Dấu Hiệu Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Dấu Hiệu Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp do sức đề kháng còn non yếu. Một trong số các bệnh dễ gặp khi thời tiết thay đổi đó là viêm phế quản. Viêm phế quản ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị sớm rất dễ dẫn đến các biến chứng hô hấp. Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh xin đưa ra một số kiến thức tổng quan về viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, các mẹ có thể tham khảo.

Viêm phế quản còn gọi là sưng cuống phổi, là bệnh viêm nhiễm đường thở dưới, rất hay gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi. Khi bị viêm cuống phổi sẽ kích thích ho nhiều, nếu không được điều trị tích cực có thể lan xuống nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi.

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi có thể kèm theo sốt nhẹ. Cơn ho có thể ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi đó, trẻ thường bị thở khò khè, khó thở hoặc bú kém, trẻ có thể bị nôn trớ. Ở những trường hợp nặng hơn, trẻ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa…

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Khi trẻ bị sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, trẻ thở mạnh khiến bụng thóp lại, nhịp thở nhanh … Dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm là khi trẻ bị tái môi hoặc đầu ngón tay.

Viêm phế quản nếu không được điều trị sớm trẻ rất dễ bị nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp.

Trong các trường hợp nhẹ, các bác sỹ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Khi đó các phương pháp điều trị chủ yếu là long đờm, ăn uống đầy đủ. Chăm sóc trẻ tốt, sức khỏe của trẻ có thể tự hồi phục sau vài ba ngày. Ở giai đoạn này, các mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ, giữ ấm cho bé trong những ngày trời lạnh. Nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của trẻ. Nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc nước cháo… cũng rất tốt cho trẻ trong trường hợp này.

Các mẹ có thể chọn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ, nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau đó, bạn có thể dùng khăn mềm lau khô để thông mũi cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị sốt, không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Cho trẻ mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn.

Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

Tách ly trẻ với các tác nhân gây dị ứng, môi trường khói thuốc lá, hóa chất, không nên để bé tiếp xúc với chó, mèo.

Các mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú.

Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

Tìm Hiểu Bệnh Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh

Thời tiết thay đổi thất thường, không khí lạnh, những đợt gió mùa lùa về tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng các bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Nếu đột nhiên thấy trẻ bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ … thì các mẹ nên hết sức lưu ý vì có thể bé đã mắc bệnh viêm phế quản.

Các dấu hiệu, triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu thường thấy ở trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo các dấu hiệu của sốt nhẹ hoặc có thể không. Sau đó, là các cơn ho ngày một kéo dài, nhất là lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nặng hơn, trẻ sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút và không muốn chơi đùa.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trẻ có thể diễn biến theo chiều hướng xấu hơn:

Sốt cao: Trẻ bị sốt rất cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt, có thể bị li bì, co giật, thậm chí là hôn mê nếu không được hạ sốt kịp thời.

Ho dữ dội và liên tục, ho co thắt, có thể xuất hiện tiết đờm, chảy mũi đặc và vàng.

Khó thở, cánh múi phập phồng, khi kéo áo bé lên mẹ sẽ thấy co thắt lồng ngực, trên và dưới xương ức rút lõm.

Tím tái. Đây là triệu chứng bệnh đã ở thể nặng, trẻ bị tím quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc toàn thân.

Các triệu chứng khác đi kèm có thể là rối loạn tiêu hóa, trẻ bỏ ăn, chán ăn, chướng bụng, nôn trớ, tiêu chảy ….

Nguyên nhân gây bệnh

Chủ yếu là do thay đổi thời tiết, hoặc trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Do dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông chó hoặc mèo, thức ăn, hóa chất và một số loại thuốc

Đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, trẻ thở mạnh khiến bụng thóp lại, nhịp thở nhanh… Dấu hiệu nguy kịch là trẻ bị tím tái môi hoặc đầu ngón tay. Các mẹ nên hết sức cảnh giác bởi nếu để lâu, viêm phế quản ở trẻ sẽ để lại biến chứng nguy hiểm như gây suy hô hấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh

Trong các trường hợp nhẹ, bác sỹ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày.

Ở giai đoạn này, các mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn loãng hơn thường ngày. Nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của trẻ. Nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc nước cháo… cũng rất tốt cho trẻ trong trường hợp này. Nên giữ ấm cho bé trong những ngày trời lạnh .

Khi chọn các món ăn cho trẻ, mẹ nên chú ý  cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Trước bữa ăn, các mẹ cũng nên nhỏ mũi cho trẻ.  Có thể sư dụng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ  để làm thông mũi trẻ. Nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần. Nên tham khảo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì thuốc nhỏ mũi, sau khi nhỏ mũi, các mẹ chú ý dùng khăn mềm lau khô mũi cho bé.

