, trường chuyên môn của Nhật và sự hấp dẫn của du học Nhật Bản ra nước ngoài, trang JAPAN STUDY SUPPORT mong muốn góp phần thực hiện việc nâng cao giá trị học vị của Nhật Bản. Mặt khác, chúng tôi nghĩ rằng những hoạt động này sẽ góp phần thu hút và làm tăng số du học sinh nước ngoài, giúp quốc tế hóa nhà trường, làm thay đổi cách nghĩ hướng nội của đa phần sinh viên Nhật Bản hiện nay.

Cho Cá Betta Bột Ăn Artemia ; Phương Pháp Ấp Và Khái Niệm Về Artemia

Artemia – thức ăn cho cá bột Tiến sĩ Frank Marini Giới thiệu Trong số những nguồn thức ăn tươi sống sử dụng trong ngành chăn nuôi thuỷ sản, ấu trùng artemia được sử dụng rộng rãi nhất chủ yếu là vì những tiện nghi và lợi ích mà chúng mang lại. [ Hình 1] Không có gì ngạc nhiên khi khả năng đẻ trứng hay còn gọi là bào nang (cyst) làm cho artemia trở thành nguồn thức ăn tiện lợi và dồi dào cho ấu trùng cá (Dhont, 1993). Nguồn trứng thu hoạch từ các bãi nuôi bên bờ hồ nước mặn luôn dồi dào quanh năm. Sau khi thu hoạch và xử lý, trứng ở trạng thái tiềm sinh có thể được trữ trong nhiều năm trời và đem ra sử dụng như là “nguồn thức săn tươi sống luôn có sẵn”. Trứng nở thành ấu trùng sau khi được ngâm trong nước muối qua đêm và có thể được sử dụng ngay làm thức ăn cho cá bột của hàng loạt các loài cá biển và cá cảnh nước ngọt. Sự thuận tiện và đơn giản của việc ấp artemia làm cho chúng trở thành nguồn thức ăn tươi sống thuận tiện nhất trong nghành chăn nuôi thủy sản. Artemia là loài ăn uống không kén chọn, chúng có thể tiêu thụ nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra, artemia là loại thức ăn giàu dinh dưỡng và giàu lượng acid béo không bão hòa (HUFA). Khả năng tiêu thụ các chất dinh dưỡng lơ lửng trong nước của artemia còn giúp chuyển hóa những chất dinh dưỡng đặc biệt cho cá bột. [ Hình 2] Công dụng của sự chuyển hóa sinh học (bioencapsulation) này đóng một vai trò quyết định trong việc duy trì tỷ lệ sống của ấu trùng, sự tăng trưởng, quá trình lột xác và chất lượng của rất nhiều loài cá cũng như giáp xác. Nguyên tắc chuyển hóa sinh học thường được áp dụng để chuyển hóa các chất như vitamin, thuốc chữa bệnh và vacxin mà chúng càng nâng cao vị thế quan trọng của artemia trong ngành công nghiệp chăn nuôi thủy sản.

Hình 1. Vòng đời của artemia. Ảnh Jason Chaulk.

Hình 2. Sơ đồ mô tả công dụng của artemia như là trung gian chuyển hoá các chất dinh dưỡng đặc biệt cho cá bột.

Vòng đời của artemia Vòng đời của artemia bắt đầu từ khi trứng nở. Trứng là một phôi thai thụ động, chúng có thể ở trạng thái tiềm sinh trong nhiều năm chừng nào còn được giữ khô và có đầy đủ ôxy. Khi trứng được bỏ vào nước muối, chúng hút nước và bắt đầu phát triển. [ Hình 3] Sau khi ngâm nước từ 15 đến 20 giờ ở 25 độ C thì vỏ trứng vỡ ra giải phóng phôi thai. Rất nhanh sau đó, màng bao ngoài vỡ ra, ấu trùng ra đời và bơi tự do trong nước. Trong giai đoạn đầu đời, ấu trùng (dài khoảng 400 -500 µm) có màu cam nâu bởi sự hiện diện của túi dinh dưỡng ở ổ bụng. Ấu trùng mới nở chưa ăn uống gì vì miệng và hậu môn của chúng chưa phát triển [ Hình 4]. Gần 24 tiếng sau, ấu trùng chuyển sang giai đoạn 2. Những hạt thức ăn có kích thước từ 1 đến 50 µm được hút vào ống tiêu hóa. Trong 8 ngày kế tiếp, ấu trùng tăng trưởng và phát triển qua 15 giai đoạn trước khi đạt đến độ bán trưởng thành. Artemia trưởng thành có kích thước khoảng 8 mm nhưng cũng có thể đạt 20 mm trong môi trường lý tưởng. Chúng có chiều dài gấp 20 lần và thể tích gấp 500 lần so với ấu trùng. Artemia đực có một cặp gai sinh dục ở cuối thân còn artemia cái trưởng thành có thể dễ dàng được nhận dạng qua túi trứng [ Hình 5].

