Dấu Hiệu Sắp Sinh Con So Trước 1 Tuần / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

13 Dấu Hiệu Sắp Sinh Con So Trước 1 Tuần Chính Xác Nhất

Dấu hiệu sắp sinh trước 1-2 tuần trước khi sanh là: giảm cân, tiêu chảy bất thường, đau lưng dưới, đau bụng dưới, bụng tuột hơn so với thông thường và kem theo đó là những cơn co thắt, gò cứng bụng.

Những dấu hiệu sắp sinh trước 1-2 tuần mẹ cần NẰM LÒNG

Giảm cân

Những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ giữ nguyên cân nặng. Tuy nhiên càng gần đến ngày sinh thì có hiện tượng giảm cân từ 1-1,4 kg. Đây cũng là chuyện bình thường không có gì đáng lo.

Dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu phải ‘nằm lòng’

Bị tiêu chảy nhẹ

Đau lưng dưới

Một số phụ nữ bảo rằng họ cảm thấy những cơn đau âm ỉ ở phần sau lưng khiến họ cảm khó ở và bồn chồn.

Nhiều chị em có triệu chứng hệt như trước kì kinh nguyệt trước khi bước vào kì sinh, cảm thấy khó ở, đau đầu, mệt mỏi. Một số người có thể bị tiêu chảy trong giai đoạn này.

Tiết dịch nhầy âm đạo

Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung được chặn lại bởi một lớp dịch nhầy âm đạo. Khi cổ tử cung bắt đầu mềm và dãn rộng ra, lớp dịch này có thể chảy ra ngoài. Dịch nhầy có thể xuất hiện khoảng 1 tuần trước khi sản phụ sinh, hoặc chỉ chảy ra ngay trong lúc sinh nở. Dịch nhầy thường có màu đỏ tươi, hoặc màu máu nâu.

Khi chuyển dạ

Không có gì phải lo lắng trừ khi bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện

Ra dịch nhớt hồng

Một buổi sáng thức giấc bình thường và bạn nhận thấy có nhớt hồng ở đáy quần lót, dân gian hay gọi “hồng hồng máu cá” thì đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày sinh của bạn đã cận kề. Không có gì phải lo lắng trừ khi bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện.

Muốn đi tiểu

Tuy nhiên, thai nhi sẽ ép vào bàng quang làm cho thai phụ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn bao giờ hết. Áp lực tăng lên trên các mạch máu dẫn đến chân mẹ sẽ bị tê, mỏi, phù đầu gối và mắt cá chân. Hãy giữ chân của bạn càng cao càng tốt và nghiêng người về phía bên trái để giúp giảm phù bàn chân.

Co thắt tử cung, đau bất thường, gò cứng bụng

Vài tuần trước khi sinh nở, tử cung sẽ bắt đầu luyện tập cho hành trình sắp tới bằng việc bắt đầu những cơn gò nhỏ ở tử cung, diễn ra trong khoảng 30 giây và lặp lại một cách ngẫu nhiên khiến bạn đôi khi không nhận ra. Chúng gây ra những cơn đau ngắn và bạn có thể cảm thấy như bị thắt chặt ở vùng bụng một lúc.

Bạn có thể bị thấy đau đến mức không ngủ được vì những cơn gò. Đây là lúc để bạn thực hiện các kĩ thuật thả lỏng như đã được hướng dẫn trong lớp học tiền sản để chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới.

Càng gần đến ngày sinh, các cơn gò càng diễn ra nhiều và mạnh hơn đến nỗi, bạn có thể tự hỏi có phải đây là lúc “đó”.

Dấu hiệu chuyển dạ mẹ phải chú ý

Triệu chứng này được gọi là “sinh giả” nhiều thai phụ đã nhầm và vội đến bệnh viện vào giữa đêm vì lo sắp chuyển dạ. Sau đó, họ lại phải về nhà để tiếp tục chờ đợi đến ngày sinh thật.

