Dấu Hiệu Whipping Cream Bị Hỏng / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Whipping Cream Là Gì? Cách Làm Whipping Cream Tại Nhà

Whipping Cream là gì? Whipping Cream được sử dụng như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bài viết này http://chefjob.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này cũng như “mách” bạn cách làm Whipping Cream tại nhà đơn giản, an toàn.

Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe qua Whipping Cream vì nguyên liệu này được sử dụng khá phổ biến trong nấu ăn, làm bánh. Tuy nhiên, một số người vẫn thường nhầm lẫn Whipping Cream với một số loại kem sữa tươi khác. Vậy cụ thể, Whipping Cream là gì và sử dụng như thế nào mới đúng cách?

Whipping Cream là gì?

Whipping Cream là một hỗn hợp kem sữa béo gồm một lượng lớn chất béo trong thành phần, được dùng làm kem bông cho các món ăn tráng miệng hay thực phẩm. Whipping Cream có nguồn gốc động vật, được tách từ sữa bò tươi nguyên chất nên không chứa đường. Chỉ số béo (butterfat) ghi trên hộp từ 38 – 40%.

Whipping Cream là hỗn hợp kem sữa béo có nguồn gốc động vật – Ảnh: Internet

Whipping Cream có 2 loại là Whipped Cream (kem đã đánh bông) và Whipping Cream (kem tự đánh bông).

So với các loại kem khác trên thị trường hiện nay, Whipping Cream được sử dụng phổ biến hơn vì kem không chứa được, có thể gia giảm độ ngọt tùy theo ý thích và món ăn mà mình chế biến.

Whipping Cream được sử dụng như thế nào?

Whipping Cream được dùng khá nhiều trong nấu ăn hằng ngày, nhất là với những ai hay làm bánh. Whipping Cream có thể dùng để trang trí mặt bánh hoặc dùng để làm bánh Mousse (một loại bánh không cần dùng lò nướng mà làm đông bằng gelatin), bánh thơm, bánh dâu shortcake và những loại bánh có nhân bên trong khác. Bên cạnh đó, Whipping Cream có thể dùng trong các thức uống như café, cocktail, kem sundaes, sữa lắc… Ngoài ra, Whipping Cream còn được dùng làm Pudding, Caramen, kẹo socola tươi, kẹo caramen…

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa Whipping Cream và Topping Cream dẫn đến dùng không đúng cách, giảm chất lượng món ăn. Nếu Whipping Cream có nguồn gốc động vật, ít ngọt, dễ bị tan chảy thì Topping Cream có nguồn gốc thực vật, ít béo và có độ ngọt, rất đứng kem, dễ trang trí và ít bị chảy hơn.

Cách làm Whipping Cream tại nhà

Whipping Cream có thể mua ở ngoài hoặc tự làm – Ảnh: Internet

Nguyên liệu:

180ml sữa tươi nguyên chất (không đường và chưa tách bơ)

110g bơ nhạt (bơ không muối).

Thực hiện:

Cho sữa tươi và bơ vào một nồi sạch và đun với lửa vừa. Đun đến khi bơ chảy hết và tan vào sữa là tắt bếp, không cần đun sôi.

Cho hỗn hợp này vào âu to rồi dùng máy đánh trứng đánh với tốc độ cao nhất để hỗn hợp bông lên. Chỉ cần đánh đến khi thấy kem bắt đầu hơi bông cứng lại và tạo thành những đường gợn nhẹ là được.

Hỗn hợp sau khi đánh cho vào tủ lạnh ít nhất 24 giờ và dùng để chế biến các món ăn tùy thích.Chefjob.vn hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn Whipping Cream là gì và dùng nguyên liệu này một cách phù hợp để cho ra những món bánh, món tráng miệng thơm ngon qua đó nâng cao tay nghề và tìm được việc làm tốt trong ngành bếp bánh.

Whipping Cream Là Gì? 5 Điều Khác Biệt Làm Nên Whipping Cream

Whipping Cream là thuật ngữ chỉ một loại nguyên liệu vô cùng phổ biến trong lĩnh vực ẩm thực, làm bánh. Vậy bạn có biết Whipping Cream là gì? Những điều gì làm nên sự khác biệt của Whipping Cream? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy tham khảo bài viết sau của Nghekhachsan.com!

