Huyết Áp Thấp Có Dấu Hiệu Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Huyết Áp Thấp Là Gì, Những Dấu Hiệu Bệnh Huyết Áp Thấp Và Thực Phẩm Cho Người Bị Huyết Áp Thấp

120/80mmHg chính là trị số huyết áp ổn định của một người bình thường có sức khỏe tốt. Nhưng nếu trị số này giảm xuống một cách bất thường, thường xuyên ở mức dưới 90/60mmHg, có thể cơ thể đang cảnh báo bạn có thể đang mắc bệnh huyết áp thấp.

Đối với những ai đang mắc bệnh huyết áp thấp, tuyệt đối không được xem nhẹ chúng, bạn cần phải đến các trung tâm y tếm bệnh viện để nhận được sự thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa, bởi nếu không được can thiệp kịp thời rất có thể tình trạng bệnh sẽ chuyển nặng, gây nguy hiểm tới tính mạng, đặc biệt là tình trạng máu không đủ để bơm lên não cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, dẫn tới cơ thể ngày càng mệt mỏi và sức khỏe giảm sút đi nhiều.

Những nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây ra áp thấp là rất nhiều: có thể là do di truyền từ bố mẹ, sự suy giảm chức năng của các bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim, thận hoặc hệ thần kinh bị rối loạn cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn mắc huyết áp thấp.

Bê cạnh đó, chế độ sinh hoạt thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều chất kích thích, béo phì hoặc suy dinh dưỡng cũng có thể khiến huyết áp giảm thường xuyên rất nguy hiểm tới tính mạng.

Với những ai bị huyết áp thấp, thường sẽ rơi vào tình trạng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu nhẹ nếu như cơ thể đang nằm hoặc ngồi yên mà bất ngờ đứng dậy. Do đó, đối với những trường hợp này, bạn cần từ từ đứng lên/ ngồi xuống, tránh vận động mạnh đột ngột sẽ khiến huyết áp không thể ổn định.

Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất đối với những bệnh nhân bị huyết áp thấp chính là những cơn đau đầu dữ dội thường xuyên xảy ra. Do đó, nếu bắt gặp hiện tượng cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái đau đầu nhiều thường xuyên, đặc biệt là đau phần đỉnh đầu, mức độ đau có thể tăng dần lên, hãy mau chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Những trường hợp ngất xỉu thường xuyên hoặc đột ngột đều là do lượng máu không đủ để bơm lên não cũng như khắp các bộ phận trong cơ thểm từ đó dẫn tới huyết áp bị tụt. Với những trường hợp ngất xỉu đột ngột, bạn cần lưu ý đặc biệt đối với người già, bởi thực tế có nhiều trường hợp hạ huyết áp dẫn tới ngất xỉu té gãy xương cũng như chấn thương các bộ phận khác rất nguy hiểm.

Bệnh huyết áp thấp cũng khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và thiếu tập trung, máu không đủ để đi tới các bộ phận trên cơ thể, não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động, kéo theo cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi và lo lắng, căng thẳng.

Với những ai bị huyết ap thấp ở múc độ nặng, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu như thị lực giảm sút, mắt mờ đột ngột. Tình trạng này rất nguy hiểm với những ai đang lưu thông di chuyển trên đường, do đó nếu nhận thấy mình có dấu hiệu trên cần dừng xe, ngồi nghỉ chờ cho tớ khi thị lực và huyết áp ổn định trở lại rồi mới tiếp tục di chuyển lại bình thường.

Cơ thể luôn lạnh, da dẻ tái xanh thiếu sức sống chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh huyết áp thấp, nguyên nhân là do máu không đủ truyền đi nuôi cơ thể và cung cấp oxy tới da, từ đó kéo theo tình trạng buồn nôn có thể xảy ra. Cách khắc phục tốt nhất vào thời điểm này là nên sử dụng một ít nước chanh ấm nóng, cảm giác buồn nôn cũng như lạnh người sẽ được cải thiện đáng kể.