Khi nào mẹ phải đi viện NGAY?

Theo trang Eva, việc khởi phát chuyển dạ và hạ sinh em bé không phải xuất hiện cùng một lúc vì vậy mẹ bầu nên bình tĩnh để thu xếp đồ dùng, thông báo cho người thân và di chuyển đến bệnh viện một cách an toàn.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có những dấu hiệu đặc biệt sau thì cần vào viện ngay, càng sớm càng tốt:

Các cơn đau xuất hiện cách nhau dưới 5 phút. Muốn biết điều này, khi các cơn đau bắt đầu bạn cần nên đo thời gian từ lúc bắt đầu cơn gò này đến lúc bắt đầu cơn gò tiếp theo.

Bạn thấy vỡ ối hoặc ra máu tươi.

Bạn cần sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để chống chọi với những cơn đau.

tu khoa

xem dấu hiệu sắp sinh em bé

dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần

kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh

dấu hiệu sắp sinh con trước 1 tuần

dau hieu sap sinh truoc vai ngay

thai bao nhiêu tuần thì sinh

kinh nghiệm chuyển dạ của các mẹ

Các Dấu Hiệu Sắp Sinh Con So Trước 1 Tuần, Chị Em Nên Biết

by Nguyễn Năm144 Views

Đặc điểm khi sinh con so

Mẹ bầu sẽ cảm nhận thai máy từ 18-20 tuần và bà bầu sinh con so sẽ có thời gian để chuyển dạ lâu hơn từ 16-24 giờ. Bên cạnh đó, mẹ bầu sinh con so thường sớm hơn ngày dự sinh từ 7-10 ngày, sinh con so thường rất đau do đây là lần đầu sinh của mẹ, chưa có kinh nghiệm thở và rặn đẻ nên bé ra khó khăn hơn so với sinh em bé lần 2.

Dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần

Đau lưng và đau bụng dưới

Những dấu hiệu sắp sinh con so được báo trước

Bà bầu sẽ đi vệ sinh nhiều hơn so với lúc bình thường

Nguyên nhân là do nội tiết tố làm cho các khớp ở vùng chậu dãn và dây chằng mềm ra để giúp đường kính của khung chậu rộng hơn. Nhờ vậy, thai nhi có thể dễ dàng đi ra hơn.

Cơn gò tử cung

Nguyên nhân là do lúc này thai nhi đã lọt xuống khung chậu làm kích thích bang quang ở trước nên mẹ có cảm giác đi tiểu nhiều hơn. Hơn nữa, thai nhi cũng kích thích vào trực tràng ở phía sau nên mẹ đi cầu nhiều hơn lúc bình thường.

Cơn gò tử cung còn được gọi là Braxton Hicks, cơn gò này xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều nhưng không gây cảm giác đau cho bà bầu. Mục đích của cơn gò tử cung là để giúp cho ngôi thai bình chỉnh được tốt hơn.

Từ đó, thai nhi ở trong tử cung lọt xuống tiểu khung, trình diện eo trên khung của mẹ và có ngôi thai thuận. Nhờ vây, việc sinh đẻ diễn ra được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Ngừng việc tăng cân

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ khi đó mẹ tăng cân chóng mặt nhưng đến giai đoạn cuối của thai kỳ thì có xu hướng ngừng tăng cân. Đôi khi nhiều mẹ bầu có thể giảm 1-2 kg và điều này thì hoàn toàn bình thường không ảnh hưởng đến cân nặng của em bé. Nguyên nhân của sụt giảm kí là do lượng nước ối của bà bầu giảm đi.

Cảm thấy dễ thở hơn

Nguyên nhân là do thai nhi đã lọt xuống tiểu khung của mẹ nên dễ thở hơn khi nằm. Dấu hiệu này thường gặp với những mẹ sinh con so và với mẹ sinh con lần 2 thì có thể gặp hay không gặp do thai nhi lọt xuống tiểu khung sẽ xảy ra ở bước chuyển dạ thật sự.

