Giáo Án Tìm Hiểu Về Bản Thân Trẻ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Giáo Án Kpkh: Bé Cùng Nhau Trò Chuyện Về Bản Thân

Giáo án KPKH: Bé cùng nhau trò chuyện về bản thân

– Trẻ biết được họ tên, ngày sinh, sở thích, của mình và các bạn trong lớp, biết tự giới thiệu về bản thân mình, biết những đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp.

Trẻ biết trả lời một số câu hỏi của cô, trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.

– Giúp trẻ biết quan tâm giúp đỡ người khác và qua đó giáo dục cho trẻ biết thương yêu đoàn kết với các bạn.

– Tranh ảnh về bé trai, bé gái và một số đồ chơi dành cho bé trai, bé gái.

* Hoạt động 1: Nghe hát và trò chuyện về bài hát.

– Cô mở nhạc cho trẻ nghe hát bài “Bạn có biết tên tôi” và hỏi trẻ:

+ Các cháu vừa nghe bài hát gì? Bài hát nói lên điều gì?

* Hoạt động 2: Bé cùng nhau trò chuyện về bản thân.

– Trước tiên cô tự giới thiệu vê họ tên, giới tính, ngày sinh nhật, sở thích của cô cho trẻ bắt chước nói theo.

– Sau đó, cô cho lần lượt các trẻ giới thiệu đầy đủ họ tên, giới tính, ngày sinh, sở thích của mình cho các bạn trong lớp làm quen.

– Những trẻ còn nhút nhát cô gợi ý để trẻ giới thiệu:

+ Con tên gì? Sinh nhật của con là ngày nào?

– Chúng ta đã làm quen với nhau rồi, giờ các con hãy nói cho cô và các bạn biết sở thích của mình nào?

– Cô mời một số trẻ đứng dậy hỏi về sở thích của trẻ:

+ Con thích chơi trò chơi gì?

+ Thích ăn món ăn gì? Thích học gì nhất?

– Giáo dục trẻ biết yêu thương đoàn kết, biết giúp đỡ các bạn.

* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố.

– Cô nói bạn trai đâu thì tất cả các bạn trai đứng dậy và ngược lại các bạn gái.

– Hôm nay cô thấy các cháu ai cũng giỏi tự giới thiệu được họ tên, sở thích… của mình cho các bạn biết, cô sẽ thưởng cho các cháu một trò chơi “Tìm bạn thân”.

+ Cô nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.

* Hoạt động góc: Góc phân vai (góc chính).

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: – Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.

– TCDG: Lộn cầu vòng – Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.

1. Mục đích, yêu cầu: – Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán và ngôn ngữ của trẻ.

– Chỗ quan sát sạch sẽ, an toàn.

– Đ/c ngoài trời: Đu quay, cá, xích đu sạch sẽ, an toàn, quần áo gọn gàng cho trẻ

* Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.

– Cô trò chuyện với trẻ trước khi ra sân phải tắt gì? Khi ra sân các cháu phải như thế nào?

– Cho trẻ nối đuôi nhau rồi dẫn trẻ ra ngoài trời và tìm nơi an toàn, sạch sẽ và cho trẻ quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.

– Cho trẻ nêu lên nhận xét của mình sau khi quan sát bằng các câu hỏi gợi ý của cô:

+ Hôm nay cô cho lớp mình quan sát gì nào? Thế thời tiết hôm nay như thế nào các con?

+ Nhìn các đám mây con thấy như thế nào?

+ Có màu gì? Hôm nay các con thấy có lạnh không?

+ Trời nắng lạnh con phải mặc quần áo như thế nào? Ra đường phải làm gì?

– Chơi xong cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng, dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: – Hướng dẫn trò chơi mới: “Về đúng nhà”.

– Chơi tự do ở các góc.

– Trẻ biết tên trò chơi, nhận biết được nhà bạn trai ở đâu, nhà bạn gái ở đâu. trẻ chơi hứng thú.