Trong trường hợp trẻ bị sốt, bạn không nên ủ ấm trẻ quá kỹ.  Chú ý cho trẻ mặc  những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn. Trường hợp trẻ bị sốt cao, bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức sử dụng.

Cách phòng tránh

Vệ  sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Thậm chí, nhiều trẻ có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản khi chơi với thú nhồi bông.

Các mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú.

Giữ gìn phòng ngủ của trẻ luôn luôn thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi:

Cho trẻ bú mẹ đầy đủ, nếu trẻ không tự bú thì cần vắt sữa ra bình cho bé ăn hoặc cho bé ăn sữa ngoài trong trường hợp mẹ không có sữa.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy ….Có thể cho bé uống uống orezol trong các trường hợp cần thiết.

Không nên chườm ấm hay chườm lạnh cho bé, tránh làm tăng nhu cầu ôxy.

Trong khi trẻ bị viêm phế quản phổi, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà hoặc tránh cho trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc, tránh cho trẻ ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn.

Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh

Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh đường hô hấp dưới hay thường được gọi là sưng cuống phổi. Tuy thế nhưng bệnh chưa xuống phối chỉ là tình trạng viêm cấp tính ở niêm mạc phế quản. Khi mắc bệnh, con yêu sẽ ho tương đối nhiều kèm theo các triệu chứng đau họng và sổ mũi.

Loại bệnh này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng hoặc đang nhiễm các bệnh như sởi, ho gà, cúm…

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ

Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là do virus gây ra như virus hợp bào hô hấp, virus parainfluenza, sởi, virus adeno và cúm. Con yêu có thể bị nhiễm các loại virus này thông qua các đồ chơi, bề mặt tiếp xúc của các vật dụng thân quen hay thậm chí là trong không khí.

Dấu hiệu trẻ bị mắc bệnh viêm phế quản

Dấu hiệu dễ nhận biết của trẻ mắc bệnh viêm phế quản là cảm lạnh, ho hay viêm mũi, chảy nước mũi kèm theo dấu hiệu sốt hoặc không. Lúc này, virus gây bệnh sẽ làm khí quản của trẻ bị sưng phồng và có dịch nhầy ứ đọng trong phổi. Đây cũng là nguyên nhân gây sốt cao ở trẻ sơ sinh.

Trẻ có thể sốt trên 40°C, có dấu hiệu kháng thuốc hạ sốt, co giật hay thậm chí là hôn mê sâu

Xuất hiện các cơn ho dữ dội và liên tục kèm theo tình trạng tiết đờm, chảy mũi nhiều

Thở khò khè, khó thở kèm theo 2 cánh mũi phập phồng (khi kéo áo con lên mẹ sẽ thấy lồng ngực bị co thắt , đồng thời trên và dưới xương ức bị lõm)

Cơ thể dần chuyển sang tím tái, đặc việt là ở môi, đầu tứ chi, lưỡi

Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy, nôn trớ…

Cách xử lý bệnh cho trẻ

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, cách ly trẻ nhiễm viêm phế quản với khói thuốc, hóa chất

Tránh cho con ăn các thức ăn mát trữ trong tủ lạnh như nước đá, hoa quả, sữa và các loại thực phẩm chế biến sẵn, vì có khả năng gây viêm họng

Nhiệt độ phòng khi sử dụng máy lạnh chỉ nên chênh từ 2 đến 3°C so với ngoài trời, đồng thời không nên để gió của máy lạnh chiếu trực tiếp vào bé

Khi thời tiết giao mùa, ba mẹ nên giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, bạn tránh chọn quần áo quá dày cho bé vì sẽ làm mồ hôi thấm ngược lại cơ thể, khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh

Thường xuyên cho con uống nhiều nước vì sẽ giúp làm loãng đờm, từ đó thuận tiện cho trẻ tống đờm ra khỏi đường hô hấp

Phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh căn bệnh này cho con cưng, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, bạn có thể tham khảo các thông tin hữu ích này:

Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho con, nhất là khu vực tai – mũi – họng mỗi ngày

Cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất độc hại, hay lông mèo, chó, thú nhồi bông

Khi cho bú hoặc tiếp xúc với bé, người lớn nên vệ sinh tay cẩn thận

Không khí trong phòng của con yêu nên thông thoáng và trong lành, đồng thời chăn, gối, nệm của bé nên được vệ sinh thường xuyên và phơi dưới trời nắng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh phải làm sao? Con trai tôi được 9 tháng tuổi, sức đề kháng vẫn còn yếu, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phế quản. Tôi khá lo lắng khi thấy bé hay ho, khó thở, người khá mệt mỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Thanh Bình, Hải Phòng)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm phế quản

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là do đường thở dưới hay còn gọi là cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng đau. Viêm phế quản khiến trẻ ho nhiều, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp, viêm phế quản mãn tính. Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản ở trẻ là:

Do trẻ bị nhiễm khuẩn dẫn đến trẻ sơ sinh bị viêm phế quản. Những loại vi khuẩn, virus thường gặp là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… Bên cạnh đó do trẻ sơ sinh có sức đề kháng bị yếu nên dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập.