Vùng kín của mẹ sưng

Nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi làm thay đổi thần kinh nên đường kính ống âm đạo dãn nở tốt. Nhờ đó, thai nhi có thể đi ra dễ dàng hơn khi đến lúc chuyển dạ.

Dấu hiệu sắp sinh con so không báo trước

Xuất hiện dịch nhầy

Trong giai đoạn thai kỳ thì cổ tử cung luôn đóng kín để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm và ảnh hưởng đến thai nhi. Khi sắp chuyển dạ thì dưới tác dụng của cơn gò tử cung sẽ xuất hiện dịch nhầy có màu hồng.

Đau bụng theo cơn

Cơn đau này thường xuất hiện đột ngột, đều đặn và kéo dài khoảng 20 giây và mỗi cơn đau cách nhau khoảng 5 phút.

Phù 2 chân

Nguyên nhân là do thai nhi lớn nên đè nặng vào tĩnh mạch của chủ dưới nên làm cho máu về tim giảm nên gây ra phù 2 chân. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện khoảng vài tuần trước khi chuyển dạ và sẽ tự xẹp lại. Nếu phù 2 chân lại xuất hiện thì đó là dấu hiệu sắp sinh.

Mất ngủ

Vào thời gian này mẹ sẽ cảm thấy khó ngủ hơn mặc dù đã được báo trước ngày sinh đẻ.

Một số cách giảm đau tự nhiên cho mẹ bầu trong giai đoạn chuyển dạ

Di chuyển xung quanh nhẹ nhàng: Các mẹ có thể đi bộ, thay đổi vị trí hay ngồi trên quả bóng dành cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt, đi bô là cách giảm đau nhất vì nó khuyến khích thai nhi lọt xuống khung xương chậu đúng nhất. Nhờ vậy, bà bầu sẽ sinh đẻ dễ dàng và thoải mái hơn.

Chườm ấm: Giúp giảm căng thẳng và vì vậy, cơn đau cũng giảm đi rỡ rệt khi đến ngày chuyển dạ.

Massage: Là cách giảm căng thẳng, lo lắng và kiểm soát các cơn co thắt tốt nhất. Do đó, mẹ hãy áp dụng cách này để giảm đi nỗi đau khi chuyển dạ.

Dấu Hiệu Sắp Sinh Con Trước Một Tuần

Không giống như tam cá nguyệt thứ hai hay hai tháng đầu của tam cá nguyệt thứ ba, trong tháng cuối cùng, mẹ bầu sẽ thấy vòng bụng mình không tăng lên nữa và thậm chí còn nhỏ lại. Tương tự, cân nặng của mẹ cũng chậm lại hay có phần sụt một sút. Lý do là vì thai sắp đủ ngày, lượng nước ối trong bào thai giảm dần và chuẩn bị cho sự chuyển dạ sắp xảy ra.

2. Buồn tiểu liên tục

Trong tháng cuối, đầu của bé bắt đầu di chuyển xuống tiểu khung, chèn ép vào các tạng xung quanh, đặc biệt là bàng quang. Do đó, mẹ bầu sẽ thấy phần bụng dưới của mình trở nên nặng nề hơn trong khi phần bụng trên lại cảm giác “trống rỗng”. Kèm theo đó, mẹ bầu phải thường xuyên đi tiểu rất nhiều lần hay có thể bị són tiểu, són phân. Điều này đôi khi sẽ khiến cho sản phụ khó chịu và không thể có được giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra với các bé có hiện tượng xoay đầu để chuẩn bị sinh thuận theo ngả âm đạo. Với các bé có “ngôi ngược” thì sẽ không có hiện tượng này.