Hình 3. (trên) trứng artemia (giữa) trứng phóng to (dưới) trứng đang nở.

Hình 4. Ấu trùng artemia 8 giờ tuổi. Ảnh Jason Chaulk.

Hình 5. Một cặp artemia. Ảnh Jason Chaulk.

Trong môi trường có độ mặn thấp và dồi dào thức ăn, con cái thường cho ra đời khoảng 75 ấu trùng một ngày (phương thức đẻ con). Mỗi con cái có thể đẻ từ 10-11 ổ trứng trong vòng đời trung bình 50 ngày của chúng. Nhưng dưới điều kiện lý tưởng, một con artemia có thể sống lâu đến 3 tháng và cho ra đời khoảng 300 ấu trùng hay trứng mỗi 4 ngày. Ở điều kiện không thích hợp chẳng hạn như độ mặn cao, thiếu thức ăn hay ôxy, artemia sẽ đẻ trứng. Trứng phát triển thành dạng phôi thai và được bao phủ bởi lớp vỏ dày. [ Hình 6] Sự hình thành lớp vỏ này khởi đầu cho trạng thái tiềm sinh và bào nang được con cái phóng thích (phương thức đẻ trứng), chúng dạt lên bờ và khô đi. Artemia cái có thể thay đổi từ phương thức sinh sản này sang phương thức sinh sản khác.

Artemia trưởng thành có thể chịu đựng được tầm nhiệt độ từ -18 đến 40 độ C. Có sự khác biệt giữa các dòng artemia về nhiệt độ tối ưu để trứng nở và sự tăng trưởng ở con trưởng thành. Nhiệt độ tối ưu với dòng artemia ở vịnh San Francisco là 22 độ C so với 30 độ C với dòng artemia ở hồ Lớn (Bossuyt, 1980). Artemia phù hợp với độ mặn 30-35 mg/l và có thể sống trong nước ngọt lâu đến 5 giờ.

Hình 6. (trên) Artemia cái với buồng trứng (giữa và dưới) Hình dạng thân và đầu của artemia đực. Ảnh Jason Chaulk.

Thức ăn Artemia là loài ăn uống không kén chọn, chúng ăn từ bã hữu cơ, vi tảo đến vi khuẩn. Thức ăn không được tiêu thụ trực tiếp mà được đưa vào miệng thành từng gói. Nếp gấp giữa những cái chân mở rộng khi chúng khua về phía trước. Nước được hút vào vùng này từ phía dưới và những cái lông mao lọc lấy thức ăn từ dòng nước. Khi những cái chân khua về phía sau, nước bị đẩy ra khỏi vùng này và thức ăn được giữ lại trong một rãnh ở giữa mỗi chân. Rãnh này tiết ra chất keo dính để gắn kết thức ăn thành từng viên. Một khi những viên thức ăn đã sẵn sàng, các lông mao sẽ di chuyển chúng đến miệng. Kích thước tối đa của các viên thức ăn là 50 µm với ấu trùng và 60 µm với artemia trưởng thành.