Whipping Cream là gì?

Whipping Cream là kem sữa béo hay kem bông tuyết; gồm 2 thành phần chính là sữa bò chưa tách bơ có từ 30 – 36% hàm lượng chất béo, không chứa đường và bơ nhạt, không muối; được sử dụng để làm kem bông cho các loại thức uống hay món tráng miệng là chủ yếu.

Wipping Cream gồm 2 loại kem tự đánh bông (whipping cream) và kem đã đánh bông (whipped cream). Hiện nay, Whipping Cream là loại được sử dụng phổ biến hơn so với các loại kem khác do kem này hoàn toàn không chứa đường, nên người sử dụng có thể dễ dàng gia giảm độ ngọt tùy ý để món ăn được hoàn thành theo đúng yêu cầu đặt ra.

Những điều khác biệt về Whipping Cream Vai trò của Whipping Cream trong ẩm thực, làm bánh

Trang trí mặt bánh các loại bánh ngọt

Nguyên liệu làm bánh Mousse, bánh dâu shortcake, bánh thơm và những loại bánh có nhân khác

Dùng trong pha chế cà phê, cocktail, sữa lắc, kem sundaes,…

Dùng làm Caramen, Pudding, keo caramen,…

Ưu – Nhược điểm của Whipping Cream

Ưu điểm: đặc thù không chứa đường nên khi dùng Whipping Cream trong công thức các món tráng miệng, các món bánh ngọt, bạn có thể dễ dàng gia giảm độ ngọt (lượng đường) sao cho phù hợp với khẩu vị của người dùng. Ngoài ra, Whipping Cream có mùi thơm, béo nhẹ, độ ngọt vừa phải, có màu trắng ngà, khả năng nhuộm màu thực phẩm tốt nên rất thích hợp trong chế biến các loại bánh, các món tráng miệng,…

Nhược điểm: tuy Whipping Cream có khả năng nhuộm màu thực phẩm tốt nhưng với màu tự nhiên thì chỉ có thể kết hợp với các loại dạng bột. Ngoài ra, kem này do chiết xuất từ sữa nên nhiệt độ tan chảy khá nhanh, điều này trở thành trở ngại khi sử dụng để phủ mặt bánh vào mùa hè.

Cách làm Whipping Cream đơn giản

Nguyên liệu: 180ml sữa tươi nguyên chất, không đường và chưa tách bơ; 110g bơ, không muối.

Cho sữa tươi và bơ vào một nồi sạch và đun với lửa vừa, đến khi bơ chảy hết và tan vào sữa thì tắt bếp, không nên đun sôi.

Cho hỗn hợp vừa đun vào âu to rồi dùng máy đánh trứng đánh với tốc độ cao nhất nhằm làm bông hỗn hợp. Chỉ cần đánh cho đến khi kem bắt đầu hơi bông cứng lại và tạo thành những đường gợn nhẹ là được.

Bọc kín hỗn hợp vừa đánh bằng màng bọc thực phẩm và cho vào tủ lạnh và ủ ít nhất 24 giờ là có thể dùng để chế biến món ăn tùy thích.

Bảo quản Whipping Cream đúng cách

Hãy đặt kem trong ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo chất lượng chuẩn của nó. Trường hợp lấy kem ra sử dụng, sau khi dùng xong, phải lau sạch miệng vật dụng đựng kem, đậy kín nắp và bọc vào túi nilon, cho vào tủ lạnh. Một Whipping Cream nếu được bảo quản đúng cách có thể sử dụng được từ 5 đến 7 ngày hoặc lâu hơn, tùy theo nhiệt độ của tủ lạnh.

Bên cạnh việc luôn giữ Whipping Cream trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản chúng đúng cách, bạn cũng có thể khiến Whipping Cream được lâu hơn bằng cách bảo quản chúng đúng cách trong tủ đông, khi đó, chúng sẽ vẫn duy trì chất lượng tốt nhất trong khoảng 4 tháng.