Bạn sẽ cảm nhận được nhịp thở của mình nhanh hơn bình thường cũng như mỗi lần thở nông hơn, lí do là cơ thể đang bị thiếu oxy , gây cản trở hoạt động của tim và não, dẫn đến tình trạng khó thở hơn ngườ bình thường.

Như vậy, có thể thấy được mức độ nguy hiểm của bênh huyết áp thấp đe dọa tới tính mạng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể kiểm soát và thuyên giảm được nếu được chăm sóc phù hợp. Đồng thời, cần phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt cá nhân hiệu quả để có thể ngăn ngừa và điệu trị bệnh huyết áp thấp dứt điểm. Cụ thể:

Đối với những người bị huyết áp thấp, chế độ ăn hàng ngày nên ăn mặn hơn người bình thường, đặc biệt nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng

Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, lúa mạch, bánh mì,…

Bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, các khoáng chất, vitamin C, B rất có lợi cho bệnh huyết áp thấp

Thường xuyên sử dụng những thực phẩm và đồ uống có thành phần giúp tăng huyết áp như cà phê, nước chè, nước sâm đặc, bột tam thất, các loại chè nấu từ long nhãn, táo tàu, cam thảo, gừng,… đặc biệt tốt cho việc kiểm soát tình trạng huyết áp lên xuống thất thường, đột ngột.

Thay các đồ uống có cồn, có gas bằng việc uống nhiều nước lọc, vừa giúp tăng thể tích máu, giúp cơ thể có đủ máu truyền đi khắp cơ thể đồng thời cũng là một trong những cách làm giảm khả năng mắc huyết áp thấp hiệuquả.

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng lợi tiểu nhiều như cải, nước râu ngô, dưa hấu,…

Luôn giữ cơ thể trong trạng thái thoải mái, ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng/ngày

Với những ai bị huyết áp thấp, thường sẽ rơi vào tình trạng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu nhẹ nếu như cơ thể đang nằm hoặc ngồi yên mà bất ngờ đứng dậy. Do đó, đối với những trường hợp này, bạn cần từ từ đứng lên/ ngồi xuống, tránh vận động mạnh đột ngột sẽ khiến huyết áp không thể ổn định.

Thay vì tắm nước lạnh bình thường, bạn nên tắm bằng nước ấm nóng, việc làm này giúp cho các mạch máu dãn nỡ tốt, máu lưu thông hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tránh ngâm mình trong nước hoặc tắm quá lâu vì có thể khiến bạn bị cảm lạnh bất cứ lúc nào.

Học cách cân bằng trạng thái cho cơ thể, luôn giữ tinh thần được ổn định, luôn vui vẻ, hạn chế để cảm xúc lên quá nhiều như sợ hãi, lo lắng, căng thẳng sẽ càng khiến huyết áp xuống bất cứ lúc nào rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Kết hợp vận động thể dục thể thao mỗi ngày từ 10-15 phút, tránh các bộ môn thể thao phải hoạt động mạnh như nhào lộn, chạy bộ,..đặc biệt không hoạt động khi môi trường bên ngoài đang nắng nóng ở nhiệt độ cao.

Tránh thức khuya, khi ngủ cần giữ ấm cơ thể, sử dụng gối đầu thấp để dễ ngủ hơn. Đặc biệt, bệnh huyết áp thấp ở người già cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt cũng như có chế độ thăm khám định kỳ bởi bệnh huyết áp tháp ở người già có nguy cơ chuyển thành huyết áp cao bất cứ lúc nào nếu không có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.

Như vậy, có thể thấy được bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm tới tính mạng nếu như không được phát hiện và kịp thời chữa trị. Chính vì vậy, mỗi cá nhân đều phải tự trang bị cho mình những kiến thức về y tế để nhận biết được những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đặc biệt thường xuyên thăm khám định kỳ, xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để cải thiện sức khỏe từng ngày. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ tới các bạn về bệnh huyết áp cũng như các cách phòng tránh, ngăn gừa hiệu quả sẽ là những thông tin thiết thực nhất cho bạn và cả gia đình.

