Dấu Hiệu Viêm Phổi Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Dấu Hiệu Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp do sức đề kháng còn non yếu. Một trong số các bệnh dễ gặp khi thời tiết thay đổi đó là viêm phế quản. Viêm phế quản ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị sớm rất dễ dẫn đến các biến chứng hô hấp. Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh xin đưa ra một số kiến thức tổng quan về viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, các mẹ có thể tham khảo.

Viêm phế quản còn gọi là sưng cuống phổi, là bệnh viêm nhiễm đường thở dưới, rất hay gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi. Khi bị viêm cuống phổi sẽ kích thích ho nhiều, nếu không được điều trị tích cực có thể lan xuống nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi.

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi có thể kèm theo sốt nhẹ. Cơn ho có thể ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi đó, trẻ thường bị thở khò khè, khó thở hoặc bú kém, trẻ có thể bị nôn trớ. Ở những trường hợp nặng hơn, trẻ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa…

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Khi trẻ bị sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, trẻ thở mạnh khiến bụng thóp lại, nhịp thở nhanh … Dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm là khi trẻ bị tái môi hoặc đầu ngón tay.

Viêm phế quản nếu không được điều trị sớm trẻ rất dễ bị nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp.

Trong các trường hợp nhẹ, các bác sỹ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Khi đó các phương pháp điều trị chủ yếu là long đờm, ăn uống đầy đủ. Chăm sóc trẻ tốt, sức khỏe của trẻ có thể tự hồi phục sau vài ba ngày. Ở giai đoạn này, các mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ, giữ ấm cho bé trong những ngày trời lạnh. Nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của trẻ. Nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc nước cháo… cũng rất tốt cho trẻ trong trường hợp này.

Các mẹ có thể chọn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ, nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau đó, bạn có thể dùng khăn mềm lau khô để thông mũi cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị sốt, không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Cho trẻ mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn.

Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

Tách ly trẻ với các tác nhân gây dị ứng, môi trường khói thuốc lá, hóa chất, không nên để bé tiếp xúc với chó, mèo.

Các mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú.

Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

Những Dấu Hiệu Triệu Chứng Bệnh Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh

Những triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm phổi hay còn gọi là viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức quanh phế nang. Ở Việt Nam, trẻ viêm phế quản phổi chiếm 30 – 34% các trường hợp đến khám và điều trị tại bệnh viện và tỉ lệ tử vong do viêm phổi chiếm 75% trong các bệnh lý hô hấp. Bệnh tiến triển rất nhanh mà không có triệu chứng đặc hiệu khiến việc nhận biết rất khó khăn.

Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Do virus: Virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm và adenovirus. Trường hợp này chiếm 60 – 70% các trường hợp thường gặp.

Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu, haemophilus, tụ cầu và các vi khuẩn không điển hình.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới một tuổi, đẻ non, thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi xương, bị bệnh hô hấp mạn tính, sống trong môi trường ô nhiễm.

Triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ bé có thể phát hiện sớm bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh qua những triệu chứng, biểu hiện sau đây:

Sốt, trẻ sơ sinh xuất hiện hạ thân nhiệt, mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, ho, ho khan hoặc có đờm xanh, khó thở.

Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi. Đây được xem là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi:

Trẻ dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút.

Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút.

Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi: ≥ 40lần/phút.

Co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, bác sĩ khám thấy ran bệnh lý ở phổi.

Chụp phim có hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang.

Xét nghiệm có bạch cầu trong máu tăng, CRP tăng (CRP là một glycoprotein được gan sản xuất, bình thường không thấy protein này trong máu).

Điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Thời gian điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh: Đa số trường hợp viêm phổi do vi khuẩn có thể được chữa khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Viêm phổi do virus có thể kéo dài lâu hơn. Viêm phổi do Mycoplasmal có thể phải mất 4 – 6 tuần mới hoàn toàn bình phục.

Cách phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Vậy cách phòng bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh như thế nào?! Để phòng tránh bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý:

Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sống của trẻ sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà.

Bảo đảm giữ ấm cho trẻ.

Đảm bảo sức khỏe của mẹ khi mang thai: ăn uống đủ chất, khám thai định kỳ, tiêm phòng,…

Theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu.

Cho trẻ bú sữa mẹ, bú sớm ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.