Trong thời gian bảo quản hoặc trước khi lấy ra sử dụng, bạn nên thường xuyên lấy hộp đựng Whipping Cream ra và lắc mạnh vài lần cho kem không bị đông cứng lại khi bảo quản trong ngăn đông.

Để kiểm tra Whipping Cream có bị hỏng hay không, bạn chỉ cần ngửi mùi và quan sát màu sắc của chúng. Trường hợp xuất hiện mùi hôi, màu đậm và có kết cấu dày hoặc cứng hơn bình thường thì khi đó, Whipping Cream đã không còn sử dụng tiếp được nữa.

Sự Khác Biệt Giữa Heavy Cream Và Whipping Cream Là Gì?

Whipping Cream là một loại kem tươi – thực phẩm được làm từ sữa tươi. Thành phần chủ yếu trong Whipping Cream bao gồm sữa bò chưa tách bơ, hàm lượng chất béo từ 30 – 36% và hoàn toàn không chứa đường.

Loại kem này được phân thành hai loại gồm: Whipping Cream và Whipped Cream. Trong đó, Whipped cream là kem đã được đánh bông còn Whipping cream là loại kem chưa được đánh bông.

Công dụng của Whipping Cream

Whipping Cream không chứa đường, khi sử dụng, bạn có thể dễ dàng thêm hoặc giảm lượng đường sao cho phù hợp với khẩu vị người dùng. Whipping cream có mùi thơm béo nhẹ, độ ngọt vừa phải, có màu trắng ngà, có khả năng kết hợp với loại màu thực phẩm dạng bột để tạo màu đẹp mắt cho món ăn.

Whipping Cream đã được đánh bông (Ảnh: Internet)

Bạn có thể sử dụng Whipping Cream để làm bánh pudding, cupcake, mousse, kẹo sôcôla tươi, kẹo caramel… trang trí bánh kem, làm milk foam hoặc làm topping cho các món đồ uống đá xay…

Cách đánh bông Whipping Cream

Trước khi đánh bông kem tươi, bạn làm lạnh âu dựng và máy đánh trứng. Tiếp theo, bạn chuẩn bị một âu nước đá lạnh, đặt âu dựng Whipping Cream đã thêm một ít đường bột vào bên trong để giữ lạnh trong quá trình đánh, giúp kem không bị tan và độ bông đều.

Dùng máy đánh trứng đánh kem tươi ở tốc độ trung bình, sau khoảng 3 phút thì tăng tốc độ cho đến khi bạn thấy phần kem bông đều, nhấc máy lên tạo thành chóp nhọn là được. Khi đánh kem, bạn thực hiện theo một chiều để kem không bị tách lớp. Kem sau khi đánh nên đặt trong tủ mát khoảng 15 phút cho ổn định và sử dụng.

Bạn đánh theo một chiều để kem tươi không bị tách lớp (Ảnh: Internet)

Heavy Cream là gì? Công dụng của Heavy Cream

Heavy Cream là loại kem tươi được làm từ sữa và có hàm lượng chất béo từ 36 – 40%. Heavy cream có hàm lượng chất béo cao hơn các loại kem khác như: Half a Half hay Light Cream, Whipping Cream. Ngoài ra, Heavy cream còn được gọi là Manufacturing cream có hàm lượng chất béo cao hơn, khoảng từ 40 – 50%. Ưu điểm của Heavy Cream là giữ được kết cấu lâu sau khi bắt bông kem, nhưng dễ tan chảy và chịu nhiệt kém.

Heavy Cream được sử dụng nhiều trong các công thức nấu ăn từ món chính cho đến tráng miệng, bao gồm: súp, món nướng, bánh táo, dâu shortcake, cream puffs và eclairs, nanma chocolate. Ngoài ra, đối với thức uống, Heavy cream cũng được phục vụ với sữa lắc, cooktail trái cây, cà phê và kem sundaes.