Điều kiện để trứng nở Mặc dù việc ấp một số lượng nhỏ trứng Artemia rất đơn giản nhưng rất nhiều thông số cần phải cân nhắc để trứng nở : – Lồng ấp – Sục khí – Nhiệt độ – Độ mặn – pH – Mật độ trứng – Độ chiếu sáng

Lồng ấp có đáy hình nón và sục khí từ phía dưới cho kết quả nở tốt nhất (Lavens, 1990). Lồng ấp hình trụ và khối có điểm chết mà trứng và ấu trùng bị dồn cục ở đó. Lồng ấp bằng nhựa trong (như lọ nước suối 2 lít) thực sự hữu ích vì nó cho phép kiểm tra quá trình ấp.

Cần phải sục khí đủ mạnh để duy trì nồng độ ôxy đủ cao bởi vì nồng độ ôxy càng cao thì tỷ lệ nở càng cao (Tackaert, 1991). Tránh làm tràn bọt vì trứng ngậm nước sẽ bị cuốn ra ngoài cùng với bọt. Ở nhiệt độ lý tưởng 25-28 độ C trứng sẽ nở tối đa; dưới 25 độ C trứng sẽ nở chậm còn trên 33 độ C thì trứng ngừng nở. Báo cáo từ những cơ sở ươm nuôi cá bột đề nghị rằng chiếu sáng mạnh (gần 2000 Lux trên mặt nước) sẽ cho tỷ lệ nở tối đa và nên bắt đầu chiếu sau khi ngâm trứng vào nước 1 giờ để kích hoạt sự phát triển của phôi thai (Vanhaecke, 1981). Tóm lại, những điều kiện lý tưởng để trứng nở gồm: nhiệt độ 25 độ C, độ mặn – 1.0030, độ pH từ 8 đến 8.5, sục khí thật mạnh và liên tục.

Nuôi dưỡng artemia Như đã đề cập ở phần giới thiệu, yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của artemia ở khía cạnh như là nguồn thức ăn của các ấu trùng cá biển là lượng acid béo. Hầu hết ấu trùng cá biển không có khả năng tổng hợp các acid béo (HUFA) và do đó phải được nuôi dưỡng bằng thức ăn có chứa các loại acid này. Để đảm bảo cung cấp đủ HUFA, chúng ta phải nuôi ấu trùng artemia bằng thức ăn có acid béo. Một khi ấu trùng artemia chuyển sang giai đoạn 2 (khoảng 8 giờ sau khi nở) chúng ta có thể trộn chất béo vào khẩu phần thức ăn của chúng. Kỹ thuật chuyển hóa sinh học này còn gọi là “làm giàu” artemia (hay nuôi thúc) được sử dụng rộng rãi trong ngành ươm nuôi cá bột. Những chất làm giàu khác cũng được sử dụng nuôi thúc artemia để tập trung vào một thành phần nào đó trong khẩu phần ăn của cá, những chất này bao gồm vi tảo, men, nguyên tố vi lượng và chất tự phân (self-emulsifying). Theo Lavens (1987), mức độ làm giàu cao nhất đạt được là khi thêm chất tự phân chẳng hạn như Selco vào thức ăn của artemia. Selco (còn gọi là Selcon hay siêu Selco) là chất tổng hợp của một số loại dầu cá chọn lọc, vitamin và carotenoids; khi được hòa vào nước biển thì chúng tan thành những phần tử cực nhỏ mà artemia có thể ăn được.

Tách vỏ trứng Lớp vỏ cứng bao bọc phôi thai có thể được lấy đi hết bằng cách trộn với một dung dịch tách. Công đoạn này được gọi là tách vỏ trứng và nó có một số ưu điểm so với việc không tách vỏ trứng:

a) Vỏ trứng không lẫn vào hồ ươm cá bột. Khi nở, ấu trùng artemia thường lẫn với vỏ. Trứng hư và vỏ trứng có thể gây hậu quả không tốt cho cá bột một khi chúng ăn phải, thường thì chúng không thể tiêu hóa được vỏ trứng và có thể bị tắc ruột.

b) Ấu trùng không lẫn với vỏ trứng thường tăng trưởng tốt hơn về dinh dưỡng và trọng lượng so với ấu trùng nuôi bình thường (30-35% tùy theo dòng).

c) Tránh lây bệnh từ trứng. Trứng hư có thể là nguồn lây nhiễm bệnh, may mắn là điều này ít khi xảy ra khi ươm nuôi tại nhà.

d) Phôi thai đã tách vỏ có thể ngay lập tức được đem nuôi ấu trùng cá và tôm.

e) Cường độ chiếu sáng áp dụng cho phôi thai đã tách vỏ thấp hơn.

