Dấu Hiệu Mẹ Bị Thai Lưu / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Các Dấu Hiệu Thai Lưu 3 Tháng Đầu Mẹ Cần Lưu Ý

Dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu là điều mà các mẹ bầu cần phải lưu ý trong giai đoạn thai kỳ. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu này sẽ giúp bác sĩ kịp thời can thiệp, tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ.

Không nghe được tim thai

Trong các cuộc khám thai định kỳ bác sĩ thường kiểm tra nhịp tim thai, kể cả trường hợp khó nghe nhịp tim. Nếu vẫn không thấy được tim thai, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm để tìm hiểu lý do, trong đó có thể là dấu hiệu sảy thai chết lưu, nguyên nhân thai đã bị chết.

Thai không chuyển động, hay chuyển động yếu ớt

Nếu khi nằm nghiêng trong một thời gian mà mẹ không cảm nhận được thai máy hay chuyển động nào, cần tìm đến bác sĩ thăm khám ngay bởi rất có thể thai nhi đang gặp các vấn đề về sức khỏe, thậm chí là ngừng hoạt động sống.

Không nhận thấy dấu hiệu mang thai

Đa phần thai khi thai chết lưu sẽ có những cảm giác như giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo, tim thai ngừng đập, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm … Những triệu chứng này rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển.

Tử cung không nở rộng phát triển

Tử cung của người mẹ cũng sẽ phát triển lớn hơn theo sự phát triển của thai nhi. Nếu như tốc độ phát triển của tử cung chậm hơn so với sự phát triển của thai nhi sẽ gây ra nhiều vấn đề trong quá trình mang thai và cần phải được điều trị kịp thời. Đối với trường hợp bào thai không còn dấu hiệu sống, tử cung của người mẹ cũng sẽ ngừng phát triển lớn hơn.

Ra máu âm đạo

Dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu dễ thấy nhất là những đốm máu nâu hoặc máu chảy thành vệt đỏ. Tình trạng này xuất hiện do hormone sụt giảm, quá trình sảy thai có thể xảy ra.

Có các cục máu đông

Nếu có cục máu đông chảy ra ở âm đạo, tương ứng với kích thước của một đồng xu thì ngay lập tức bạn phải gọi điện cho bác sĩ.

Đau nhức kèm chảy máu

Chảy máu âm đạo kèm với dấu hiệu nặng bụng, chuột rút, râm ran khó chịu, đau tức lưng thì đây là dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu rất rõ ràng.

Thai chết lưu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Để phòng ngừa thai lưu, giữ thai khỏe mạnh, trước khi mang thai, chị em cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe thật tốt.

Bạn có thể sử dụng thảo dược an thai An Thái Phương – hỗ trợ làm dày niêm mạc tử cung, giúp thai nhi bám chắc khỏe vào thành tử cung. Trà thảo dược củ gai cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, giảm ốm nghén khiến mẹ bầu luôn vui vẻ, năng động.

XEM VIDEO: Bí quyết mang thai – sinh nở mẹ tròn con vuông Nhiều bà bầu đã áp dụng

Mang thai khi đã lớn tuổi

Mẹ thiếu hoặc thừa cân

Mẹ mắc bệnh: l thiếu máu, cao huyết áp, tim, tiểu đường, thận, gan…

Mẹ có tiền sử khó sinh, chết lưu

Mẹ sử dụng các loại thuốc khi mới mang thai

Bất thường ở tử cung: Những dị dạng ở tử cung ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm thai ngừng phát triển.

Mẹ bị nhiễm độc thai nghén từ thể nhẹ đến thể nặng đều có thể gây ra thai chết lưu

Nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau có thể lây từ người mẹ sang thai nhi qua nhau thai: herpes, giang mai, HIV…

Bất thường ở dây rốn, bánh nhau.

Thai lưu do nhau thai có vấn đề

Bất thường nhiễm sắc thể

Cách xử trí khi thấy dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu

Khi nghi ngờ hay nhận thấy các dấu hiệu thai lưu, bạn cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu là trong những tuần đầu tiên của thai kỳ thì quá trình tự đào thải sẽ diễn ra, sức khỏe thai phụ không bị ảnh hưởng nhiều.

