Dấu Hiệu Lao Màng Phổi / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Chẩn Đoán Bệnh Lao Màng Phổi, Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị Lao Màng Phổi

Màng phổi được cấu tạo từ lá thành và lá tạng tạo nên 1 khoang ảo trong khoang màng phổi. Tràn dịch màng phổi là xuất hiện dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức sinh lý bình thường gây ra các biểu hiện trên lâm sàng.

Lao màng phổi là một bệnh lý do Mycobacterium tuberculosis gây ra biểu hiện chủ yếu là tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi (TPE) do nhiễm Mycobacterium tuberculosis của màng phổi và được đặc trưng bởi sự tích tụ mãn tính mạnh mẽ của các tế bào chất lỏng và viêm trong không gian màng phổi

Là nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi nhiều nhất tại Việt Nam chiếm 70-80% các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi

Lao màng phổi là dạng bệnh gặp trong các bệnh lao ngoài phổi chiếm khoảng 5% trong các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi (sau lao hạch bạch huyết). Bệnh lao màng phổi thường xuất hiện sau lao phổi và chiếm khoảng 25 – 27% trong các thể lao ngoài phổi.

Đa số lao màng phổi là do biến chứng của lao nguyên phát. Một phần nhỏ là biến chứng của lao phổi thứ phát do vỡ hang lao vào khoang màng phổi.

Trẻ không được tiêm vaccin phòng lao BCG.

Trẻ em bị lao sơ nhiễm nhưng được phát hiện muộn, điều trị không đúng.

Những người tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp với bệnh nhân lao phổi (xét nghiệm đờm trực tiếp: AFB dương tính).

Nhiễm lạnh đột ngột

Các bệnh toàn thân làm suy giảm miễn dịch của cơ thể: Đái tháo đường, cắt dạ dày, nhiễm HIV, phụ nữ thời kỳ thai nghén và sau đẻ…

Bệnh khởi phát cấp tính( 1 tuần) hoặc bán cấp tính( 1 tháng) đôi khi khởi phát mạn tính hoặc âm thầm

Thể điển hình là lao màng phổi tràn dịch màng phổi

Giai đoạn khởi phát

Diễn biến cấp tính: Khoảng 50% các trường hợp có biểu hiện cấp tính. Biểu hiện đau ngực đột ngột, dữ dội kèm sốt cao 39 0C – 40 0C, ho khan, khó thở tăng dần.

Diễn biến từ từ: Khoảng 30% các trường hợp với các dấu hiệu: đau ngực liên tục, sốt nhẹ về chiều và tối,ho khan, khó thở tăng dần.

Diễn biến tiềm tàng: Dấu hiệu lâm sàng nghèo nàn, kín đáo. Thường bị bỏ qua hoặc phát hiện tình cờ qua kiểm tra X quang phổi.

Giai đoạn toàn phát

Dấu hiệu toàn thân: bệnh nhân xanh xao, mệt mỏi, gầy sút, sốt liên tục, nhiệt độ giao động 38oC – 40oC, mạch nhanh, huyết áp hạ, buồn nôn, nôn, lượng nước tiểu ít.

Dấu hiệu cơ năng:

Ho khan từng cơn, cơn ho xuất hiện đột ngột khi thay đổi tư thế.

Đau ngực: giảm hơn so với thời kỳ khởi phát.

Khó thở thường xuyên, cả hai thì, tăng dần.

Khi dịch màng phổi còn ít bệnh nhân thường nằm nghiêng về bên lành, khi dịch nhiều hơn bệnh nhân phải nằm nghiêng về bên bệnh hoặc dựa vào tường để đỡ khó thở.

Nhìn: Lồng ngực bên tràn dịch vồng lên, di động lồng ngực giảm hơn so với bên lành, khe gian sườn giãn rộng.

Sờ: Rung thanh giảm.

Gõ: đục, có thể xác định được giới hạn trên của vùng đục nếu tràn dịch vừa

Phía trên vùng đục, dưới xương đòn khi gõ tiếng quá vang còn gọi là tiếng vang đỉnh phổi.

Tràn dịch nhiều: gõ đục toàn bộ nửa lồng ngực. Tràn dịch nhiều ở bên trái, tim bị đẩy sang bên phải, khoang Traubes gõ đục.

