TRƯỜNG THCS VĂN TIẾNCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổ: KHXHĐộc lập – Tư do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
– TổKHXH gồm có 9 đồng chí
– Trình độ chuyên môn:Đại học : 6 đ/c; Cao Đẳng 2 đ/c; Trung cấp 1đ/c
+ Văn:4 đ/c, Trong đó văn- sử có 1 đ/c
– Đội ngũ cơ bản đúng chuyên môn đào tạo, tạm đủ về số lượng và đã được chuẩn hóa, có đủ khả năng để được giảng dạy, nhiều đồng chí có năng lực chuyên môn vững vàng , có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong ứng xử sư phạm, có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất người thầy, có uy tín đối với học sinh và phụ huynh, nhiều năm liền có HSG
– Đội ngũ có tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tác phong sư phạm mẫu mực, có đời sống để đảm bảo yên tâm công tác và giảng dạy.
– Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm, thực hành phục vụ cho công tác giảng dạy.
-Tình hình học tập của học sinh:
+ Học sinh đại đa số là con em nôngthôn, thuần túy, các em có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Ngoan ngoãn lễ phép thật thà chất phát, không có biểu hiện vi phạm đến các tệ nạn xã hội, có ý thức học tập tiến bộ.
– Chính quyền và nhân dân địa phương đã quan tâm nhiều hơn đến giáo dục, phối hợp chặt chẽ với nhà trường đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
– Đội ngũ giáo viên đoàn kết, luôn giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao
– Một số môn có giáo viên chính ban đào tạo xong mới ra trường còn chưa có kinh nghiệm, hạn chế về phương pháp nên gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng mũi nhọn.
– Một số đồ dùng thiết bị dạy học chất lượng không đảm bảo, số đồ dùng cần cho giờ dạy còn thiếu nhiều cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng môn học.
– Nhiều học sinh lười học, không có ý thức học tập nên chất lượng học tập còn chưa cao.
-Nhiều gia đình còn khó khăn về kinh tế, cha mẹ phải đi làm ăn xa nên không quản lí được việc tập của con em mình ở nhà
(Mục tiêu cần đạt được trong việc thực hiện đổi mới PPDH)
-Thúc đẩy nhanh chóng đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, dạy học theo chuẩn kiến thức và kỷ năng phù hợp với từng đối tượng HS
-Nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục và dạy học đại trà
-Chú trọng việc bồi dưỡng HSG có hiệu quả cao .
-Hoàn thành chỉ tiêu chất lượng bộ môn đã đăng ký đầu năm.
III. XÂY DỰNG CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PPDH:
Tự học tự rèn là công việc mà bản thân mỗi giáo viên đều xác định là việc làm thường xuyên, liên tục để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Cụ thể:
Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn bằng nhiều hình thức, qua những kênh thông tin khác như qua sách báo, tạp chí, internet…
Dự giờ, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi trước để nâng cao kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên trong tổ.
Tăng cường dự giờ , trao đổi cũng như học hỏi đồng nghiệp để có thêm những kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, tự nâng cao tay nghề.
Cập nhật thường xuyên các vấn đề về chuyên môn cũng như đổi mới PPDH vào sổ bồi dưõng chuyên môn nghiệp vụ hay hồ sơ tích luỹ chuyên môn.
a) Cơ sở vật chất hiện có:(Đã đáp ứng đủ chưa? có nhu cầu thêm gì?)
b) Cơ sở vật chất tự mua, phục vụ cho công tác giảng dạy:
IV. VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN:
Đây là yêu cầu thường xuyên, liên tục của giáo dục trong hiện tại cũng như trong nhiều năm qua nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy-học.
Nhằmtạo uy tín trước đồng nghiệp, trước HS và phụ huynh; cũng như bồi đắp tình yêu của học sinh về các môn học.