Nếu trẻ sơ sinh có những biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp như cảm lạnh, viêm mũi, họng thì cần được phát hiện và xử lý sớm, chăm sóc tốt để ngăn chặn bệnh chuyển sang viêm phổi.

Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi cần lưu ý cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.

Nguyên Nhân Triệu Chứng Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh

Ở trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch chưa được phát triển toàn diện nên rất dễ mắc phải tình trạng bị viêm phế quản. Bệnh xảy ra do virus hoặc do những tổn thương cấp lan tỏa cả phế nang, lâu dẫn chuyển thành bội nhiễm bởi vi khuẩn hoặc cả hai. Ở giai đoạn đầu các triệu chứng viêm phế quản thường bị bỏ qua vì rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề hô hấp khác. Bệnh nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến bệnh viêm phổi, suy hô hấp hoặc thậm chí có thể gây tử vong. Vì thế gia đình cần chú ý nắm rõ những kiến thức căn bản bệnh viêm phế quản để chủ động phòng tránh cũng như tìm ra phương hướng trị bệnh cho con mình.

Nguyên Nhân Gây Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Em

Bệnh viêm phế quản là chứng bệnh dễ gặp nhất ở trẻ sơ sinh nhất là vào thời điểm giao mùa. Nguyên nhân hình thanh viêm phế quản phổi thông thường là do nhiều loại vi trùng gây nên như vi rút, vi khuẩn, nấm và các ký sinh trùng. Trong đó, Virus (chiếm 60-70%) được coi là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh lý này. Các yếu tố thuận lợi cũng được coi là những điều cấu thành bệnh viêm phế quản ở trẻ bao gồm:Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nhất là trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch còn non yếu rất dễ mắc bệnh và có thể bệnh sẽ càng nặng.Trẻ sinh non, đẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch và mắc các bệnh bẩm sinh khác.Không khí ô nhiễm là một nguyên nhân gây nên bệnh trong đó có viêm phế quản. Bởi sự tác động của khí độc, khói thuốc lá, bụi bẩn,hóa chất và nấm mốc,…trong môi trường sống dễ khiến trẻ bị viêm nhiễm.Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi một cách đột ngột: độ ẩm cao, khí hậu lạnh,…Môi trường ô nhiễm tại nhà: ẩm thấp, khói bếp, bụ, nhà chật chội,…Trẻ mắc một số bệnh như sởi, ho gà, viêm amidan, hen suyễn cũng là nguy cơ gây nên bệnh viêm phế quản.

Triệu Chứng Viêm Phế Quản Phổi Trẻ Sơ Sinh

Khó có thể nhận biết trẻ bị viêm phế quản ở giai đoạn đầu, vì các dấu hiệu có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp trên. Một số dấu hiệu ở trẻ gia đình nên chú ý bao gồm:Trẻ có dấu hiệu ho nhiều, hắt hơi, chảy nước mũi có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc không.Trẻ có thể bị cơn ho kéo dài, có thể ho trở nên nặng hơn vào ban đêm hoặc gần sáng.Do ho nhiều dẫn đến đau rát cổ họng, xuất hiện nhiều dịch đờm có màu xanh, vàng hoặc xám.Sốt không được xem là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm phế quản, ở trẻ sơ sinh khi bị viêm phế quản có thể chỉ bị sốt nhẹ hoặc không có biểu hiện sốt xảy ra.Trẻ có thể bị khó thở hay thở khò khè kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, bỏ bú hoặc bú ít, bị rối loạn tiêu hóa nôn, tiêu chảy,…Nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ lây lan xuống 2 cuống phổi và làm cho túi khí quản bị sưng lên, lúc này phổi bị ứ đọng nhiều chất dịch nhầy, khi đó trẻ sẽ bị sốt cao trong nhiều giờ.Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt cao, thở gấp, da mặt nhợt nhạt xanh xao, môi tím tái.

Chăm Sóc Và Phòng Ngừa Viêm Phế Quản Phổi Trẻ Sơ Sinh

Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đầy đủ và đúng lịch.Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi. Tạo điều kiện nhà thoáng sạch cho trẻ tránh ẩm thấp.Vệ sinh mũi họng ở trẻ hằng ngày, có thể dùng nước muối sinh lý để sát khuẩn cho trẻ bằng cách nhỏ mũi chẳng hạn.Đảm bảo bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhớ cho trẻ uống nhiều nước, đảm bảo đủ sữa mỗi khi bé bú.Cho trẻ mặc áo rộng, thay tã lót thường xuyên, giữ ấm mỗi khi ra ngoài.Nên phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và mạn tính.