Các món sữa lắc thường sử dụng Heavy Cream để pha chế (Ảnh: Internet)

Phân biệt Whipping Cream và Heavy Cream

Sự khác biệt cơ bản giữa Heavy Cream và Whipping Cream là về hàm lượng chất béo và các thành phần phụ có bên trong.

Heavy Cream

Whipping Cream

Heavy Cream được sử dụng để sản xuất Whipping cream.

Whipping Cream có hàm lượng chất béo từ 30 – 36% và không chứa đường, Heavy Cream có hàm lượng chất béo cao hơn, từ 36 – 40%.

Heavy Cream có kết cấu chắc hơn so với Whipping Cream nên thường được sử dụng để tạo kết cấu, bắt bông bánh kem.

Heavy Cream tạo và giữ kết cấu bông kem tốt hơn Whipping Cream (Ảnh: Internet)

Cách bảo quản Whipping Cream và Heavy Cream

Whipping Cream và Heavy Cream sau khi sử dụng, bạn nên dùng khăn lau sạch phần kem dính quanh miệng hộp rồi đậy kín nắp và dùng màng thực phẩm bọc lại. Các loại kem này nên được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày.

Whipping Cream và Heavy Cream cần được bảo quản lạnh suốt thời gian sử dụng (Ảnh: Internet)

Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn chỉ cần lưu trữ Whipping Cream và Heavy Cream trong tủ mát, chúng sẽ duy trì chất lượng tốt nhất trong khoảng 4 tháng và vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng. Trong thời gian bảo quản hoặc trước khi sử dụng, bạn nên thường xuyên lấy hộp Whipping Cream và Heavy Cream ra lắc mạnh vài lần cho kem không bị đông cứng.

Lưu ý, để kiểm tra xem Whipping Cream và Heavy Cream có bị hỏng không, bạn có thể ngửi mùi và quan sát màu sắc. Khi kem tươi xuất hiện mùi hôi, màu đậm và có kết cấu dày hoặc cứng hơn bình thường thì không nên sử dụng.

Whipping Là Gì? Whipping Cream Là Gì? Và Những Điều Cần Biết

Whipping có nghĩa là sự đảo, độ đảo khi quay. Trong lĩnh vực làm bánh, Whipping cream là loại kem sữa béo, gồm có lượng lớn chất béo có trong thành phần, được dùng làm kem bông cho các món tráng miệng hay thực phẩm. Nó có nguồn gốc từ động vật, được tách từ sữa bò tươi nguyên chất nên không chứa đường. Chỉ số béo (butter fat) ghi trên hộp từ 38 – 40%.

Whipping cream có 2 loại là kem đã đánh bông và kem tự đánh bông. So với các loại kem khác trên thị trường hiện nay thì loại kem này được sử dụng phổ biến hơn vì kem không chứa đường, có thể gia giảm độ ngọt tùy vào ý mình và món ăn mà mình đang chế biến.

Làm bánh mousse, caramen, pudding, cupcake, kẹo sôcôla tươi hoặc kẹo caramen.

Làm kem trang trí mặt bánh kem.

Nguyên liệu cho món kem ngày hè và nhiều món ăn, món thức uống khác như café, cocktail, kem sundaes, sữa lắc…

Whipping cream làm được món gì? Whipping cream khác Topping cream như thế nào? Nội Dung Whipping cream Topping cream

Giống nhau

Loại kem tươi dùng trong công nghiệp làm bánh

Khác nhau

Nguồn gốc từ động vật, ít ngọt và dễ bị tan chảy

Nguồn gốc từ thực vật, ít béo và có độ ngọt, đứng kem, ít chảy

Không chứa đường

Có vị ngọt vì có chứa sẵn đường

Thường dùng để phủ và trang trí lên các bánh

Giá thành mắc

Giá thành rẻ

Bảo quản lâu, 1 – 3 tháng trong ngăn mát

Có thể thay thế Whipping cream bằng gì?

Một số loại Topping cream có thể thay thế Whipping cream khi làm bánh Mousse. Tuy nhiên, chất lượng của Topping cream sẽ không bằng Whipping cream.