Thông tin Sao Việt

Những Dấu Hiệu Của Huyết Áp Thấp

Trị số huyết áp thường bao gồm 2 thông số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (thể hiện trên máy đo huyết áp điện tử là số trên – huyết áp tâm thu và số dưới – huyết áp tâm trương). Với người bình thường huyết áp dao động quanh khoảng 120/80mmHg (120mmHg – huyết áp tâm thu ; 80mmHg huyết áp tâm trương). Được coi là huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu trị số huyết áp dưới 90/60mmHg được cho là mắc bệnh huyết áp thấp.

Chóng mặt

Một trong những dấu hiệu của huyết áp thấp là khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy chóng mặt. Bạn bắt đầu nhìn thấy những vòng xoáy xung quanh một cách không kiểm soát được.

Chóng quên

Hay quên là một dấu hiệu của huyết áp thấp. Bạn bắt đầu quên đi những điều vừa mới diễn ra chỉ một phút trước.

Đứng không vững

Tay chân của bạn bắt đầu bị tê cóng và một làn sóng lạnh đi qua cơ thể bạn. Trong trường hợp như thế này, biện pháp khắc phục huyết áp thấp là uống nước ấm để tạo ra nhiệt trong cơ thể.

Nhìn mờ đột ngột

Đây có thể là một mối đe dọa thực sự nếu bạn đang di chuyển hoặc trên đường đi. Trong trường hợp như thế này, biện pháp khắc phục duy nhất cho huyết áp thấp là ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi khỏe trở lại.

Ốm yếu

Một dấu hiệu của huyết áp thấp là cảm thấy ốm yếu. Bệnh nhân bị tình trạng này bắt đầu run rẩy.

Mệt mỏi

Ảnh: boldsky

Mệt mỏi và không có khả năng di chuyển là một dấu hiệu của huyết áp thấp. Trong trường hợp này, ăn trái cây tươi sẽ giúp ổn định cơ thể của bạn.

Cảm giác buồn nôn

Cảm giác ghê cổ là một dấu hiệu của huyết áp thấp. Biện pháp khắc phục duy nhất cho điều này là uống nước chanh để kiềm chế cảm giác buồn nôn.

Nổi da gà

Bạn bắt đầu cảm thấy lạnh và run lên. Lý do duy nhất cho điều này là cơ thể không nhận được lượng máu đủ.

Ngất xỉu

Khi bị hạ huyết áp ở mức độ nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng của ngất (tình trạng mất ý thức đột ngột). Nếu không kịp phòng tránh việc rơi vào cơn ngất đột ngột sẽ dẫn đến gãy xương và chấn thương cơ thể khác. Bạn hãy thử tưởng tượng, đang đi xe hoặc đi bộ mà ngã đổ bên đường thì sẽ nguy hiểm thế nào.

Da nhợt nhạt

Da của bạn bắt đầu nhợt nhạt và lạnh do dòng chảy bất thường của máu khắp cơ thể. Đây là một trong những dấu hiệu mới nhất và cấp bách của huyết áp thấp.

Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, nông

Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bạn bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này khiến trái tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở.

Cảm giác khát

Người huyết áp thấp luôn có cảm giác khát nước.

Khi huyết áp giảm, cơ thể sẽ nhận được một tín hiệu từ não để uống nhiều nước hơn, việc bổ sung thêm nước sẽ giúp tăng huyết áp.

Huyết Áp Thấp Là Bệnh Gì?

Tác giả: Phung Van, Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Tìm hiểu chung Huyết áp thấp là bệnh gì?

Huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch. Huyết áp được biểu đạt bằng hai con số. Số đầu tiên, thường cao hơn, là huyết áp tâm thu, hay áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. Số thứ hai là áp lực tâm trương, hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp. Vì vậy, bạn bị huyết áp thấp nếu có huyết áp thấp hơn 90/60, nghĩa là:

Huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống,

Huyết áp tâm trương từ 60mmHg trở xuống.

Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm có thể làm giảm huyết áp. Điều này được gọi là huyết áp thấp tư thế hoặc huyết áp thấp tư thế đứng.