3. Cơn gò tử cung rải rác

Từ tuần 30 đến 37, đa số các mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận các cơn gò tử cung. Đây được nhận biết là cơn gồng cơ lan tỏa khắp bụng, đôi khi khiến sản phụ đau nhẹ hay chỉ là một cảm giác trằn trọc đơn thuần. Các cơn xuất hiện rải rác trong ngày, không có tần suất nhất định, thường dưới một cơn trong một giờ. Cơn gò dễ khởi phát khi mẹ cử động, di chuyển mạnh hay bé xoay trở. Thời gian cơn luôn dưới 10 phút và sau đó sẽ khỏi hoàn toàn. Cơn gò này không làm thay đổi độ xóa mở cổ tử cung. Đây là những đặc điểm quan trọng phân biệt với cơn co tử cung chuyển dạ thật sự và cần đến bệnh viện ngay lập tức.

4. Thay đổi cổ tử cung

Dấu hiệu này được nhận biết bằng cách thăm khám bằng tay bên trong âm đạo. Khi đầu thai di chuyển xuống, cổ tử cung sẽ trở nên ngắn lại dần và bắt đầu hé mở ra. Tuy nhiên, sự thay đổi cổ tử cung không được chọn làm dấu hiệu sắp sinh con so vì trong các trường hợp này, cổ tử cung chỉ bắt đầu xóa mở khi vào chuyển dạ thực sự với cơn co tử cung hiệu quả.

Nhờ vào sự thay đổi cổ tử cung, nhất là khi chuẩn bị sinh con rạ, bác sĩ sản khoa sẽ xác định bạn có vào chuyển dạ hay chưa hoặc cần theo dõi tiếp. Đồng thời, trong lần khám thai cuối cùng này, bác sĩ cũng sẽ xác định liệu khung chậu của mẹ có thuận lợi cho cuộc sinh thường hay không hoặc cần mổ bắt con.

Những điều trên cung cấp các dấu hiệu sắp sinh con trước một tuần, đặc biệt hữu ích cho các mẹ sắp sinh con so. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu này, các mẹ hãy thu xếp công việc, sẵn sàng hành trang, vật dụng cần thiết để nhanh chóng đi sinh bất cứ lúc nào. Đây là khoảng thời gian ít ỏi cuối cùng để mẹ có thể chuẩn bị mọi thứ một cách hoàn hảo nhất, chào đón bé yêu sắp sửa chào đời.

Để quá trình sinh diễn ra thuận lợi, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu sinh bạn nên đến ngay cơ sở y tế đặc biệt là những trường hợp vỡ ối, tránh để lâu sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói. Với gói khám này, mẹ sẽ được khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe. Thai nhi được theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa ở tuần thai 37-40 dự kiến thời điểm sinh chính xác. Khi chuyển dạ, mẹ sẽ được thực hiện các kỹ thuật giảm đau khi sinh và sau sinh như: gây tê ngoài màng cứng, gây tê thần kinh thẹn (áp dụng với đẻ thường), điều trị đau sau mổ (áp dụng với đẻ mổ). Đặc biệt, Vinmec đang triển khai các dịch vụ Plasma lạnh giúp các vết thương nhanh lành như: vết mổ lấy thai, vết khâu tầng sinh môn, cuống rốn trẻ em và tình trạng cương sữa tránh tình trạng sưng đỏ, nhiễm trùng, khô, phẳng, mép liền đẹp, ít đau, không thâm tím, không lồi.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản tại Vinmec thì hãy đăng ký trực tiếp tại website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Dấu Hiệu Sắp Sinh Trước 1 Ngày, 1 Tuần Chính Xác Nhất!

