Sốt Mọc Răng Là Gì
Với trẻ sơ sinh, trẻ bắt đầu mọc răng sữa trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tháng tuổi và hoàn thiện hàm răng sữa này đến khoảng 2 tuổi. Còn giai đoạn 5-12 tuổi là giai đoạn thay răng sữa bằng răng trưởng thành.
Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể hơn mức bình thường (36.5-37.5°C). Đa phần nguyên nhân sốt ở trẻ em là do nhiễm khuẩn vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.Còn trẻ sốt mọc răng cơ thể trẻ ở mức 38-38,5 °C, một số trường hợp sốt cao là do tiến triển bệnh cấp tính gây viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng.
Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc không sốt. Phần lớn, trẻ sốt trong quá trình mọc răng là do bị viêm lợi.
Dấu hiệu trẻ sốt do mọc răng
Khi mọc răng ở trẻ em được các bác sĩ nha khoa cho rằng thời điểm mọc răng của trẻ đồng thời trùng với giai đoạn trẻ đã hết thời gian có được khả năng miễn dịch nhận được từ người mẹ.
Chảy nước dãi.
Dấu hiệu này rất dễ nhận biết ở trẻ nhỏ và trẻ lớn khi mọc răng.Vì khi chuẩn bị mọc răng sẽ kích thích tuyến nước bọt nên trẻ thường xuyên chảy nước dãi.
Khi trẻ bắt đầu mọc răng có thể kèm theo ho bởi vì có nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc.Tuy nhiên nếu bé có triệu chứng ho kèm sốt, sổ mũi, dị ứng thì đấy mới là dấu hiệu trẻ bị ốm.
Cằm nổi mẩn đỏ
Do trẻ bị chảy nhiều nước dãi khi nước dãi tiếp xúc trực tiếp với da dưới cằm,miệng.Nếu không lau kịp sẽ khiến trẻ bị nổi mẩn.
Áp lực khi những mầm răng và thành nướu của trẻ sẽ khiến con không hề thoải mái,khó chịu,buồn mồm một chút nào.Vì vậy trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm,cắn bất cứ cái gì chúng có trong tay.
Lượi của bé sưng to hơn bình thường và bị đỏ,có thể trẻ bị sốt nhẹ và hay quấy khóc.
Sự đau nhức, khó chịu khi những chiếc răng nhú lên sẽ khiến trẻ có hiện tượng chán ăn và lười ăn hơn.
Khó ngủ.
Khi mọc răng ở trẻ em sẽ khiến trẻ hay bị thức giấc và khó ngủ cả ban ngày và đêm.
Bé dễ cáu gắt.
Mọc răng khiến lợi bé bị sưng, đau. Những cơn đau lợi là nguyên nhân dẫn của việc bé khó tính hơn bình thường, ngủ không ngon và lười bú.
Tiêu chảy.
Khi mọc răng bé dễ bị tiêu chảy vì lợi nứt ra tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đối với bé dưới 6 tháng, ti mẹ hoàn toàn, sữa mẹ sẽ giúp thải khuẩn. Đối với bé trên 6 tháng, cha mẹ nên cho bé uống enzyme
Kéo tai, xoa cằm và má.
Khi mọc răng bé có thể kéo mạnh tai hoặc chà vào má hoặc cằm. Bằng cách kéo và cọ xát xung quanh quai hàm, trẻ tạo ra áp lực giúp giảm bớt đau và nhói bởi vì nướu, tai và má có chung đường dây thần kinh.
Cha mẹ nên làm gì khi bé bị sốt do mọc răng
Khi trẻ bị nóng cha mẹ nên đo nhiệt độ cho trẻ. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ ở dưới 38.5 độ C mẹ nên
lau cơ thể cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khi trẻ sốt trên 38.5 0c
Cho trẻ tắm bằng nước ấm.
Trẻ tắm bằng nước ấm sẽ giúp trẻ bình tĩnh và quên đi phần nào những cơn đau nức khiên bé bớt quấy khóc.
Cho trẻ ngậm núm ti lạnh.
Khi nhú răng, trẻ rất thích ngậm đồ để bớt ngứa nướu. Vì vậy, các mẹ nên cho con ngậm núm ti lạnh để xoa dịu khó chịu của trẻ.
Ướp lạnh khăn.
Mẹ nên lấy 1 chiếc khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Vải bông mềm khi bị đông cứng rất thích hợp cho trẻ chườm hoặc gặm thoải mái giúp bé bớt cơn đau mọc răng. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh, mẹ cần cho chiếc khăn vào 1 hộp nhựa sạch.
Dùng ngón tay của mẹ xoa dịu cơn đau của con.
Khi con quấy sốt mọc răng, các mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát- xa lợi cho con.
Giữ vệ sinh răng miệng. Cho con uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.
Không để trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể con sẽ nhai làm tổn thương đến lợi.
Chế độ dinh dưỡng cho bé mọc răng
Khi trẻ sốt do mọc răng hàm, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, bởi lúc này trẻ ăn uống rất khó khăn, thường bỏ ăn do sưng nướu đau.
Mẹ cho trẻ ăn các loại thực phẩm xay nhuyễn, mềm để tránh tác động mạnh đến chỗ nướu đang bị sưng do răng mọc.
Ngoài ra, cho con ăn các thực phẩm như cà rốt, táo hoặc dưa chuột gọt vỏ. Khuyến khích các bé nhai bằng 2 hàm. Khi ăn, bạn cần chú ý gọt vỏ, cắt nhỏ để bé không bị hóc các dị vật.
Trong thực đơn của bé, mẹ bổ sung thêm các loại nước trái cây tốt cho bé vừa cung cấp vitamin để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, lở loét nướu, lợi.
Mẹ có thể cho bé uống nước hơi lạnh hoặc trái cây ướp lạnh để xoa dịu cơn đau răng cho trẻ.