Công đoạn tách vỏ artemia đòi hỏi trước tiên phải ngâm trứng (chỉ có thể tách vỏ một khi trứng trương nước), trộn với dung dịch tách để lấy đi lớp vỏ ngoài màu nâu, tiếp theo là rửa và làm trung hòa dung dịch tách còn dư. Những phôi thai được tách vỏ có thể đem cho nở thành ấu trùng ngay lập tức hay làm mất nước trong dung dịch muối đậm đặc và đem cất để ấp sau. Sau cùng, trứng đã tách vỏ có thể đem nuôi cá ngay. Trứng artemia đã tách vỏ có thể dự trữ vài ngày trong ngăn lạnh mà không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở. Tóm lại, nói chuyện khoa học đến đây là quá đủ, hãy bắt đầu vào phần chính.

Ấu trùng artemia Ấu trùng artemia là nguồn thức ăn thông dụng cho cá bột. Thông thường, sau khi được nuôi bằng các loại vi sinh vật, ấu trùng cá cần ăn những loại thức ăn lớn hơn. Ngoài ra, ấu trùng artemia có thể thay thế loại thức ăn là các sinh vật phù du kích thước lớn cho một số loại động vật thân mềm kiếm ăn bằng cách lọc nước.

Ấp artemia tại nhà Ấp artemia rất đơn giản. Bất cứ dụng cụ nào có hình nón đều có thể dùng để ấp artemia. Đồ vật thông thường như chai nước suối 2 lít là một dụng cụ ấp lý tưởng. Nếu bạn thích ấp theo kiểu hi-tech thì trên mạng cũng có bán loại bồn ấp trong suốt hình nón dung tích khoảng 3.5 lít. Nhiều tiệm bán dụng cụ ấp hiệu Sally là một đế cao su cứng mà một chai nước suối 2 lít có thể cắm ngược lên đó [ Hình 7]. Xin nhắc lại là hầu như mọi vật dụng đều có thể sử dụng được nhưng nên dùng loại có đáy hình nón để nước được sục đều và không có điểm chết. Ống sục khí nên gắn ở điểm thấp nhất của bồn ấp và như vậy là mọi thứ đã hoàn tất.[ Hình 8]

Hình 7. Một hộp trứng artemia với bồn ấp bằng chai nước suối 2 lít gắn trên đế cao su hiệu Sally. Bồn ấp kiểu này rất phổ biến. Hộp trứng có thể trữ lạnh và sử dụng dần từ 6 tháng đến 1 năm tuỳ nhu cầu. Ảnh James Wiseman.

Hình 8. Sơ đồ mô tả bồn ấp đơn giản làm bằng bình nước suối 2 lít. Hình Matt Lidenfelser.

Sử dụng nước muối để ấp artemia. Wilkerson (1998) khuyên sử dụng loại muối hột rẻ tiền với độ mặn thấp. Hòa 2 muỗng trà muối hột với 2 lít nước máy (đã hả chlor). Khi muối tan hết, sục khí khoảng 1 giờ rồi thêm vào gần ¼ muỗng trà trứng artemia. Sục khí đầy đủ sẽ làm tỷ lệ nở cao và ấu trùng mạnh khỏe. Không nên sử dụng đầu sục khí (airstone) mà nên dùng ống nhựa cứng gắn vào đáy của bồn ấp. Đừng ngại sục khí mạnh. Bọt khí có thể làm nước xáo động mạnh. Khi trứng đã trương nước, chúng có thể bị các bọt khí đem theo lên mặt nước và bay ra ngoài vì vậy nên giảm cường độ sục khí đi một ít. Đảm bảo rằng bồn sục khí của bạn được chiếu sáng trong ngày đầu tiên và trong từ 16-20 giờ kế tiếp bạn có thể thấy ấu trùng artemia xuất hiện. Ấu trùng mới nở rất bổ dưỡng và có thể đem nuôi cá con ngay. Túi dinh dưỡng ở ổ bụng làm cho ấu trùng có màu vàng. Nhân thể, nếu bạn nuôi cá hề bột (clownfish) bạn phải nuôi chúng bằng ấu trùng mới nở dưới 30 giờ vì nếu để lâu hơn thì ấu trùng lớn quá cá con không ăn nổi. Nếu bạn để sau 24 giờ thì ngày hôm sau túi dinh dưỡng đã được tiêu thụ hết; ấu trùng bắt đầu ăn và có thể được nuôi thúc bằng thức ăn có chứa thành phần dinh dưỡng đặc biệt.