Cách làm Whipping cream bằng máy đánh trứng

Theo cách truyền thống, người ta chế biến Whipping cream theo cách sau khi vắt sữa bò sẽ đem ủ trong 24 giờ để sữa tươi lên men. Khi sữa nổi một lớp váng sữa có hàm lượng chất béo cao, đó là lúc Whipping cream được tạo ra. Tuy nhiên, thông thường chỉ có những trang trại nuôi bò sữa và khu vực gần đó mới có thể mua được sữa bò tươi vừa mới vắt xong. Cho nên cách làm Whipping cream này được cho rằng khá phức tạp.

180ml sữa tươi nguyên chất (không đường, chưa tách bơ)

110gr bơ nhạt (bơ không muối)

Nguyên liệu làm Whipping cream

Cho hỗn hợp vào âu to rồi dùng máy đánh trứng đánh với tốc độ cao nhất để hỗn hợp bông lên. Chỉ cần đánh đến khi thấy kem bắt đầu đông cứng lại và tạo thành gợn nhẹ là được.

Hướng dẫn thực hiện Whipping cream

Hỗn hợp Whipping cream sau khi đánh xong bạn cho vào tủ lạnh trong ít nhất 24 giờ và khi nào cần sẽ đem ra chế biến các món ăn tùy thích.

Cách làm Whipping cream không dùng máy

Với mẹo đánh bông này, bạn không cần máy đánh trứng, cũng chẳng cần “gồng tay” lên để đánh kem mà bạn vẫn có thể có kem tươi đánh bông cực ngon để làm bánh nhé!

250ml sữa tươi nguyên chất

30gr đường cát

5ml tinh chất vanilla

Nguyên liệu làm Whipping cream

Bước 1: Bạn cho lần lượt kem tươi, đường và vanilla vào lọ và đậy nắp lọ lại cho thật chặt.

Bước 2: Lắc đều lọ thuỷ tinh lên trong khoảng 3 – 5 phút.

Bước 3: Mở nắp lọ ra kiểm tra xem độ bông của kem tươi đã vừa ý chưa.

Bước 4: Cuối cùng, bạn chỉ việc cho kem tươi lên món bánh đang thưởng thức nữa thôi là hoàn thành!

Mẹo đánh bông kem tươi không dùng máy

Cách đánh bông kem tươi cực đơn giản mà đảm bảo hiệu quả này rất tiện lợi cho những ai không có sẵn máy đánh trứng ở nhà đấy!

Làm gì khi whipping cream bị tách nước?

Cách chữa Whipping cream bị tách nước rất đơn giản: bạn thêm vào kem một ít kem tươi ở dạng lỏng rồi trộn đều nhẹ nhàng bằng phới lồng cho tới khi kem mịn trở lại. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng khi kem chưa bị tách nước quá nhiều, kem tuy đã chuyển sang trạng thái lổn nhổn nhưng chưa tới mức chuyển vàng, tách béo và tách hẳn nước.

Nếu kem đã bị tách nước quá nhiều, phần chất béo tách riêng hẳn, lợn cợn có màu hơi vàng nhạt và trong âu có cả nước thì khả năng khắc phục được rất thấp. Trong trường hợp này, bạn có thể tận dụng làm các món không cần đánh bông kem (súp, nama hoặc truffle chocolate), hoặc làm bơ tươi. Vừa không lãng phí whipping cream mà lại có bơ ngon để dùng.

Kỹ thuật đánh bông kem tươi trong bếp bánh không hề đơn giản, nếu không có kỹ năng thì sẽ gặp tình trạng kem bị tách nước. Tuy nhiên, nếu lỡ gặp tình trạng trên thì bạn có thể khắc phục theo cách sau đây:

Whipping cream giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại Whipping cream thông dụng như Anchor, Elle & Vire, President, Tatua… với giá thành thay đổi theo từng loại và định lượng. Giá một số sản phẩm Whipping cream để các bạn tham khảo như sau:

Anchor 250 ml: 63.000 – 70.000 VNĐ

Anchor 1 lít: 146.000 – 152.000 VNĐ

President 200 ml: 48.000 – 51.000 VNĐ

President 1 lít: 132.000 – 136.000 VNĐ

Elle & Vire 200 ml: 40.000 – 43.000 VNĐ

Elle & Vire 500 ml: 103.000 – 105.000 VNĐ

Elle & Vire 1 lít: 148.000 – 152.000 VNĐ

Tatua 1 lít: 107.000 – 110.000 VNĐ

Truy cập tại đây để mua Whipping Cream giá rẻ, chất lượng.