Trẻ Bị Viêm Phế Quản Phổi Nên Ăn Gì

Khi trẻ mắc bệnh viêm phế quản phổi, gia đình nên cho trẻ ăn nhiều loại rau củ quả giàu chất dinh dưỡng, đảm bảo rằng chế độ ăn của bé luôn có vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ bằng cách thêm carbohydrate và protein có trong (gạo, ngũ cốc, sữa đậu nành, trứng gà…), rau xanh và hoa quả, sữa chua và sữa không béo.

Viêm Phế Quản Phổi Nên Kiêng Gì

Thực phẩm mặn: Một số thực phẩm nhiều muối như bánh quy, thịt hộp, đồ đông lạnh, bim bim, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên….

Thực phẩm nhiều dầu mỡĐồ ăn lạnhĐồ ăn gây dị ứngPhát hiện và điều trị sớm bệnh viêm phế quản phổi sẽ giúp trẻ nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh của trẻ bị viêm phế quản phổi gia đình cũng cần quan tâm để chăm sóc bé tốt hơn.

Viêm Tiểu Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh

TS. Lê Thanh Hải, Phó GĐ BV Nhi T.Ư cho hay, viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh rất hay gặp trong thời tiết giao mùa. Đáng nói là nhiều bậc phụ huynh không biết chăm sóc đúng cách đã khiến bé bị biến chứng nặng nề, gây suy hô hấp.

Dùng thuốc bừa bãi, bệnh nhẹ thành nặng

Chị Nguyễn Thị Loan (Thanh Xuân, Hà Nội) sinh con được 24 ngày thì bé có dấu hiệu ngạt, xổ mũi và ho.

TS. Lê Thanh Hải cho biết, lạm dụng thuốc trong điều trị căn bệnh này không phải là hiếm. Không chỉ các bậc phụ huynh tự ý cho con dùng thuốc, mà ở các tuyến cơ sở, không ít bác sĩ cũng cho bé dùng kháng sinh khi có dấu hiệu ho, xổ, ngạt mũi. Lạm dụng kháng sinh khi mới bị viêm tiểu phế quản thường không mang lại kết quả điều trị như mong muốn.

Dấu hiệu đặc trưng

BS Hải cho hay, căn bệnh này hay gặp ở trẻ bú mẹ và rất dễ nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp khác.

Khi bị viêm tiểu phế quản, trẻ thường ho, hắt hơi, xổ mũi nước trong, sốt nhẹ hoặc không sốt. Các bậc phụ huynh cần lưu ý, sốt không phải đặc trưng của căn bệnh. Vì trên thực tế, rất nhiều trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản không hề có biểu hiện sốt, nếu có, chỉ sốt rất nhẹ.

Triệu chứng ho có thể ngày càng nặng và xuất hiện thở khò khè, nhất là về nửa đêm, gần sáng. Khi phát bệnh, cơn ho tăng và trẻ càng khó thở. Khi đó, trẻ sẽ ăn kém đi, hay nôn trớ. Bệnh nặng hơn khi trẻ có dấu hiệu thở hổn hển, ăn kém và tỏ ra rất mệt mỏi, không muốn trò chuyện, chơi đùa.

Điều trị

Bệnh khởi đầu không dùng kháng sinh, chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đủ. Nếu được chăm sóc tốt ngay từ đầu, nhiều trường hợp sau vài ngày sẽ tự khỏi.

Những trường hợp gây biến chứng nặng làm bít tắc đường thở, biểu hiện đứa trẻ thở mệt nhọc, ăn uống kém, nôn trớ nhiều thì cần đưa ngay đến viện khám để được điều trị thích hợp.

Trong trường hợp bị bội nhiễm gây sốt, đờm dãi đậm đặc, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng kháng sinh.