– Một ngôi nhà dán bức tranh bé trai, 1 ngôi nhà dán bức tranh bé gái.

* Hướng dẫn trò chơi mới Cô cho trẻ đứng xung quanh cô, cô giới thiệu tên t/c, cách chơi và luật chơi cho trẻ.

– Cách chơi: Cô chuẩn bị 2 ngôi nhà ở 2 góc khác nhau trong lớp. Phía ngoài ngôi nhà thứ nhất dán mặt bé trai, phía ngoài ngôi nhà thứ 2 dán mặt bé gái. Sau đó, cô nói sau 3 tiếng lắc xô của cô thì các bạn nào là bạn nữ tìm về nhà có mặt bạn gái còn các bạn nam thì tìm về nhà có mặt bé trai.

– Luật chơi: nếu bạn nào tìm nhà sai thì nhảy lò cò một vòng quanh nhà của mình.

– Sau đó, cô cùng chơi với trẻ và cho trẻ chơi nhiều lần nhiều lần.

– Cô động viên, khuyến khích trẻ tìm về đúng nhà của mình.

* Chơi tự do ở các góc: Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.

– Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.

– Chơi xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng, đúng quy định.

* Đánh giá cách hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ – HĐCCĐ- HĐNT- Vui chơi.)

Giáo Án Tìm Hiểu Về Bác Hồ

– Thái độ nghiêm túc trong giờ học, biết vâng lời cô giáo.

– Giáo dục trẻ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với Bác Hồ

– Rèn kỹ năng quan sát, sự chú ý có chủ định cho trẻ.

– Kỹ năng nhanh nhẹn trong khi chơi

– Rèn kỹ năng quan sát, sự chú ý có chủ định cho trẻ.

– Kỹ năng nhanh nhẹn trong khi chơi

– Biết công lao của Bác đối với dân tộc Việt Nam

– Biết công lao của Bác đối với dân tộc Việt Nam

– Tăng cường TV: Dép cao su, Bác Hồ, vị lãnh tụ

+ Đồ dùng: Hình ảnh về Bác Hồ, Bác Hồ và các cháu thiếu nhi… .

– Cho trẻ hát ‘ Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”.

– trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát:

+ Các con vừa hát xong bài hát gì?

+ Bài hát nói đến ai?

– Giới thiệu vào bài

* Hoạt động 2: Bác Hồ kính yêu của chúng cháu

– Cho trẻ kể về những hiểu biết của trẻ về Bác Hồ

– Chia làm ba đội và cùng thảo luận nhóm về tranh chân dung Bác Hồ, Bác Hồ và các em thiếu nhi, Bác Tập thể dục, Lăng Chủ Tịch

– Sau 2 phút thảo luận cô tổ chức cho trẻ nêu lên nhận xét của mình

+ Cháu có nhận xét gì về bức tranh của đội mình ?

– Cô gợi ý cho trẻ kể những gì mà trẻ biết

– Cô tổng quát lại và tổ chức cho trẻ quan sát hình ảnh Bác qua máy

+ Ai đây các con ?

+ Các con thấy chân dung Bác như thế nào ?

+ Râu Bác như thế nào ?

+ Tóc Bác ra sao ?

+ Các con biết gì về Bác Hồ?

+ Quê hương của Bác ở đâu?

+ Các con biết về ngày sinh nhật của Bác Hồ không?

– Cô gợi ý và nhắc cho trẻ biết

– Cô nhấn mạnh cho trẻ hiểu Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt , người không con nhưng lại có triệu con. Bác Hồ rất yêu thương các cháu thiếu nhi và đặc biệt Bác có một tấm lòng yêu nước cao quý. Bác là người đã có công mang lại tự do, độc lập cho dân tộc Việt Nam, là người cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho chúng ta.

– Cho trẻ quan sát hình ảnh Bác Hồ đang phát kẹo cho các cháu thiếu nhi

+ Các con có nhận xét gì về hình ảnh này ?