Tuy nhiên nếu bào thai vẫn còn sót lại trong cổ tử cung thì sẽ cần phải có biện pháp loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dù là trong trường hợp nào, bạn cũng cần tới cơ sở y tế để kiểm tra một cách chính xác.

Các mẹ bầu cần làm gì để ngăn ngừa thai chết lưu ?

Áp dụng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng.

Tăng lượng hấp thu axit folic khi mang thai vì nó làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh

Được sàng lọc các nguy cơ mang thai và xác định những bất thường tăng trưởng của bào thai.

Kiểm tra và quản lý tăng huyết áp và tiểu đường trước và trong khi mang thai.

Không được dùng thuốc lá, rượu bia, thuốc gây nghiện

Khi có những dấu hiệu thai yếu trên, mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian này. Hoặc cần hết sức thận trọng do nguy cơ sảy thai là khá cao.

Lựa chọn thức ăn tự nấu tại nhà vì nó làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Thai bị chết lưu là một điều không ai mong muốn. Nhận biết được những dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu sớm sẽ giúp các bà bầu kịp thời cứu sống em bé và tránh được các rủi ro nghiêm trọng.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu là do thai đang làm tổ trong tử cung, bụng nặng hơn, đau nhẹ, từ từ mẹ bầu sẽ quen dần với cảm giác bào thai trọng bụng nên không cần quá lo lắng. Hiện tượng đau bụng dưới, lâm râm khi mang thai 3 tháng…

Thai Lưu 8 Tuần Và Những Dấu Hiệu Nhận Biết Thai Lưu Mà Mẹ Bầu Nên Lưu Ý

Thai lưu 8 tuần là hiện tượng thường xảy ra ở nhiều phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm, nếu thai chết lưu trong cơ thể thai phụ không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Thai lưu là một trong những biến chứng nguy hiểm mà mẹ bầu nên lưu ý – Ảnh Internet

1. Thai lưu 8 tuần là gì? Những nguyên nào dẫn tới hiện tượng thai lưu ở tuần thứ 8?

Thai lưu 8 tuần được hiểu là tình trạng mà bào thai đã được hình thành nhưng không thể phát triển được trong tử cung của mẹ và chết lưu ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai nhi bị chết lưu trong tuần thứ 8. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có thể xuất phát từ người mẹ, cũng có thể xuất phát từ chính thai nhi.

Nếu thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, mắc phải các bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng, thai phụ gặp phải các vấn đề về tử cung hoặc mắc phải các bệnh về nội tiết, thai phụ bị viêm thận, suy gan, lao phổi, vv… sẽ có nguy cơ bị thai lưu rất cao trong 3 tháng đầu thai kỳ, đặt biệt là ở tuần thai thứ 8.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chết lưu – Ảnh Internet

Bên cạnh đó, nếu thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật thai nhi, thai già tháng, đa thai hay thai nhi bất đồng nhóm máu với người mẹ, vv… sẽ có nguy cơ chết lưu rất cao ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Ngoài ra, sự bất thường về dây rốn, bánh nhau, nước ối cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai lưu trong tuần thai thứ 8. Tuy nhiên, vẫn có đến 20-50% trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân mặc dù có sự hỗ trợ đầy đủ của các thiết bị y tế.

2. Dấu hiệu nhận biết thai lưu tuần thứ 8 mà mẹ bầu nên biết

Ở tuần thứ 8 của thai kỳ, nếu đột nhiên mẹ bầu không còn cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu thai nghén nào, mà thay vào đó phần bụng có cảm giác nặng hơn, ngực mềm đi đồng thời tiết ra sữa non bất thường, âm đạo ra máu có màu đen kèm theo cảm giác lo lắng, bồn chồn thì rất có thể thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ ở tuần thứ 8. Khi gặp phải tình trạng này, các mẹ nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn các biện pháp can thiệp phù hợp.

Không nghe được tim thai là một trong những dấu hiệu nhận biết thai lưu ở tuần thứ 8

Trường hợp các mẹ không nghe được tim thai ở tuần thứ 8, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, không loại trừ khả năng thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ. Nếu tử cung của thai phụ không tiếp tục phát triển và lớn dần theo tốc độ phát triển của thai nhi thì đó cũng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy thai nhi đã chết lưu.