Điểm trung bình: 4.3/5 Bài viết có ích: 989 lượt bình chọn

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày, 1 tuần mặc dù khá rõ rệt nhưng với những mẹ sinh con đầu lòng chưa có kinh nghiệm. Việc nhận biết lại không hề dễ dàng một chút nào. Vì vậy, tìm hiểu các tài liệu về biểu hiện, triệu chứng sắp sinh con để mẹ có thể bình tĩnh tìm cách xử lý là điều vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu, triệu chứng chuyển dạ sắp sinh trước 1 ngày

Khi có dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày, chuyển dạ dữ dội hơn, người mẹ cần phải được nhập viện từ sớm để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Gần đến ngày sinh, màng trong tử cung sẽ tiết ra tố chất tuyến tiền liệt, còn nhau thai tiết hormone progestogen. Lúc này, cổ tử cung cũng mở rộng, làm các mạch máu nhỏ ở gần cổ tử cung vỡ ra khiến âm đạo chảy ra hoặc có lẫn màu hồng của máu. Ở một số trường hợp khác, chất nhầy này có thể có màu cà phê hoặc đỏ tươi.

Đây là biểu hiện mẹ bầu sắp sinh em bé rõ rệt nhất mà các mẹ sinh con so có thể cảm nhận được. Những cơn đau ở phần bụng dưới xuất hiện thường xuyên, đều đặn hơn, mẹ lầm tưởng rằng mình cần đi vệ sinh nhưng không phải, và mẹ có nghỉ ngơi thì những cơn đau này cũng không chấm dứt.

Các cơn đau xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, thời gian đau kéo dài, cường độ đau tăng lên thì có nghĩa là mẹ đang chuyển dạ và cần nhập viện đấy.

Là hiện tượng màng thai rách ra, nước ối chảy ra ngoài qua đường âm đạo. Nước này có màu gần giống nước tiểu, có thể có gợn máu, chảy rất nhiều mà người mẹ không thể kiểm soát được. Đa số người mẹ vỡ nước ối sau khi cảm thấy đau bụng, một số khác lại không hề cảm nhận được cơn đau ngay cả khi nước ối đã tràn ra ngoài.

Vỡ nước ối là tình huống gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi, phải đưa mẹ nhập viện ngay lập tức (kể cả khi thai nhi chưa đủ tháng). Trường hợp này, khả năng mẹ phải sinh mổ rất cao vì nước ối đã vỡ ra ngoài hết, việc rặn đẻ và sinh khô rất khó khăn.

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần

1 tuần trước khi sinh, đầu em bé chúi xuống dưới để chuẩn bị ra ngoài, do đó bụng bầu của mẹ sẽ sa xuống dưới. Khi để ý một chút, mẹ có thể thấy ngực không còn chạm vào phần trên bụng nữa. Mẹ cũng có thể cảm nhận được rõ rệt cảm giác đầu em bé đã lọt xuống khung xương chậu. Lúc này, việc di chuyển, đi lại của người mẹ cũng trở nên khó khăn hơn trước.

Với những mẹ sinh con so, dấu hiệu này có thể xuất hiện sớm hơn, chẳng hạn như trước khi em bé chào đời 2 tuần.

Ở những tháng cuối của thai kỳ, quá trình tăng cân càng diễn ra mạnh mẽ. Nếu như ở quý thứ 2, người mẹ chỉ tăng 4 – 5 kg thì ở quý cuối của thai kỳ, mẹ có thể tăng tới 12 – 13 kg so với trước khi mang thai. Nhưng 1 tuần trước khi về đích, quá trình tăng cân này sẽ chững lại, thậm chí mẹ bị hụt mất 1 – 2 kg cũng là chuyện bình thường.

Đầu thai nhi chúi xuống dưới tạo sức ép lên bàng quang khiến cho số lần tiểu tiện của người mẹ tăng lên. Trước mỗi lần tiểu tiện, mẹ cũng sẽ thấy tử cung co thắt, bụng đau. Đây là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần khá điển hình. Càng về những ngày cuối của thai kỳ thì cường độ tiểu tiện sẽ càng tăng.

