Dấu Hiệu Lâm Sàng Bệnh Tay Chân Miệng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Dấu Hiệu Bệnh Tay Chân Miệng

Hiện nay, trên địa bàn cả nước đang có xu hướng gia tăng bệnh tay chân miệng, nhất là ở trẻ nhỏ. Ba mẹ cần nhận biết được những dấu hiệu của bệnh để phòng ngừa cũng như cho con đi chữa trị kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng.

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng được viết tắt là HFMD là bệnh lây nhiễm gây ra do virus cấp tính tên Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây nên. Bệnh dễ dàng lây qua đường tiêu hóa hoặc lây do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nước bọt, phân… của người bệnh.

Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, trẻ em dưới 10 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Ở Việt Nam, bệnh có thể xuất hiện ở mọi thời điểm nhưng từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12 là thời điểm có số ca mắc bệnh nhiều và gia tăng mạnh hơn cả.

Con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ

Virus gây bệnh tay chân miệng dễ dàng lây lan nhanh chóng, trực tiếp từ người sang người thông qua dịch tiết từ mũi, miệng, hay tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng hay tiếp xúc với phân, nước bọt của người bệnh.

Giai đoạn ủ bệnh là thời gian lý tưởng nhất để phát tán virus gây bệnh. Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể kể đến như:

– Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh

– Trẻ cầm nắm đồ chơi, các vật dụng của trẻ bị bệnh

– Trẻ tiếp xúc với dịch mũi, dịch bọng nước hoặc phân của người nhiễm bệnh

– Trẻ bị nhiễm virus qua bàn tay của người chăm sóc trẻ

Các giai đoạn và dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng dễ dàng lây lan từ người sang người nên dễ bùng phát thành đại dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, nắm bắt được các dấu hiệu của bệnh để phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm là việc làm quan trọng của ba mẹ để bảo vệ sức khỏe con yêu.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.

Giai đoạn ủ bệnh: Lúc này bệnh chưa có biểu hiện, giai đoạn này kéo dài 3 – 6 ngày.

– Trẻ bị sốt, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ từ 37,5 – 38 độ C, có thể sốt cao từ 38 – 39 độ C

– Đau rát ở răng và miệng

– Chảy nhiều nước bọt

Giai đoạn toàn phát: Với những biểu hiện:

– Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn chân, bà tay, mông… Các phỏng nước có đường kính khoảng 2 – 10mm, hình bầu dục, có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, không đau, không ngứa.

– Loét miệng: niêm mạc má, lợi, lưỡi của bé có các bóng nước đường kính 2 – 3 mm. Chúng rất dễ vỡ và khiến bé bị đau khi ăn.

– Toàn thân: Trẻ bị rối loạn tri giác, co giật, mê sảng.

Không phải bé nào bị chân tay miệng cũng đều có những triệu chứng trên. Có những trẻ bị bệnh nhưng chỉ xuất hiện loét miệng, rất dễ nhầm lẫn với tình trạng loét miệng thường thường. Có có những trường hợp có rất ít bóng nước, xen kẽ với các nốt hồng ban thậm chí chỉ có hồng ban mà không có bóng nước.

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, bé chỉ cần chăm sóc tại nhà và khoảng sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ hết. Những trường hợp sốt cao trên 39 độ C kéo dài kèm theo một vài biểu hiện như co giật, khó thở… thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

– Trẻ bị viêm màng não virus với các triệu chứng sốt, cứng cổ, đau đầu, đau lưng… Lúc này, bé cần được nhập viện ngay để điều trị kịp thời.

– Nếu không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ có thể gây bội nhiễm tại những nốt mụn, bóng nước trên da của trẻ.

– Ngoài ra, bệnh tay chân miệng còn gây một số biến chứng như bại liệt, viêm não.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng hết sức nguy hiểm, có thể lây lan và bùng phát thành đại dịch nếu không được kiểm soát tốt. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe của trẻ nên việc phòng ngừa bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ bé yêu.