Môi trường bị ô nhiễm cũng khiến hệ hô hấp của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng.

Trẻ hít phải khói thuốc hoặc hóa chất,… cũng gây viêm phế quản.

Thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ.

Ngoài ra còn một số trường hợp làm trẻ bị viêm phế quản như do trẻ thiếu thoáng, trẻ bị sặc nước ối, tắm nước quá lâu, dùng điều hòa nhiều,…

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Khi nào cần đưa bé đi khám?

Khi cha mẹ thấy con mình có những biểu hiện trên thì không tự ý điều trị tại nhà mà hãy đưa con đến ngay cơ sở y tế để xét nghiệm máu, chụp X-quang để được chữa trị sớm:

– Thở khò khè yếu ớt, tím tái.

– Có tiền sử bị hen suyễn.

– Nôn ói, sốt cao.

Thời gian điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh: Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là do nhiễm vi khuẩn thì sẽ chữa khỏi trong vòng 1 tuần. Còn nếu viêm phế quản chuyển sang viêm phổi thì sẽ chữa trị lâu hơn mới hoàn toàn bình phục.

Cách chữa viêm phế quản cho trẻ sơ sinh

Chữa viêm phế quản cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều bài thuốc chữa viêm phế quản cho trẻ em từ những nguyên liệu tự nhiên. Ưu điểm của cách này là an toàn, không gây tác dụng phụ cho bé.

Cao tỏi: Dùng 500g tỏi rửa sạch, băm nhuyễn trộn với 2 thìa mật ong được ninh thành cao rồi cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.

Nước mật ong kết hợp củ cải: Lấy 2 muỗng mật ong và 30g củ cải trắng. Rửa sạch gọt vỏ cải trắng rồi ép lấy nước rồi trộn cùng với mật ong, mẹ hãy cho bé uống ngày 2 lần sáng và tối để giảm tình trạng ho của bé.

Ô mai ngâm đường: Lấy khoảng 50g ô mai tươi rửa sạch, để ráo rồi cho vào bình ngâm với 500 đường, đậy nắp để nơi khô ráo. Khoảng 1 tuần thì cho bé uống nước ô mai để tan đường.

Gừng già và gạo: Chuẩn bị 30g gừng và 40g gạo trắng cho vào nồi rang. Tiếp đó đổ thêm 2 chén nước vào nấu khoảng 10 phút rồi cho bé uống khi còn nóng.

Quả quất: Dùng 500g quất tươi rửa sạch, cắt đôi cho vào bình thủy tinh ngâm với 10g mật ong và vài lát gừng. Đợi khoảng 5 ngày, nước cốt hòa cùng với mật ong rồi cho trẻ uống ngày 2 lần để đạt được kết quả.

Tỏi: Trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin sẽ giúp cải thiện máu lưu thông trong phổi nhờ vậy sẽ điều hòa nhịp thở. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều vitamin cùng các hoạt chất chống viêm sẽ rất tốt để chữa bệnh ở bé nên các mẹ đừng quá lo lắng!

Chữa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh bằng thuốc tây

Các loại thuốc tây được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị tình trạng bệnh ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

Thuốc kháng: Được dùng trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn.

Thuốc giãn phế quản nhóm xanthine, nhóm kháng cholinergic,…

Thuốc loãng đờm: Có nhiều loại thuốc loãng đờm giúp giảm độ dính của đờm như bromhexin, acetylcystein, carbocystein…

Cách chăm sóc và phòng tránh

Để phòng tránh và chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà, mẹ cần:

– Vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh đờm bị ứng đọng.

– Giữ ấm cho trẻ.

– Cho trẻ uống nhiều nước: Việc này sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng.

– Cho trẻ sơ sinh bú nhiều sữa hơn.

Có rất nhiều cách chữa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo ở trên. Với những thông tin trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc. Nếu trẻ có những biểu hiện trên hãy nhanh chóng đưa trẻ đến ngay bệnh viện để khám và điều trị.

– Massage ngực và cổ cho bé để giảm thiểu độ khò khè.