Nghe phổi có rì rào phế nang giảm hoặc mất hẳn.Có thể thấy tiếng cọ màng phổi, tiếng thổi màng phổi. Nếu nghe thấy ran nổ, ran ẩm là có tổn thương ở nhu mô phổi (thường lao phổi).

Một số thể lâm sàng ít gặp

Lao màng phổi tràn dịch khu trú: dấu hiệu lâm sàng thường kín đáo và khó chẩn đoán. Tràn dịch có thể khu trú ở: vùng rãnh liên thùy, vùng nách, trung thất, trên cơ hoành.

Lao màng phổi thể khô có thể nghe thấy tiếng cọ màng phổi.

Tràn dịch phối hợp tràn khí màng phổi do lao

Lao màng phổi có lao phổi hoặc lao ở các cơ quan khác

Ngoài những dấu hiệu của tràn dịch màng phổi còn thấy những dấu hiệu của tổn thương nhu mô phổi: ran ẩm, ran nổ, tiếng thổi hang: bệnh nhân ho khạc đờm hoặc ho ra máu.

Lao màng phổi trong bệnh cảnh lao đa màng: thường có lao màng phổi phối hợp với lao ở nhiều màng khác: màng bụng, màng tim…

Cần tiêm vắc xin BCG ngăn ngừa bệnh lao màng phổi cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi.

Nếu có những biểu hiện lao màng phổi cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để có kết luận chính xác và cách điều trị phù hợp.

Lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi, tránh xa các căn bệnh xã hội nguy hiểm,…

Lao màng phổi có đi làm được không?

Hầu hết các bệnh nhân đều lo lắng vì không biết bệnh lao màng phổi có lây không. Tuy nhiên, có thể thấy rằng đây là một thể lao ngoài phổi và không lây truyền qua đường hô hấp như bệnh lao phổi. Vì bệnh lao màng phổi đơn thuần, không có kèm theo bệnh lao phổi thì sẽ không lây cho người khác qua đường hô hấp vì vậy bệnh nhân lao màng phổi có thể đi làm và sinh hoạt bình thường nếu chắc chắn không có kèm lao phổi đi kèm. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tránh các hoạt động mạnh, đảm bảo dinh dưỡng.

Lao màng phổi có chữa được không?

Lao màng phổi có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phác đồ điều trị dài ngày. Tuy nhiên việc điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm phủ màng phổi, dày dính dịch nhiều ở màng phổi và ổ cặn màng phổi. Do đó, cần phát hiện kịp thời và có cách điều trị bệnh phù hợp càng sớm càng tốt.

Nguyên tắc điều trị: theo nguyên tắc của hóa trị liệu lao

Điều trị triệu chứng

Giảm đau, hạ sốt.

Nếu khó thở do tràn dịch nhiều cần nhắc chọc dịch màng phổi

Hút dịch cần phải hút sớm và hút hết. Để hạn chế các tai biến khi hút dịch (sốc, tràn khí, chảy máu, bội nhiễm …) cần tuân thủ theo nguyên tắc hút dẫn lưu dịch màng phổi kín, vô trùng và không hút quá nhiều, quá nhanh.

Chống dày dính màng phổi

Cân nhắc dùng corticoid khi có phối hợp viêm màng ngoài tim.

Điều trị khác:

Bệnh nhân tập thở sớm khi hết dịch bằng phương pháp thở hoành…

Điều trị kết hợp ngoại khoa

Khi có biến chứng ổ cặn màng phổi; Bội nhiễm gây rò mủ màng phổi…Ngoài điều nội khoa tích cực cần kết hợp với: Mở màng phổi tối thiểu, mở màng phổi tối đa; Phẫu thuật bóc tách màng phổi; Rửa màng phổi kết hợp với điều trị kháng sinh tại chỗ.

Lao màng phổi có 1 tỉ lệ tái phát trở lại sau khi đã điều trị gọi là lao màng phổi tái phát. Lao màng phổi tái phát là sau khi bệnh nhân đã được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa Lao là khỏi bệnh sau khi kết thúc phác đồ điều trị này bệnh xuất hiện trở lại với các triệu chứng lao màng phổi.

Nguyên nhân hay gặp nhất là vi khuẩn lao người( Mycobacterium tuberculosis) là vi khuẩn hiếu khí. Là trực khuẩn kháng cồn kháng acid, không bị tiêu diệt bởi acid và cồn ở nồng độ diệt được vi khuẩn khác, sống lâu trong môi trường không khí.