– Cho trẻ ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi

– Đảm bảo nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhiễm độc hay hóa chất

– Các vật dụng ăn uống của trẻ phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên tráng nước sôi trước khi sử dụng

– Nguồn nước cho trẻ uống hay dùng để đun nấu cần đảm bảo sạch sẽ

– Không nhai cơm, mớm cơm cho trẻ để tránh lây lan virus qua đường tiêu hóa

– Không cho trẻ dùng chung khăn mặt, chậu rửa, các vật dụng ăn uống như thìa, bát… với trẻ khác

– Tránh cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho mỗi bé

– Nên lau chùi, rửa sạch bề mặt các vật dụng mà trẻ thường xuyên tiếp xúc như đồ chơi, tay nắm cửa, sàn nhà…

– Khi trẻ bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc chân tay miệng thì nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan cho những bạn khác

Hiện nay, bệnh chân tay miệng đang bùng phát rất nhanh. Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý và hãy áp dụng những biện pháp trên để phòng ngừa bệnh cho bé.

Khám Nhi tại nhà – Giải pháp vàng bảo vệ bé yêu trước mùa dịch bệnh

Những ngày này, ở các bệnh viện có rất nhiều trẻ đến khám bệnh chân tay miệng nên khả năng lây nhiễm chéo là rất cao, ba mẹ cần nâng cao cảnh giác. Cách tốt nhất, hãy cho bé cách ly tại nhà. Nếu có vấn đề bất thường gì về sức khỏe, nên gọi dịch vụ khám Nhi tại nhà để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo.

Dịch vụ khám Nhi tại nhà của Bệnh viện Hồng Ngọc được đông đảo ba mẹ tin tưởng sử dụng cho con. Các bác sĩ Hồng Ngọc không chỉ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm mà còn rất tận tình và nhẹ nhàng với trẻ, giúp các bé cảm thấy thoải mái nhất để phối hợp với bác sĩ nhằm mang đến kết quả khám chữa bệnh chính xác, hiệu quả.

Hơn nữa, khi được thăm khám ngay tại chính ngôi nhà của mình, bé sẽ không còn cảm thấy sợ hãi, lo lắng như khi đến bệnh viện và đặc biệt là không bị lây nhiễm chéo với những đứa trẻ khác.

Dịch vụ khám Nhi tại nhà của Hồng Ngọc đảm bảo hiện đại, nhanh chóng. Khi có nhu cầu, chỉ cần gọi điện đến hotline 0947 61 6006, đội ngũ bác sĩ Hồng Ngọc sẽ có mặt ngay để thăm khám cho bé yêu. Đặc biệt, Hồng Ngọc đang miễn phí di chuyển trong 5km sẽ giúp ba mẹ tiết kiệm tốt đa chi phí, vừa không phải di chuyển xa, vừa nhận được dịch vụ khám chữa bệnh an toàn, chất lượng cao.

Dấu Hiệu Trẻ Mắc Bệnh Tay Chân Miệng

(TG)- Theo thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, thậm chí bùng phát thành dịch lớn.

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch.Trẻ em thường có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể gặp biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời. Trong đó, dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng là:

1) Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

2) Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

3) Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

TV

Dấu Hiệu Trẻ Bị Bệnh Tay Chân Miệng Nặng

(VnMedia) – Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm và xuất hiện ở hầu hết các địa phương. Ở phía Nam, bệnh tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Bệnh dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các nguy cơ lây truyền bệnh, nhất là trong các đợt bùng phát dịch.

Bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bệnh tay chân miệng lây từ người sang người, bệnh lây truyền qua đường “phân – miệng” và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà,…. nhất là khi bệnh nhân hắt hơi , nói chuyên. Đa số bệnh tay chân miệng điều trị khỏi, tuy nhiên bệnh do EV71 thường gây các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Biểu hiện chính là tổn thương da -niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trớ kịp thời..

Theo bác sĩ Thanh, đa số tiên lượng tốt nên bệnh chủ yếu được điều trị tại nhà, phụ huynh không nên hoảng hốt khi được bác sĩ chẩn đoán là tay chân miệng. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, theo dõi sốt, phát hiện sớm những triệu chứng thần kinh như giật mình, hốt hoảng, nôn ói hay tiêu lỏng, và điều trị biến chứng, đảm bảo vệ sinh răng miệng, thân thể, đảm bảo cung cấp nước , dinh dưỡng cho trẻ.