+ Bác Hồ đang làm gì ?

– Cô nói cho trẻ hiểu tình cảm của Bác dành cho các thiếu nhi rất nhiều

+ Các con biết trong tháng 5 này có ngày lễ gì lớn không ?

+ Ngày sinh nhật Bác là ngày nào ?

– Cho trẻ xem hình ảnh các bạn nhỏ tặng hoa cho Bác Hồ

+ Các bạn nhỏ đang làm gì ?

+ Nhân ngày sinh nhật Bác các con sẻ làm gì ?

Giáo Án Văn 8 Bài Tìm Hiểu Chung Về Văn Bản Thuyết Minh

2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Giáo viên 2. Học sinh 2. Kiểm tra 3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:

– HS đọc.

H: Mỗi văn bản trên trình bày,giới thiệu giải thích điều gì ?

I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:

1.Văn bản thuyết minh trong đ/s con người:

a. Bài tập / 114

– Văn bản ” Cây dừa Bình Định” trình bày lợi ích của cây dừa, lợi ích này găn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có, sự gắn bó của cây dừa với người dân Bình Định.

– Văn bản “Tại sao lá cây lại có màu xanh lục”. Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.

– Văn bản ” Huế”. Giới thiệu Huế là trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.

H: Em thường gặp những loại văn bản này ở đâu?

– Trong mọi lĩnh vực của đời sống.

H:Em có thể kể tên một số văn bản cùng loại mà em biết? Trình bày văn bản sưu tầm?

– Thuyết minh về máy giặt, bếp ga, một loại thuốc. Thông tin trên bao bì sản phẩm…

H: Các văn bản trên cung cấp cho em những vấn đề gì?

H:Các văn bản cung cấp tri thức bằng cách nào?

– Các văn bản trên là văn bản thuyết minh,

⇒ Thường gặp văn bản thuyết minh trên các phương tiện thông tin đại chúng, chương trình văn hoá, du lịch, các chương trình giới thiệu sản phẩm…

H: Vậy em hiểu văn bản như thế nào là văn bản thuyết minh ?

– Là kiểu văn bản cung cấp những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.

– HS đọc câu hỏi xác định yêu cầu.

H: Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự hay miêu tả, nghị luận biểu cảm không? tại sao?

– Nó không mang đặc điểm của văn bản m/t, tự sự hay nghị luận.

H: Chúng khác với văn bản ấy ở chỗ nào? Văn bản thuyết minh không dùng hư cấu tưởng tượng, tri thức phải khách quan khoa học, người viết phải tôn trọng sự thật.

*Nhận xét:

⇒ Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

H: Các văn bản trên có điểm chung nào khiến chúng trở thành một kiểu riêng?

( Đều cung cáp các kiến thức khách quan về sự vật, hiện tượng)

H: Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng phương thức nào?

H: Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

H: Từ các bài tập trên, em rút ra kết luận gì về đặc điểm của văn bản thuyết minh?

– Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/ 117

v2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:

Bài tập/ 116

*Nhận xét.

– Các văn bản trên không phải là văn bản tự sự hay miêu tả, nghị luận mà là một kiểu văn bản riêng vì:

+) Nó cung cấp tri thức khách quan, trung thực làm cho ta hiểu đặc điểm, tính chất, nguyên nhân sự vật hiện tượng.

+)Thuyết minh bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích.

+) Ngôn ngữ : rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, có sức thuyết phục.

* Ghi nhớ/ 117

HĐ 2. HDHS luyện tập:

– HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài, trình bày.

– GV sửa chữa bổ sung.

– HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài.

– GV hướng dẫn hs làm bài tập 3.

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1/117

– Văn bản ” Khởi nghĩa Nông Văn Vân” cung cấp kiến thức lịch sử về cuộc khởi nghĩa.

– Văn bản ” Con giun đất” cung cấp kiến thức khoa học sinh vật về con giun đất.