Vi khuẩn lao bò và vi khuẩn lao không điển hình cũng là nguyên nhân gây lao màng phổi tuy nhiên hiếm gặp hơn

Đường lan truyền của vi khuẩn

Đường máu và bạch máu là đường lan tràn chính của vi khuẩn lao từ những tổn thương tiên phát đến màng phổi

Đường tiếp cận là tổn thương lao ở nhu mô phổi gần màng phổi sau đó Tiến triển xâm nhập vào màng phổi.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao màng phổi

Chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi do lao

Kỹ thuật siêu âm màng phổi kết hợp với chụp X quang có giá trị xác định được có dịch màng phổi. Thông thường chụp X quang phổi (thẳng, nghiêng).Tràn dịch màng phổi ít: đám mờ đều vùng đáy phổi, làm mất góc sườn hoành. Tràn dịch trung bình: đám mờ đậm, đều chiếm một nửa hoặc 2/3 trường phổi, lượng dịch khoảng 1-2 lít, trung thất bị đẩy sang bên đối diện. Tràn dịch nhiều: mờ đều, đậm toàn bộ trường phổi, trung thất bị đẩy sang bên đối diện, khe gian sườn giãn rộng, cơ hoành bị đẩy xuống thấp, số lượng dịch trên 2 lít.

Chọc hút dịch và xét nghiệm dịch màng phổi:

Xét nghiệm dịch màng phổi với những tính chất: màu vàng chanh, dịch tiết Albumin tăng cao, Rivalta (+), có nhiều tế bào lympho, phản ứng Mantoux dương tính mạnh… Thường là các yếu tố cùng với lâm sàng quyết định chẩn đoán. Các yếu tố có giá trị khẳng định chẩn đoán cao: tìm kháng thể kháng lao bằng kỹ thuật ELISA, tìm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật PCR trong dịch màng phổi, soi màng phổi và sinh thiết màng phổi, chụp cắt lớp vi tính… thực tế được áp dụng và thường được ưu tiên chỉ định cho các trường hợp khó.

Các kỹ thuật xét nghiệm mới như tìm kháng thể kháng lao trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật ELISA có giá trị chẩn đoán, tuy nhiên giá thành đắt, chỉ 1 số nơi mới có trang thiết bị để thực hiện.

Tìm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật PCR có thể được chỉ định cho những bệnh nhân khó và ở nơi có điều kiện tiến hành.

Phản ứng Mantoux Thường dương tính mạnh.

Sinh thiết màng phổi qua soi màng phổi hoặc sinh thiết mù để lấy mẫu làm xét nghiệm giải phẫu bệnh tìm tổn thương lao đặc hiệu.

Copyright © 2019 – Sitemap

Dấu Hiệu Nghi Ngờ Mắc Lao Phổi

Dấu hiệu nghi ngờ mắc lao phổi

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu của bệnh lao cho đến khi phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn nặng, phải mất rất nhiều thời gian để điều trị. Do đó, sớm nhận biết những triệu chứng mắc bệnh lao phổi trong giai đoạn đầu sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Ho: Đây là triệu chứng của bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, giãn phế quản, lao… Trong trường hợp ho trên 3 tuần cũng như đã dùng thuốc điều trị mà không thuyên giảm, thì nguy cơ mắc bệnh lao phổi là rất lớn.

Khạc ra đờm: Khạc đờm là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp. Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phế quản phổi.

Điều trị cho bệnh nhân lao phổi. Ảnh: Trần Minh

Ho ra máu: đây là triệu chứng bệnh lao phổi có thể gặp ở 60% người mắc bệnh, xuất hiện khi có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

Đau ngực, khó thở: Đau ngực là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận thấy ở bệnh nhân. Ho nhiều sẽ gây ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực.

Gầy sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người bệnh lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên thì phải đi khám ngay.

Sốt về chiều: Triệu chứng sốt cao, sốt thất thường và đặc biệt là sốt nhẹ kèm hiện tượng gai lạnh về chiều là dấu hiệu cần nghĩ tới khả năng mắc bệnh lao.

Đổ mồ hôi: Bệnh lao phổi khiến đổ mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm nhiều về ban đêm.

