Dấu Hiệu Nhận Biết Bị Bệnh Thận / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

12 Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Bị Bệnh Thận

Những dấu hiệu của bệnh thận như thế nào để biết đề phòng

1.Thay đổi chức năng tiết niệu :

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh thận là những thay đổi về số lượng và số lần đi tiểu của bạn. Nó có thể tăng hoặc giảm tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Nước tiểu có màu tối hơn. Bạn có thể cảm thấy buồn đi tiểu nhưng không thể đi hoặc đi khó khăn.

2.Đau trong khi đi tiểu hoặc đi tiểu khó khăn.

Đôi khi bạn có thể cảm thấy đau hoặc khó khăn khi đi tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng như đau hay rát khi đi tiểu . Khi nhiễm trùng lây lan sang thận chúng có thể gây sốt và đau ở lưng .Lúc này, đi khám các bác sĩ chắc chắn đã thông báo rằng bạn bị bệnh thận

Đây là một dấu hiệu nguy hiểm trong bệnh thận, cách tốt nhất khi bạn gặp trường hợp này là phải đến ngay bác sỹ để được tư vấn và kiểm tra một cách tốt nhất.

Thận có chức năng có thể loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, lượng nước dư thừa này sẽ xây dựng gây sưng phù tay, bàn chân, mắt cá chân và khuôn mặt của bạn .

Thận sản xuất một hormone gọi là erythropoietin giúp làm cho các tế bào mang oxy. Khi nhiễm bệnh thận có thể khiến lượng hồng cầu trong máu giảm. Lượng oxy trong máu không được cung cấp đầy đủ khiến cơ thể rơi và trạng thái mệt mỏi và sức khỏe giảm sút.

Bên cạnh đó, dấu hiệu của bệnh thận cũng có thể là thiếu máu do bệnh thận cũng có thể làm lượng oxy được đưa tới não không đầy đủ dẫn đến hiện tượng chóng mặt và mất khả năng tập trung.

Nếu bạn bị thận cơ thể sẽ thường xuyên cảm thấy lạnh do lượng máu trong cơ thể bị thiếu. Viêm bể thận (viêm thận) có thể gây sốt kèm ớn lạnh .

8. Phát ban và ngứa

Suy thận khiến cơ thể không lọc được hết chất độc, khiến cơ thể có hiện tượng phát ban và ngứa

Suy thận làm tăng mức độ urê trong máu. Urê này được chia thành amoniac trong nước bọt gây ra hơi thở hôi nước tiểu.

Việc tăng các chất thải trong máu cũng có thể gây cho bạn cảm giác buồn nôn và khó chịu.

11.Bệnh thận gây ra chất lỏng tích tụ trong phổi. Và cũng có thể, thiếu máu một tác dụng phụ thường gặp của bệnh thận , khiến cơ thể không cung cấp đủ lượng oxy khiến bạn có thể gặp khó khăn khi thở .

Điều quan trọng là xác định bệnh thận sớm vì trong nhiều trường hợp thiệt hại trong thận không thể hồi phục được . Để giảm nguy cơ bị bệnh thận nặng, bạn hãy lắng nghe và điều trị theo tư vấn của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục. Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh thận có thể điều trị rất hiệu quả.

Nguồn :Tổng hợp

Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Suy Thận

Khi thận bị suy mà không được chữa trị sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Điều này rất nguy hiểm vì nó có khả năng gây tử vong.

Mỗi một con người có hai quả thận (thận trái và thận phải), nằm trong khoang bụng ở hai bên cột sống, giữa lưng, ngay trên thắt lưng.

Chúng cùng thực hiện nhiệm vụ chung là loại bỏ các chất thừa (muối, chất điện giải, nước) và các chất thải từ máu ra khỏi cơ thể và kiểm soát các chức năng khác của cơ thể (điều hòa huyết áp…).

Thận khoẻ mạnh sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:

– Duy trì sự cân bằng nước và nồng độ các chất khoáng như natri, kali và phốt pho trong máu.