– Thở mệt hay thở yếu, tiêu lỏng hay nôn ói nhiều.- Giật mình, chới với, run chi, quấy khóc. Dấu hiệu bệnh nặng của bệnh tay chân miệng:

– Sốt cao liên tục trên 39ºC, khó hạ nhiệt. – Bứt rứt khó ngủ, yếu hay liệt các chi, co giật hay hôn mê.

Hiện tại chưa có văcxin phòng bệnh đặc hiệu, nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu sử dụng các biện pháp phòng bệnh phổ cập, áp dụng phòng bệnh cho bệnh lây qua đường tiếp xúc.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, lau rửa vật dụng cá nhân, rửa và phơi nắng đồ chơi .- Cho trẻ ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi.- Rửa tay sạch sẽ trước ăn và sau khi đi cầu.- Cách ly khi có người nhà hoặc trong lớp học có trẻ nghi ngờ bị bệnh.

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ và ngủ chơi hợp lý.

Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Tay Chân Miệng

Từ đầu năm, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị 100 ca tay chân miệng.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, thậm chí bùng phát thành dịch lớn.

Trẻ em thường có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể gặp biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh

Các dấu hiệu của bệnh tay – chân – miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.

Chị Hà, mẹ bé Nguyễn Thu Linh (14 tháng, ở Hải Dương) cho biết, trước đây vài ngày, cháu sốt cao 39-40 độ liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, miệng xuất hiện vài nốt nhỏ li ti . Gia đình đưa bé đi khám tại tuyến cơ sở thì được chẩn đoán viêm họng cấp và cho thuốc uống. Tuy nhiên sau khi thấy tình trạng của con vẫn không thuyên giảm, gia đình vội đưa bé lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu Linh được thăm khám, làm các xét nghiệm và được chẩn đoán mắc tay – chân – miệng.

Hay trường hợp cháu Đỗ Thùy Minh (22 tháng tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cũng phải nhập viện điều trị tay – chân – miệng do cháu đột nhiên sốt cao 39-40 độ, quấy khóc liên tục. “Sau khi vào viện 1 ngày, cháu mới nổi các nốt mụn bé ở cổ họng, khe bẹn, nếu không để ý kĩ, rất khó nhìn thấy” – bố cháu Minh cho hay.

Ba dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng

Bác sĩ Hải cho biết, trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen. Và biểu hiện giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh.

Bác sĩ lưu ý cha mẹ cần phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Theo các bác sĩ đây là 3 triệu chứng rất sớm, cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

Bệnh tay chân miệng có những triệu chứng gì?

Các triệu chứng bắt đầu phát triển từ ba đến bảy ngày sau khi nhiễm vi-rút. Giai đoạn này được gọi là thời gian ủ bệnh. Khi các triệu chứng xuất hiện, trẻ có thể bị:

* sốt

* chán ăn

* đau họng

* đau đầu

* quấy khóc

* những nốt mụn đỏ, đau trong miệng

* nốt ban đỏ trên bàn tay và lòng bàn chân

Sốt và đau họng thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng. Các mụn nước và phát ban đặc trưng xuất hiện sau đó, thường là một hoặc hai ngày sau khi sốt bắt đầu.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng thường do một chủng coxsackievirus gây ra, phổ biến nhất là coxsackievirus A16. Coxsackievirus là một thành viên của một nhóm vi-rút được gọi là enteroviruses. Trong một số trường hợp, các loại enterovirus khác có thể gây bệnh tay chân miệng.

Vi-rút có thể lây dễ dàng từ người sang người. Bạn hoặc con bạn có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng khi tiếp xúc với người bị bệnh:

* nước bọt

* dịch từ mụn nước

* phân

* các giọt dịch hô hấp thoát vào không khí sau khi ho hoặc hắt hơi

Bệnh tay chân miệng cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với bàn tay chưa rửa hoặc bề mặt có chứa dấu vết của virus.

Ai có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất. Nguy cơ gia tăng nếu trẻ đi học, vì vi-rút có thể lây lan nhanh chóng ở các cơ sở này. Trẻ em thường hình thành khả năng miễn dịch với bệnh sau khi tiếp xúc với vi-rút gây bệnh. Đây là lý do tại sao bệnh hiếm xảy ra khi trên 10 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn và người lớn vẫn có thể bị, đặc biệt nếu có hệ miễn dịch suy yếu.

