Điểm Giống Nhau Giữa Vương Triều Đêli Và Môgôn / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Cognac Và Scotch Whisky? 2023

Trước hết, Thế Giới Rượu giới thiệu cho bạn một số khái niệm căn bản:

_Brandy là loại rượu mạnh thu được sau quá trình ủ rượu có nguồn gốc từ việc chưng cất dịch lên men của nho hoặc trái cây

_Cognac là rượu brandy được sản xuất độc quyền từ nho được trồng tại vùng cognac, Pháp theo một phương pháp sản xuất được kiểm định nghiêm ngặt bởi một cơ quan chuyên môn.

_Whisky là loại rượu mạnh thu được sau quá trình ủ rượu có nguồn gốc từ việc chưng cất dịch lên men của ngũ cốc

_Scotch whisky là rượu whisky được sản xuất tại scotland và được ủ trong thùng gỗ sồi tối thiểu 3 năm.

*** Những điểm giống và khác biệt căn bản

*** Nho và ngũ cốc

Có khá nhiều sự khác biệt giữa Scotch whisky và cognac xuất phát từ nguyên liệu từ đó ảnh hưởng đến phương pháp, phong cách sản xuất và nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm thực tế. Trong quá trình chưng cất ngoài việc thu được cồn và nước, chúng ta còn thu được hương của nguyên liệu nên tạo ra một sự khác biệt trong nước rượu thành phẩm của quá trình chưng cất trước khi được đem ủ trong thùng gỗ sồi.

***Thùng gỗ sồi

Cognac được ủ: _Trong thùng gỗ sồi thu hoạch từ rừng Limousin và Tronçais, Pháp _Thùng ủ là thùng mới hoặc trước đó ủ chính rượu cognac

Scotch whisky được ủ: _Thùng gỗ sồi có nguồn gốc từ rất nhiều khu vực khác nhau như Mỹ, các nước Châu Âu _Thùng ủ đa phần là thùng tái sử dụng – tức là trước đó đã được ủ một loại rượu khác

***Về thể hiện độ tuổi

Cả Cognac và Whisky được ủ trong thùng gỗ sồi. Tuổi của brandy phổ thông là dưới 6 tuổi, Cognac tối thiểu là 2 tuổi. Tuy nhiên cũng có một số loại một trăm tuổi. Trong khi cognac sử dụng các ký hiệu để thể hiện độ tuổi như VS, VSOP hay XO (VS: tối thiểu 2 tuổi, VSOP: tối thiểu 4 tuổi, XO: tối thiểu 6 tuổi). Whisky cho thấy độ tuổi chính xác ví dụ 3, 5, 10, 12, 15, 18, 21, 25 năm…

***Về phân loại

Do có nhiều loại nguyên liệu khác nhau được sử dụng nên scotch whisky được phân loại một cách phức tạp hơn cognac. Ví dụ như: Single malt scotch whisky: whisky được sản xuất duy nhất từ lúa mạch tại một lò chưng cất Blended scotch whisky: whisky được phối trộn từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau của nhiều lò chưng cất khác nhau.

***Thưởng thức

Ban đầu cognac biết đến như là một loại rượu tráng miệng (digestif) thưởng thức sau bữa ăn tối, có thể kèm với cà phê. Whisky không chỉ mang phong cách cổ điển như vậy mà còn xuất hiện trong các quán bar, vũ trường. Nhưng do tính chất thương mại hóa hiện nay thì cả hai loại đều xuất hiện trong hầu hết các phân khúc thị trường cho các mục đích sử dụng khác nhau. Mặc dù cognac và scotch whisky có cấu trúc và hương vị khác nhau nhưng về mặt phương pháp thưởng thức khá giống nhau. Theo phương thức truyền thống là uống nguyên chất (neat) hoặc thêm vào một ít nước tinh khiết và cũng có thể uống theo phong cách hiện đại với một vài viên đá, pha với nước có CO2 (bao gồm nước ngọt có ga và nước có ga không đường), pha chế cocktail. Ly được gợi ý cho thưởng thức cognac là brandy snifter còn ly gợi ý cho whisky là tulip glass.

Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Nhãn Hiệu Và Tên Thương Mại ?

Nhãn hiệu và tên thương mại có gì giống và khác nhau ? Cách đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng ? việc gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định như thế nào ? … Luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp cho quý khách hàng cụ thể như sau:

1. Điểm giống và khác nhau giữa nhãn hiệu và tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức. Vậy làm sao để nhận biết được nhãn hiệu và tên thương mại?

Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì nhãn hiệu được định nghĩa như sau:

” Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau “.

Ngoài ra tại khoản 17, 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về các loại nhãn hiệu như sau:

– Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ về nhãn hiệu tập thể: Hà Đông cho sản phẩm Lụa; Nem chua Thanh Hóa…

– Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, căn cứ theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì:

” Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng“.

Có thể nói, nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn hay bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức. Để có thể so sánh một cách đầy đủ hai đối tượng này, do đó, cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật một cách chặt chẽ.

Điểm giống nhau giữa nhãn hiệu và tên thương mại:

– Nhãn hiệu và tên thương mại đều có chức năng phân biệt.

– Nhãn hiệu và tên thương mại đều là những dấu hiệu nhìn thấy được.

– Nhãn hiệu và tên thương mại đều là những chỉ dẫn thương thương mại được chủ thể kinh doanh sử dụng trong hoạt động thương mại. VD: Được xuất hiện trên hàng hóa, bao bì, biển hiệu…

– Đối với nhãn hiệu: Khoản 16 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

– Đối với tên thương mại: Khoản 21 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

– Đối với nhãn hiệu: Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh.

– Đối với tên thương mại: Là tên gọi, chỉ là dấu hiệu từ ngữ.

– Đối với nhãn hiệu: Bảo hộ cách trình bày, cách thể hiện, màu sắc. Nhãn hiệu không bao gồm thành phần mô tả. Không bảo hộ dấu hiệu quy định tại Điều 73, Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

– Đối với tên thương mại: Không bảo hộ cách trình bày, thể hiện, màu sắc, dấu hiệu quy định tại Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. Có thể bảo hộ dấu hiệu bao gồm thành phần mô tả.

– Đối với nhãn hiệu: Phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.

– Đối với tên thương mại: Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại.

– Đối với nhãn hiệu: Có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ.

– Đối với tên thương mại: Có chức năng phân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực.

– Đối với nhãn hiệu: Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu cho những loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau.

– Đối với tên thương mại: Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại.

– Đối với nhãn hiệu: 10 năm, có thể gia hạn (Khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009).

– Đối với tên thương mại: Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng.

– Đối với nhãn hiệu: Bảo hộ trên phạm vi toàn quốc.

– Đối với tên thương mại: Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

– Đối với nhãn hiệu: Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và hợp đồng chuyển quyền sử dụng.

– Đối với tên thương mại: Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh.

2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ?

Chào luật sư, tôi muốn hỏi về việc đăng ký nhãn hiệu. Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho mặt hàng quần áo bơi. Tôi nghe nói nhãn hiệu giống nhau nhưng khác mặt hàng kinh doanh thì vẫn được và nhãn hiệu được đăng ký ở nước nào thì chỉ được bảo hộ ở nước đó. Tôi muốn hỏi Coca-cola có được bảo hộ tại Việt Nam không? Giờ tôi lấy các nhãn hiệu Coca-cola hoặc pepsi để đăng ký cho quần áo bơi có được không?

Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: Lê Thành (Hải Phòng)

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Minh Khuê . Về câu hỏi của chị, công ty Luật Minh Khuê xin tư vấn và hướng dẫn cho chị như sau:

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo tiêu chí này, Coca-cola và Pepsi là nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng được pháp luật áp dụng quy chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ riêng.

Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

“a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”;

Coca-cola là nhãn hiệu nổi tiếng nên nhãn hiệu này được bảo hộ được xác lập trên cơ sở sử dụng và không phụ thuộc vào việc đăng ký. Coca-cola đã được sử dụng lâu đời cho mặt hàng nước uống giải khát nên nó đã được bảo bộ tại nhiều nước trong đó có Việt Nam mà không cần đăng ký nhãn hiệu với Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Căn cứ vào Điểm d Khoản Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu ?