3. Cách xử lý tình trạng thai nhi chết lưu trong tử cung ở tuần thứ 8

Đối với phụ nữ gặp phải tình trạng thai lưu khi tuổi thai còn quá nhỏ thì thai sẽ tự động tiêu mà không cần dùng đến các biện pháp can thiệp. Trong trường hợp thai lưu ở tuần thứ 8, các mẹ nên chọn phương pháp đình chỉ thai bằng thuốc phá thai theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp thai lưu khi tuổi thai quá lớn thì thai phụ cần phải nhờ đến những can thiệp y khoa như hút thai hoặc nạo phá thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

Ái Quê tổng hợp

Những Dấu Hiệu Sảy Thai Mẹ Bầu Nên Lưu Ý

Sảy thai là thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ, sau tuần thứ 20 được gọi là thai chết lưu.

Có rất nhiều dấu hiệu của sảy thai cũng có thể kết thúc mà không phải lo lắng gì cả. Tuy nhiên, trước khi vội vã đến phòng cấp cứu bạn hãy ghi lại câu hỏi của mình, gọi điện cho bác sĩ để sắp xếp một buổi khám và siêu âm vì chỉ có bác sĩ mới có thể xác nhận chính xác quá trình sảy thai.

1. Chảy máu cổ tử cung

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sảy thai là chảy máu. Có thể chỉ là những đốm máu nhỏ màu đỏ tươi hoặc có khi là chảy máu nhiều. Có những trường hợp cũng bị chảy máu nhưng không phải là sảy thai. Tuy nhiên khi xuất hiện dấu hiệu này bạn nên gọi điện cho bác sĩ để hỏi nguyên nhân, đề phòng trường hợp sảy thai.

3. Đau lưng

Chuột rút có thể tồn tại dưới những cơn đau âm ỉ hoặc đau co thắt lưng dưới. Nếu đau lưng kèm theo chảy máu nữa, hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn.

4. Xuất hiện những cục máu đông

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở âm đạo như xuất hiện các cục máu đông hoặc thậm chí là các chất lỏng, có mùi hôi thì đó có thể là dấu hiệu bạn đang ở quá trình sảy thai. Các chất đó có thể là mô bào thai có màu xám hoặc dưới hình thức là các cục máu đông.

5. Mất các dấu hiệu mang thai

Đột nhiên bạn cảm thấy mình hết buồn nôn sau nhiều ngày liên tục ốm nghén thường là cơ thể bạn đã khỏe hơn hoặc có thể là dấu hiệu của sảy thai, đặc biệt là khi nó đi kèm với các triệu chứng khác.

Nếu nó chỉ xuất hiện trong một ngày thì không có gì phải lo lắng nhưng nếu bạn có thêm các triệu chứng khác của sảy thai, bạn phải đi kiểm tra bác sĩ ngay.

6. Dấu hiệu thử thai lại không có sau khi đã xác định mang thai

Nhiều phụ nữ với nỗ lo sợ bị sảy thai đã dùng que thử thai kiểm tra lại kết quả lần nữa cho chắc chỉ để tự trấn an bản thân. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra lại mà bạn nhận được kết quả âm tính mà chỉ một vài ngày trước bạn xác định chính xác mình đã mang thai, bạn cần ngay lập tức đến gặp bác.

Theo Phunutoday

Tags: chảy máu cổ tử cung, dấu hiệu sảy thai, mang thai, sẩy thai, thụ thai, triệu chứng sảy thai, đau lưng

Cùng Danh Mục

Thai Lưu, Dấu Hiệu Thai Chết Lưu 8 Tuần

Thai lưu là hiện tượng trứng của nữ giới đã được thụ tinh và làm tổ tại tử cung, tạo thành bào thai. Tuy nhiên, phôi thai bị ngừng phát triển, không còn sự sống và lưu lại trong tử cung.

Hiện tượng thai lưu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của nữ giới.

Theo các chuyên gia, hiện tượng thai lưu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm các nguyên nhân từ người mẹ hoặc từ thai nhi.