Bệnh tay chân miệng được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tay chân miệng bằng cách khám thực thể. Họ sẽ kiểm tra miệng và trên người để xem các nốt mụn và phát ban. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng khác.

Bác sĩ có thể lấy mẫu bệnh phẩm họng hoặc phân để xét nghiệm vi-rút. Điều này sẽ cho phép xác nhận chẩn đoán.

Bệnh tay chân miệng được điều trị như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng sẽ tự hết mà không cần điều trị trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị một số cách điều trị để giúp giảm triệu chứng cho đến khi bệnh thuyên giảm. Các biện pháp này có thể bao gồm:

* thuốc mỡ bôi tại chỗ có kê đơn hoặc không kê đơn để làm dịu các nốt mụn và nốt ban

* thuốc giảm đau, như acetaminophen hoặc ibuprofen, để giảm đau đầu

* thuốc xirô hoặc viên ngậm để giảm đau họng

Một số phương pháp điều trị tại nhà cũng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh tay chân miệng. Bạn có thể thử các cách điều trị tại nhà sau đây để giúp những nốt mụn đỡ khó chịu hơn:

* Mút đá lạnh hoặc kẹo mút.

* Ăn kem hoặc uống nước mát.

* Tránh các loại trái cây họ cam quýt, nước trái cây và soda.

* Tránh các thức ăn cay hoặc mặn.

Súc nước muối ấm quanh miệng cũng có thể giúp giảm đau do nốt mụn và nốt loét ở họng. Làm nhiều lần một ngày hoặc mỗi khi khi cần.

Tiên lượng của bệnh tay chân miệng

TRẻ thường sẽ cảm thấy hoàn toàn tốt hơn trong vòng 5 đến 7 ngày sau khi khởi phát triệu chứng ban đầu. Tái nhiễm là rất ít gặp. Cơ thể thường hình thành khả năng miễn dịch với vi-rút gây bệnh.

Gọi bác sĩ ngay nếu các triệu chứng nặng lên hoặc không hết trong vòng mười ngày. Trong một số ít trường hợp, coxsackievirus có thể gây ra tình trạng cấp cứu y tế.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng thế nào?

Thực hành vệ sinh tốt là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tay chân miệng. Rửa tay thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm vi rút này.

Dạy trẻ cách rửa tay bằng nước nóng và xà phòng. Phải luôn rửa tay sạch sau khi sử dụng nhà vệ sinh, trước khi ăn, và sau khi ra nơi công cộng. Cũng cần dạy trẻ không cho tay hoặc các đồ vật khác vào miệng hoặc gần miệng.

Cũng cần thường xuyên khử trùng những khu vực chung trong nhà. Có thói quen vệ sinh các bề mặt chung trước tiên bằng xà phòng và nước, sau đó dùng dung dịch thuốc tẩy pha loãng và nước. Cũng nên khử trùng đồ chơi, núm vú giả và các đồ vật khác có thể bị nhiễm vi-rút.

Nếu bạn hoặc con bạn gặp các triệu chứng như sốt hoặc đau họng, hãy nghỉ ở nhà không đi học hoặc đi làm. Nên tiếp tục tránh tiếp xúc với người khác khi các nốt mụn và nốt ban điển hình nổi lên. Điều này có thể giúp tránh lây bệnh cho người khác.

Bệnh lây trong bao lâu?

Bệnh tay chân miệng dễ nhất trong tuần đầu tiên. Đôi khi bệnh vẫn lây, mặc dù ít hơn, trong một vài tuần sau khi hết các triệu chứng. Trẻ nên nghỉ ở nhà cho đến khi hết các triệu chứng. Sau đó trẻ có thể đi học trở lại, nhưng vẫn cần cố gắng và tránh tiếp xúc gần gũi với bạn bè, bao gồm cả việc cho phép các trẻ khác ăn hoặc uống sau. Trẻ cũng cần rửa tay thường xuyên và tránh dụi mắt hoặc miệng vì vi-rút có thể truyền qua dịch cơ thể.