Trả lời:

Gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn. Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

a. Trình tự thực hiện:

– Tiếp nhận đơn: Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc nộp đơn yêu cầu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.- Xử lý đơn:+ Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn , ghi nhận vào văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;+ Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn, nêu rõ lý do để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết địnn từ chối gia hạn.

Các nhóm tiếp theo của đơn 1.500.000VNĐ

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệp hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

– Tờ khai gia hạn văn bằng bảo hộ SHCN

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Tư vấn thủ tục gia hạn nhãn hiệu muộn ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất, có một nhãn hiệu đã hết hạn và chúng tôi quên ra hạn đã 3 tháng, vậy chúng tôi có tiếp tục được gia hạn không?

Trả lời:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCN ĐKNH) của doanh nghiệp đã hết hạn cách đây 3 tháng thì doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành gia hạn được.

Luật cho phép một thời gian ân hạn là 6 tháng và doanh nghiệp phải đóng tiền phạt khi cho những tháng gia hạn muộn.

Để có thể duy trì hiệu lực của GCN, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm:

– Giấy ủy quyền (Gửi cho quý vị khi nhận được yêu cầu)

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Luật Minh Khuê

Những Điểm Giống Nhau Kỳ Lạ Giữa Đức Phật Và Chúa Giê

Phật giáo và Thiên Chúa giáo là hai tôn giáo xuất sinh hoàn toàn độc lập, tại hai vùng đất cách nhau rất xa. Đồng thời, về hệ thống niềm tin tôn giáo cũng có điểm khác nhau. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại rất nhiều điểm tương đồng giữa hai vị Thần của hai tôn giáo này.

Phật giáo và Thiên Chúa giáo là hai tôn giáo xuất sinh hoàn toàn độc lập, cách nhau 500 năm và hơn 4.800 km. Đồng thời, về hệ thống niềm tin tôn giáo cũng có điểm khác nhau, ví dụ như, nhiều Phật tử không tin vào một Đấng Tối Cao trong khi giáo đồ Thiên Chúa giáo lại tin vào sự tồn tại của vị thần này.

Đức Phật luôn từ chối việc gọi mình là một vị Thần, còn Chúa Giê-su giảng rằng ông với Thiên Chúa là một. Đức Phật đề xướng con đường Trung đạo, vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó. Trong khi chúa Giê-su khuyên các môn đồ hãy lựa chọn điều thiện và từ bỏ cái ác…

Tuy nhiên, bất chấp nhiều khác biệt, vẫn luôn tồn tại rất nhiều điểm tương đồng lạ lùng giữa hai vị Thần này. Hầu hết câu chuyện về họ đều chỉ được soạn ra sau khi hai Ngài qua đời nhiều thập kỷ hoặc thậm chí là vài thế kỷ, chúng được truyền miệng qua nhiều thế hệ và người ta không thể nào giải thích được sự giống nhau kỳ lạ giữa hai vị Thần ở hai vùng Đông Tây này?

Cả hai vị đều rời khỏi nhà đi tìm con đường giác ngộ và đối mặt với ma quỷ

Cả Phật Thích Ca Mâu Ni hay Chúa Giê-su đều được kể là đã rời bỏ nhà lúc sinh thời để tìm kiếm chân lý vượt trên những truy cầu lợi ích của con người nơi thế gian. Cả hai vị đều tự dẫn mình đến những nơi hoang dã. Họ đã phải một mình đối mặt với ma quỷ và những cám dỗ thất tình lục dục của con người. Cả hai đều vượt qua, giác ngộ đạo lý và sau đó truyền bá những triết lý vĩ đại của mình.