Cơ thể mệt mỏi: Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công và khi nhiễm vi trùng lao cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí tình trạng mệt mỏi do mắc bệnh lao còn nặng nề hơn.

Lưu ý: Không phải bệnh nhân bị lao đều có tất cả các triệu chứng kể trên, nhiều người chỉ xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ. Ngoài ra các dấu hiệu này cũng thường gặp ở nhiều loại bệnh khác không phải lao. Do vậy để biết một cách chính xác mình có phải mắc lao hay không, bạn nên làm các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt tại cơ sở y tế.

Khi nghi ngờ mắc lao, sẽ làm những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm tiêm dưới da để tìm bệnh lao (còn được gọi là xét nghiệm Mantoux), được thực hiện bằng cách tiêm một lượng tuberculin nhỏ và an toàn dưới da ở bên trong cánh tay. Xét nghiệm này có thể cho biết bạn đã bị nhiễm vi trùng lao hay chưa bằng kết quả là dương tính hoặc âm tính.

Xét nghiệm máu hoặc làm thêm xét nghiệm tiêm tuberculin dưới da để giúp diễn dịch kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên.

Chụp Xquang lao phổi để nhận rõ các dấu hiệu của bệnh lao phổi.

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Cách phòng bệnh lao tốt nhất là tiêm vắc-xin. Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi. Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ và khám sức khỏe định kỳ. Không ngủ cùng phòng với người bệnh, nơi đông người…

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao phổi, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy bạn thực sự mắc lao phổi cũng không nên quá lo lắng, bởi đây là bệnh có thuốc chữa và có thể chữa khỏi, nếu thuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Lao Phổi

Bệnh lao phổi ở trẻ hiện nay là một trong những bệnh hàng đầu gây tử vong và nhiều người mắc nhất là ở các nước đang phát triển. Trẻ bị lao phổi nặng thườngcó thể dẫn đến tử vong nếu mắc các thể lao nặng như lao kê và lao màng não. Phần lớn bệnh lao ở trẻ nhỏ là thể lao phổi BK (+). Trẻ bị lao thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống chật chội và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng hệ thống miễn dịch suy giảm) chiếm đến 70% và chủ yếu lây qua đường hô hấp.Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng. – Nguyên nhân bị lao phổi ở trẻ: Trẻ bị lao phổi thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống chật chội và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng,thiếu chất, hệ thống miễn dịch suy giảm) chiếm đến 70%, chủ yếu lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng. Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là 10%, thường từ 5-15% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp xúc nhiều hay ít.

– Những bệnh lao thường gặp ở trẻ:

Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu

Lao cấp tính như lao màng não và lao kê

Lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi

Lao ngoài phổi khác

+ Lao khởi đẩu hay lao sơ nhiễm: Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng không thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ. Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót. Trẻ bị lao phổi có thể tự khỏi, nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.

+ Lao cấp tính: Trẻ bị lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu, xảy ra ở các lứa tuổi

+ Lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi: Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch; Lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.

+ Lao ngoài phổi: Bệnh lao ở trẻ em rất khó vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, trong khi lứa tuổi thường bị lao lại dưới 5 tuổi “chưa biết nói, không biết khạc đờm”.

Bệnh lao ở trẻ nhỏ có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

– Phòng bệnh: Sau khi sinh 3 ngày trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao, cha mẹ cần tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng và nếu trong gia đình có người bị lao thì phải cách ly trẻ khỏi nguồn lây.

Bệnh Lao Phổi (Ho Lao): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới cao hơn cả sốt rét và HIV/AIDS. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 2 tỷ người trên thế giới mắc bệnh lao tiềm tàng và xấp xỉ 3 triệu người chết vì lao. Trong đó khoảng 95% số bệnh nhân mắc mới và 99% số ca tử vong do lao ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. ( 2)

Mỗi ngày, khoảng 4.500 người tử vong vì bệnh lao và có đến gần 30.000 người nhiễm bệnh. Thống kê tại Việt Nam chỉ trong năm 2017 có tới 12 nghìn người chết do lao, con số này con hơn nhiều lần số người tử vong vì tai nạn giao thông. Ngoài ra, sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS, đồng nhiễm lao và HIV/AIDS cùng với sự phát triển của các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc lưu truyền trong cộng đồng cũng khiến bệnh lao ngày càng phổ biến. ( 3)

Theo báo cáo của của tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố năm 2018, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Đây là một bệnh lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh. Bệnh lao có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như thận, cột sống, tủy xương, hệ thần kinh… Tuy nhiên thường gặp nhất là lao phổi, bệnh cảnh này chiếm từ 80 – 85% trong tổng số ca mắc bệnh do lao.

ảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh ho lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. ( Bệnh lao phổi6) ( tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, x

Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại từ 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quản trong nhiều năm. Nếu ở dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được 5 phút khi bị chiếu tia cực tím.

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là một vi khuẩn ái khí vì vậy vi khuẩn ưa cư trú trong môi trường có nhiều oxy, vì đặc tính này mà vi khuẩn lao thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn có nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông. ( 4)

Các triệu chứng lao phổi thường gặp

Tùy thuộc vào sức khỏe và để kháng của từng người mà bệnh lao ở phổi có thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau. Trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân lao không có hoặc có ít biểu hiện các triệu chứng bệnh, do đó rất khó phát hiện được bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn này.

Ở nền bệnh lao tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở lao phổi, các dấu hiệu thường đặc hiệu biểu hiện qua đường hô hấp như:

Ho khan, ho ít, nhiều khi bệnh nhân không để ý mình bị ho từ lúc nào. Nếu bệnh nhân có ho khan kéo dài, sốt nhẹ trên 3 tuần (có thể sốt về chiều), bác sĩ chỉ định chụp X-quang phổi và làm xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao.

Ho khạc đờm, đờm thường có màu trắng.

Ho ra máu (đờm lẫn máu) số lượng từ ít tới nhiều.

Thường hay có triệu chứng khó thở, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.

Nguyên nhân gây bệnh ho lao

Bệnh ho lao là bệnh lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn lây bệnh chủ yếu là người hoặc động vật mắc vi khuẩn lao, bệnh dễ lây truyền khi người hoặc động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí. Người ta có thể hít những hạt này vào phổi và mắc bệnh.

Ngày nay, người ta chia bệnh học lao thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn lao nhiễm: Vi khuẩn lao xâm nhập lần đầu vào phổi gây sơ nhiễm, từ đó lan theo các đường bạch huyết, đường máu có thể làm tổn thương một số cơ quan khác.

Giai đoạn lao bệnh: Đối với mọi lứa tuổi, khoảng 10% lao nhiễm sẽ chuyển sang lao bệnh và 80% số bệnh lao này sẽ xảy ra trong 2 năm đầu đời. 50% số bệnh lao là nguồn lây mới trong xã hội.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Lao dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp, vì thế những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc lao phổi:

Người có tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao

Người sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao, hay nơi có bệnh nhân lao sinh sống

Người bị mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách…

Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh ho lao

Người nhiễm HIV

Sử dụng ma túy dạng chích

Suy thận hay chạy thận

Đái tháo đường

Cắt dạ dày hay ruột non

Dùng thuốc corticoid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch

Ung thư đầu cổ.

Theo các chuyên gia cho biết, không phải cứ nhiễm vi khuẩn lao đều bị mắc bệnh lao phổi, khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bị tấn công bởi hệ miễn dịch. Ở những người có sức đề kháng yếu, vi khuẩn lao sẽ sinh sôi nảy nở và gây bệnh, thời gian phát bệnh nhanh. Ngược lại, ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bệnh sẽ phát rất chậm, có khi đến vài chục năm, thậm chí là không phát bệnh. ( 7)

Để chẩn đoán dấu hiệu lao ở phổi, bên cạnh những triệu chứng đặc hiệu, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để phát hiện bệnh:

Lâm sàng: bệnh nhân có biểu hiện ho kéo dài, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều hoặc tối, gầy sút cân.

X-quang: tổn thương xâm nhiễm xuất hiện chủ yếu ở đỉnh phổi.

