Hội Thi Tìm Hiểu Luật Trẻ Em Năm 2019 / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Hội Thi “Chúng Em Tìm Hiểu Luật Trẻ Em” Năm 2022

      Nhằm góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Trẻ em được triển khai có hiệu quả và đi vào cuộc sống hàng ngày. Ngày 29/10/2020 Nhà Thiếu nhi tỉnh Cà Mau phối hợp với phòng Bảo trợ & Bình đẳng giới, phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Cà Mau tổ chức Hội thi “Chúng em tìm hiểu Luật Trẻ em” năm 2020 dành cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Cà Mau và các câu lạc bộ, đội, nhóm năng khiếu đang sinh hoạt, học tập tại Nhà Thiếu nhi.

Các đội cùng nhau tìm hiểu, tranh tài ở phần thi trắc nghiệm kiến thức

      Hội thi lần này thu hút sự tham gia của 09 Đội đến từ các trường Tiểu học và các câu lạc bộ, đội, nhóm năng khiếu. Các đội cùng nhau tìm hiểu, tranh tài ở 04 vòng thi: Tự giới thiệu, trắc nghiệm kiến thức, pano tuyên truyền và thể hiện tài năng. Nội dung thi xoay quanh công tác tuyên truyền về quyền trẻ em, kỹ năng bảo vệ chăm sóc trẻ em, kỹ năng phòng chống xâm hại bạo lực, phòng chống đuối nước cho trẻ em…

      Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao 02 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba, 03 giải Khuyến khích ở hai khối Tiểu học và các câu lạc bộ, đội, nhóm. Đồng thời, trao 01 giải phụ cho đội có nội dung tiểu phẩm hay và ý nghĩa.

Đ/c Lê Mộng Hồ – Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh trao giải cho các đội đạt thành tích cao trong Hội thi

      Hội thi là dịp để các em được gặp gỡ, giao lưu, được sinh hoạt, vui chơi giải trí và rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể, góp phần từng bước xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em. Đây cũng là hoạt động chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Mỹ Diện

Hội Thi “Tìm Hiểu Về Luật Trẻ Em Và Phòng, Chống Bạo Lực Trẻ Em Tỉnh Thanh Hóa” Năm 2022

Sáng 18-7, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam tổ chức khai mạc hội thi “Tìm hiểu về Luật Trẻ em và Phòng, chống bạo lực trẻ em tỉnh Thanh Hóa” năm 2018.

Một tiết mục tại hội thi.

Năm 2018 là năm thứ 2 Luật trẻ em có hiệu lực, năm thứ 3 triển khai Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 5328/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1235/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa… Hội thi là một trong những chuồi hoạt động thiết thực để tiếp tục thu hút các đơn vị, cá nhân, cộng đồng cùng nâng cao nhận thức về việc thực hiện quyền cho trẻ em và có những hành động cụ thể nhằm giảm tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội một cách toàn diện. Đồng thời tạo cơ hội để các em được giao lưu học hỏi lẫn nhau, chia sẻ sự hiểu biết về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Thông qua hội thi các em sẽ được trao đổi, phát hiện những vấn đề mới, đưa ra các giải pháp đề nghị các cấp chính quyền, gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong giai đoạn hiện nay. Từ đó bày tỏ nguyện vọng, mong muốn chính đáng của mình. Đây cũng là cơ hội để các em giao lưu, học hỏi và rèn luyện kỹ năng sống, hướng tới xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, bình đẳng và lành mạnh cho mọi trẻ em.

Kế Hoạch Tổ Chức Hội Thi Tìm Hiểu Pháp Luật Năm 2022

Kế hoạch Tổ chức Hội thi tìm hiểu Pháp luật năm 2017

TTBD – Ban hành kèm theo Kế hoạch số 57-KH/ĐAPL ngày 24/10/2017 của Ban chỉ đạo Đề án Nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niên tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014 – 2018

– Khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn – Hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh niên, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các nội dung về pháp luật phòng, chống ma túy và pháp luật bảo hiểm y tế, qua đó góp phần nâng cao ý thức của đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước; góp phần thúc đẩy hoạt động “Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trở thành phong trào sâu rộng trong cơ quan, tổ chức và nhân dân.