Cả hai vị đều truyền đạo

Đức Phật lần đầu thuyết pháp tại vườn Lộc Uyển, thuộc bang Uttar Pradesh, miền đông Ấn Độ ngày nay. Tại đây Ngài đã giảng ra kinh nghiệm giác ngộ của mình vốn trở thành nền tảng của Phật giáo sau này: Tứ Diệu Đế (Bốn chân lý cao quý).

Theo sách Phúc Âm Luca, Chúa Giê-su bắt đầu con đường truyền đạo khi Ngài khoảng 30 tuổi. Ngài giảng đạo lần đầu tiên ở một ngọn núi gần biển hồ Galilee, Isarel. Những đạo lý đó sau này được viết vào Kinh Phúc Âm, nói về lối sống chuẩn mực cho các tín đồ Kitô giáo.

Sau đó, Ngài đã đi khắp nơi để thuyết giảng tin lành, khuyên bảo con người tránh xa tội lỗi, sống một cách khoan dung, độ lượng, biết trao đi yêu thương vô điều kiện, và hãy kiên định đức tin vào Thiên Chúa. Lời giảng của Ngài đã thức tỉnh biết bao người dân Do Thái, họ tụ họp thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào Ngài giảng đạo.

Cả hai vị đều giảng nói chi tiết, và có hệ thống về việc làm thế nào các tín đồ có thể sống theo những luân lý đạo đức của họ.

Cả hai đều bị hãm hại

Cả hai vị đều thu nhận một nhóm môn đệ, và một trong số họ sau đó đã phản đội các Ngài.

Đề Bà Đạt Đa (Devadutta), anh họ và cũng là đồ đệ của Phật Thích Ca Mâu Ni, đã cố gắng sát hại Ngài rất nhiều lần vì lòng ghen tỵ, nhưng Đức Phật đều tha thứ cho ông với lòng từ bi của mình. Tướng cướp Vô Não (Ương Quật Ma La – Angulimal) cũng đã cố gắng sát hại Ngài nhưng cuối cùng lòng từ bi của Ngài đã hóa giải tất cả và khiến tướng cướp quy phục và cũng trở thành đồ đệ của mình. Sau này, Đức Phật bị một người tên là Thuận Đà đầu độc, sức khỏe suy yếu dần và nhập Niết Bàn.

Vì quá nhiều người tin vào Chúa Giê-su nên dẫn tới sự đố kỵ của giới lãnh đạo Do Thái giáo. Các thầy thượng tế và trưởng lão Do Thái giáo bàn bạc với nhau để tìm cách giết chết Giê-su. Thế là, họ mua chuộc phản đồ Judas, bắt trói Chúa Giê-su trong đêm, rồi áp giải đến tòa công luận, dẫn tới cái chết vĩ đại của Ngài trên cây thập tự giá. Dù bị con người hãm hại, nhưng cả Đức Phật và Chúa Giê-su đều tha thứ cho họ.

Ngay cả những lời cuối cùng của Đức Phật cũng gần giống với những gì Chúa Giê-su nói khì Ngài sắp ra đi. Đức Phật nói rằng hết thảy những gì của thế gian đều là tạm bợ. Chúa Giê su cũng từng nói: “Đất trời sẽ qua đi, nhưng những lời của ta sẽ còn mãi”.

Trong thực tế, cả Đức Phật và Chúa Giê-su đều đã tạo nên những động lực hết sức cao thượng để con người hành thiện, tránh ác, để sống một cuộc đời cao đẹp. Cả hai vị đều đã xoa dịu biết bao đau khổ cho nhân loại. Sự tồn tại của hai tín ngưỡng này đối với nhân loại thật có ý nghĩa to lớn. Phật giáo tại Châu Á và Kitô giáo tại Châu Âu và Châu Mỹ, nếu không có những tôn giáo ấy, thế giới này đã mất đi những điều hết sức quý báu, và đạo đức của con người sẽ khó mà duy trì được.

Từ giáo lý của 2 vị Giác Giả này đều đã sinh ra những con người hết sức tốt đẹp, biết hạnh phúc ngay ở trần gian này bất chấp bao khổ đau xảy đến cho mình, từ bi bác ái cao độ, biết xả thân cho những lý tưởng cao đẹp, hy sinh cho người khác đến quên mình, luôn luôn nỗ lực làm cho thế giới này bớt đau khổ và thêm hạnh phúc.