Tìm thấy trực khuẩn lao (nhuộm soi hoặc nuôi cấy) thông qua các mẫu bệnh phẩm như đờm, dịch phế quản, dịch màng phổi…

Tổn thương nang lao trên sinh thiết: sinh thiết phổi, niêm mạc phế quản, hạch

Bệnh nhân mắc bệnh ho lao là nguồn lây vi khuẩn cho người lành nhiều nhất, đặc biệt thể lao ở phổi có vi khuẩn AFB dương tính trong đờm. Nếu không điều trị sớm và dùng thuốc không đúng phác đồ, bệnh có thể gây nguy hại tới tính mạng bởi những biến chứng sau:

Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Tràn dịch màng phổi có nước dịch vàng chanh, dịch tiết chứa nhiều protein và lympho bào, đôi khi là dịch hồng hoặc đỏ. Tràn khí màng phổi xảy ra khi vỡ một hang lao thông với hang màng phổi, triệu chứng chủ yếu là đau ngực đột ngột bên có tràn khí và khó thở. Khi khí và dịch tràn ra nhiều quá sẽ ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này không thể cung cấp đủ khí khiến người bệnh bị ngạt thở và tử vong. Do vậy, cần xử lý ngay tràn dịch và khí để khai thông sự dễ thở cho bệnh nhân.

Lao thanh quản: Thường biểu hiện bằng khàn tiếng, thay đổi giọng nói, nuốt đau, đau tai. Khám thường thấy loét ở dây thanh âm hoặc những nơi khác thuộc đường hô hấp trên, cần xét nghiệm đờm trực khuẩn Koch khi bệnh nhân đang bị lao phổi tiến triển.

Nấm Aspergillus phổi: Có những trường hợp bệnh lao đã được chữa khỏi nhưng vẫn để lại các hang. Các hang này sau đó có thể bị nhiễm nấm Aspergillus fummigatus. Nhiễm nấm có thể dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong.

Rò thành ngực: Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đủ thuốc, không đủ thời gian hoặc lao kháng thuốc có thể gây ra rò thông phế quản và thành ngực.

Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, ho lao là một bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhưng vẫn còn là gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, phần lớn các bệnh nhân lao đều khỏi bệnh mà không chịu biến chứng. Hiện nay, phương pháp điều trị lao phổi phổ biến là dùng kết hợp kháng sinh tối thiểu 6 tháng. Tùy thuộc vào thể trạng và bệnh lý của bệnh nhân bác sĩ sẽ có từng phác đồ riêng với từng người.

Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh và chịu ít biến chứng, không chỉ vậy còn giảm bớt gánh nặng trong cộng động. Phương pháp điều trị lao theo quy chuẩn của bộ y tế bao gồm:

Điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS). (5)

Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.

Uống thuốc đúng phác đồ

Uống thuốc đủ thời gian

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đều đặn tránh việc bỏ thuốc, gián đoạn trong điều trị

Ngày nay, với hệ thống chống và điều trị lao phủ rộng trên toàn quốc, bệnh nhân lao được điều trị trong môi trường tốt nhất với các phác đồ hiệu quả. Trong 2 tháng đầu tiên, bệnh nhân được giám sát và điều trị với các cán bộ y tế. Sau đó, bệnh nhân sẽ được giám sát bởi người thân hoặc nhân viên y tế trong giai đoạn sau.

Hiện nay, biện pháp hàng đầu để ngừa lao là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin lao khi vào cơ thể giúp tạo miễn dịch chủ động phòng lại sự tấn công của vi khuẩn lao. Ở nước ta đang sử dụng chủ yếu vắc xin BCG để tiêm phòng lao cho trẻ em.

Bên cạnh tiêm vắc xin phòng lao, người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lao như (nếu thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh lý này):

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao.

Thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng.

Đeo khẩu trang thường xuyên

Cách chăm sóc bệnh nhân mắc lao phổi

Người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm đúng nơi quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp. Cần tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh. Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.

Xử lý chất thải ở bệnh nhân lao là bước quan trọng để tránh việc lây lan lao ra cộng đồng, một số chất dịch như đờm và đồ chứa của bệnh nhân lao cần được đốt hoặc xử lý. Bệnh nhân mắc HIV/AIDS cần uống INH 300mg/ngày trong suốt 6 tháng để dự phòng lao. Một số đối tượng như người đái tháo đường, loét dạ dày… cần được tầm soát bệnh lao thường xuyên để phòng bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp phòng các biến chứng.

Châu Bùi

Để được tư vấn và đặt lịch khám tầm soát và điều trị các bệnh lý hô hấp khác tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:

Bệnh lao phổi (bệnh ho lao) là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Mặc dù có thể hoàn toàn chữa khỏi nhưng sẽ mất nhiều thời gian do điều trị kéo dài, vì vậy cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, lập tức đến ngay các bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán, điều trị.