Triệu chứng thường gặp Những dấu hiệu và triệu chứng của huyết áp thấp?

Các triệu chứng huyết áp thấp xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não giảm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Huyết áp thấp mạn tính không có triệu chứng và không nghiêm trọng. Một số người khỏe mạnh tập thể dục thường có xu hướng bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, việc giảm huyết áp đột ngột có thể dẫn đến thiếu máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Thể tích máu giảm là nguyên nhân gây suy giảm chức năng đa cơ quan. Bệnh nhân bị huyết áp thấp thường có một số triệu chứng nghiêm trọng như: ngất, sốc tuần hoàn và trụy mạch. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp thấp không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhiều người măc huyết áp thấp nhưng vẫn cảm thấy khỏe. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy hoa mắt và chóng mặt, nhưng không có vấn đề gì nếu các triệu chứng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đều quan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ nếu bị huyết áp thấp vì bệnh có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. Hãy đi khám nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Cảm thấy chóng mặt hoặc tối sầm mặt khi đứng lâu (trên 5 giây)

Tim nhanh (nhịp tim nhanh, mạnh hoặc không đều)

Mờ mắt

Buồn nôn

Nóng

Toát mồ hôi (đổ mồ hôi nhiều)

Mê sảng.

Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân nào gây ra huyết áp thấp?

Có rất nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp như:

Không đủ thể tích máu trong lòng mạch. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất máu hoặc mất nước, nghĩa là cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết. Bạn có thể bị mất nước nếu:

Không uống đủ nước

Bị tiêu chảy nặng hoặc nôn ói nhiều

Đổ mồ hôi nhiều (ví dụ trong khi tập thể dục)

Tim co bóp yếu

Hệ thần kinh và một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường

Mang thai

Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động (nhược giáp), tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)

Kiệt sức do nhiệt hoặc cảm nhiệt

Một số loại thuốc không cần kê toa

Một số loại thuốc theo toa như thuốc trị cao huyết ấp, trầm cảm hoặc Parkinson.

Parkinson

Suy tim

Loạn nhịp tim (nhịp tim đập bất thường)

Phì đại hoặc giãn nở các mạch máu

Bệnh gan.

Ngoài ra, những người không nằm trong các trường hợp trên cũng có thể bị huyết áp thấp. Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc huyết áp thấp hơn những người trẻ. Huyết áp thấp cũng là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai. Một số trường hợp, huyết áp có thể giảm đột ngột. Trong những trường hợp này, nguyên nhân có thể là:

Mất máu do xuất huyết

Nhiệt độ cơ thể thấp

Nhiệt độ cơ thể cao

Bệnh cơ tim gây suy tim

Nhiễm nấm, nhiễm trùng máu nặng

Mất nước nghiêm trọng do nôn ói, tiêu chảy hoặc sốt

Phản ứng với thuốc hoặc rượu

Phản ứng dị ứng trầm trọng hay còn gọi là quá mẫn.

Nguy cơ mắc phải Những ai thường mắc phải huyết áp thấp? Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp?

Nguy cơ mắc tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp đều tăng lên theo tuổi. Lượng máu về cơ tim và lên não sẽ suy giảm theo độ tuổi, thường là do sự tích tụ mảng bám trong lòng mạch máu. Khoảng từ 10-20% người trên 65 tuổi bị huyết áp thấp. Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp như thuốc lợi tiểu, nitrat và giãn mạch. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

Tiền căn nguy cơ mất dịch cơ thể (nôn mửa, tiêu chảy, hạn chế dịch, sốt)

Tiền căn bệnh lý như suy tim sung huyết, tiểu đường, ung thư, nghiện rượu

Bằng chứng xét nghiệm thần kinh về bệnh Parkinson, bệnh lý thần kinh ngoại biên, chứng loạn thần kinh sinh dưỡng gia đình (như phản ứng đồng tử bất thường).

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán huyết áp thấp?