→ Cả hai văn bản này đều là văn bản thuyết minh.

2. Bài tập 2/117

– Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là một văn bản đề xuất một hoạt động tích cực bảo vệ môi trường. Yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao nilon làm cho đề nghị có tính thuyết phục cao.

3. Bài tập 3/118

– Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, nhiều lúc cũng cần yếu tố thuyết minh để trình bày giải thích cho rõ thêm làm cho văn bản giàu sức thuyết phục .

4. Củng cố, luyện tập

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 8 CHỈ 399K

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K tại chúng tôi

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Tìm Hiểu Chính Bản Thân Mình

Như vậy, các Định lí Goedel và Turing, cơ sở lí luận của máy tính điện tử, là những khẳng định chính xác một cách toán học về những hệ thống suy diễn thuộc một kiểu nhất định. Trong khi đó, “tư duy” lại là một từ có trường ngữ nghĩa hết sức rộng. Vì thế, khó có thể có một luận cứ khoa học nào để bác bỏ hay khẳng định việc con người có khả năng chế tạo các máy tính biết tư duy. Bản thân sự tin tưởng vào việc chế tạo được các máy tính như vậy đã có thể xem là một thành tựu của trí tuệ con người trên con đường dài tìm hiểu chính bản thân mình. Mặt khác, niềm tin đó cũng phản ánh phần nào quan niệm lệch lạc của chủ nghĩa duy vật tầm thường, mà điển hình là sự coi thường tư duy- một thành quả tuyệt vời và bí ẩn của quá trình tiến hoá sinh học. Turing, khi nghiên cứu về tư duy, thường quan tâm dến khía cạnh thể hiện qua hành động của nó. Trong một cuốn nhật kí của thời niên thiếu, ông đã từng đặt ra câu hỏi: Nếu linh hồn là bất tử, thì cớ sao còn phải nhập vào trong các cơ thể sống (đã là cơ thể sống thì ắt phải có lúc chết!). Và ông tự trả lời: vì chỉ có cơ thể sống mới có khả năng hành động. Có lẽ chính vì thế mà khi cố gắng mô tả quá trình tư duy của con người, Turing gọi mô hình của mình là máy (ngày nay nổi tiếng dưới tên gọi máy Turing). Ngay việc gọi mô hình đó là máy đã có thể xem là một ý tưởng thiên tài, vì thời đó, người ta thường chỉ dùng đến các khái niệm trừu tượng: ngôn ngữ, thuật toán, hệ hình thức. Và quả thật, máy trừu tượng của Turing đã trở thành cha đẻ của máy tính điện tử ngày nay. Tuy nhiên, mô hình máy Turing có lẽ không thể hiện được cơ chế hoạt động của bộ óc con người. Bộ óc của các loài vật, nói một cách thô thiển, hoạt động theo nguyên tắc chuyển các thông tin nhận được từ các giác quan thành hành động. Mặc dù các thông tin như vậy rất nhiều, tư duy của loài vật có thể mô tả bởi quá trình xử lí song song. Đối với hoạt động của bộ não người, còn phải thêm yếu tố ngôn ngữ. Chính vì vậy mà các tham số tức thời của các quá trình hoạt động sơ cấp của hệ thần kinh chỉ được đo bằng phần ngàn giây. Điều này làm cho việc lưu trữ gần như không có tác dụng, và quá trình xử lí song song trở nên không thích hợp nữa. Nói cách khác, có lẽ chúng ta chưa hiểu biết thấu đáo về hoạt động của bộ não người, và chưa tìm được cách hữu hiệu để mô tả quá trình đó. Phải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến một cuộc cách mạng mới trong khoa học, đặc biệt là khoa học máy tính, để cho ra đời các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó! Và biết đâu, cho đến khi vượt ra ngoài Thái dương hệ, bay lượn trong vũ trụ, Con Người vẫn chưa hiểu được chính bản thân mình!