So Sánh Biên Dịch Viên Và Phiên Dịch Viên Đặc Điểm Giống Nhau Và Không Giống Nhau Giữa Họ

Các điểm tương đồng giữa biên dịch viên và phiên dịch viên là

Tất cả các biên dịch và phiên dịch viên chuyên nghiệp đều có một mục tiêu chung; để truyền đạt thông điệp qua các ngôn ngữ khác biệt một cách chính xác nhất có thể. Chúng ta cùng theo dõi sự khác nhau giữa biên dịch viên và phiên dịch viên.

Họ thường có một tình yêu bao la cho ngôn ngữ và văn hoá. mặc dù thế, mặc dù chia sẻ cùng một số mục tiêu và niềm đam mê, dịch giả và phiên dịch viên cần một bộ kiến thức không giống nhau để thành công trong các hoạt động tương ứng của họ.

Nhiều công ty đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh của họ sang các thị trường nước ngoài sẽ phải hợp tác với các biên dịch và phiên dịch viên để giúp họ truyền tải thông điệp của họ đến những khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, một số ít dịch giả vẫn còn sai lầm cho phiên dịch (và ngược lại) và chức năng của họ.

Với những gì đã nói, chúng ta hãy nắm bắt các chức năng chính và sự khác biệt giữa hai lĩnh vực, để lần sau khi bạn cần dịch vụ ngôn ngữ, bạn sẽ rất có thể lựa chọn đúng.

Sự khác biệt giữa Biên dịch và Phiên dịch

Ngoài những điểm tương đồng thì Biên dịch và phiên dịch viên cũng có những điểm khác biệt. Để khởi đầu, họ sử dụng một tập hợp các kỹ năng và kiến thức không giống nhau để thực hiện công việc của mình.

Ví dụ, những biên dịch luôn phải thông thạo ngôn ngữ nguồn, mặc dù thế, quan trọng nhất là một biên dịch phải hiểu đầy đủ về ngôn ngữ mục tiêu và nền tảng văn hóa của nó. Họ cũng phụ thuộc vào khả năng viết và khả năng ngữ pháp của họ trong ngôn ngữ mục tiêu.

Một điều khác biệt giữa biên dịch và phiên dịch viên là biên dịch tính giá theo từ, trong khi một phiên dịch viên tính giá theo giờ hay ngày.

Ngoài ra, biên dịch viên có thể sử dụng các công cụ để giúp họ dịch thuật, chẳng hạn như từ điển, hướng dẫn về cách trình bày và các phần mềm giúp sức dịch thuật, cho những dự án lớn. mặc dù thế, các công cụ này không phải lúc nào cũng chính xác 100% và cho nên để đảm bảo tính chính xác hoàn toàn, sẽ phải có bản dịch bởi vì con người tạo ra.

Mặt khác, phiên dịch viên phải có kỹ năng nghe tuyệt vời cả ngôn ngữ mục tiêu và ngôn ngữ nguồn, cũng như một trí nhớ phi thường.

Chỉ trong vài giây, phiên dịch viên cần lắng nghe một thông điệp bằng ngôn ngữ nguồn, hiểu nó và sau đó dịch nó thành ngôn ngữ đích theo thời gian thực hoặc ngay sau khi thông điệp được phát ra. Vì vậy, các kỹ năng nói và nói trước công chúng cũng rất quan trọng với phiên dịch viên.

Cái nào thích hợp cho công ty bạn?

Bây giờ bạn đã biết sự khác biệt và điểm tương đồng giữa phiên dịch và biên dịch viên, bạn có thể cho biết khi nào bạn cần một trong hai. nhưng mà vẫn còn, đây là 1 số ít điểm cần chú ý sẽ giúp bạn nhớ những gì họ làm và khi nào cần đến.

Tìm hiểu thêm: https://dichthuatcongchung24h.com/bien-dich-vien-la-gi/