– Nội dung của hội thi các cấp phải đảm bảo giới thiệu về các nội dung cơ bản của pháp luật về phòng, chống ma túy và pháp luật bảo hiểm y tế theo các quy định pháp luật hiện hành.

– Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống ma túy năm 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.

– Tài liệu tham khảo được cung cấp trê n website Tỉnh Đoàn (địa chỉ: chúng tôi , chuyên mục Tuổi trẻ & Pháp luật)

3.1. Đối với 09 huyện, thị, thành Đoàn; 02 Đoàn khối và Đoàn Thanh niên 02 Công ty Cao su:

– Tổ chức hội thi tại cơ sở để chọn ra 01 đội tuyển tham gia Hội thi cấp tỉnh. Hội thi tại cơ sở phải kết thúc trước ngày 26/11/2017.

– Hội thi cấp cơ sở có thể tổ chức theo các hình thức tùy theo tình hình của đơn vị. (Gợi ý: trả lời trắc nghiệm, xử lý tình huống, tiểu phẩm, văn nghệ, thuyết trình …).

+ Đoàn khối các cơ quan, Đoàn khối doanh nghiệp, 02 Công ty cao su sử dụng kinh phí theo phần A, mục XVI phụ lục kèm theo công văn số 204/STC-HCSN ngày 28/01/2015 của Sở Tài chính.

3.2.Đoàn thanh niên các trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh; Đoàn thanh niên Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh; Đoàn thanh niên Công an tỉnh; Đoàn thanh niên Bộ chỉ huy quân sự tỉnh:

– Địa điểm: Dự kiến Hội trườngtrường Đại học Thủ Dầu Một (sẽ có thông báo chính thức).

Ban Tổ chức sẽ trao giải tập thể cho các đội có số điểm cao nhất ở các phần thi. Cơ cấu giải như sau:

* Ngoài ra Ban tổ chức sẽ xem xét trao các giải phụ của Hội thi: Đội có phần thi Vẽ tranh tuyên truyền xuất sắc nhất và Đội Cổ động viên xuất sắc nhất.

– Giao Tổ thư ký Đề án và Trung tâm Hoạt động Thanh niên tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan chuyên môn tổ chức Hội thi để đảm bảo tính phù hợp và chính xác nội dung hội thi; tham mưu xây dựn g kế hoạch, thể lệ, tham mưu thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo; Cung cấp các tài liệu tham khảo trên website Tỉnh Đoàn (địa chỉ: chúng tôi , chuyên mục Tuổi trẻ & Pháp luật); Thực hiện công tác tuyên truyền Hội thi; Báo cáo kết quả hội thi cho Ban Chỉ đạo Đề án.

– Tổ chức khảo sát, kiểm tra các hoạt động triển khai thực hiện Hội thi tại cơ sở.

– Xây dựng nội dung tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật phòng, chống ma túy và pháp luật bảo hiểm y tế tại đơn vị mình, gửi kế hoạch về Ban chỉ đạo đề án trước ngày 13/11/2017.

– Hội thi cấp cơ sở phải kết thúc trước ngày 30/11/2017. Gửi báo cáo về hội thi cấp cơ sở và danh sách đội tuyển tham gia thi cấp tỉnh về Văn phòng Đề án và email: deanphapluatbd@gmail.com

– Xây dựng đội tuyển, tuyên truyền rộng rãi đến Đoàn viên, thanh niên của đơn vị tích cực tham gia Hội thi cấp tỉnh.

Các tin đã đưa

Tìm Hiểu Pháp Luật: Hỏi, Đáp Về Luật Trẻ Em Năm 2022

– Các cơ quan thông tin, xuất bản phải dành tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm phù hợp cho trẻ em. Thông tin, đồ chơi, trò chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh có nội dung không phù hợp với trẻ em phải thông báo hoặc ghi rõ độ tuổi trẻ em không được sử dụng.

– Nhà nước khuyến khích phát triển thông tin, truyền thông phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ em; sản xuất, đăng tải nội dung, thông tin với thời lượng thích hợp cho trẻ em dân tộc thiểu số.

– Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

– Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

– Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

– Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:

+ Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

+ Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;

+ Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;

+ Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.

– Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:

+ Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;

+ Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;

+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.

(Còn tiếp)