Nuôi và làm giàu artemia Artemia là loài ăn uống không kén chọn và do đó tiêu thụ được nhiều loại thức ăn khác nhau. Tiêu chuẩn chung để chọn thức ăn là kích thước, khả năng tiêu hóa và mức độ dinh dưỡng (Dobbeleir, 1980). Có lẽ những loại thức ăn tốt nhất cho artemia là các loại vi tảo như Nannochloropsis, Tetraselmis, Isochrysis và Pavlova. Thực tế, việc kết hợp nhiều loại vi tảo trong nuôi dưỡng artemia đã chứng tỏ kết quả làm giàu artemia siêu việt (tức gia tăng HUFA) so với việc nuôi chỉ bằng một loại vi tảo (d’Agostino, 1980) [ Hình 9]. Tuy nhiên, không phải loại tảo đơn bào nào cũng thích hợp cho sự tăng trưởng của artemia. Ví dụ như các loại tảo Chlorella và Stichococcus có lớp màng tế bào dày mà artemia không thể tiêu hóa được. Ngoài ra, artemia còn được làm giàu bằng vô số loại thực phẩm đóng gói rất tiện lợi cho việc nuôi artemia tại nhà. Những thức ăn đóng gói bao gồm men (như men bia chẳng hạn), thức ăn của cá, bột đậu nành, lòng đỏ trứng và bột gạo. Vi tảo đóng gói dưới dạng ống keo (hiệu Tahitian có bán ở chúng tôi từng được sử dụng một cách thành công. Một vấn đề cần chú ý khi sử dụng thức ăn đóng gói đó là đừng cho artemia ăn quá nhiều, thức ăn có thể nhanh chóng gây ra vấn đề. Cách đơn giản nhất để kiểm tra chất lượng nước bồn ấp là xem nước có trong hay không. Theo Schumann, điều này có thể được thực hiện rất dễ bằng cách sử dụng một thanh gỗ (dài tối thiểu 30 cm) trên thân có khắc những vạch chia (thang cm), ở đầu chốt gỗ gắn một đĩa có mầu đen và trắng xen kẽ, giống như đĩa Secchi thu nhỏ ( http://en.wikipedia.org/wiki/Secchi_disk). Độ sâu mà ở đó sự tương phản giữa các vùng đen và trắng trên đĩa biến mất sẽ là độ chiếu của ánh sáng hay độ trong của nước. Cho nhiều thức ăn sẽ làm nước bớt trong. Với mật độ 5000 ấu trùng/lít, độ trong suốt sẽ là từ 15-20 cm ở tuần đầu tiên, và 20-25 cm ở những tuần sau đó. Để việc sản xuất và làm giàu artemia được tối ưu, cần duy trì một mức độ thức ăn tối ưu trong bồn ấp, vì vậy cho ăn thường xuyên và liên tục là tốt nhất. Tôi thấy nuôi artemia bằng vi tảo cực kỳ tốt và cá bột ăn ấu trùng được nuôi bằng vi tảo tăng trưởng rất nhanh. Bên cạnh vi tảo, tôi cũng giới thiệu chất tự phân Selco để tăng lượng UHFA. Để làm giàu, ấu trùng artemia từ 24 đến 30 giờ tuổi được chuyển vào bồn nuôi mới, nơi đó chất tự phân được cho vào với nồng độ 1 mg/lít và sục khí liên tục. Sáu giờ sau, ấu trùng đã làm giàu được thu hoạch. Theo kinh nghiệm của tôi, không cần làm khô ấu trùng làm gì, cứ đem chúng nuôi cá trực tiếp.