Cũng do đầu thai nhi chúi xuống mà hệ thống dây thần kinh ở chân của mẹ bị chèn ép, đại tủy bị co. Lúc này, người mẹ sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau ở lưng, eo, tê bì chân và chân bị sưng phù. Mặc dù hiện tượng này có thể đã xuất hiện từ quý 2 của thai kỳ, nhưng trước khi sinh 1 tuần, chúng sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Thời gian này, một số mẹ bầu bị đau tức bụng nhưng không đều. Đây là biểu hiện đau đẻ giả, khi mẹ nghỉ ngơi thì chúng tự giảm hoặc mất đi và tăng lên khi mẹ vận động. Nhưng mẹ cũng phải theo dõi thường xuyên để biết đươc tần suất đau bụng có tăng lên hay không.

Mẹ nên làm gì khi những dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày gây khó chịu?

Đối mặt với các dấu hiệu trước khi sinh, mẹ nên yên tâm sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi cũng như có giấc ngủ thật thoải mái.

Nên nghỉ ngơi và không làm việc nhiều ở thời điểm sắp sinh này, vẫn làm việc nhẹ nhàng như ngồi đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn và đi bộ.

Không thức khuya quá 22 giờ, tránh căng thẳng, hạn chế ngồi lâu trên máy vi tính hay ngồi lâu trước màn hình ti vi trên 2 tiếng đồng hồ, tránh xem các phim bạo lực, phim tình cảm có tính chất gây buồn phiền. Thay vào đó nên xem phim ca nhạc, phim hài mang tính chất hưng phấn, vui vẻ.

Khi mẹ nằm nghỉ hay ngủ, nên nằm nghiêng trái, điều này sẽ tránh được tử cung lớn đè vào động mạch chủ, giúp cho máu đến nuôi dưỡng thai nhi được tốt.

Bà bầu nên ngủ, nằm nghiêng bên trái

Khi mẹ thức thai nhi cũng thức theo mẹ, khi mẹ ngủ thai nhi cũng ngủ theo mẹ. Mẹ cần theo dõi cử động thai máy, mỗi 2 giờ thai nhi sẽ máy và sẽ cử động đạp tay chân làm cho mẹ có cảm giác bé vận động 1 lần.

Chuẩn bị đồ dùng cần cho mẹ và bé khi có những dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày

Biết được các dấu hiệu sắp sinh, mẹ sẽ có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng sinh cho bé và cho mẹ cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng các hồ sơ và giấy tờ cần thiết để đi sinh.

Bao gồm quần áo, tã lót, khăn bông, khăn giấy, vớ, nón mũ. Bình sữa, sữa hộp dành cho bé sơ sinh.

Quần áo, khăn, vớ chân, bình nước nguội và bình nước sôi. Trên thực tế hiện nay một số các bệnh viện đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng của bé và đồ của mẹ rồi, nên khi chọn bệnh viện để sinh thì mẹ cũng cần tìm hiểu. Nếu mẹ đi sinh nơi bệnh viên có khoa sản đã cung cấp đầy đủ đồ dùng của mẹ và bé thì mẹ không cần phải mang đi.

Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.

Qua nội dung trong bài, mẹ bầu đã biết dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày, trước 1 tuần không khó để nhận biết. Để không bị nhầm lẫn các triệu chứng, mẹ cần chắc chắc về ngày dự sinh của mình. Mọi chi tiết liên hệ các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn miễn phí.

CHÚ Ý: Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng, Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn!

PGS.TS chúng tôi Nguyễn Mạnh Nhâm

Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.

Hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ (ASCRS) và Hội Phẫu thuật Tiêu hoá Pháp (SFCD)..

Hà Nội

Chuyên khoa: Ngoại khoa

Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 1978

Có hơn 30 năm công tác trong quân đội, đạt được nhiều thành tích trongg điều trị các bệnh Hậu Môn Trực Tràng.

Hà Nội

TS.BÁC SĨ CK II TRỊNH TÙNG

Chuyên khoa: Ngoại khoa

Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn

Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW

Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

Hà Nội