Khi bé mới có dấu hiệu của bệnh, điều quan trọng là nâng cao thể lực của trẻ và trị các triệu chứng bằng nhiều cách. Trước hết phải cho trẻ tăng cường bú mẹ. Với những trẻ đã ăn dặm, nên cho ăn loãng hơn, uống thêm nước theo nhu cầu, có thể là nước lọc, nước ép hoa quả, nước cháo…

Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, làm thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Lưu ý, trước khi cho trẻ ăn cần làm thông thoáng mũi họng bằng nước muối sinh lý, nhỏ mỗi lần 5-6 giọt, ngày 5-6 lần hoặc hơn. Sau khi nhỏ muối sinh lý, đợi 1 lúc để nước mũi loãng ra rồi dùng dụng cụ hút sạch mũi, hoặc có thể dùng miệng để hút mũi trẻ.

Nếu trẻ bị sốt, không nên ủ trẻ quá ấm. Mặc vừa đủ, dùng nước ấm chườm vào nách, cổ, bẹn. Nếu sốt trên 38,5 độ có thể cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt nhưng cần chú ý liều lượng phù hợp với trọng lượng cơ thể.

“Tuy là bệnh thông thường, nhưng do thường gặp ở trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ nên cũng không thể chủ quan. Cần đưa ngay trẻ đến viện khi có dấu hiệu suy hô hấp, biểu hiện là cánh mũi thở phập phồng. Trẻ thở mạnh khiến bụng hóp sâu và nhịp thở nhanh hơn, trên 50-70 lần/phút” – BS. Hải cảnh báo.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần vệ sinh mũi họng, cơ thể sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Vệ sinh phòng ngủ, chăn ga, gối đệm, đảm bảo phòng thông thoáng. Người lớn không hút thuốc trong nhà. Mẹ trước khi cho con ăn cần rửa tay sạch sẽ. Trong gia đình có người bị bệnh hô hấp cần tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh.

Theo dân trí

Dấu Hiệu Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh&Amp; Cách Điều Trị

Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có các dấu hiệu như: sốt, ho khan, sổ mũi. Trường hợp nặng hơn có thể khiến trẻ sốt cao, khò khè, khó thở,… mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là khi trời trở lạnh. Tuy bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi,…

Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có các dấu hiệu như: sốt, ho khan, sổ mũi. Trường hợp nặng hơn có thể khiến trẻ sốt cao, khò khè, khó thở,… mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là khi trời trở lạnh. Tuy bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi, nhưng nó làm trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, dễ quấy và có thể có nhiều diễn biến để lại các biến chứng khác nhau.

Bệnh viêm phế quản thường xuất hiện cùng, hoặc sau khi trẻ bị cúm, sởi, ho gà … hay một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có thể chia làm ba loại:

Viêm tiểu phế quản: thường chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc bé hơn 2 tuổi. Bệnh này khá lành tính, trẻ có thể tự khỏi và không có biến chứng sau bệnh. Trong những trường hợp bệnh nặng hơn thì nên đưa trẻ vào viện để quan sát kỹ và điều trị, tránh những viêm sưng không đáng có do virus gây ra.

Viêm phế quản phổi: thường xảy ra khi bé cảm lạnh, ảnh hưởng đến phổi, thường xuất hiện khi trời trở lạnh đột ngột hoặc không khí quá ô nhiễm, gây ra vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng xâm nhập qua mũi họng và tác động đến phổi. Bệnh này nguy hiểm hơn bởi có thể dẫn đến các biến chứng như suy hô hấp, hoặc thậm chí tử vong nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời.

Viêm tiểu phế quản cấp: thường xảy ra khi trẻ ở độ tuổi 1-2 tuổi. Bệnh này có diễn biến phức tạp hơn viêm tiểu phế quản, triệu chứng cũng nguy hiểm hơn như phù nề niêm mạc phế quản, tắc hẹp ống thở,… Bệnh cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp.

Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản

Tác nhân gây viêm phế quản là virus (dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn). Có thể kể đến các vi khuẩn phổ biến nhất gây nên viêm phế quản là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn (H.influenzae)…

Khi cơ thể có sức đề kháng yếu hoặc thuyên giảm, trong môi trường ô nhiễm, thời tiết trở lạnh đột ngột, thì những vi khuẩn này hoạt động càng mạnh mẽ, nhất là ở mũi và họng và gây bệnh.

Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các chứng bệnh viêm hệ tai mũi họng như ho, sổ mũi, cảm lạnh, hay viêm xoang, những vi khuẩn gây viêm phổi lại càng tích cực hoạt động.