Hình 9. Ba bồn ấp bằng chai nước suối 2 lít và bốn lọ nuôi vi tảo. Vi tảo được sử dụng để nuôi ấu trùng artemia. Những ống sục khí được lấy đi để thu hoạch ấu trùng. Ảnh Ray Jay.

Thu hoạch ấu trùng Khi thu hoạch, chỉ đơn giản ngừng sục khí và để khoảng 10 phút cho tất cả lắng xuống. Vỏ trứng nổi lên mặt nước còn ấu trùng mới nở cùng với trứng hư chìm xuống đáy. Bởi vì ấu trùng bị ánh sáng hấp dẫn nên chúng ta sử dụng một đèn pin chiếu vào khoảng giữa bồn ấp để tập trung chúng vào đấy rồi dùng ống siphon hút ra ngoài, hay trong các bồn ấp thương mại, người ta có thể xả van phía đáy bồn để lấy trứng hư ra rồi lại xả tiếp để lấy ấu trùng qua bồn chứa khác. Một cách nữa để thu hoạch artemia là dùng vợt (lỗ rất nhỏ) vớt bỏ hết vỏ trứng trên bề mặt. Sau đó dùng ống siphon nhỏ gắn với ống nhựa (đường kính khoảng 3 mm) để hút ấu trùng artemia ra và đem nuôi cá con.

Nguồn trứng artemia Có thể mua trứng ở hầu hết các tiệm cá cảnh hay qua email. Trứng mua số lượng nhiều (hộp vài kg) thường rẻ hơn là mua từng lon nhỏ ở các tiệm cá cảnh và cũng thường được trữ tốt hơn.

Chăm sóc artemia Hầu hết mọi người chỉ có nhu cầu ấp một số lượng nhỏ artemia. Một khi ấu trùng nở, chúng được nuôi 2-3 ngày trước khi thu hoạch và nuôi lứa mới. Một số người muốn nuôi lâu hơn và từ đó vài vấn đề nảy sinh. Trong bồn ấp nhỏ, nước bị dơ rất nhanh đặc biệt là khi nuôi thúc, cá ăn nhiều. Hơn nữa, thức ăn thừa bị vi khuẩn phân hủy làm cho chất lượng nước suy giảm, những chất độc như amonia và nitrite xuất hiện. Cố gắng đừng cho artemia ăn quá nhiều bằng cách quan sát số lượng thức ăn mỗi lần cho ăn và đợi cho đến khi nước trong trở lại trước khi cho thêm thức ăn.

Vì ấu trùng artemia tăng trưởng, rất khó tính toán số lượng thức ăn dẫn đến cho ăn quá nhiều làm nước dơ, đặc biệt là khi cho ăn loại thức ăn không phải tảo sống. Thay khoảng 50% nước mỗi tuần; thêm nữa, dùng ống hút làm sạch chất cặn bã lắng ở đáy bồn sau mỗi vài ngày có thể giải quyết vấn đề này. Nếu để nuôi lâu dài, bạn nên gắn thêm bộ lọc bằng bọt biển hay bộ lọc sinh học khác.

Các vấn đề gặp phải khi nuôi artemia Có hai vấn đề tôi thường lập lại trong việc nuôi artemia đó là chậm lớn và chết hàng loạt. Artemia chậm lớn thường là do ảnh hưởng môi trường như nhiệt độ thấp, độ pH không thích hợp, nước quá mặn hoặc quá nhạt, không đủ thức ăn hay thức ăn kém chất lượng. Có hàng loạt nguyên nhân làm cho artemia chết hàng loạt. Nguyên nhân dễ phát hiện nhất là thiếu ôxy. Điều này có thể giải quyết bằng cách sục khí mạnh hơn và tạo dòng chuyển động trong hồ nuôi. Thứ hai, tình trạng sức khỏe của artemia có thể được quan sát thấy bằng cách quan sát cách chúng bơi. Những con khỏe mạnh phản ứng với ánh sáng và tập trung vào đó. Bơi chậm chạp và tản mác là dấu hiệu cho thấy đàn artemia ở tình trạng sức khỏe không tốt. Sức khỏe của artemia cũng có thể được quan sát dưới kính hiển vi. Artemia ăn uống đầy đủ sẽ có bụng căng và thải phân vón cục. Chúng cũng có vùng miệng và các vây bơi phụ sạch sẽ chứng tỏ sức khỏe tốt. Những con ăn uống kém sẽ có bụng xẹp và đi phân lỏng. Nếu vùng miệng và các vây bơi có dính thức ăn, điều này chứng tỏ chúng bỏ ăn. Một nguyên nhân làm artemia chết hàng loạt là do nhiễm khuẩn và các sinh vật đơn bào. Điều này có thể tránh được bằng cách tách vỏ trứng trước khi đem ấp.