Một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ biết được liệu các triệu chứng của bạn có phải do huyết áp thấp gây ra hay không. Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và nhịp mạch ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm, sau đó đo ở tư thế đứng. Các xét nghiệm khác có thể thực hiện là:

Xét nghiệm máu để xem bạn có thiếu máu hay không. Bạn được chẩn đoán là thiếu máu khi có quá ít hồng cầu. Các xét nghiệm máu để kiểm tra sự cân bằng của cách thành phần hóa học trong máu cũng như nồng độ các chất dịch nằm trong ngưỡng bình thường không.

Các xét nghiệm để chắc chắn tim co bóp phù hợp không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra vài triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như chóng mặt thoáng qua khi đứng. Vì vậy, hiếm khi bác sĩ yêu cầu bạn cần phải điều trị. Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định xem huyết áp thấp có phải do bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng gây ra hay không. Nếu có thì bác sĩ chỉ cần đổi thuốc khác hoặc giảm liều một cách thích hợp. Nếu có nhiều triệu chứng, bác sĩ thường cố gắng điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra các triệu chứng này. Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và kiểu huyết áp thấp, bệnh nhân có thể thực hiện những phương pháp sau:

Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện vì lượng natri dư thừa có thể gây suy tim, nhất là ở những người lớn tuổi.

Uống nhiều nước hơn. Điều này sẽ làm tăng thể tích máu và chống mất nước.

Mang vớ ép.

Một số thuốc có thể được sử dụng để điều trị huyết áp thấp tư thế đứng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết áp thấp?

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết áp thấp, nhưng bạn chỉ thực hiện sau khi đi khám bác sĩ:

Đứng dậy chậm và để cho cơ thể có thời gian thích ứng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy ngồi dậy và chờ đợi một lúc. Sau đó, bạn xoay chân ở cạnh giường và chờ đợi thêm chút nữa. Khi bạn đứng lên, phải chắc chắn rằng bạn có một điểm tựa nào đó để bám vào trong trường hợp bắt đầu cảm thấy chóng mặt.

Tránh chạy, leo núi hoặc làm bất cứ hoạt động nào mất rất nhiều năng lượng, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Những hoạt động này có thể làm giảm huyết áp ở tư thế đứng.

Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.

Đặt một chiếc gối dưới đầu sao cho đầu cao hơn tim một chút.

Mang vớ “ép”, tốt nhất là loại vớ dài tới hông, nhưng những loại này rất khó mặc.

Tránh uống nhiều rượu.

Chẩn đoán và điều trị huyết áp thấp rất dễ. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là điều trị nguyên nhân chính gây nên huyết áp thấp, vì hạ áp chỉ là triệu chứng bên ngoài. Việc hiểu rõ yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng này chặt chẽ hơn. Mỗi bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp đều nên có một chiếc máy đo huyết áp tự động để theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nhất là những lúc thay đổi huyết áp đột ngột hoặc thay đổi nghiêm trọng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Huyết Áp Tâm Trương Hạ, Có Phải Là Bệnh Huyết Áp Thấp?

Huyết áp thấp xuất hiện khi người bệnh thường xuyên có triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, kèm theo chỉ số huyết áp dao động ở mức 90/60 mmHg.

Tuy nhiên, có những trường hợp rất đặc biệt, ở một số trường hợp, mặc dù huyết áp không thấp, chỉ số huyết áp đều ở giữa cả hai chỉ số. nhưng khoảng cách giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lại khá xa nhau.

Ví dụ như một số trường hợp sau:

Trường hợp, huyết áp tâm thu luôn dao động ở mức 115-130, còn huyết áp tâm trương khoảng 36-64, thì cậu hỏi là liệu đó có phải là huyết áp thấp không?

Để giải quyết câu hỏi đó, bạn cần phải hiểu về bệnh huyết áp thấp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp thường được đo bằng các dụng cụ đo huyết áp chuyên dụng, như máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp cơ,… và được xác định bằng hai chỉ số.

Chỉ số thứ nhất vẫn thường được gọi là chỉ số Huyết áp tâm thu, hay còn gọi là huyết áp tối đa, đây là áp suất xảy ra bên trong động mạch khi tim co bóp, và bơm máu vào hệ thống tuần hoàn. Bình thường, huyết áp tâm thu sẽ dao động ở dưới mức 120mmHg.