Bên cạnh những vi khuẩn hoạt động từ bên trong mũi và họng kể trên, viêm phế quản ở trẻ em cũng là hệ quả của việc trẻ thường xuyên hít phải bụi bẩn, khói xăng xe, thuốc lá hay một số hơi độc. Nếu kéo dài tình trạng môi trường bên ngoài như thế này, bệnh của trẻ rất dễ trở thành mãn tính.

Ngoài ra, trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa hay đứng trước máy lạnh sai cách cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản ở trẻ em?

Bệnh viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ rệt. Những dấu hiệu đầu tiên mà các mẹ nên để ý là trẻ nhác hoặc bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói, thậm chí là đau ngực v.v… Bởi viêm phế quản là khi đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy nên trẻ sẽ có những dấu hiệu ho nhiều và khó thở.

Các mẹ nên chú ý nếu xuất hiện cả những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì khả năng cao là trẻ đã bị viêm phế quản.

Khi cơn ho của trẻ kéo dài 2-3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát cổ họng, có đờm. Đờm thường có màu xanh, xám, hoặc xanh hơi vàng. Cùng với đó, trẻ cũng có những dấu hiệu kèm theo như đau ngực, mệt mỏi hoặc có thể bị sốt nhẹ.

Trẻ bị viêm phế quản có biểu hiện gì?

Các mẹ nên ghi nhớ những biểu hiện theo giai đoạn của trẻ viêm phế quản như sau để có cách điều trị kịp thời:

Giai đoạn khởi phát: trẻ bị sốt nhẹ, ho khan, hát hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi).

Giai đoạn phát triển của bệnh: Sốt nặng hơn, xuất hiện hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao. Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

Giai đoạn nguy hiểm: Bé sốt cao trên 38oC. Chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Bé ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm. Bé thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh.

Trẻ bị viêm phế quản phải làm sao?

Ngay khi nhận ra các dấu hiệu của trẻ bị viêm phế quản, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh và thay vào đó là nước ấm, thật nhiều nước ấm bởi điều này sẽ tránh cho trẻ bị tắc sung huyết, đồng thời giúp làm sạch đờm nhớt ở phế quản giúp trẻ đỡ đau rát và cũng dễ thở hơn.

Nên có sự thăm khám của bác sĩ và kê theo đơn thuốc của bác sỹ, sử dụng đúng liều và đúng thuốc.

Nếu trẻ ho thì cũng đừng quá lo lắng vì điều này sẽ đẩy đờm ra bên ngoài, làm sạch khoang họng và cuống phổi. Nếu trẻ bị nặng và không có phản xạ ho, các mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sỹ để có thể điều trị trị liệu và hút đờm ra ngoài.

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ thì nên cho bé uống nhiều nước ấm, quần áo của trẻ phải thoáng mát và thấm mồ hôi, nên chọn cho trẻ những bộ quần áo làm từ vải cotton mềm mại. Trong trường hợp sốt nặng (trên 38oC) thì có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, hai thuốc này sẽ giúp trẻ hạ sốt. Tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách thì những triệu chứng của bệnh… sẽ hết sau một vài ngày và sau đó thì viêm phế quản cũng sẽ khỏi. Nếu trẻ lớn hơn, và có dấu hiệu bỏ bữa thì các mẹ cũng không nên ép, nên bổ sung nước hoặc những thức ăn dạng lỏng để bé dễ tiêu và hấp thụ dưỡng chất hơn.

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Chủ động chăm sóc sản phụ và thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ để tránh trường hợp bé sinh non, sức đề kháng yếu.

Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu, chỉ cai sữa ít nhất 18 tháng sau khi sinh.

Chủ động giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang và bảo vệ trẻ trước những thay đổi thời tiết và không khí lạnh.

Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, hạn chế khói bụi, thuốc lá v.v…

Chủ động phòng tránh và cách ly trẻ với người bị bệnh về đường hô hấp và các bệnh lây nhiễm virus.

Bài viết này hy vọng sẽ cung cấp được cho các bậc phụ huynh đầy đủ những thông tin cơ bản để chăm sóc tốt cho trẻ, phòng ngừa bệnh viêm phế quản để tránh những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có về thể trạng và trí tuệ của trẻ sau này. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!