Chuyển từ PPDH truyền thống là “thầy nói trò nghe, thầy đọctrò chép” sang PPDH phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
PPDHtrước tiên phải đổi mới về mặt ý thức, nghĩa là đổi mới PPDH không phải là tạo ra 1 PP khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ, mà trên cơ sở kế thừa cái cũ phát triển cái mới tiến bộ hơn).
2. Ứng dụng công nghệ thông tin: (Tham gia tập huấn CNTT, tạo trang Web cá nhân,tổ. lập thư viện đề thi và kiểm tra, số tiết dạy có ƯDCNTT, soạn giáo án …)
Tiếp tục khai thác có hiệu quả kho tài liệu trên Website trường, PGD; trên Violet, Bạch Kim, Google, …cũng như bổ sung nguồn tư liệu mở trên trang Web cá nhân,của trường nhằm làm phong phú nguồn tư liệu dạy học.(khai thác bài tập, tranh ảnh, video clip cũng như các phần mềm hổ trợ…)
3. Tham gia tốt các chuyên đề chuyên môn:
a) Tên các chuyên đề thực hiện(Cấp trường, cấp Huyện, Tỉnh, các chuyên đề tham gia và được phân công tổ chức)
b)Cách thức tiến hành: (Khảo sát, tổ chức thao giảng…)
4. Đ ổi mới kiểm tra, đánh gía thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học:
(mới nhất là công văn số 1017 GDĐT-GD TrH ngày 10/9/2010)
Đổi mới công tác kiểm tra để hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc trên cơ sở tuân thủ các quy định từ trong cả 5 khâu từ khâura đề(đảm bảo yêu cầu của đề như ra đề bám chuấn KTKN bộ môn với nhiều cấp độ để phân loại các đối tượng HS, ra đề chẵn lẻ nếu đề trắc nghiệm thì phải bảo đảm 4 mã đề hay ra nếu có từ 2 GV dạy cùng một khối thì có sự trao đổi với nhau để có sự thống nhất nội dung, cấu trúc đề và phải thông qua PHT hay PTCM một tuần trước khi kiểm tra…); đề kiểm tra bằng máy tính, tổ chức kiểm tra(nghiêm túc), chấm điểm(chính xác, khách quan-chấm chữa bằng bút đỏ và có ghi phần nhân xét vào bài của HS), tra bài và cập nhật điểm đúng quy định(về thời gian, dùng bút đen và sửa bằng bút đỏ) nhằm vừa đảm bảo về mặt điểm số mà vừa kích thích suy nghĩ, tư duy sáng tạo của các em.
a) Phương hướng soạn giảng theo phương pháp đổi mới: (Soạn giảng dựa trên những cơ sở nào: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phương pháp tự học…)
Soạn giảng trên cơ sở khai thác phù hợp nội dung SGK, sách bài tập, đổi mới gắn với khai thác, sử dụng các thiết bị trên cơ sở bám sátvà nâng cao ở mức độ phù hợp nhằm bồi dưỡng những HS có năng lực chuẩn kiến thức và kỹ năng bộ môn (HS giỏi, khá, HS ở các lớp chọn và có thể hiện nội dung cụ thể trong giáo án)
(HS yếu có thể hỏi câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu đơn giãn hơn)
Ngoài ra, trong quá trình lên lớp; GV có thể cho điểm HS qua những câu hỏi hay tình huống mở rộng, đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo….nhằm kích thích các em tìm tòi, kích thích óc sáng tạo của của các em.
5. Sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt thiết bị thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học
Hưởng ứng điểm “nhấn” của Sở về bảo quản và sử dụng đồ dùng day học trong năm học này là “Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học”.
6. Ứng dụng bản đồ tư duy, dạy học tích hợp các nội dung:
– Tùy từng môn học các giáo viên triển khai đưa BĐTD vào các phần học của bộ môn phù hợp với đặc thù từng môn học.
– Tích hợp các nội dung theo công văn của cấp trên và theo hướng dẫn của các đợt tập huấn cấp huyện cấp sở.
VI. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN TRONG TỔ:
Văn tiến, ngày 10 tháng 9năm 2015