– Loại bỏ các sản phẩm thải từ máu, hoạt động cơ bắp, tiếp xúc với hóa chất hoặc thuốc

– Sản xuất renin, một loại enzyme giúp điều chỉnh huyết áp

– Sản xuất một chất hóa học gọi là erythropoietin, vốn kích thích sản xuất tế bào hồng cầu

– Sản xuất một dạng hoạt động của vitamin D, cần thiết cho sức khỏe của xương.

Khi thận bị suy, mọi chức năng của chúng đều bị suy giảm, cho nên một lượng lớn dịch, chất điện giải, chất thải, chất độc…bị tích lũy, từ đó gây sưng ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém và khó thở.

Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng trên có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn, và thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn.

Điều này rất nguy hiểm vì nó có khả năng gây tử vong.

Nếu 2 quả thận đột ngột ngừng làm việc, các bác sĩ gọi đó là tổn thương thận cấp, hay là suy thận cấp (ARF).

Có ba nguyên nhân chính gây ra vấn đề này:

– Thiếu lưu lượng máu đến thận

– Tổn thương trực tiếp đến thận

– Tắc nghẽn dòng nước tiểu.

Những điều này xảy ra khi bạn:

– Chấn thương gây mất máu

– Mất nước

– Tổn thương thận do sốc trong một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là nhiễm trùng huyết

– Dòng nước tiểu bị cản trở, ví dụ như phì đại tuyến tiền liệt

– Tổn thương từ các loại thuốc hoặc chất độc

Dấu hiệu của bệnh suy thận cấp:

– Các triệu chứng ban đầu: Lượng nước tiểu ít hoặc không có.

– Các triệu chứng khi bệnh trở nên nặng: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng; không ngủ được, động kinh, ngẩn ngơ, hôn mê, ngứa, huyết áp tăng cao hoặc thấp, bầm hoặc chảy máu nhưng không rõ nguyên nhân.

Các nguyên nhân gây bệnh:

Khi 2 quả thận không làm việc hiệu quả kéo dài hơn 3 tháng, các bác sĩ gọi đó là bệnh thận mạn tính (CKD).

Bệnh thận mạn đặc biệt nguy hiểm bởi vì bạn có thể không có triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển, thường không thể khắc phục.

Bệnh tiểu đường (tuýp 1 và 2) và huyết áp cao là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh suy thận mạn.

Hàm lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm hại thận.

Tình trạng tăng huyết áp, không được kiểm soát kéo dài gây ra áp lực cao trong cầu thận, làm giảm mức lọc cầu thận.

Các nguyên nhân khác:

– Tình trạng hệ miễn dịch như lupus và bệnh mạn do virus như HIV/ AIDS, viêm gan B, viêm gan C

– Nhiễm trùng đường tiểu trên, được gọi là viêm thận mủ, có thể dẫn đến sẹo khi lành. Nhiều lần dẫn đến tổn thương thận.

– Viêm trong các bộ lọc nhỏ (cuộn quản cầu) trong thận; điều này có thể xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn và các nguyên nhân khác không rõ.

– Bệnh thận đa nang, trong đó u nang chứa đầy dịch hình thành trong thận theo thời gian.

Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh thận di truyền.

– Khuyết tật bẩm sinh, thường là hậu quả của tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc dị dạng có ảnh hưởng đến thận.

– Thuốc và độc tố, bao gồm tiếp xúc lâu dài với một số loại thuốc và hóa chất.

Chẳng hạn như NSAID (thuốc chống viêm không steroid).

Ibuprofen và naproxen, hoặc các loại thuốc tiêm tĩnh mạch “đường phố”.

– Suy thận thường không có triệu chứng ban đầu và diễn biến âm thầm, từ từ.

– Các dấu hiệu và triệu chứng muộn:

Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng.

mệt mỏi, thở gấp, đau dạ dày, tê, ngứa ran, nóng đốt chân và tay.

giảm ham muốn tình dục.

không có kinh nguyệt, thiếu máu, đau cơ và xương.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số tình trạng như ngủ không ngon, trầm cảm, động kinh, ngẩn ngơ và hôn mê; ngứa, huyết áp bất thường, và các vấn đề về chảy máu cũng có thể xảy ra.

Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Của Bệnh Thận Yếu

Ngoài ra, đối với nam giới chúng còn có nhiệm vụ điều hòa hormon sinh dục androgen, giúp hình thành các đặc tính nam và duy trì hoạt động tình dục. Điều đó giải thích tại sao nếu ở thận có vấn đề gì, thì sức khỏe bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngoài ra còn có thể tác động tới tâm lý và sinh lý của nam giới, sinh hoạt vợ chồng cũng vì thế mà “liên lụy”.

Một trong những vấn đề thường gặp hiện nay đó là thận yếu. Tỷ lệ người mắc chứng thận yếu đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Nguyên nhân gây thận yếu được xác định do: Tuổi cao; thói quen hút thuốc lá; bị thừa cân béo phì; lười vận động; bị bệnh sỏi thận, huyết áp cao, tiểu đường,…

Làm thế nào để nhận biết triệu chứng của bệnh thận yếu?

Không khó để biết mình có mắc chứng bệnh thận này không thông qua những triệu chứng điển hình sau:

1. Rùng mình và chân tay lạnh – dấu hiệu “cảnh báo” bệnh thận yếu

Không có gì đáng lo ngại nếu bạn có cảm giác rùng mình, thân nhiệt giảm khi nhiệt độ môi trường giảm.

Tuy nhiên, nếu đột nhiên bạn có cảm giác sợ lạnh, sợ gió thôi và chân tay lạnh như băng và thậm chí cả khớp đầu gối, khuỷu tay đều có cảm giác này kèm theo mệt mỏi, thở yếu, ít nói, nhạt miệng,… thì đừng chủ quan, bởi đây rất có thể là chức năng thận đang suy yếu.

2. Biểu hiện của bệnh thận yếu là loét miệng và mẫn cảm với ánh sáng

Chính vì vậy, nếu đang gặp phải hiện tượng này mà không biết lý do vì sao thì hãy gặp bác sĩ ngay để có kết quả chính xác nhất.

3. Đau lưng cũng là dấu hiệu rõ ràng của bệnh thận yếu

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng, tuy nhiên nếu loại bỏ được vấn đề đau lưng do bệnh cột sống thì căn nguyên có thể là do chứng thận yếu gây ra.

Nếu mắc bệnh nhẹ thì thường thấy khó khăn khi khom lưng hoặc khi đứng thẳng; nếu nặng hơn thì có thể thấy bàn chân và gót chân đau nhức khó chịu.

4. Thận yếu gây ra chứng đi tiểu nhiều về ban đêm

Trung bình một ngày, hàng triệu các tiểu cầu thận phải lọc khoảng 200 lít máu và chất lỏng với đủ các thành phần hóa học. Sau khi lọc có khoảng 1,5 lít nước được đào thải ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu lượng nước tiểu được đào thải ra bên ngoài nhiều hơn và đặc biệt chỉ nhiều vào ban đêm thì đây là biểu hiện rõ ràng của bệnh thận yếu gây ra.

5. Gặp phải trục trặc về sinh lý là triệu chứng thận yếu phổ biến

Như đã nói, thận gặp vấn đề thì ngoài sức khỏe suy giảm thì trực tiếp khả năng tình dục cũng bị ảnh hưởng.

Nếu bị xuất tinh sớm, liệt dương, rối loạn cương dương, mộng tinh, giảm ham muốn,… và đi đôi với chúng là các dấu hiệu khác kể đến trong bài viết này thì nguy cơ nam giới bị thận yếu là rất cao.

6. Thận yếu cũng có thể khiến bạn bị chóng mặt ù tai

Chóng mặt ù tai không hẳn là do thận yếu gây ra. Nhưng cũng không được bỏ qua nếu xuất hiện dấu hiệu này kèm theo những vấn đề khác đã kể đến.

Ngoài những biểu hiện trên thì gặp các vấn đề khác như: Bị táo bón lâu ngày; cảm giác mệt mỏi, tinh thần chán chường; thiếu sức lực; hen suyễn; trằn trọc, mất ngủ,… cũng là triệu chứng của bệnh thận yếu thường gặp.

Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Lý Gan Và Thận

NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH LÝ GAN VÀ THẬN

Gan đóng vai trò như một nhà máy chuyển hóa lớn nhất cơ thể nơi thực hiện hàng trăm các phản ứng chuyển hóa và loại bỏ chất độc khỏi cơ thể cùng với thận. Các bệnh lý tại gan nằm trong nhóm 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Các bệnh lý này nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm các bệnh lý này không hề đơn giản do các biểu hiện ở giai đoạn này thường mơ hồ dễ nhầm lẫn các bệnh khác trong khi giai đoạn muộn bệnh bộc lộ rõ ràng thì khả năng cứu chữa lại thấp. Chính vì vậy, chúng ta cần lưu ý các biểu hiện có thể của bệnh lý gan để đi khám và sàng lọc sớm.

Mệt mỏi, chán ăn: một trong những biểu hiện sớm của bệnh lý gan là mệt, cơ thể luôn rơi vào trạng thái ủ rũ, thiếu năng lượng, kèm theo đó người bệnh thấy chán ăn, mất cảm giác thèm ăn và ăn không tiêu.

Vàng da, vàng mắt: khi chức năng gan suy giảm, các sắc tố mật có thẻ ứ lại trong cơ thể dẫn tới làm thay đổi màu sắc da và mắt. Da lòng bàn tay và lòng trắng ở mắt sẽ có màu sắc ánh vàng, trường hợp nặng có thể thấy vàng da ở nhiều vị trí khác như vùng cổ, ngực. Người bệnh cũng có thể thấy màu nước tiểu chuyển sang vàng sẫm như màu nước vối.

Dễ chảy máu: gan suy giảm cũng kéo theo các rối loạn về đông cầm máu, người bệnh có thể thấy trên da dễ bị bầm tím và xuất huyết, ban đầu có thể sau va chạm hay tiêm truyền, về sau các vết bầm tím có thể xuất hiện tự nhiên. Khi đánh răng, người bệnh có thể thấy chân răng và lợi dễ bị chảy máu, đôi khi có thể bị chảy máu cam hay cá biệt có trường hợp bị chảy máu tiêu hóa, đại tiện phân đen.

Thay đổi ở bụng: gan là tạng đặc lớn nhất trong ổ bụng, nằm ở hạ sườn phải. Khi gan bị tổn thương, người bệnh thường thấy đau hay chỉ cảm giác tức nặng vùng hạ sườn phải. Người có bệnh gan ăn uống thường thấy dễ đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu, khi bệnh nặng có thể thấy dấu hiệu cổ chướng (tích tụ dịch trong ổ bụng).

Phù: phần lớn các bệnh lý tại thận đều gây phù do cơ thể bị ứ dịch. Thông thường, người bệnh sẽ thấy nặng mặt, nặng mi mắt, khó mở mắt vào sáng sớm, 2 chân thường nặng tức nhất là về nửa sau của ngày sau khi đi lại nhiều. Người bệnh có thể thấy cân nặng tăng và khó kiểm soát trong một thời gian ngắn.

Tăng huyết áp: tăng huyết áp có thể là một bệnh lý riêng nhưng cũng có thể là hậu quả của bệnh lý tại thận. Bản thân tăng huyết áp khi không điều trị tốt cũng có thể ảnh hưởng xấu đến thận. Chính vì vậy, việc theo dõi và phát hiện sớm tăng huyết áp cũng như sàng lọc bệnh lý thận khi có tăng huyết áp là vô cùng quan trọng.

Thay đổi tiểu tiện: khi chức năng bài tiết của thận suy giảm, cơ thể sẽ đi tiểu ít hơn, số lượng nước tiẻu trong ngày cũng sẽ giảm đi rõ rệt. Việc đi tiểu ít thường đi kèm với dấu hiệu phù và tăng cân là những gợi ý rất rõ cần khám phát hiện bệnh lý thận.

Đau tức hông lưng: cơ thể người có 2 quả thận ở 2 bên nằm ngang mức hông lưng. Các bệnh lý tại thận như sỏi thận, nhiễm trùng… thường gây ra cảm giác nặng, khó chịu, hay đau tức vùng hông lưng. Biểu hiện đau này thường tăng sau vận động gắng sức, đi lại hay vỗ vào vùng hông lưng.