Huyết áp ở mức từ 120 đến 140, được xem là tiền cao huyết áp. Còn chỉ số huyết áp trên 140mmHg thì là bắt đầu bước sang giai đoạn huyết áp cao.

Chỉ số thứ hai là huyết áp tâm trương, hay huyết áp tối thiểu, đây là áp suất trong động mạch khi máu trở về tim, và xảy ra giữa các lần cơ tim co bóp.

Tuy nhiên những ai gặp phải trường hợp trên cũng nên lưu ý, việc kiểm tra huyết áp đúng kỹ cách.

Cách đo chuẩn xác nhất là dùng máy đo huyết áp cơ, bởi nếu bạn sử dụng máy đo huyết áp tự động, kết quả đo được có thể thấp hơn so với huyết áp thực tế của bạn.

Những triệu chứng như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… có thể là dấu hiệu của bệnh hạ huyết áp, do vậy, bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên.

2. Một số lưu ý khi bạn kiểm tra huyết áp

– Không nên sử dụng thuốc lá, trà, cafe trước khi đo huyết áp khoảng 2 giờ.

– Nên đo huyết áp ít nhất là 2-3 lần, và mỗi lần cách nhau 3 phút, vì chỉ số huyết áp chính xác nhất là trung bình cộng của 2, 3 lần đo.

3. Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Tuy nhiên với bệnh huyết áp thấp, thì chỉ số đó chỉ mang tính chất tham khảo, vì triệu chứng của bệnh mới là thứ được quan tâm nhiều hơn.

Điển hình như: mệt mỏi, lả và cơ thể uể oải, hoa mắt chóng mặt, tập trung kém và dễ nổi cáu. Bên cạnh đó, thì huyết áp thấp còn có thể làm suy giảm khả năng tình dục.

Làm da nhăn và khô, kèm theo đó là hiện tượng rụng tóc, đổ mồ hôi, nhưng vẫn cảm thấy lạnh, thở dốc, nhất là sau khi leo cầu thang hay làm việc nặng, lúc đó nói thường bị hụt hơi.

Khi đột ngột thay đổi tư thế, như đứng lên bất ngờ có thể gây choáng váng, xây xẩm mặt mày,…

Khi thấy cơ thể có những triệu chứng như trên, tốt nhất bạn nên đi khám, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ, để có hướng điều trị thích hợp và sớm nhất.

4. Những nguyên nhân gây ra bệnh hạ huyết áp xuống thấp

– Hạ huyết áp do dùng thuốc:

Các thuốc điều trị bệnh huyết áp, thuốc chống trầm cảm, và một số loại thuốc khác có thể gây ra những ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên. Bình thường thì các dây thần kinh này, sẽ điều khiển hoạt động co giãn của mạch máu mỗi khi chân co duỗi.

Khi thay đổi tư thế, các mạch máu không thể co lại được, khiến máu ứ lại ở chân, do đó làm giảm lượng máu về tim, kết quả là thiếu máu để đi nuôi các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt, là thiếu máu lên não, dẫn đến các triệu chứng trên.

Nếu như tình trạng huyết áp thấp không quá nghiêm trọng, thì bạn hoàn toàn có thể tự kiểm soát nó.

Phòng ngừa bệnh thông qua chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, kết hợp với luyện tập thể thao hàng ngày.

5. Sản phẩm điều trị huyết áp thấp hiệu quả từ thiên nhiên BẢO HUYẾT KHANG – XUA TAN NỖI LO HUYẾT ÁP THẤP

Bảo Huyết Khang được chiết xuất 100% từ thiên nhiên với các thảo dược: Bưởi bung, mật ong, hạt sen, nghệ vàng, mạch nha, can khương giúp người bệnh mau chóng phục hồi, tăng cường máu lưu thông lên não, cải thiện tình trạng huyết áp thấp, suy giảm trí nhớ, thiếu máu lên não.