Kết luận Ấu trùng artemia là nguồn thúc ăn rất tiện lợi cho cá bột. Khả năng làm giàu artemia cho phép chúng được sử dụng như môi trường chuyển hóa những chất dinh dưỡng đặc biệt cho cá. Nuôi dưỡng và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho ấu trùng cá là rào cản lớn nhất đối với những nhà ươm nuôi cá biển. Chỉ với một không gian hẹp, một ít hồ và dụng cụ cùng với những thông tin cần thiết là bất cứ ai cũng có thể ươm nuôi thức ăn tươi sống để có thể lai tạo cá cảnh biển tại nhà.

Phụ lục: Phương pháp tách vỏ trứng

Công đoạn ngâm nước Trứng được ngâm trong nước muối (<100 mg/l) và sục khí ở 25 độ C.

Công đoạn tách vỏ Vớt trứng bằng lưới có kích cỡ 125 µm, đem sàng rồi bỏ vào dung dịch tách hypochlorite. Dung dịch tách có thể được chuẩn bị trước bằng cách trộn dung dịch NaOCl (độ hoạt tính thường 11-13%) hay bột tách Ca(OCl)2 (độ hoạt tính thường 70%) theo tỷ lệ như sau:

* 0.5 g hypochlorite hoạt tính/1 g trứng (vỏ bịch hypochlorite có ghi chú rõ “hoạt tính” nếu không thì phải thử). Chi tiết như sau:

Làm lạnh dung dịch xuống còn 15-20 độ C (tức đem bồn lọc bỏ vào hồ nước đá lạnh). Cho trứng đã ngâm vào và sục khí mạnh từ 5-15 phút. Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên vì phản ứng tỏa nhiệt: không để vượt quá 40 độ C (nếu cần có thể cho thêm nước đá vào dung dịch tách vỏ). Có thể dùng kính lúp hay kính hiển vi để kiểm tra kết quả của công đoạn tách vỏ.

Công đoạn rửa Khi trứng có màu xám (dùng với dung dịch tách) hay vàng (dùng với bột tách) hay khi quan sát dưới kính hiển vi thấy trứng đã tách hết vỏ (sau 3-15 phút) thì có thể đem sàng bằng lưới 125 µm cho đến khi không còn mùi hypochlorite bốc lên. Điều quan trọng là không được để phôi thai trong dung dịch tách quá lâu vì phôi thai có thể bị ảnh hưởng.

Công đoạn làm sạch Làm sạch mọi dấu vết của hypochlorite bằng cách ngâm chúng vào dung dịch 0.1% NHCl hay 0.1% Na2S2O3 và trộn lần nữa với nước. Dấu vết của hypochlorite được phát hiện bằng cách bỏ trứng đã tách vỏ vào bột thử i-od (gồm KI, H2SO4 và nước). Nếu chúng có màu xanh thì vẫn phải tiếp tục công đoạn này. Còn cách khác là sử dụng phương pháp thử DPD chlorine.

Công đoạn sử dụng Phôi thai có thể đem trữ trong tủ lạnh (0-4 độ C) vài ngày trước khi đep ấp. Để trữ lâu hơn, phôi thai cần được làm mất nước bằng dung dịch muối đậm đặc (1 g phôi thai/10 ml nước/300 g NaCl). Thay dung dịch sau mỗi 24 giờ.