Whipping cream để được bao lâu?

Do chiết xuất từ sữa nên Whipping cream có độ tan chảy nhanh. Những thợ làm bánh thường bảo quản bằng cách đặt ở ngăn mát tủ lạnh, sau khi sử dụng, lau sạch miệng hộp, đậy nắp kín và bọc trong túi nilong. Thời gian bảo quản thường từ 5 – 7 ngày hoặc hơn tùy theo nhiệt độ của tủ lạnh.

Dấu Hiệu Mật Ong Bị Hỏng

Mật ong rừng nếu cất giữ quá lâu có thể biến thành “độc dược” trong gia đình.

Có lẽ trong hầu hết các gia đình người Việt, mật ong đã trở thành một thứ vô cùng quen thuộc đặc biệt là mật ong rừng. Với nhiều công dụng từ chữa bệnh, làm đẹp cho tới nấu ăn nên mật ong trở thành một thứ không thể thiếu trong mọi nhà.

Trong mật ong có chứa các vitamin nhóm B như B9, B12 và sắt, đồng nên có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu; tạo môi trường tốt cho các vi khuẩn có lợi trong đại tràng nên chống được tình trạng táo bón.

Ngoài ra, mật ong còn cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ bắp, chứa nhiều chất chống lão hóa.

Tuy có nhiều công dụng nhưng có một sai lầm mà ai cũng mắc phải đó là cho rằng mật ong rừng có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt. Thực tế, bất cứ thứ gì cũng có hạn sử dụng của nó, mật ong cũng vậy, và hạn dùng phổ biến nhất được khuyến cáo cho người tiêu dùng là 2 năm. Vì theo thời gian, mật ong sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại.

Trong mật ong rừng có chất độc gọi là Hydroxy Methyl Furfurol (HMF), thử độ độc hại của HMF trên động vật thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư…

Chất HMF này khi bảo quản mật ong rừng ở nhiệt độ càng cao thì sinh ra càng nhiều. Mật ong mới thu hoạch HMF là 1-5mg/kg, sau 100 – 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30-35 độ C thì HMF tăng thêm 200-300mg/kg.

Lưu ý rằng trong tiêu chuẩn nhập khẩu mật ong vào các nước châu Âu và Hoa Kỳ thì hàm lượng HMF chỉ là 40-80mg/kg (tùy theo mật ong được sản xuất theo điều kiện của các nước châu Âu hay mật ong tại các nước nhiệt đới).

Vì thế mật ong nếu để càng lâu trong môi trường khí hậu nóng ẩm vào mùa hè như ở Việt Nam sẽ càng sản sinh thêm nhiều chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách nhận biết mật ong không thể dùng được

– Màu sắc: mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi.

– Mùi hương: mật ong để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hoặc cay, khi ngửi cảm thấy vô cùng khó chịu.

– Mùi vị: mật ong bình thường có vị ngọt xen lẫn chút chua, trong đó vị ngọt là chủ yếu. Càng để lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, một số trường hợp mật có thêm vị cay do lên men. Khi độ chua còn chấp nhận được thì việc pha mật ong để uống tuy không còn được khuyến khích nhưng vẫn có thể sử dụng cho các món ăn; nhưng lâu hơn nữa, khi mật đã lên men, thấy trên bề mặt có bọt trắng, ngửi có mùi cay của rượu thì không nên dùng nữa.

Bạn nên lưu ý cách bảo quản mật ong cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của mật mà bạn đang sử dụng. Nên bảo quản mật ong trong những chiếc lọ đậy kín, để ở chỗ tối và mát, tránh để lẫn nước vào nếu không muốn mật chóng bị lên men.

Theo Khám phá