Về phía người mẹ: Các mẹ bị sốt cao, suy thận mãn tính, tim mạch, sản giật… Đều có nguy cơ bị thai lưu.

Về phía phôi thai: Thai nhi gặp phải các bất thường về gene, bị nhiễm phóng xạ, chất độc hóa học, khuyết tật, , rau bong non, rau thai quấn cổ…

Theo các chuyên gia, thai chết lưu thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên, trong xuốt quá trình thai kỳ, nữ giới không thể loại trừ được nguy cơ bị thai lưu.

Không nhận thấy dấu hiệu mang thai: Đa phần thai khi thai chết lưu sẽ có những cảm giác như giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo, tim thai ngừng đập, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm … Những triệu chứng này rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển.

Không nghe được tim thai: Các mốc khám thai định kỳ thường kiểm tra nhịp tim thai. Có nhiều trường hợp khó khăn khi nghe nhịp tim nhưng bác sĩ sẽ tiêp tục quá trình đo cho đến khi tìm được tim thai. Nếu vẫn không thấy được tim thai, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm để tìm hiểu lý do, trong đó có nguyên nhân thai đã bị chết.

Tử cung mẹ không phát triển: Khi bé lớn lên, tử cung của mẹ cũng phải phát triển theo. Nếu thai lưu, tất nhiên tử cung của mẹ không phát triển nữa. Trong những lần khám thai theo định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành ước lượng độ tăng trưởng của tử cung. Một tử cung mà không theo kịp tốc độ phát triển của thai kỳ thì chắc hẳn có trục trặc nào đó. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa kết luận cuối cùng về việc tại sao tử cung ngừng mở rộng. Vỡ nước ối: Mối nguy hiểm củathai chết lưu là nước ối sẽ bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

3. Thai lưu có bị ra máu không

Làm thế nào để phát hiện hiện tượng thai chết lưu là thắc mắc của các mẹ bầu. Triệu chứng của thai chết lưu khá rõ rệt, người mẹ có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng này qua những dấu hiệu, triệu chứng sau đây: Tự nhiên mẹ bầu hết nghén, nếu thai còn nhỏ đang ở giai đoạn nghén. 2 vú mẹ bầu căng to hơn và có sữa non. Khi thai lưu, mẹ bầu có thể sẽ ra máu màu đen hoặc nâu. Bụng nhỏ dần đi, độ cao của đáy tử cung không tăng lên. Nếu thai đã máy hoặc đạp thì thai phụ không thấy máy hoặc đạp nữa. Khi thai đã chết lưu, bụng có vẻ nặng, hơi tức và nhỏ đi, một sốmẹ còn bị đau bụng khi mang bầu và đi ngoài nhiều lần. Tâm trạng mẹ bồn chồn, bất thường, hay lo lắng. Nếu thời gian thai đã chết tương đối dài sẽ khiến cho người mẹ có cảm giác chán ăn, toàn thân mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng, âm đạo chảy ra các chất có mủ,…

4. Cách xử lý thai chết lưu, sau bao lâu thì nên có thai lại?

Khi đã chẩn đoán xác định là thai lưu thì phải cho thai ra bằng các phương pháp hút thai, nạo gắp thai, gây sẩy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai. Đồng thời chú ý điều trị chống rối loạn đông máu, chống nhiễm trùng. Sau khi đã lấy thai lưu ra rồi, bạn cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Với thai lưu hơn 15 tuần thì bạn cần nghỉ ngơi trong vòng 30 ngày. Khi bạn cảm thấy trong người khỏe mạnh, tư tưởng đã thoải mái, có ham muốn tình dục là lúc bạn có thể giao hợp được nhưng phải tránh thai ít nhất là 3 tháng mới nên có thai lại. Trong thời gian ngắn vài tháng này, bạn nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.

Trong thời gian chờ có thai lại, 2 vợ chồng bạn có thể làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Bản thân bạn có thể làm xét nghiệm định nhóm máu Rh. Chú ý chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin có nhiều trong rau quả tươi. Đồng thời bổ sung axít folic để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn.

Bình Luận

Bình Luận